Với những nỗ lực nhằm vượt mặt Canon và Nikon trong dòng máy ảnh cao cấp, Sony quyết định ra tay trước với việc ra mắt a9 II, nhưng nhìn qua thì có vẻ không nhiều các cải tiến vượt trội so với người tiền nhiệm a9.
Sony a9 II xuất hiện – Tiên phát chế nhân?
Mới đây, Sony đã chính thức trình làng chiếc máy ảnh cao cấp nhất của họ mang tên a9 II, thay thế chiếc a9 đã được 2 năm tuổi. Không có gì khác ở định hướng khách hàng của a9 II so với a9: đối tượng người dùng cao cấp, chuyên nghiệp cần ghi hình sự kiện thể thao, thiên nhiên hoang dã.
Mặc dù 2 hãng máy ảnh DSLR lớn là Canon và Nikon đều đã đánh tiếng về các “anh cả” mới, nhưng chưa hãng nào chính thức chiếc máy ảnh cao cấp hàng đầu (trừ Nikon đã bắt đầu cho khách hàng đặt trước sản phẩm tại một số thị trường). Do đó, với việc ra mắt a9 II, Sony đã trở thành hãng máy ảnh đầu tiên trình làng sản phẩm để đón chào Olympic 2020.
Người xưa có câu: “Tiên phát chế nhân” – Đại ý là ra tay trước chiếm thượng phong. Vậy lần này Sony liệu có chiếm được thượng phong? Hãy cùng 50mm Vietnam xem kĩ hơn về Sony A9 II theo các góc độ dưới đây nhé!
Thiết kế bên ngoài
Về cơ bản, thiết kế bên ngoài, cũng như kích thước và khối lượng của a9 II khá tương đồng với a9, mặc dù có một vài thay đổi nhỏ như sau:
- Joystick trên a9 II được làm bám tay hơn a9 do nhiều gai hơn
- Vị trí, kích thước một số vòng xoay và nút bấm được thay đổi, như nút AF-On và vòng xoay bù sáng của a9 II được làm lớn hơn và dày hơn a9…
- Không xuất hiện bảng tên máy ở mặt sau như a9.
- Các phần doăng bảo vệ máy được trang bị nhiều hơn cũng như đem lại khả năng chống chịu thời tiết tốt hơn.
Vị trí mở khe thẻ nhớ vẫn là bên phải máy với 2 khe thẻ SD. trong khi đó, phía bên trái là 7 cổng kết nối, gồm có cổng: Dây bấm mềm, mic, tai nghe, micro HDMI, đặc biệt là 2 cổng dữ liệu USB Type C 3.1 và cổng mạng LAN. Cả 2 đều rất cần thiết với các phóng viên chuyên nghiệp, giúp việc gửi ảnh sang các thiết bị bên ngoài được nhanh hơn.
Màn hình trên a9 II có thể lật được tương tự như trên a9, cũng như có cảm ứng, với kích cỡ 3 inch và độ phân giải 1.440.000 chấm (360.000px). Việc trang bị màn hình cảm ứng lật trên một chiếc máy dòng cao cấp có thể coi là điểm cộng, giúp người dùng có thể linh hoạt góc máy trong nhiều trường hợp khác nhau.
Công nghệ bên trong
Cảm biến hình ảnh trên a9 II vẫn được giữ nguyên độ phân giải 24,2 mpx so với cảm biến trên chiếc a9. Độ phân giải này là đủ để cân bằng giữa độ phân giải cao và tốc độ ghi hình, cũng như thời gian copy dữ liệu từ bộ nhớ đệm của máy ảnh vào thẻ nhớ.
Theo thông cáo báo chí từ Sony, cảm biến hình ảnh của a9 II cũng tương tự a9 với thiết kế dạng xếp chồng (stacked sensor) giúp việc truyền dữ liệu ra khỏi cảm biến cực nhanh. Ở tốc độ chụp tối đa liên tiếp tới 20 hình/giây, a9 II có thể chụp tới 361 hình JPEG hoặc 239 hình RAW nén.

