Với X-T30, sức mạnh nội tại của chiếc máy nhỏ nhắn này thực sự làm người ta phải nhìn nhận lại khả năng của Fujifilm.
Fujifilm X-T30: Đốn tim fan hâm mộ
Trong khi cánh mày râu thức dậy, tất bật tìm hoa và socola tặng cho nửa kia của thế giới nhân ngày 14-2, hãng máy ảnh 85 tuổi Fujifilm quyết định bắt đầu năm 2019 của họ bằng 2 sản phẩm mới, mà nổi bật là chiếc máy ảnh tầm trung mới nhất mang tên X-T30.
X-T30 thiết kế ra nhằm thay thế cho X-T20 đã 2 năm tuổi, kế thừa những thành công của sản phẩm này trong thời gian qua. Mặc dù không được thiết kế ra với khả năng làm việc mạnh như các sản phẩm của đối thủ, tuy vậy X-T20 vẫn gặt hái nhiều thành công nhờ thiết kế ngoài mang vẻ hoài cổ pha lẫn hiện đại cùng những bức ảnh chụp được mang màu phim đặc trưng Fujifilm.
Cuộc chiến tranh giành miếng bánh mirrorless ngày càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, Sony đã bắt đầu năm 2019 của họ bằng một chiếc máy cùng cấp X-T20 là a6400, Fujifilm có vẻ đã tiên liệu phần nào được điều này nên cũng đứng ngồi không yên và phải đẩy nhanh tiến độ hơn nữa nhằm ra mắt người kế nhiệm cho X-T20. Và thế là “the Little GIANT” X-T30 ra mắt.
Thiết kế ngoài
Fujifilm X-T30 có ngoại hình tương tự X-T20 vẫn trông cổ điển, cứng cáp và có phần grip gồ lên dễ cầm hơn X-T100 nhưng sẽ kém hơn dòng X-T3.


Ở sản phẩm mới này, Fujifilm cũng lần đầu tiên trình làng thêm một màu mới là màu Than Đá Bạc (Charcoal Silver). Nếu các bạn còn nhớ, Fujifilm từng sản xuất ra X-T1 và X-T2 mang màu graphite (than chì – nguyên liệu sản xuất ruột bút chì), nhìn rất mạnh mẽ và sang trọng.

Màu Charcoal này khá hấp dẫn với người dùng (so với màu đen “an toàn” nhưng không nổi bật hoặc màu bạc khá “nhạt nhẽo”). Tuy vậy, không phải khách hàng nào cũng có đủ điều kiện để mua được X-T1 hoặc X-T2, do đây là 2 sản phẩm thuộc dòng “đặc biệt – limited edition”. Tiếp nhận phản hồi của khách hàng, lần đầu tiên Fujifilm đưa tùy chọn màu này vào dòng máy trung cấp, tuy nhiên bạn sẽ phải bỏ thêm $100 để sỡ hữu phiên bản này (trong quá khứ là $200 với X-T2).
Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất của X-T30 về thiết kế so với người tiền nhiệm là phía sau của máy (chứ không phải chữ 30 so với 20 nhé). Ở phía sau của máy, ngoại trừ chiếc màn hình vẫn không thay đổi vị trí thì việc bỏ bớt phím điều hướng D-Pad bằng Joystick là một sự thay đổi tích cực, việc dùng Joystick theo cảm nhận cá nhân người viết là dễ dàng hơn nhiều.
Một điểm hơi đáng tiếc là thiết kế màn hình của X-T30 vẫn chỉ là màn hình lật lên hơi thường.

Mặc dù thiết kế 2 khớp này giúp màn hình rất chắc chắn, nhưng vẫn có một số không nhỏ người dùng thích thiết kế màn hình xoay lật hoàn toàn như của Canon hoặc chí ít thì nên như X-T100.
Một điểm thay đổi nhỏ nhưng cũng rất phù hợp với những người mới chuyển sang chơi máy ảnh đó chính là một cần gạt mode auto. Khi gạt sang cần này, mọi thông số sẽ được tự động tính toán hoàn toàn.

Công nghệ bên trong
Tuy chỉ cách nhau 2 năm, nhưng Fujifilm thực sự đã cho người ta thấy được 2 năm là một khoảng thời gian đủ để cho họ có bước nhảy vọt về công nghệ. X-T30 thực sự là một bản cải tiến đáng giá với nhiều nội lực, kế thừa từ chiếc flagship X-T3.
