Đối với một lĩnh vực đang bị thu hẹp dần trong nhiều năm qua như ngành công nghiệp hình ảnh, ảnh hưởng của COVID-2019 đến sản xuất và doanh thu nói chung là vô cùng nặng nề.


Trong những ngày này, cả thế giới đang sôi sục lên vì đại dịch do virus Corona gây nên, mà bùng phát đầu tiên được ghi nhận chính thức tại Trung Quốc. Tính đến ngày 2/3/2020, đã có hơn 87.000 ca mắc bệnh trên toàn thế giới. Những tác động mà nó gây ra cho toàn bộ mọi mặt của thế giới này là vô cùng nghiêm trọng, trong đó có nền kinh tế của thế giới sẽ bị suy giảm nghiêm trọng do nhà áy đóng cửa, công nhân nghỉ việc, thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu và sản phẩm…

Vậy tại sao một dịch bệnh mới lại gây ảnh hưởng lớn đến mọi mặt nền kinh tế như vậy?

Chúng ta cần biết rằng, Trung Quốc trong nhiều năm qua đã sớm vươn lên thành nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới: thứ nhì theo GDP (16% giá trị GDP của thế giới trên danh nghĩa) và thứ nhất theo PPP (sức mua tương đương), vượt xa Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc đã trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, đại công xưởng thế giới, sản xuất mọi mặt hàng từ kim khâu, sợi chỉ, cho tới máy bay, tàu vũ trụ, vũ khí hạt nhân.

Năm 2018, Trung Quốc chiếm tới 28% giá trị sản xuất hàng hóa trên toàn thế giới.

Do đó, chỉ cần sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc thay đổi nhẹ, “hắt hơi”, ngay lập tức nền kinh tế và chuỗi cung ứng vật liệu và sản phẩm trên toàn thế giới sẽ bị ảnh hưởng, ở nhiều mức độ khác nhau.

6 trên 10 cảng container lớn nhất thế giới nằm ở Trung Quốc, như vậy là chúng ta có thể hiểu quy mô khổng lồ của nền kinh tế nước này ở mức nào

Không chỉ trong sản xuất hàng hóa, lượng khách du lịch khổng lồ (hàng trăm triệu người, gấp tới vài lần toàn bộ dân số Việt Nam) mang quốc tịch Trung Quốc là nguồn thu ngoại tệ lớn với nhiều quốc gia, ví dụ Việt Nam, Thái Lan. Do đó, chỉ cần có quyết định đóng cửa biên giới hoặc hạn chế di chuyển ra nước ngoài, ngành du lịch của các quốc gia này sẽ bị thiệt hại nặng nề.

Ảnh hưởng đến mảng hình ảnh

Một góc nhà máy sản xuất iPhone

Điện thoại hay máy ảnh đều bị “dính chưởng” và chịu thiệt hại rất ghê gớm. Ví dụ, cơ sở sản xuất iPhone của Apple tại Trịnh Châu có thể sản xuất được 500.000 điện thoại trong một ngày. Apple có thể bán được vài trăm lần số lượng 500.000 điện thoại đó trong một quý. Đây là một con số khổng lồ về năng lực sản xuất và sức mua mà không một hãng máy ảnh nào có thể đuổi kịp.

Việc sản xuất đình trệ, cũng như người dân Trung Quốc ít ra đường để mua sắm điện thoại mới cũng khiến ảnh hưởng khá nhiều đến doanh số và các kế hoạch của Apple trong năm 2020.

Đó là về mảng điện thoại. Còn ở mảng máy ảnh, cơ sở sản xuất của Fujifilm đã mở cửa trở lại từ giữa tháng 2, nhưng việc sản xuất X-T3X-T30 đều ở dưới mức tối đa trong thời gian qua, cũng như Fujifilm cũng không thể nói được thời điểm nào X-T4 được giao đến các đại lý và cửa hàng.

Một góc nhà máy sản xuất của Fujifilm

Bên cạnh Fujifilm, các hãng máy ảnh khác cũng gặp tình cảnh tương tự, khi tất cả đều có đặt cơ sở sản xuất phụ kiện, linh kiện của thân máy, ống kính ở Trung Quốc.