Ngoài ra, một tính năng khác mà Sony đã quảng cáo với a9 là ống ngắm không bị tối đi khi chụp liên tiếp, thì nay vẫn được kế thừa trên a9 II. Điều này sẽ giúp trải nghiệm khi chụp qua ống ngắm điện tử được “mượt mà” và “liên tục” hơn, mặc dù với một số khách hàng, việc ống ngắm không tối đi khi chụp liên tiếp sẽ không tạo cảm giác là máy đang thực hiện chụp.
Dải ISO cơ bản của a9 II là 100 – 51200, mở rộng lên tới 204.800. Việc trang bị bộ xử lý hình ảnh BIONZ X thế hệ mới, trong khi độ phân giải cảm biến và dải ISO được giữ nguyên sẽ giúp khả năng khử nhiễu của a9 II tốt hơn a9. Điều này đặc biệt hữu ích với các phóng viên khi họ thường xuyên cần đến giá trị ISO 3200, 6400 thậm chí là lớn hơn, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh tốt để đưa lên mạng.
Đối với AF, a9 II được trang bị hệ thống AF lai giữa 693 điểm AF theo pha và 425 điểm AF theo tương phản. Với số điểm AF dày đặc như trên, a9 II có khả năng thực hiện AF trên gần hết khung hình, cũng như đạt độ chính xác rất cao.
Sony cũng đã thêm vào khả năng lấy nét Real-time tracking cũng như Eye-AF (có thể lựa chọn mắt trái/phải) được đánh giá rất cao gần đây của mình vào chiếc flagship này, hứa hẹn khả năng bám nét tuyệt hảo.
Một điểm cải tiến nữa có thể kể đến chính là việc màn trập cơ học. Với a9 thì chúng ta chỉ có thể chụp 5 hình/s với màn trập cơ học, tuy nhiên với a9 mark II thì con số này đã được tăng gấp 2 lên thành 10 hình/s. Với màn trập điện tử, vẫn là 20 hình/s và lời cam kết sẽ không bị rolling shutter kể cả khi chụp ở tốc độ 1/32000s.
Khả năng quay phim
Ở mảng quay phim, thông số kĩ thuật của a9 II so với a9 không có thay đổi gì đáng kể. a9 II cũng có thể quay video tối đa tới 4K 30p (không crop) hay Full HD 120p cùng ở 120Mbps. Tuy nhiên, đáng chú ý là khả năng quay video của a9 II có lẽ không được quan tâm lắm, khi máy chỉ có thể ghi được video với bit-rate chỉ đạt 8-bit, cũng như không hỗ trợ S-Log.
Định dạng tập tin video thu được là MPEG-4, AVCHD, XAVC S.
Tính năng khác
Một trong những tính năng được Sony quảng cáo rất mạnh bên cạnh khả năng AF: chống rung trên thân máy. Mặc dù nghe rất ấn tượng, nhưng khả năng chống rung của a9 II chỉ tăng thêm 1/2 stop thành 5.5 (so với 5 của a9). 1/2 stop nghe khá kém ấn tượng nếu so với các máy ảnh dùng cảm biến micro four thirds có thể chống rung tới 7,5 stop. Tuy nhiên, do kích cỡ cảm biến lớn và không gian bên trong thân máy có hạn, nên múc 1/2 stop cũng là cố gắng lớn từ phía Sony, giúp trải nghiệm với máy được thoải mái hơn, đặc biệt khi chụp ở tốc độ thấp.
a9 II được trang bị 2 khe thẻ nhớ SD, cùng hỗ trợ chuẩn UHS-II. Mặc dù vậy, chúng vẫn có thể tương thích với thẻ nhớ UHS-I và chạy được ở tốc độ ghi cao nhất (~75MB/giây trên thực tế). Đối với một chiếc máy được định hướng ở dòng cao cấp nhất, mang trong mình tính năng mạnh nhất, nhưng Sony vẫn chưa chịu đưa thẻ nhớ XQD lên a9, thay vào đó chỉ là 2 chiếc thẻ nhớ SD UHS-II.