Đầu tiên, cảm biến hình ảnh của X-T30 đã được nâng từ 24 lên 26mpx, tương tự chiếc X-T3 vừa ra mắt cách đây chưa lâu. Cảm biến X-Trans thế hệ thứ 4 này cũng là cảm biến có công nghệ BSI (Back Side Illuminated), hứa hẹn sẽ cho khả năng xử lý nhiễu trong điều kiện thiếu sáng tuyệt vời hơn. Fujifilm cũng đồng thời trang bị công nghệ lấy nét theo pha bao phủ 100% khung hình, bạn chắc sẽ không còn nỗi lo trượt nét.
Tính đến thời điểm hiện tại, ở phân khúc cảm biến APS-C chỉ có Fujifilm sở hữu 2 sản phẩm có độ phân giải tối đa vượt ngưỡng 24mpx là X-T3 và X-T30. Chưa rõ trong tương lai sẽ xuất hiện sản phẩm nào mạnh hơn, nhưng điều này cho thấy đây là một chiếc máy phù hợp với thời đại và vài năm nữa.
Về chip xử lý thì đây là thế hệ X-Processor 4, Quad-Core, với khả năng lấy nét nhanh, chính xác, đặc biệt với các tình huống nhận diện gương mặt hoặc ánh mắt (Eye-AF). Theo hãng công bố, khả năng nhận diện gương mặt của Fuji X-T30 nhanh gấp đôi so với người tiền nhiệm X-T20.
Con chip này cũng đã tăng tốc độ chụp liên tiếp khi sử dụng màn trập điện tử đạt đến 30 hình/giây, với điều kiện độ phân giải giảm xuống còn 16,6mpx và crop vào 1.2 (nhân thêm x1.5 nếu quy đổi theo tiêu cự full-frame), hoặc 20 hình/giây và không bị crop tí nào. Nếu bạn ưu tiên màn trập cơ (mechanical shutter), tốc độ chụp cũng không hề xoàng với 8 hình/s
Bên cạnh đó, một số tính năng cao cấp như ISO 160, Color Chrome, bộ lọc màu Eterna cũng được kế thừa từ X-T3. Color Chrome là một tính năng khá thú vị của Fuji, trước đây chỉ xuất hiện trên GFX50s, 50R, mới đây là X-T3 và giờ là cả trên X-T30 nữa.

Tính năng này sẽ cho phép bạn chụp những vùng chuyển màu rực rỡ không bị bệt hoặc chia mảng màu, góp phần tái tạo màu sắc trung thực nhất có thể.
Thông số quay video cực ấn tượng
Ở khả năng quay video, thông số kỹ thuật trên lý thuyết khiến người đọc cảm thấy vô cùng ấn tượng. Mặc dù chỉ là chiếc máy tầm trung nhưng sở hữu sức mạnh khá “ghê gớm”, thể hiện tham vọng của Fujifilm trong việc cạnh tranh với các đối thủ, mà trực tiếp ở đây là Sony.
Hòa trong xu thế 4K, khả năng quay video của X-T30 tối đa vẫn là 4K, không thay đổi so với X-T20. Tuy vậy, trên X-T30, người dùng có thể lựa chọn quay 4K ở DCI hoặc UHD. Mặc dù chênh lệch giữa 2 tùy chọn này không nhiều, nhưng ít nhiều vẫn tạo sự đa dạng hơn cho người dùng.
Còn nếu người dùng không dư dả ổ cứng để chứa file 4K, bạn hoàn toàn có thể tùy chọn quay FHD lên tới 120p (tức là bạn có thể làm slow-motion đoạn film đến 4 hoặc 5 lần), một thông số ấn tượng khác. Đáng ngạc nhiên hơn, X-T30 có thể xuất ra tín hiệu video 4K – 10-bit 4:2:2 trên thiết bị thu phụ hoặc 8-bit 4:2:0 lên thẻ nhớ.

Với khả năng lấy nét nhận diện gương mặt được cải tiến, cùng bộ profile màu Eterna Cinema, Fujifilm X-T30 hoàn toàn là một chiếc máy rất đáng mua nếu bạn là người quan tâm đến việc làm vlog hoặc travel vlog.
Bạn có thể xem thử video mà Youtuber Kai đã test khả năng lấy nét của X-T30 ở dưới đây.
Thông số kĩ thuật của X-T30
- Cảm biến CMOS 4 X-Trans 26mpx
- Bộ xử lý ảnh X-Processor 4
- Tốc độ chụp liên tiếp tối đa: 8 hình/giây với màn trập cơ học, 30 hình/giây với màn trập điện tử khi độ phân giải giảm xuống 16,6mpx; 20 hình/giây với màn trập điện tử ở độ phân giải tối đa.