Dịch chuyển sản xuất từ Nhật Bản sang Trung Quốc vào cuối thế kỉ XX

Việc này đã diễn ra cuối thập niên 80, sau khi Nhật Bản phải chịu sức ép từ Mỹ và phương Tây để kí Thỏa ước Plaza, nội dung là thay đổi tỉ giá của USD so với Yên Nhật (ví dụ: 1$ đổi 1 Yên Nhật, sau thỏa ước Plaza thì 1$ đổi 2 Yên Nhật). Về cơ bản, đây là thỏa ước bất bình đẳng, khiến Mỹ có thể “xù nợ” được với Nhật, cũng như giúp hàng hóa xuất khẩu do Mỹ sản xuất cạnh tranh tốt hơn so với Nhật, lúc đó đang dần vươn lên là cường quốc kinh tế, khiến Mỹ lo ngại.

Hình minh họa thỏa ước Plaza

Sau một thời gian kí hiệp định này, nền kinh tế Nhật đã rơi vào suy thoái từ thập niên 90 và lên đỉnh điểm vào năm 2008 (theo đúng ý của Mỹ khi ép Nhật kí kết thỏa ước Plaza). Kể từ sau đó, các công ty Nhật đã dần di chuyển máy móc, cơ sở sản xuất sang Trung Quốc nhằm hạ bớt chi phí sản xuất và vận hành.

Tuy nhiên, kể từ 2010, nền kinh tế Trung Quốc dần đi lê, khiến chi phí sản xuất và nhân công tăng lên. Do vậy, các hãng máy ảnh Nhật Bản lại đi tìm địa điểm mới để đặt nhà máy. Khu vực Đông Nam Á được chọn làm bãi đáp, ví dụ như Sony và Nikon tại Thái Lan (sản xuất thân máy), Olympus tại Việt Nam (Olympus gần như chưa từng hiện diện tại Trung Quốc), Canon có cơ sở tại Malaysia (sản xuất ống kính 50mm STM)…

Hậu quả với chuỗi cung ứng toàn cầu

Mặc dù chuyển cơ sở sản xuất dần ra khỏi Trung Quốc, việc sản xuất của các hãng máy ảnh vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lí do của việc này là các bộ phận, linh kiện trong thân máy và ống kính đều được sản xuất tại Trung Quốc. Với chừng 3 triệu container đang kẹt lại tại Trung Quốc, nhiều hãng máy ảnh đang có dấu hiệu phải tạm dừng sản xuất. Thậm chí, Canon đã phải tạm dừng hoạt động ở 5 cơ sở sản xuất của mình tại Nhật Bản do thiếu linh kiện, từ ngày 2 đến 13/3/2020.

Một công nhân của Canon đang thực hiện lắp ráp ống kính tele

Trong đó, đáng chú ý có nhà máy tại Oita, chuyên sản xuất ống kính. Điều này có lẽ sẽ dẫn đến việc thiếu hụt sản phẩm trong thời gian tới, cũng như giá cả sẽ bị tăng lên.

Có lẽ Sigma là hãng chịu ảnh hưởng nhẹ nhàng nhất so với các “đồng hương” khi họ sản xuất tất cả sản phẩm của mình tại Nhật, mặc dù một số nhà cung cấp linh kiện của họ đặt nhà máy ở Trung Quốc.

Một góc nhà máy của Sigma

Không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất, COVID-2019 cũng sẽ làm ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc, khiến doanh thu của các nhà sản xuất nói chung và máy ảnh nói riêng tại thị trường 1,4 tỉ dân sẽ giảm đáng kể.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu người tiêu dùng Trung Quốc giảm bớt hoặc không mua máy ảnh nữa?

Một con số đáng chú ý: sản xuất chiếm 30% tổng sản lượng kinh tế của Trung Quốc. Sau nhiều năm tăng trưởng, cũng như sự giàu lên của một bộ phận không nhỏ người dân, Trung Quốc đang là một thị trường béo bở với nhiều quốc gia nói chung và Nhật Bản nói riêng. Với việc 9,2% giá trị hàng nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Nhật (2018), Nhật Bản rất dễ tổn thương nếu nền kinh tế Trung Quốc “ho một tiếng”.

Một sản phẩm dòng Fujifilm GFX

Hết tháng 1/2020, tổng giá trị xuất khẩu từ Nhật sang Trung Quốc giảm tới 36%.