Một tính năng nhỏ nhưng khá hữu ích cho các phóng viên hoặc người cần lưu giữ thông tin chuyên nghiệp, đó chính là khả năng ghi âm vào bức ảnh (Voice Memo). Đây thực sự là một tính năng khá thú vị nếu bạn có những điều gì đặc biệt lưu ý hoặc nếu phải tác chiến độc lập ở một sự kiện có phỏng vấn, những thông tin ghi vào ngay lúc đó để tránh quên cũng như sẽ giúp ích phóng viên ảnh rất nhiều.
Các thông số kĩ thuật của Sony a9 II
- Cảm biến hình ảnh CMOS Fullframe 24,2mpx, dạng xếp chồng
- Bộ xử lý hình ảnh BIONZ X
- ISO 100 – 51200, mở rộng tới 204800
- Tốc độ chụp liên tiếp tối đa tới 20 hình/giây, bộ nhớ đệm tới 361 hình JPEG hoặc 239 hình RAW nén
- Hệ thống AF 693 điểm theo pha, bao phủ 93% diện tích khung hình, kết hợp với 425 điểm AF theo tương phản
- Tốc độ màn trập: 1/32000 giây tới 30 giây
- Màn hình: lật, cảm ứng, kích cỡ 3 inch, 1.440.000 chấm
- Ống ngắm điện tử: 3.686.400 chấm, độ phóng đại 0,78x, “hệ số làm tươi” 60 hình/giây
- Anti-flicker: Có
- Quay video: 4K 24/25/30p, FHD 60/100/120p
- Định dạng tập tin video: AVCHD, XAVC S
- Cổng kết nối: tai nghe, mic, HDMI, USB Type C 3.1, LAN, flash
- Thẻ nhớ: 2 khe thẻ nhớ, cùng hỗ trợ UHS-II
- Pin: NP-FZ100
- Thời lượng pin: 690 hình, khi sạc đầy (trên lý thuyết)
- Kích cỡ: 129 x 96 x 76 mm
- Khối lượng: 678g
Một số hình ảnh chụp thử từ Sony a9 II
Khi nào Sony a9 II được bày bán chính thức?
Dự kiến a9 II sẽ được Sony chuyển đến các cửa hàng từ tháng 11/2019, với mức giá niêm yết là 4500$. Chúng mình dự đoán khi về Việt Nam, sản phẩm này sẽ có giá 100 – 110 triệu đồng (đã bao gồm thuế).
Theo các thông số trên lý thuyết, Sony a9 II vẫn là một sản phẩm mạnh, mặc dù không có nhiều đột phá so với a9. Có lẽ chúng ta đã bị quen với việc Sony luôn là hãng nhét được rất nhiều công nghệ mới vào những chiếc máy của mình, nên khi nhìn thấy a9 II sẽ có chút thất vọng khi không có nhiều điều cải tiến rõ rệt. Tuy nhiên, những thay đổi mới của Sony được hiểu là hướng đến việc biến a9 II thành một chiếc máy cạnh tranh mạnh hẳn ở mảng thể thao, so bì với những D6 hay 1DX mark III sắp ra mắt.
Điểm để băn khoăn cho sản phảm này thì cũng không phải là không có, trong đó, rất đáng chú ý ở việc a9 II chỉ được trang bị 2 khe thẻ nhớ SD UHS-II, thay vì 2 thẻ XQD (hoặc 1 XQD, 1 UHS-II) cho đúng vai trò là “anh cả”,nhất là khi, Sony cũng là hãng nghiên cứu và sản xuất thẻ nhớ XQD (cho các hãng máy ảnh khác như Nikon). Việc chỉ sử dụng thẻ nhớ SD sẽ khiến máy sẽ mất nhiều thời gian hơn so với XQD để chuyển hết dữ liệu từ máy vào thẻ, đâu đó cũng sẽ có thể xảy ra trường hợp tốc độ truyền tải file có chút gián đoạn.