- Khả năng quay video: 4K DCI/UHD 30p, FHD 30p
- Ống ngắm điện tử độ phóng đại 0,62x
- Màn hình lật 3 inch, 1,04 triệu điểm ảnh.
- 16 chế độ giả lập màu phim
- Kết nối không dây: tích hợp wifi, bluetooth
- Pin: NP-W126S, tối đa lên tới 380 hình khi sạc đầy, hoặc tối đa 45 phút khi quay ở 4K 30p.
- Kích cỡ, cân nặng: 118,4 x 82,8 x 46,8mm, 383g
- Màu sắc: đen, bạc, charcoal silver
Nhận định nhanh về Fujifilm X-T30
Với sự phát triển không ngừng và ấn tượng tốt thông qua các sản phẩm trong 1-2 năm trở lại đây, Fujifilm X-T30 nói riêng và Fujifilm nói chung sẽ là hãng máy ảnh đáng xem của năm nay.
Những thông số trên giấy tờ của người khổng lồ tí hon Fujifilm X-T30 từ chụp cho đến quay đều rất ấn tượng, lại thêm cả vẻ ngoài đẹp cổ điển, ai mà nỡ từ chối một chiếc máy đẹp người, đẹp cả nết?
Hãy cùng đợi đến lúc 50mm Vietnam được trên tay sản phẩm này và có những trải nghiệm thực tế nhất nhé.
Giá cả và ngày lên kệ
Hiện tại sản phẩm Fujifilm X-T30 Body sẽ được bán với giá $800 cho bản thường (trắng/đen) và $900 cho bản Charcoal Silver.
Dự kiến trung tuần tháng 3 thì Fujifilm X-T30 sẽ sẵn sàng lên kệ để bạn rinh về.
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé
Những bạn nào đang muốn tậu một chiếc máy ảnh để đi chơi tết âm lịch 2019 sắp tới mà vẫn đang hoang mang và lạc lối giữa rừng sản phẩm thì hãy dừng chân ở danh sách những chiếc máy ảnh đáng mua nhất ở thời điểm này nhé.
Cho tới giờ chúng ta đã bước vào 2019 được nhiều ngày. Nhìn lại năm qua, không thể không nhắc đến cuộc “hỗn chiến” sôi động chưa từng có giữa các hãng máy ảnh ở mảng “không gương lật”. Sự khốc liệt diễn ra trên mọi phân khúc, từ sản phẩm cho khách hàng phổ thông cho tới những chiếc máy cao cấp cho người dùng chuyên nghiệp và dân chơi lắm tiền.
Tuy vậy, không có nghĩa rằng những chiếc máy ra đời trước 2018 không còn đáp ứng được nhu cầu người dùng hiện tại, điển hình như 2 “trâu cày” Canon EOS 6D và Nikon D750, lần lượt đã bước qua sinh nhật thứ 6 và 4.

Có thể những bạn đang muốn kiếm một chiếc máy ảnh đi chơi tết âm lịch 2019, cũng như bắt đầu bước vào công cuộc cày cuốc mà chưa tìm được sản phẩm nào ưng ý đã cảm thấy sốt ruột. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh và cùng chúng mình ngó qua những máy ảnh đáng mua nhất năm 2018 – đầu 2019 thôi.
Trong phạm vi bài viết này, chúng mình sẽ chỉ đề cập đến những chiếc máy ở tầm giá 30 triệu trở xuống, chủ yếu hướng đến đối tượng khách hàng phổ thông: kinh tế không quá dồi dào, chưa có nhiều kinh nghiệm với máy ảnh ống kính rời.
Phân khúc dưới 10 triệu
1) Canon EOS M10
Giá thị trường: 5,5 – 6,2 triệu
Canon EOS M10 hiện đang là chiếc máy ảnh ống kính rời rẻ nhất thị trường hiện nay mà bạn có thể mua được nếu như hầu bao chỉ dưới 7 triệu.
Mặc dù đã được 3 tuổi nhưng EOS M10 vẫn là chiếc máy rất “đáng đồng tiền bát gạo”, đáp ứng tốt nhu cầu chụp “chơi bời”, kích cỡ vô cùng nhỏ gọn, thao tác tiện dụng nhờ màn hình cảm ứng lật và wifi (giúp điều khiển máy từ xa và gửi ảnh từ máy sang điện thoại), chất lượng lại vượt xa điện thoại và máy ảnh du lịch.
Máy có 2 màu đen và trắng (trắng bóng), phù hợp cho các anh chị em. Dự kiến máy này sẽ có khả năng là hết hàng vào hè năm nay, còn mẫu M100 mới hơn thì lại chưa chắc được giảm giá, vì thế mọi người nên mua sớm ở thời điểm này.