Hơn nữa, với dân số đến 1,4 tỉ, Trung Quốc là thị trường tốt nhất cho các loại máy ảnh cao cấp, như sản phẩm của Leica, hay Fujifilm GFX. Do đó, nếu người dân Trung Quốc giảm bớt mua sắm, đây sẽ là đòn giáng mạnh vào các hãng máy ảnh trên, đặc biệt ở mảng cao cấp.

Kết

Đại dịch do COVID-2019 gây ra nhắc nhở về việc thế giới này nhỏ bé thế nào, tất cả chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau ít hay nhiều. Do đó, để cùng vượt qua khó khăn về kinh tế do đại dịch này, chúng ta cần có sự hợp tác tốt giữa bạn bè và đối tác, giúp các hoạt động sản xuất, kinh doanh được dần bình ổn trở lại.

Theo DPReview


Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé

► Đôi lời tình ca – Hoàng Dũng (Cover by ĐANhé) [Filmed by Fujifilm X-T30] ♪

Những chuyện tình và những bản tình ca luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho chúng ta sáng tạo, sáng tác nên những bức ảnh, video đẹp. Và trong video này, sẽ là một bản Mashup vô cùng tình cảm của Hoàng Dũng, được ĐANhé (Đức Anh) và đồng bọn gửi đến các bạn, thông qua những cảnh quay của D.O.P Sơn Ủn.

Xin giới thiệu tới quý vị và các bạn, sau đây là nhạc phẩm: Đôi Lời Tình Ca
Ca sĩ: ĐANhé (Phạm Đức Anh)
Guitarist: Thành Lam – Thịnh Trần
D.O.P: Sơn Ủn
Camera Operator: Sơn Ủn – Bùi Mạnh Cường
Thiết bị quay: Fujifilm X-T30 – Atomos Ninja V – Lens Fujinon MKX 18-55mm T/2.9

♪ Trời cho nắng reo vui ngân nga
Biển cho sóng vẫn trong xanh và em thắp lên cho anh tiếng ca.
Anh thích mỗi khi em bật cười
Yêu những phút giây có đôi người

Mong ước sẽ đi đến muôn nơi
Anh thích cách em ngồi lặng im
Yêu luôn cách em vô tư nhìn chẳng dễ đâu để kiếm tìm
Phút giây đầu ánh mắt ta ngập ngừng trao nhau ♫

(Video được lên ý tưởng và thực hiện trong thời gian ngắn nên không thể tránh khỏi còn nhiều sai xót, mong anh chị em góp ý thêm để team tiến bộ).

Xin cảm ơn Polygon Musik và ban nhạc đã hỗ trợ thực hiện video này. Nếu bạn nào có nhu cầu lấy ảnh xin vui lòng liên hệ ở phần comment!


Facebook ông review: https://www.facebook.com/huybqphoto

#GearReview #HuyBQ #50mmVietnam #gãKHỔNGLỒTÍHON #FujifilmXT30 #theLittleGIANT #fujifilm #cameras #sonyalpha #mirrorless #FujiXT30

Với X-T30, sức mạnh nội tại của chiếc máy nhỏ nhắn này thực sự làm người ta phải nhìn nhận lại khả năng của Fujifilm.

Fujifilm X-T30: Đốn tim fan hâm mộ

Trong khi cánh mày râu thức dậy, tất bật tìm hoa và socola tặng cho nửa kia của thế giới nhân ngày 14-2, hãng máy ảnh 85 tuổi Fujifilm quyết định bắt đầu năm 2019 của họ bằng 2 sản phẩm mới, mà nổi bật là chiếc máy ảnh tầm trung mới nhất mang tên X-T30.

X-T30 thiết kế ra nhằm thay thế cho X-T20 đã 2 năm tuổi, kế thừa những thành công của sản phẩm này trong thời gian qua. Mặc dù không được thiết kế ra với khả năng làm việc mạnh như các sản phẩm của đối thủ, tuy vậy X-T20 vẫn gặt hái nhiều thành công nhờ thiết kế ngoài mang vẻ hoài cổ pha lẫn hiện đại cùng những bức ảnh chụp được mang màu phim đặc trưng Fujifilm.