Hãy cùng đón chờ những D6 và 1DX Mark III đến từ Nikon và Canon, để xem Sony có thực sự ra mắt trước thì chiếm thượng phong không nhé?
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé
Với cộng đồng khách hàng tại châu Âu mong đợi ở những chiếc thẻ nhớ dung lượng lớn mà mạnh hơn XQD, Sandisk CFexpress Extreme Pro là sự lựa chọn vô cùng đáng giá.
CFexpress Extreme Pro: Giải pháp cho dân nhà nghề
Mới đây, hiệp hội thẻ nhớ CompactFlash đã phát đi thông báo liên quan đến loại thẻ nhớ mới CFexpress. Cụ thể hơn, dòng thẻ nhớ này sẽ được bán ra với 3 loại khác nhau, với 3 cái tên là “Type A”, “Type B”, “Type C”.
Cùng với công bố trên, một số nhà sản xuất thẻ nhớ cũng đã nhanh chóng chia sẻ ít nhiều về các kế hoạch của họ. Trong đó, công ty Sandisk thực sự cho thấy lí do tại sao họ đang dẫn đầu trong lĩnh vực này, khi đã lập tức bày bán các thẻ CFexpress Extreme Pro 2.0 Type B.
Theo nhiều nguồn tin, những chiế thẻ nhớ này đã lên trên kệ tại nhiều cửa hàng máy ảnh ở châu Âu (đáng buồn là chỉ duy nhất tại châu Âu đang có sẵn hàng).
Quay trở lại với chiếc thẻ nhớ, các thẻ Type B của SanDisk được thiết kế với khổ tương tự thẻ XQD của Sony, nhưng tốc độ đọc ghi lý thuyết cao hơn, lên tới 2000 MB/giây. Mặc dù thực tế các thẻ phiên bản Extreme Pro đang được bày bán sẽ khó mà đạt tới con số trên và duy trì trong suốt thời gian truy xuất, nhưng về cơ bản thì tốc đọc – ghi vẫn có thể lên đến lần lượt là 1700 và 1400 MB/giây
Với những con số ghê gớm như trên, các thẻ nhớ CFexpress Extreme Pro hoàn toàn phù hợp để ghi hình video 4K RAW hoặc có thể là cả 6K trong tương lai gần. Thêm vào đó, thẻ nhớ này cũng sẽ đáp ứng tốt nhu cầu chụp ảnh RAW liên tiếp với độ phân giải cao, đặc biệt với những chiếc máy độ phân giải cao mà tốc độ chụp còn nhanh nữa thì đây là giải pháp không thể nào bỏ qua.
Ngoài ra, Sandisk còn giới thiệu thêm đầu đọc thẻ nhớ mới dành riêng cho loại thẻ nhớ này, sử dụng chuẩn USB Type C, 3.2 Gen 2. Do đó tốc độ truyền dữ liệu sẽ đạt tới 1250 MB/giây, con số vô cùng đáng kể.
Thế các máy ảnh đang sử dụng thẻ nhớ XQD có dùng được CFexpress Extreme Pro 2.0?
Câu trả lời là có, nếu như chúng ta để ý trong video quảng cáo của Sandisk, sẽ thấy sự xuất hiện của một chiếc Nikon Z. Nikon Z vốn được thiết kế để sử dụng thẻ nhớ XQD, nhưng do khổ thẻ CFexpress Type B giống XQD, do đó đã có những thông tin rằng chúng ta sẽ chỉ cần cập nhật firmware là có thể lắp thẻ nhớ mới vào máy.

Tương tự, các máy ảnh khác như Nikon D4S, D5, D850, Panasonic Lumix S1, S1R chỉ cần cập nhật firmware là có thể sử dụng CFexpress. Tuy nhiên, đáng tiếc chiếc máy ảnh quay phim khủng mới đây là Lumix S1H không thể dùng được CFexpress, do S1H được thiết kế với 2 khe thẻ SD chuẩn UHS-II.