Các anh chị em có thể đặt ngay EOS M10 tại đây nhé: http://bit.ly/2Amhsbm
2) Nikon D3400
Giá thị trường: ~9 – 9,3 triệu
Mặc dù được xếp vào phân khúc phổ thông, D3400 vẫn được trang bị cảm biến hình ảnh tương tự các máy cao cấp hơn như D5600, D7200, cho ra những bức ảnh chất lượng cao, vô cùng sắc nét.
Một điểm đáng lưu ý khác, pin của D3400 có dung lượng khá lớn (có thể chụp tối đa tới 1200 ảnh khi sạc đầy), vượt xa các máy tiền nhiệm (700 tấm), cũng như sản phẩm đối thủ trong tầm giá và phân khúc. Dung lượng này hoàn toàn thoải mái cho một chuyến du lịch xa vài ba ngày.
D3400 mặc dù không được trang bị wifi, nhưng Bluetooth sẽ thay vào vị trí đó, tức là bạn vẫn có thể chụp và chuyển ảnh sang di động hết sức dễ dàng. Nếu bạn mới lần đầu tiếp xúc máy ảnh, không phải lo vì giao diện nói chung cũng như cách dùng Bluetooth rất đơn giản.
Điểm đáng tiếc duy nhất của Nikon D3400 nằm ở màn hình không có cảm ứng. Sẽ hơi bất tiện nếu như người dùng đã từng trải nghiệm một số máy ảnh có màn hình cảm ứng trước đó.
Đặt ngay một bộ D3400 tại đây nhé: http://bit.ly/2CjLRYt
Fujifilm X-A10
Giá thị trường: 7-8 triệu
Một đại diện đã 2 năm tuổi đến từ Fujifilm, rẻ thứ nhì thị trường sau Canon EOS M10 và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với M10.
Nối tiếp truyền thống của Fujifilm trong vài năm qua, X-A10 có thiết kế ngoài giống pha trộn giữa sự cổ điển và hiện đại.
Nếu như bạn ưa thích màu sắc của những bức ảnh phim thời xưa mà lười hậu kì, đây sẽ là sản phẩm phù hợp với bạn. Hoặc nếu như bạn không đủ kinh phí để chạm đến chiếc máy ở phân khúc cao hơn, X-A5.
-
Thân máy X-A10 cùng pin NP-W126S
Đáng lưu ý ở sản phẩm này là việc sử dụng pin NP-W126S – chung pin với các máy cao cấp hơn, cho tới tận flagship X-T (NP-W126 và 126S chỉ là 2 phiên bản, hoàn toàn có thể dùng lẫn với nhau). Nếu đi chơi xa và quên sạc hoặc pin ở nhà, bạn có thể mượn pin của bạn bè “dùng tạm”.
Điểm trừ của X-A10 là màn hình không có cảm ứng, hơi bất tiện cho các tín đồ của smartphone. Dù sao, đối với sản phẩm phổ thông, để giữ mức giá rẻ thì một số tính năng sẽ bị lược bỏ.
Đặt mua X-A10 ngay tại đây: https://shorten.asia/NDYx3w64
Phân khúc 10 – 15 triệu đồng
Canon EOS 750D
Giá thị trường: 11,8 – 12,5 triệu
Mặc dù đã 3 năm tuổi nhưng đây vẫn là chiếc máy DSLR phổ thông được tin tưởng nhất hiện nay. Chỉ với số tiền ~12 triệu, bạn hoàn toàn có thể mua được bộ máy mới kèm ống kit, có bảo hành chính hãng 2 năm toàn quốc của công ty Lê Bảo Minh (LBM)
Đương nhiên, không thể thiếu là màn hình xoay lật cảm ứng và wifi. Bên cạnh đó, ống ngắm của chiếc máy này có sẵn đường gióng (Grid), giúp những bạn mới tiếp xúc với nhiếp ảnh căn bố cục dễ dàng hơn.
EOS 750D sử dụng pin LP-E17, có thể chụp tới 440 hình khi sạc đầy, vốn đang là chuẩn pin cho các máy phổ thông của Canon như 750D, 800D, M5, M6. Do đó, khi đi chơi xa, bạn có thể dùng chung sạc hoặc pin của bạn bè.
Các bạn có thể mua EOS 750D ngay nếu muốn tại đây: http://bit.ly/Ca750Dtiki
Canon EOS M50
Giá thị trường: ~14,5 triệu
EOS M50 đang là chiếc mirrorless thu hút rất nhiều sự chú ý trong năm 2018 nhờ tính năng tốt mà mức giá vừa phải.