Cuộc chiến tranh giành miếng bánh mirrorless ngày càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, Sony đã bắt đầu năm 2019 của họ bằng một chiếc máy cùng cấp X-T20 là a6400, Fujifilm có vẻ đã tiên liệu phần nào được điều này nên cũng đứng ngồi không yên và phải đẩy nhanh tiến độ hơn nữa nhằm ra mắt người kế nhiệm cho X-T20. Và thế là “the Little GIANT” X-T30 ra mắt.

Thiết kế ngoài

Fujifilm X-T30 có ngoại hình tương tự X-T20 vẫn trông cổ điển, cứng cáp và có phần grip gồ lên dễ cầm hơn X-T100 nhưng sẽ kém hơn dòng X-T3.

Fujifilm X-T30: Người khổng lồ tí hon | 50mm Vietnam
Fujifilm X-T30: Người khổng lồ tí hon | 50mm Vietnam

Ở sản phẩm mới này, Fujifilm cũng lần đầu tiên trình làng thêm một màu mới là màu Than Đá Bạc (Charcoal Silver). Nếu các bạn còn nhớ, Fujifilm từng sản xuất ra X-T1 và X-T2 mang màu graphite (than chì – nguyên liệu sản xuất ruột bút chì), nhìn rất mạnh mẽ và sang trọng.

Fujifilm X-T30: Người khổng lồ tí hon | 50mm Vietnam

Màu Charcoal này khá hấp dẫn với người dùng (so với màu đen “an toàn” nhưng không nổi bật hoặc màu bạc khá “nhạt nhẽo”). Tuy vậy, không phải khách hàng nào cũng có đủ điều kiện để mua được X-T1 hoặc X-T2, do đây là 2 sản phẩm thuộc dòng “đặc biệt – limited edition”. Tiếp nhận phản hồi của khách hàng, lần đầu tiên Fujifilm đưa tùy chọn màu này vào dòng máy trung cấp, tuy nhiên bạn sẽ phải bỏ thêm $100 để sỡ hữu phiên bản này (trong quá khứ là $200 với X-T2).

Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất của X-T30 về thiết kế so với người tiền nhiệm là phía sau của máy (chứ không phải chữ 30 so với 20 nhé). Ở phía sau của máy, ngoại trừ chiếc màn hình vẫn không thay đổi vị trí thì việc bỏ bớt phím điều hướng D-Pad bằng Joystick là một sự thay đổi tích cực, việc dùng Joystick theo cảm nhận cá nhân người viết là dễ dàng hơn nhiều.

 

Một điểm hơi đáng tiếc là thiết kế màn hình của X-T30 vẫn chỉ là màn hình lật lên hơi thường.

Fujifilm X-T30: Người khổng lồ tí hon | 50mm Vietnam

Mặc dù thiết kế 2 khớp này giúp màn hình rất chắc chắn, nhưng vẫn có một số không nhỏ người dùng thích thiết kế màn hình xoay lật hoàn toàn như của Canon hoặc chí ít thì nên như X-T100.

Một điểm thay đổi nhỏ nhưng cũng rất phù hợp với những người mới chuyển sang chơi máy ảnh đó chính là một cần gạt mode auto. Khi gạt sang cần này, mọi thông số sẽ được tự động tính toán hoàn toàn.

Fujifilm X-T30: Người khổng lồ tí hon | 50mm Vietnam

Công nghệ bên trong

Tuy chỉ cách nhau 2 năm, nhưng Fujifilm thực sự đã cho người ta thấy được 2 năm là một khoảng thời gian đủ để cho họ có bước nhảy vọt về công nghệ. X-T30 thực sự là một bản cải tiến đáng giá với nhiều nội lực, kế thừa từ chiếc flagship X-T3.

Đầu tiên, cảm biến hình ảnh của X-T30 đã được nâng từ 24 lên 26mpx, tương tự chiếc X-T3 vừa ra mắt cách đây chưa lâu. Cảm biến X-Trans thế hệ thứ 4 này cũng là cảm biến có công nghệ BSI (Back Side Illuminated), hứa hẹn sẽ cho khả năng xử lý nhiễu trong điều kiện thiếu sáng tuyệt vời hơn. Fujifilm cũng đồng thời trang bị công nghệ lấy nét theo pha bao phủ 100% khung hình, bạn chắc sẽ không còn nỗi lo trượt nét.

https://www.youtube.com/watch?v=JWEh3LTOdwE

Tính đến thời điểm hiện tại, ở phân khúc cảm biến APS-C chỉ có Fujifilm sở hữu 2 sản phẩm có độ phân giải tối đa vượt ngưỡng 24mpx là X-T3 và X-T30. Chưa rõ trong tương lai sẽ xuất hiện sản phẩm nào mạnh hơn, nhưng điều này cho thấy đây là một chiếc máy phù hợp với thời đại và vài năm nữa.