Hiện tại, thẻ nhớ CFexpress chỉ có sẵn trên trang web Amazon chi nhánh Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha. Mức giá niêm yết tính theo USD là 200$ cho thẻ 64GB, 350$ cho 128GB, 600$ cho 256GB và 840$ cho 512GB, trong khi đầu đọc có giá là ~90$.
Các con số trên nghe có vẻ lớn với khách hàng phổ thông, tuy nhiên với đối tượng người dùng chuyên nghiệp có yêu cầu cao thì đây chỉ là chuyện nhỏ, những gì họ bỏ ra nhằm đạt được độ ổn định và an toàn tốt nhất cho nhu cầu làm việc.
Chưa rõ khi nào các thẻ nhớ này sẽ được bán rộng rãi sang các thị trường khác tại các châu lục khác, do đó nếu khách hàng nào thật sự cần gấp thì nên đặt mua ngay.
Theo Petapixel
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé
Để tìm mua các sản phẩm máy ảnh, máy tính…ưng ý, các bạn có thể ghé thăm tại đây nhé
Khi mà công nghệ ngày càng tiến lên, nhu cầu sử dụng dữ liệu của người dùng ngày càng lớn thì cũng là lúc XQD chưa ấm chỗ đã được lên kế hoạch thay thế bằng CFexpress
Khi Sony sẽ thay thế XQD bằng CFexpress
Tháng trước, nhà sản xuất thiết bị điện tử gia dụng – giải trí Sony đã công bố bắt đầu nghiên cứu thẻ nhớ CFexpress, thay thế cho XQD hiện tại, vốn đang là chuẩn thẻ nhớ có tốc độ nhanh nhất thế giới. Với động thái này, Sony sẽ là công ty thứ 6 bước chân vào nhóm sản xuất định dạng thẻ CFExpress bao gồm: Apacer, Delkin, Lexar, ProGrade Digital, SanDisk, và Sony.
Nếu bạn chưa biết thì Sony chính là cha đẻ của dòng thẻ nhớ XQD, tuy nhiên hãng này lại không đưa chuẩn thẻ nhớ này vào các dòng máy ảnh phổ thông của mình, ngược lại, một “bạn hàng” quen thuộc của Sony chính là Nikon lại rất ưa chuộng dòng thẻ nhớ này, họ đã trang bị vào những chiếc D4, D4s, D850, D500, hoặc Z6 hay Z7 gần đây, và tất nhiên là cả chiếc Flaghship D5.
Tuy nhiên, cách đây 1,2 năm, tổ chức CompactFlash Association đã chính thức công bố định dạng thẻ nhớ mới có tên là CFExpress. Và điều thú vị hơn là, định dạng thẻ nhớ mới này lại dùng chung form với thẻ XQD, tức là những ai đang sở hữu máy ảnh XQD muốn sử dụng CFExpress sẽ không gặp quá nhiều khó khăn (Nghe nói là cần một bản nâng cấp firmware). Chính vì vậy, Sony cũng đã chính thức bắt tay vào việc sản xuất những chiếc thẻ nhớ định dạng CFExpress.
Điều đáng chú ý hơn, Sony đã xếp CFexpress vào dòng TOUGH – dòng thẻ nhớ tốt nhất của hãng này, có khả năng chống chịu rất tốt trước các tác nhân từ bên ngoài như nhiệt độ, nước, bụi bẩn…

Theo Sony, thẻ nhớ CFexpress TOUGH sẽ có tốc độ đọc tối đa tới 1700 MB/giây, tốc độ ghi tối đa tới 1480 MB/giây, vượt xa thẻ XQD hiện tại, chỉ đạt tới lần lượt là 440 và 400 MB/giây (trên thực tế) và trên lý thuyết là 1000 MB/giây.
Trong xu thế các máy ảnh có độ phân giải ngày càng cao, tốc độ chụp liên tiếp tăng dần, cùng với nhu cầu xem video 4K, 8K tăng dần, việc thiết kế ra thẻ nhớ mới với dung lượng và tốc độ lớn hơn là vô cùng cần thiết.