Ống ngắm điện tử của M50 cho cảm giác dễ chịu, thực tế, vượt hơn hẳn flagship dòng M – EOS M5, trước giờ hứng chịu tai tiếng vì màu sắc sai lệch.
-
Mặt lưng của EOS M50, phần lớn không gian dành cho màn hình cảm ứng xoay lật
Bên cạnh đó, EOS M50 là chiếc máy phổ thông đầu tiên của Canon có khả năng quay 4K, giúp M50 có thêm ưu thế cạnh tranh với đối thủ (khi so thông số trên giấy tờ).
Một điểm đáng lưu ý khác, EOS M50 đã khắc phục hoàn toàn vấn đề AF chậm đi khi sử dụng các ống kính DSLR qua ngàm chuyển EF-EOS M.
Đặt Canon EOS M50 ngay tại đây: http://bit.ly/2Ej55z2
Fujifilm X-A5
Giá thị trường: ~15 triệu
Đại diện đến từ Fujifilm, thay thế cho chiếc X-A3 vốn đã 2 tuổi. Cải tiến đáng chú ý nhất của X-A5 là có thêm cổng mic, và vẫn với màn hình lật lên, đây là một lựa chọn rất phù hợp cho các bạn định làm VLOG.
Thiết kế ngoài vẫn không khác nhiều so với X-A3, nhưng được bổ sung thêm màn hình cảm ứng.
Một vài cải tiến khác ở X-A5 bao gồm khả năng thời gian vận hành khi sạc đầy pin dài hơn (có thể chụp tối đa tới 450 hình khi sạc đầy, so với 410 hình), số điểm AF được nâng từ 77 lên 91 và dải ISO hơn gấp đôi (ISO tối đa 51200 so với 25600).
-
Mặt sau máy với màn hình lật. Nguồn: ephotozine
Bên cạnh ống kit 16-50mm trước đây, X-A5 được bổ sung thêm tùy chọn ống kit 15-45mm.
Các bạn có thể đặt mua X-A5 ngay tại đây: https://shorten.asia/5jbFzeTp
Sony A6000
Giá thị trường: ~12 triệu, chính hãng Sony Việt Nam
Ra đời vào năm 2013, bắt đầu công cuộc giành giật thị trường của Sony từ tay các ông lớn Canon/Nikon nhờ thiết kế nhỏ gọn, khả năng quay phim tốt và bộ AF mà hãng này tự tin khẳng định “nhanh nhất địa cầu”.
Mặc dù đã 5 tuổi nhưng A6000 vẫn chứng tỏ mình là đối thủ đáng gờm ở tầm giá dưới 15 triệu nhờ khả năng quay video full HD 60p cũng như AF cực nhanh (trong điều kiện đủ ánh sáng).
Việc sử dụng chung pin NP-FW50 với các máy thế hệ sau như A6300/A6500 và cao hơn như a7/a7 II, a7R/a7R II giúp người dùng khỏi lo khi máy hết pin. Việc cho phép cắm sạc như điện thoại (sạc trực tiếp hoặc dùng bộ sạc dự phòng) khiến A6000 vô cùng linh hoạt, gạt đi nỗi lo hết pin – điểm yếu của mirrorless.
-
Thân máy A6000 khi lắp kit 16-50mm và pin NP-FW50. Nguồn: ephotozine
Điều đáng tiếc ở A600 là:
- Màn hình không có cảm ứng, sẽ gây một chút bất tiện trong quá trình dùng.
- Không có cổng mic rời để lắp thêm micro.
Đặt mua A6000 ngay tại đây: http://bit.ly/2OO3keR
Canon EOS 800D
Giá thị trường: 15-16 triệu
Ra đời cùng lúc với 77D – vốn là 800D nhưng được “thay áo”, đổi tên và có giá cao hơn 2 triệu, thay thế cho EOS 760D.
Canon EOS 800D dược thừa hưởng những tính năng chủ đạo trên 80D như 45 điểm AF, quay video full HD 60p.
Đáng chú ý ở 800D là thiết kế phần tay cầm sâu hơn so với truyền thống của dòng phổ thông, giúp thao tác cầm nắm tốt hơn, tránh gây mỏi tay. Bên cạnh đó, vẫn là pin LP-E17 nhưng thời lượng tăng lên gấp 1,5 lần, tối đa tới 660 hình có thể chụp khi sạc đầy, đủ cho một ngày dài đi chơi cùng bạn bè và gia đình.