Về chip xử lý thì đây là thế hệ X-Processor 4, Quad-Core, với khả năng lấy nét nhanh, chính xác, đặc biệt với các tình huống nhận diện gương mặt hoặc ánh mắt (Eye-AF). Theo hãng công bố, khả năng nhận diện gương mặt của Fuji X-T30 nhanh gấp đôi so với người tiền nhiệm X-T20.

https://www.youtube.com/watch?v=YoKo4FK3hmg

Con chip này cũng đã tăng tốc độ chụp liên tiếp khi sử dụng màn trập điện tử đạt đến 30 hình/giây, với điều kiện độ phân giải giảm xuống còn 16,6mpx và crop vào 1.2 (nhân thêm x1.5 nếu quy đổi theo tiêu cự full-frame), hoặc 20 hình/giây và không bị crop tí nào. Nếu bạn ưu tiên màn trập cơ (mechanical shutter), tốc độ chụp cũng không hề xoàng với 8 hình/s

Bên cạnh đó, một số tính năng cao cấp như ISO 160, Color Chrome, bộ lọc màu Eterna cũng được kế thừa từ X-T3. Color Chrome là một tính năng khá thú vị của Fuji, trước đây chỉ xuất hiện trên GFX50s, 50R, mới đây là X-T3 và giờ là cả trên X-T30 nữa.

Hiệu ứng Color Chrome

Tính năng này sẽ cho phép bạn chụp những vùng chuyển màu rực rỡ không bị bệt hoặc chia mảng màu, góp phần tái tạo màu sắc trung thực nhất có thể.

Thông số quay video cực ấn tượng

Ở khả năng quay video, thông số kỹ thuật trên lý thuyết khiến người đọc cảm thấy vô cùng ấn tượng. Mặc dù chỉ là chiếc máy tầm trung nhưng sở hữu sức mạnh khá “ghê gớm”, thể hiện tham vọng của Fujifilm trong việc cạnh tranh với các đối thủ, mà trực tiếp ở đây là Sony.

https://www.youtube.com/watch?v=-XzPoeVfHkg
Video quay từ X-T30 của ePhotozine

Hòa trong xu thế 4K, khả năng quay video của X-T30 tối đa vẫn là 4K, không thay đổi so với X-T20. Tuy vậy, trên X-T30, người dùng có thể lựa chọn quay 4K ở DCI hoặc UHD. Mặc dù chênh lệch giữa 2 tùy chọn này không nhiều, nhưng ít nhiều vẫn tạo sự đa dạng hơn cho người dùng.

Còn nếu người dùng không dư dả ổ cứng để chứa file 4K, bạn hoàn toàn có thể tùy chọn quay FHD lên tới 120p (tức là bạn có thể làm slow-motion đoạn film đến 4 hoặc 5 lần), một thông số ấn tượng khác. Đáng ngạc nhiên hơn, X-T30 có thể xuất ra tín hiệu video 4K – 10-bit 4:2:2 trên thiết bị thu phụ hoặc 8-bit 4:2:0 lên thẻ nhớ.

Atomos Ninja V
Atomos hẳn là rất vui khi ngày càng nhiều thiết bị output ra chất lượng cao…

Với khả năng lấy nét nhận diện gương mặt được cải tiến, cùng bộ profile màu Eterna Cinema, Fujifilm X-T30 hoàn toàn là một chiếc máy rất đáng mua nếu bạn là người quan tâm đến việc làm vlog hoặc travel vlog.