Mặc dù các thẻ nhớ như CFast hay XQD vẫn đáp ứng tốt nhu cầu như chụp ảnh liên tiếp nhanh (15-20 hình/giây), độ phân giải cao (40-50mpx) hoặc quay video (4K 30p/60p) ở thời điểm hiện tại. Nhưng trong vòng 5-7 năm nữa, chúng sẽ trở thành “bình thường” như các thẻ CF lúc này, thậm chí bị quá tải với khả năng sản sinh dữ liệu ở các máy ảnh trong tương lai.
Bên cạnh đó, Sony cũng cho hay khi thẻ nhớ này được ra mắt, sẽ đi kèm đầu đọc mới nhất có tên MRW-G1 dành riêng cho sản phẩm này, hứa hẹn sẽ giúp phát huy sức mạnh tối đa của dòng thẻ CFexpress TOUGH.
Khi nào thì sản phẩm này được bày bán?
Dự kiến bộ đôi thẻ nhớ và đầu đọc này sẽ được bày bán kể từ đầu mùa hè 2019. Ngoài ra, chúng ta chưa biết thêm được bất kì thông tin gì về các sản phẩm này vào thời điểm hiện tại.
Rõ ràng, với thông số kĩ thuật “khủng”, thẻ nhớ này dành cho đối tượng người dùng chuyên nghiệp cần sự đảm bảo đến tối đa cho quá trình làm việc, hoặc những dân chơi kinh tế mạnh muốn chiêc máy ảnh phải thể hiện hết khả năng của nó. Và đâu đó, các Nikonian mà có sử dụng thẻ XQD chắc hẳn sẽ khấp khởi mừng thầm.
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé
Mặc dù không phải “hay ho” gì khi bị phải từ bỏ công cuộc sản xuất thẻ XQD, tuy nhiên điều này cũng góp phần mở ra những cơ hội mới cho Lexar theo đuổi CFexpress.
Lexar từ bỏ XQD và chạy theo tình mới
Mới đây Lexar – nhà sản xuất thẻ nhớ nổi tiếng thế giới vừa tuyên bố: Sẽ từ bỏ việc sản xuất thẻ XQD, thay vào đó sẽ dồn nguồn lực cho CFexpress – chuẩn thẻ trong tương lai với nhiều sự vượt trội hơn.

Cần nhắc lại một chút, trong suốt thời gian tồn tại ở công ty mẹ Micron cho đến lúc giải tán vào hè năm ngoái và được cứu vớt bởi một công ty Trung Quốc có tên Longsys, Lexar có sản xuất song song CFast – loại thẻ được sử dụng rất nhiều trên các thiết bị của Canon như máy quay dòng XC, EOS Cinema hay DSLR cao cấp nhất EOS-1D X Mark II, cũng như XQD – hay được biết tới vì tương thích với các máy Nikon D4, D4s, D5, D850, D500, Z6 và Z7, cùng một vài thiết bị khác từ Sony và Phase One.
Vậy XQD là gì?
XQD là 1 chuẩn thẻ được Sony, Nikon và Lexar hợp tác sản xuất kể từ 2010. So với CF thông thường, XQD cho tốc độ đọc – ghi dữ liệu nhanh hơn (tối đa hiện nay lên tới 1000MB/giây, vượt cả CFast), cũng như không lo lệch/gãy chân thẻ – vấn đề muôn thuở của CF.
Video thử nghiệm tốc độ CF và XQD trên Nikon D4s
Với tốc độ đọc – ghi dữ liệu lớn như vậy, không có gì khó hiểu khi xưa Lexar có tham vọng nhảy vào mảng XQD. Tuy nhiên việc này khiến Lexar gặp rắc rối không nhỏ với Sony – đơn vị nắm giữ bản quyền XQD. Rõ ràng với số lượng rất ít máy ảnh hỗ trợ XQD, cũng như bị Sony nắm giữ độc quyền, khác với chuẩn thẻ CFast có tính “mở”, ai cũng có thể sản xuất được, thì việc tiếp tục cố gắng đầu tư nghiên cứu và sản xuất XQD sẽ dẫn đến lãng phí không cần thiết.