Đặt ngay EOS 800D tại đây: http://shorten.asia/k8hm6RwE
Phân Khúc 15 – 20 triệu đồng
Sony A6300
Giá thị trường: ~17 triệu, chỉ body, chính hãng
Xuất hiện vào năm 2016 nhằm thay thế cho A6000 đã được 2,5 tuổi. Qua 3 năm kể từ xuất hiện trên thị trường, Sony A6300 đã xây dựng hình ảnh đối thủ đáng gờm cho mình nhờ khả năng quay phim tốt: 4K 30p, Full HD 120p cùng khả năng AF cực nhanh (4D focus 425 điểm AF trước giờ luôn là niềm tự hào của Sony) và có cả S-Log 2 và 3.
-
Nguồn: Imaging Resource
Sony A6300 chỉ có 4 điểm yếu đáng kể: thao tác cầm nắm máy không thật sự thuận tiện, thời lượng pin ở mức trung bình (tối đa tới 400 hình có thể chụp khi sạc đầy), màu da người không đẹp như Canon – Fujifilm và màn hình không cảm ứng.
Mặc dù vậy, việc dùng chung pin cùng khá nhiều máy khác cùng khả năng sạc trực tiếp vào ổ điện hoặc bộ sạc điện thoại dự phòng giúp nỗi lo pin yếu giảm bớt đi đáng kể.
A6300 được mệnh danh là trâu cày video trong vài năm trở lại đây.
Các bạn có thể đặt mua ngay A6300 tại đây nhé: http://bit.ly/2XQAxwa
Canon EOS 80D
Giá thị trường 17 – 19,5 triệu (xách tay – chính hãng)
EOS 80D ra đời vào năm 2016 thay thế cho 70D đã được 2 năm rưỡi. Mặc dù thông số trên giấy tờ cũng như một vài hạng mục (như khử noise) kém hơn các đối thủ, 80D vẫn chứng tỏ là một chiếc máy rất tốt và rất dễ làm quen, cho cả nhu cầu làm việc cũng như đi chơi.
Đáng chú ý nhất ở 80D là hệ AF 45 điểm – cắt giảm đi từ 7D Mark II với 65 điểm, cho người dùng có sự linh hoạt lớn trong quá trình dùng, khả năng chọn bố cục tốt hơn, mặc dù chắc chắn không thể nhanh và chính xác như 7D Mark II.
Cùng với đó là sự bổ sung cho quay phim với cổng tai nghe – giúp điều chỉnh âm lượng kịp thời và chính xác, cũng như có thể AF liên tục khi quay ở 50/60p, điều không có trên 7D Mark II (70D dừng lại ở mức full HD 30p, HD 30p. 80D là full HD 60p).
Đặt ngay 80D tại đây: https://shorten.asia/PuTReFDU
Fujifilm X-T20
Giá thị trường: ~17 triệu
Ra đời vào đầu năm 2017 nhằm thay thế cho X-T10 ở nhóm máy tầm trung. Mặc dù sắp tròn 2 năm tuổi, nhưng X-T20 vẫn là chiếc máy cao cấp rất tốt đến từ Fujifilm (đủ sức đáp ứng cho cả nhu cầu làm việc cũng như đi chơi.
-
Nguồn: ephotozine
So với X-T10, X-T20 tập trung cải tiến vào khả năng quay video. X-T20 được bổ sung thêm cổng mic cũng như có thể quay 4K 30p.
Một điểm cải tiến khác ở X-T20 so với X-T10 là độ phóng đại của ống ngắm điện tử được nâng lên 1,5 lần, giúp cảm giác khi sử dụng ống ngắm được thoải mái hơn.
X-T20 có 2 tùy chọn màu: đen hoặc bạc (phần gù máy phía trên sẽ là đen hoặc bạc, thân máy phía dưới chỉ đen như hình trên).
Lưu ý rằng, mức giá trên chưa bao gồm ống kính kit đi kèm là 16-50 hoặc 18-55mm.
Các bạn có thể mua ngay X-T20 tại đây: https://shorten.asia/cBPQfas3
Trên 20 triệu
Canon EOS 6D
Giá thị trường: 21-22 triệu
Ra đời vào 9-2012, đánh dấu sự khai sinh của một dòng máy mới: full-frame cấp thấp. Mặc dù phải hứng chịu khá nhiều ý kiến tiêu cực khi so sánh với 5D Mark III ở cấp cao hơn. Nhưng sau 6 năm EOS 6D vẫn là chiếc máy được tìm mua rất nhiều nhờ ưu thế giá rẻ, độ bền bỉ và ổn định khi sử dụng.
-
EOS 6D và ống kit 24-70mm f/4L IS USM. Nguồn: wikimedia commons
11 điểm AF là điểm yếu cực lớn của 6D, tuy vậy ở mức giá như hiện giờ thì thông số này không có gì để phàn nàn. 6D có thể đáp ứng rất tốt nhu cầu chụp chơi hằng ngày cũng như làm việc như chụp cưới, sự kiện, kỷ yếu..