Bạn có thể xem thử video mà Youtuber Kai đã test khả năng lấy nét của X-T30 ở dưới đây.

https://www.youtube.com/watch?v=QR9h-t4Pf1I

Thông số kĩ thuật của X-T30

  • Cảm biến CMOS 4 X-Trans 26mpx
  • Bộ xử lý ảnh X-Processor 4
  • Tốc độ chụp liên tiếp tối đa: 8 hình/giây với màn trập cơ học, 30 hình/giây với màn trập điện tử khi độ phân giải giảm xuống 16,6mpx; 20 hình/giây với màn trập điện tử ở độ phân giải tối đa.
  • Khả năng quay video: 4K DCI/UHD 30p, FHD 30p
  • Ống ngắm điện tử độ phóng đại 0,62x
  • Màn hình lật 3 inch, 1,04 triệu điểm ảnh.
  • 16 chế độ giả lập màu phim
  • Kết nối không dây: tích hợp wifi, bluetooth
  • Pin: NP-W126S, tối đa lên tới 380 hình khi sạc đầy, hoặc tối đa 45 phút khi quay ở 4K 30p.
  • Kích cỡ, cân nặng: 118,4 x 82,8 x 46,8mm, 383g
  • Màu sắc: đen, bạc, charcoal silver

Nhận định nhanh về Fujifilm X-T30

Với sự phát triển không ngừng và ấn tượng tốt thông qua các sản phẩm trong 1-2 năm trở lại đây, Fujifilm X-T30 nói riêng và Fujifilm nói chung sẽ là hãng máy ảnh đáng xem của năm nay.

Những thông số trên giấy tờ của người khổng lồ tí hon Fujifilm X-T30 từ chụp cho đến quay đều rất ấn tượng, lại thêm cả vẻ ngoài đẹp cổ điển, ai mà nỡ từ chối một chiếc máy đẹp người, đẹp cả nết?

Hãy cùng đợi đến lúc 50mm Vietnam được trên tay sản phẩm này và có những trải nghiệm thực tế nhất nhé.

Giá cả và ngày lên kệ

Hiện tại sản phẩm Fujifilm X-T30 Body sẽ được bán với giá $800 cho bản thường (trắng/đen) và $900 cho bản Charcoal Silver.

Dự kiến trung tuần tháng 3 thì Fujifilm X-T30 sẽ sẵn sàng lên kệ để bạn rinh về.

Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé

Nếu các bạn là người yêu Fujifilm và có ý định tậu thêm “đồ hàng” về trong năm nay thì hãy lưu ý bản tin dự báo năm 2019 của chúng mình dưới đây nhé.

Năm 2019 đầy giông bão

Chúng ta đã bước qua năm 2018 với rất nhiều biến động trong làng máy ảnh: hàng loạt siêu phẩm xuất hiện, các ông lớn giành giật nhau từng mm của miếng bánh thị phần mirrorless.

Là một trong những hãng máy ảnh đã “sinh sống” nhiều năm với mirrorless (kể từ năm 2012), Fujifilm không thể đứng yên nhìn các đối thủ tác oai tác quái, lấy mất thị phần. Do vậy trong năm 2018 chúng ta đã thấy Fujifilm ra mắt các sản phẩm mới từ thấp lên cao như X-A5, X-T100, X-T3, X-H1, GFX 50R cùng các ống kính mới như 200mm f/2, 8-16mm f/2.8250mm f/4 cho dòng medium format.

Tuy vậy, 2018 dường như mới chỉ là bắt đầu cho sự “hỗn loạn” của thế giới mirrorless, bởi lẽ, các hãng lớn với hàng chục, thậm chí trăm năm kinh nghiệm sản xuất máy ảnh/ống kính như Canon và Nikon cũng đã đều tuyên bố dồn sức cho mảng này vào năm 2019, đó là còn chưa kể “tân binh” Panasonic hoặc “đương kim hoàng đế” Sony cũng chỉ vừa mới cho ra mắt chiếc A6400.

Và giờ hãy cùng 50mm Vietnam dự báo xem Fujifilm sẽ trình làng những gì trong năm 2019 nào.

Fujifilm sẽ cho ra thân máy nào trong năm 2019?

Về cơ bản, các dòng máy “phổ biến với số đông” như X-T, X-A cùng dòng đặc thù X-H của Fujifilm đều đã có sản phẩm kế nhiệm trong năm 2018, trừ 2 sản phẩm X-T20 và X-H1.

X-T30 sẽ là đại diện chắc cú nhất

X-T20 – chiếc máy dòng tầm trung bán rất chạy của Fujifilm. Nguồn: DPReview

Cho tới thời điểm này đã có rất nhiều tin tức cùng một vài hình ảnh rò rỉ về chiếc máy kế nhiệm cho X-T20, dự kiến sẽ được mang tên X-T30 và ra mắt vào ngày tình nhân 14-2 tới đây. Tuy nhiên, mọi thông tin và thông số kĩ thuật vẫn còn trong vòng bí mật.