Lexar cho rằng Sony và các đơn vị có liên quan phải chịu trách nhiệm cho việc độc quyền sản phẩm này, ngăn chặn sự phát triển công nghệ:
Trong khi Lexar đang muốn theo đuổi XQD, phổ biến nó rộng rãi hơn, thì Sony và đối tác dường như muốn ngăn chặn điều đó, giữ nó cho riêng mình.
Vì vậy chúng tôi đang tích cực làm việc với hiệp hội Compact Flash ( cũng như với các hãng máy ảnh đối tác, với hi vọng đẩy mạnh hơn nữa tiêu chuẩn CFexpress trong tương lai.
Theo đó, trên thị trường sẽ chỉ còn lại hai hãng sẽ sản xuất thẻ nhớ chuẩn XQD đó là: Sony và sắp tới có lẽ là Nikon với những tin đồn với độ tin cậy rất cao.
Cũng phải thôi, khi 2 chiếc Mirrorless mới nhất của Nikon đều dùng chuẩn XQD mà!
Ngã rẽ CFexpress
Với việc Sony và “đồng bọn” cản trở việc xúc tiến XQD, vô tình lại đưa Lexar tới ngã rẽ khác – hợp tác với hãng thẻ nhớ non trẻ ProGrade (vốn nhân lực nòng cốt cũng từ Lexar mà ra), cùng từ bỏ XQD và tiến thẳng lên CFexpress.
Để bạn dễ hiểu hơn về chuẩn thẻ CFExpress này, thì vào năm 2016, Hiệp hội CF đã công bố chuẩn thẻ mới nhằm thay thế cho XQD có tên CFexpress – có thể lắp vào các máy sử dụng XQD với điều kiện máy đó phải được nâng cấp firmware mới. So với XQD, CFexpress cho tốc độ cao gần gấp 8 lần (7880MB/giây).
Tạm kết
Công cuộc tranh giành thị phần giữa các hãng phụ kiện cũng khốc liệt chẳng kém gì các hãng máy ảnh, mà ở đây là thẻ nhớ – thứ không thể thiếu cho các tay máy, mà nhiều khi cũng khiến người dùng khóc dở mếu dở.
Có thể chúng ta sẽ cảm thấy hơi khó hiểu về sự rắc rối giữa các công ty này, tuy nhiên điều đó có mặt lợi là thúc đẩy sự phát triển của công nghệ, góp phần cho ra đời thêm nhiều sản phẩm mới, làm hạ giá các mặt hàng hiện tại.
Theo Petapixel
Để biết thêm về việc sử dụng thẻ nhớ đúng cách, các bạn có thể tham khảo tại đây.
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.
“Mảng thiết bị lưu trữ của Lexar sẽ đóng cửa” – Thông báo rất bất ngờ đến từ Micron, công ty chủ quản của Lexar quả thực là một tin rất sốc với các photographer.

“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Ông lớn làng công nghệ Sony vừa công bố loạt thẻ SD mới với tốc độ đọc ghi “kinh hồn”: tốc độ đọc 300 MB/giây, ghi 299 MB/giây, và chính thức là các thẻ nhớ SD nhanh nhất thế giới hiện nay.
Cuối tháng 9 vừa qua, hiệp hội CompactFlash vừa tuyên bố họ đang bắt đầu nghiên cứu thế hệ thẻ nhớ mới, có tên CFexpress với tốc độ đọc-ghi nhanh không tưởng so với các thế hệ thẻ CF đang lưu hành trên thị trường hiện nay, kể cả XQD hay CFast.
Sony góp mặt trong tất cả những tin nổi bật ngày hôm nay. Máy ảnh, cảm biến, thẻ nhớ,… Ai ngăn hộ tôi Sony lại với…
“One of the most courageous decision you’ll ever make is to finally let go of what is hurting your heart and soul” – Brigitte Nicole
Tôi rất thích những câu mà mình chẳng hiểu