-
Mặt sau EOS 6D. Nguồn: ephotozine
Đáng lưu ý rằng, 6D là chiếc DSLR đầu tiên của Canon được trang bị wifi và GPS (mọi thông tin về tọa độ, độ cao ở vị trí bạn chụp sẽ được lưu vào EXIF khi bạn bật GPS lên).
Ở thời điểm này, EOS 6D đã dừng sản xuất từ giữa năm 2017. Nên nếu có thể, các bạn hãy nhanh tay vì biết đâu hộp 6D các bạn sẽ cầm là chiếc 6D mới cuối cùng trên thị trường.
Đặt ngay EOS 6D tại đây: https://shorten.asia/3xpzX8UK
Canon EOS 6D Mark II
Giá thị trường: 27 – 29 triệu
Ra đời vào tháng 6/2017 nhằm thay thế cho EOS 6D. Và cũng như 6D, 6D Mark II cũng hứng chịu “gạch đá” không thương tiếc vì vấn đề vỏ nhựa và dải tương phản động (dynamic range) kém hơn 6D.
Mặc dù vậy, ngay lập tức cũng xuất hiện những ý kiến phản bức và bênh vực cho 6D Mark II. Cho tới nay, ý kiến tiêu cực thì vẫn còn, nhưng 6D Mark II đã được đặt mua rất nhiều, thay vào chỗ của 6D trước kia.
-
EOS 6D Mark II và ống kit 24-70mm f/4L IS USM
So với 6D, 6D Mark II có khá nhiều cải tiến bao gồm
- 45 điểm AF, so với 11
- Độ phan giải cao hơn (26mpx so với 20mpx)
- Màn hình xoay lật cảm ứng (so với màn hình cố định, không cảm ứng)
- Pin LP-E6N, dung lượng cao hơn 3% so với LP-E6.
Nếu muốn tậu ngay một chiếc, các bạn có thể ghé qua đây: https://shorten.asia/XwH4t5q6
Nikon D750
Giá thị trường: 27 – 29 triệu
Ra đời vào năm 2014 nhằm thay thế cho D700, nhưng cũng là đánh dấu sự khai sinh của một dòng DSLR mới: kết hợp các tính năng của D810 vào một thân máy nhỏ và mỏng. Mặc dù dính “phốt” ngay lúc ra mắt liên quan đến màn trập, tuy nhiên chỉ giới hạn trong các máy lô đầu tiên tại khu vực Âu-Mỹ, cũng như Nikon thông báo sẽ sửa chữa miễn phí cho các máy “dính bệnh”.
Mặc dù đã 4 năm tuổi nhưng D750 vẫn chứng tỏ là một chiếc máy rất tốt, bền bỉ. D750 được Nikon ưu ái lúc đó với màn hình lật (dù không có cảm ứng), giúp tăng sự linh hoạt trong quá trình sử dụng. 2 khe thẻ SD giúp giảm thiểu rủi ro khi làm việc, nếu không may 1 thẻ bị hỏng.
-
Nikon D750 cùng ống kính 24-70mm f/2.8G ED Nano
Đáng lưu ý, hệ AF của D750 tương tự D810 và D4S, nhưng có thể hoạt động trong tối tốt hơn (-3EV, tương đương đêm trăng tròn).
Nếu muốn mua ngay, các bạn có thể ghé qua link này: http://shorten.asia/mSqfzufX
Sony a7 II
Giá thị trường: 23-26 triệu
Ra đời cuối năm 2014 nhằm thay thế cho a7 vừa tròn 1 tuổi.
So với người tiền nhiệm a7, a7 II vẫn giữ nguyên các thông số sau:
- Cảm biến CMOS 24 mpx
- ISO 100-25600, mở rộng 50-51200
- Tốc độ chụp liên tiếp
- 142 điểm AF
-
Sony a7 II khi kèm kit 28-70mm
Tuy vậy, do là đời sau nên a7 II vẫn có một vài điểm khác so với a7 bao gồm:
- Khung vỏ kim loại hoàn toàn (khiến máy nặng hơn 140g)
- 4 nút tùy biến chức năng so với 3
- Tốc độ lấy nét nhanh hơn khá nhiều
- Khả năng xử lý nhiễu tốt hơn ở điều kiện chụp thiếu sáng
- Bổ sung thêm CineGamma, Time code cho những người quay phim
- Chống rung cảm biển 5 trục
- Thời lượng pin tăng thêm, từ 340 lên 350 tấm khi sạc đầy
(tối đa trên lý thuyết, mặc dù sự cải thiện này không dễ để nhận thấy)
-
Mặt lưng Sony A7 II, các bạn có thể nhìn thấy nút C3, C4 – 2 trong số 4 nút tùy biến, gán chức năng tùy thích. Màn hình lật, nhưng không có cảm ứng.
Trong tầm giá này, A7 II là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Canon EOS 6D và Nikon D750. Mặc dù có khá nhiều ý kiến trái chiều, nhưng đây vẫn là một chiếc máy khá tốt trong tầm tiền của Sony, giúp những người dùng muốn nâng cấp lên fullframe mà tài chính hạn chế có thể vừa lòng.
Đặt ngay Sony a7 II tại đây, đi kèm rất nhiều quà cho các bạn: http://bit.ly/NikonD750TIKI
Fujifilm X-T2
Giá thị trường: ~22 triệu
Mặc dù đến nay đã bị thay bằng X-T3, tuy nhiên X-T2 vẫn là sản phẩm được tìm mua do giá đã giảm đi khá nhiều.
Đây là đại diện duy nhất sử dụng cảm biến APS-C trong tầm giá này, khi tất cả các đối thủ Canon, Nikon, Sony đều được trang bị Full-frame.
-
X-T2 cùng ống kit 18-55mm
Trong tầm giá này, X-T2 thường được đưa vào so sánh với nhiều sản phẩm như EOS 7D Mark II, D500, A6500. Dù vậy, rất khó để nói X-T2 mạnh hơn hay yếu hơn các sản phẩm đó, bởi chúng sinh ra phục vụ nhiều mục đích khác nhau.
-
Mặt sau X-T2 cùng màn hình lật nhưng không cảm ứng
Tuy nhiên với trình giả lập màu phim với nhiều chế độ khác nhau, cùng thuật toán xử lý hình ảnh vô cùng sắc nét là điểm cộng lớn cho X-T2.
So với người tiền nhiệm X-T1, X-T2 có những cải tiến sau:
- độ phân giải 24mpx, so với 16mpx
- Tốc độ lấy nét nhanh hơn nhiều
- Khả năng xử lý nhiễu tốt hơn nhờ chip xử lý mới
- khả năng quay video tối đa 4K 30p và Full HD 120fps và có F-Log, so với full HD 60p.
- cổng USB 3.0 so với 2.0, cho tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn.
Các bạn có thể truy cập link này nếu muốn mua ngay: https://shorten.asia/d9g2NGZ7
Tạm kết
Đến đây có thể các bạn đã tìm ra được chiếc máy phù hợp ý mình rồi đúng không nào. Khó có thể nói một chiếc máy thực sự vượt trội hơn các máy còn lại, bởi mỗi máy đều có thế mạnh của riêng mình.
Hãy đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho chúng mình nếu có thắc mắc về bài viết này cũng như về nhiếp ảnh.
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.
Fujifilm vừa tung ra bản cập nhật firmware v4.1.0 mới nhất cho chiếc máy Fujifilm X-T2 của hãng. Đây là một phiên bản sửa lỗi cho phiên bản 4.0 với nhiều tính năng đột phá trước đó nhưng lại gây treo máy khá nhiều.
mel·an·cho·li·a n.
Đầu năm là dịp mà rất nhiều hãng máy ảnh tung ra sản phẩm mới, trong đó có Fuji với sự ra mắt đầy bất ngờ của chiếc GFX 50S, một chiếc Medium Format có giá rẻ nhất thị trường ( 6500$ – rẻ hơn cả chiếc Pentax 645Z). Nhưng không chỉ có vậy, hãng còn cho ra mắt một loạt sản phẩm mới ở phân khúc phổ thông.
Fujifilm – hãng máy ảnh nổi tiếng bằng việc chinh phục người hâm mộ bằng những dòng sản phẩm mang thiết kế hoài cổ của những chiếc máy film cũ. Không dừng ại ở đó, Fujifilm sẽ đem đến một một phiên bản hoàn toàn mới cho hai dòng sản phẩm hàng đầu của họ. Hãy cũng 50mm Vietnam tìm hiểu có gì đặc biệt ở phiên bản mới này.
Sau bao tháng ngày chỉ được nghe tin đồn, xem ảnh lậu, cuối cùng Fujifilm đã chính thức đẩy anh chàng X-T1 về vườn bằng việc cho ra mắt một hậu duệ mới, kèm theo là một sự cải tiến đáng kể về file RAW.
“There are 365 days in a year. But there are only 2 days, when one cannot do anything. Yesterday, because it’s over. Tomorrow, because one can’t control it. So I live a day at a time and today is a beautiful day” – Celine Dion