Do đó, nếu nhanh nhất (cũng như nếu Fujiflim thực sự định ra mắt sản phẩm này) thì sau mùng 1 tết âm lịch (5-2) chúng ta sẽ được biết đôi chút.

Hình ảnh rỏ rỉ của X-T30

Quay trở lại với X-T20. Sau gần 2 năm xuất hiện trên thị trường, chiếc máy này đã nhận được sự quan tâm khá ổn từ những người dùng ưa thích Fujifilm bởi tính năng khá tốt mà giá không quá cao. Thêm vào đó là những điểm mạnh từ lâu của Fujifilm như hình thức đẹp, bắt mắt, hiện đại pha lẫn một ít cổ điển và bộ màu phim chụp-xong-không-cần-chỉnh.

Tuy vậy khi cuộc chơi mirrorless đang trở nên hỗn loạn, các hãng thay nhau trình làng hàng khủng (Sony đầu năm nắn gân thế giới với a6400) thì Fujifilm phải đẩy nhanh tiến độ, nếu không muốn bị bỏ rơi lại phía sau.

Cá nhân mình hi vọng ở chiếc máy mới này sẽ có tốc độ AF nhanh hơn nữa (điều mà Sony đã vỗ ngực tự hào bấy lâu nay với “4D focus 0,06 giây“), cùng thiết kế phần tay cầm vừa và chắc tay hơn. Ngoài ra, khả năng quay phim cũng sẽ cần phải tốt hơn nữa vì thế giới đang ngày càng đòi hỏi nhiều hơn về những chiếc máy ảnh chụp ảnh phải đẹp mà quay phim cũng phải ra gì một tí.

Sẽ không có người thay thế X-H1

Đối với X-H1, một số nguồn tin “có vẻ đáng tin cậy” từ trang Fujirumors đã khẳng định sản phẩm này năm nay không có người kế nhiệm.

Mặc dù là một chiếc máy có thông số kĩ thuật lý thuyết khá ấn tượng, nhưng X-H1 vẫn chưa thu hút được quá nhiều sự chú ý từ khách hàng. Cơ bản là vì khá nhiều điểm mạnh của X-H1 ở thời điểm mới ra mắt lại nhanh chóng bị chính Fuji cập nhật lên X-T2 ở bản Firmware 4.10, vì vậy mặc dù về thao tác cầm nắm, tốc độ lấy nét, hay một số tính năng như chống rung và chất lượng video có cao hơn, X-H1 vẫn là một chiếc máy hơi chơ vơ trên thị trường.

Chính vì những điều trên, sản phẩm thay thế X-H1 vào thời điểm này là không hợp lý. Nếu “máy mới” thật sự mạnh mẽ thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới X-T3. Ngược lại nếu như vội vàng ra mắt một sản phẩm “an toàn” thì sẽ đi vào vết xe đổ của X-H1.

Trừ khi, Fujifilm quyết định sản xuất ra một dòng máy quay ống kính rời, tương tự dòng EOS Cinema của Canon. Tuy nhiên điều này cũng khó có thể xảy ra vì trước giờ Fujifilm không mặn mà lắm với mảng này (mặc dù Fujifilm vẫn duy trì sản xuất ống kính điện ảnh dòng MKX – đắt hơn và tốt hơn ống kính nhiếp ảnh rất nhiều lần).

X-T3 sẽ thâm nhập thị trường nhiều hơn trong năm 2019

Chúng ta cũng cần phải nhắc đến sản phẩm rất thành công ở thị trường quốc tế năm 2018 vừa rồi, chính là X-T3.

Đây là một chiếc máy toàn diện và có thể sẽ mang lại nhiều thành công cho Fuji trong năm 2019 này, khi mà thông qua kết quả của các giải thường uy tín đến từ DPreview, hay các Vlog có tiếng trên Youtube đều bình chọn nó là máy ảnh all-in-one tốt nhất của năm 2018, chắc chắn sẽ ngày càng nhiều người quan tâm đến nó.

Những chiếc ống kính Fujinon nào sẽ xuất hiện trong 2019?

Đó là về phần máy ảnh (thân máy). Thế còn ống kính thì sao?

Về cơ bản, hệ ống kính cho các máy GFX và các máy ngàm X đã đủ đáp ứng cho nhu cầu người dùng hiện tại. Vì vậy, Fujifilm sẽ cho ra mắt những ống kính nâng cấp các nhóm tiêu cự như sau:

  • XF 16mm f/2.8 R WR (tương đương 24mm trên full-frame)
  • XF 16-80mm f/4 R OIS WR (tương đương 24-120mm trên full-frame)

Như các bạn có thể thấy thì đây là những ống kính thuộc nhóm góc siêu rộng và tiêu cự phổ thông. Cũng dựa theo 2 thông số kỹ thuật cơ bản là khẩu độ và tiêu cự thì 2 ống kính này sẽ có giá không phải bình dân lắm. Tuy nhiên với sự xuất hiện của chiếc 16-80mm f/4 R OIS WR, đây hứa hẹn sẽ là một ống kính KIT hạng sang.

Lộ trình ra mắt ống kính của Fujifilm

Với chất lượng ống kính Fujinon đã được khẳng định trong thời gian gần đây, 50mm Vietnam rất mong chờ được trải nghiệm những chiếc ống kính mới này trong năm 2019 này.

Dự báo Fujifilm tại thị trường Việt Nam trong năm 2019

Về phần thị trường Việt Nam năm 2019, theo buổi gặp gỡ báo chí đầu năm 2019, đại diện 50mm Vietnam đã được nghe những thông tin khá khả quan về thị trường Việt Nam.

Sẽ có nhiều workshop và buổi trải nghiệm sản phẩm hơn nữa

Chương trình marketing năm 2018 của Fujifilm

Theo đó, Fujifilm sẽ tăng cường hơn nữa các workshop, chương trình trải nghiệm sản phẩm. Điều này sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ chân khách hàng trong tình hình sân chơi mirrorless đang hỗn loạn.

Fujifilm năm nay sẽ chịu chơi hơn, khi hãng này sẽ cố gắng mời các diễn giả là những nhiếp ảnh gia nổi tiếng trong và ngoài nước đến và chia sẻ với những người yêu thích nhiếp ảnh nói chung và các fan của Fujifilm nói riêng. Các nhiếp ảnh gia sẽ giúp truyền lửa cho những người chơi ảnh, cũng như tin tưởng hơn các sản phẩm mang nhãn Fujifilm họ đang sở hữu

Đây cũng sẽ là những dịp để khách hàng có thể biết đến những điểm mạnh của Fujifilm bên cạnh thiết kế đẹp như: Chất lượng ống kính tốt, màu ảnh đẹp và chất lượng quay phim ở các model X-H1 hay X-T3 là rất ấn tượng.

Cả những lễ hội mới đang chờ

Trong năm vừa rồi thì Fujifilm cũng đã thể hiện nỗ lực của mình nhiều hơn ở các hoạt động offline, khi đã có một sự kiện trải nghiệm sản phẩm có quy mô khá lớn đó là Fujifair tại TPHCM.

Dự báo thời tiết về Fujifilm 2019 | 50mm Vietnam

Tại đây, người yêu nhiếp ảnh được tiếp cận với các sản phẩm của Fujifilm, trải nghiệm và lắng nghe chia sẻ từ những Photographer chuyên nghiệp, được gặp gỡ những người đồng sở thích, đó thực sự là những điều mà cộng đồng cần.

Chúng mình cũng hi vọng sự kiện FujiFair sẽ được tổ chức tiếp trong năm nay ở cả 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.

Tạm kết

Trên đây là những dự báo cùng hi vọng từ 50mm Vietnam đối với hãng Fujifilm trong năm 2019 này. Dù sao, dự đoán thì vẫn là dự đoán, hi vọng là số lượng sản phẩm sẽ chỉ có tăng lên cả về chất lẫn lượng, để người tiêu dùng chính là những người được hưởng lợi nhiều nhất.

Bên cạnh đó, chúng mình cũng hi vọng sẽ được Fujifilm Việt Nam hỗ trợ thiết bị nhiều hơn trong thời gian tới, để có thể thực hiện thêm các bài và video đánh giá, trải nghiệm cho những ai đang và có ý định mua sản phẩm Fujifilm.

Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé