Có phải Olympus đang chuẩn bị “đánh lớn” bằng việc mở màn năm 2019 của họ với siêu phẩm flagship OM-D E-M1X?
Lá cờ đầu của Olympus
Mặc dù không phải là kẻ mở bát của năm 2019 (Sony mới là kẻ châm ngòi năm nay bằng a6400 cùng loạt firmware nâng cấp), nhưng Olympus lại bắt đầu năm mới của họ bằng một siêu phẩm cao cấp mang tên O-MD E-M1X vào lúc 13 giờ 24/1/2019 (theo giờ Việt Nam) tại London (Anh).
Được định hướng là sản phẩm cao cấp nhất, thay thế cho E-M1 Mark II, cũng như giành giật chỗ đứng trong thế giới mirrorless vốn đang quá “hỗn loạn”, Olympus đã thiết kế sản phẩm này với rất nhiều những đột phá, biến E-M1X trở thành “khủng long thu nhỏ” của làng mirrorless.
Diện mạo và sức mạnh khủng long ẩn bên trong là trái tim nhỏ nhắn
Vẻ ngoài miễn chê
Điều dễ nhận ra nhất ở bên ngoài chiếc máy này là một vẻ ngoài cực chuyên nghiệp, nam tính và chắc chắn với lớp vỏ kim loại cứng cáp, cùng một thiết kế hoài cổ cực đẹp.
Vẫn với thiết kế của dòng máy ảnh chuyên nghiệp với grip dọc liền thân máy, đồng nghĩa với không gian cầm nắm của OM-D E-M1X cũng lớn hơn và thao tác thuận tiện hơn khi cầm máy dọc, chiếc grip này cho phép chứa đến 2 pin bên trong.
Với 2 pin bên trong grip, tổng số ảnh có thể chụp được với máy này trên lý thuyết là 870 hình, thực tế có thể lên đến 2850 tấm.
Sức mạnh bên trong
Mặc dù phải chịu thua thiệt rất nhiều trước các đối thủ cùng dòng như EOS-1D X Mark II, D5 hay a9 vì vấn đề sử dụng cảm biến cỡ nhỏ, tuy nhiên Olympus đã bù lại bằng rất nhiều những tính năng kĩ thuật khác.
Không phải Sony, mà Olympus và Panasonic mới là những thương hiệu có truyền thống bê các tính năng và các thông số kỹ thuật khủng lên sản phẩm của mình.
Với chuẩn USB Power Delivery, việc sạc pin cho OM-D E-M1X giờ đây còn nhanh và tiện hơn nữa thông qua cổng sạc USB. Cả 2 cục pin có thể được sạc đầy cùng lúc chỉ trong 2 giờ. Điều này thực sự hữu ích với những người dùng phải di chuyển liên tục, không có nhiều thời gian lưu lại một địa điểm.
Chống rung thân máy – Tính năng khiến cả giới máy ảnh ngả mũ thán phục
Ở bên trong, nổi bật hơn cả là chống rung trong thân máy. Mặc dù không phải người đầu tiên có ý tưởng về tính năng này nhưng Olympus mới là kẻ thành công nhất. Ở E-M1X, khả năng chống rung trong thân máy đã được nâng lên tới 7,5 stop, con số mà tất cả các hãng máy ảnh có nằm mơ cũng chưa thể làm được.
Kỉ lục cho tới lúc này là 6,5 stop, cũng do Olympus nắm giữ trên chiếc E-M1 Mark II (khi sử dụng cùng ống kính 12-100mm). Với 7,5 stop, Olympus đã tự phá kỉ lục của chính mình, đưa họ đến ngưỡng mới của chống rung trong thân máy.
Với con số lý thuyết lên tới 7,5 stop, chúng ta hoàn toàn có thể chụp phơi sáng dài cầm tay lên tới 20 giây! Chưa rõ thực tế đến đâu, nhưng điều này thực sự hữu ích cho những người dùng có trí nhớ không tốt, bỏ quên chân máy ở nhà.
Không chỉ cho chụp ảnh, chống rung trong thân máy còn hiệu quả khi quay phim 4K. Mặc dù với dân quay phim, tripod, monopod, gimbal, steadicam luôn là phụ kiện không thể thiếu. Nhưng nếu chẳng may quên thì tính năng chống rung sẽ chữa cháy rất tốt.
Tính năng quay phim tốt nhưng chưa ấn tượng
Về phần quay phim Olympus OM-D E-M1X được trang bị thông số và công nghệ ở mức tạm ổn.
Với khả năng quay phim 4K ở các frame rate 24/25/30/50/60p và FullHD 24/25/30/50/60/120p nghe qua khá ấn tượng, tuy nhiên về mặt chất lượng thì lại chỉ dừng lại ở 8 bit 4:2:0, hoặc 4:2:2 khi sử dụng bộ ghi rời. Một điểm thua thiệt khá xa so với đối thủ GH5s khi đã có thể quay 10 bit từ lâu.
Olympus O-MD E-M1X cũng được trang bị thêm cả OM-Log400, một profile cho việc quay phim có thể giữ được nhiều chi tiết hơn, tuy nhiên với độ phân giải màu sắc chỉ là 8 bit 4:2:0, chi tiết này cũng chỉ mang tính tô điểm là nhiều.
Một vài tính năng khác
Bên cạnh đó, Olympus đã đưa lên E-M1X một hệ thống cảm biến – kết nối hỗn hợp mang tên “field sensor”: bao gồm cảm biến nhiệt, cảm biến độ sâu, la bàn, GPS. Hệ thống field sensor này đã xuất hiện trên các máy quay hành trình từ khá lâu, tuy nhiên đây là lần đầu nó được đưa lên máy ảnh (Trừ GPS).
Tính năng GPS hiện giờ vô cùng phổ biến trên các máy ảnh, cùng với wifi, NFC, Bluetooth hợp thành bộ 4 tính năng kết nối không dây. GPS trên các máy ảnh hiện nay được thiết kế để kết nối với 3 hệ thống định vị toàn cầu gồm: GPS (Mỹ), Glonass (Nga) và QZSS Michibiki (Nhật).
Có cảm giác như Olympus đang biến chiếc máy ảnh flagship của mình trở thành chiếc action cam cỡ lớn. Cũng như chưa rõ việc đặt nhiều chủng loại cảm biến vào nhằm mục đích gì. Nhưng rõ ràng, một chiếc máy ảnh có thể đo được cả nhiệt độ, độ sâu.. ngoài thực địa nghe qua vô cùng hấp dẫn.
Các thông số kĩ thuật của OM-D E-M1X
- Cảm biến micro four thirds, 17,4 x 13mm, độ phân giải hiệu dụng 20,37mpx, 5184 x 3888
- Tự làm sạch cảm biến: Rung ở tần số cực cao
- Chống rung cảm biến: lên đến 7,5 stop (khi dùng ống Zuiko 12-100mm) hoặc 7 stop với ống kính Zuiko 12-40mm.
- Bộ xử lý hình ảnh: 2 chip
- AF: 121 điểm (cross-type), có thể AF -3,5 đến 20 EV (ở ISO 100 và ống kính khẩu độ f/2.8)
- Tốc độ màn trập tối đa: màn trập điện tử lên tới 1/32000 giây hoặc 1/8000 giây với màn trập cơ; tuổi thọ tối đa 400.000 chu kì.
- Tốc độ chụp liên tiếp tối đa: trên lý thuyết tới 18 hình/giây; lên tới 15 hình/giây ở định dạng RAW, lưu được 103 hình
- Đo sáng: 2-20 EV, ở ISO 100 và khẩu độ f/2.8, có thể chụp anti-flicker (tránh nhấp nháy dưới ánh sáng nhân tạo như đèn ống)
- Picture mode: i-finish, rực rỡ, tự nhiên, phẳng, chân dung, đơn sắc, tùy chọn, e portrait, nước, “color creator”, “art filter”.
- ND filter: tích hợp
- Quay video: 4K UHD 24/25/30/50/60p IPB; FHD 24/25/30/50/60p/120p
- Quay video timelapse: 4K 5fps, FHD 5/10/15fps, HD 5/10/15/30fps.
- Ống ngắm điện tử: 2,36 triệu điểm ảnh, 120fps, thời gian trễ 0,005 giây
- Màn hình: cảm ứng xoay lật
- Thẻ nhớ: 2 khe thẻ SD chuẩn UHS-II
- Ngôn ngữ: 34 ngôn ngữ khác nhau
- Cấu trúc: khung vỏ magie hoàn toàn
- Chống chịu: chuẩn chống nước IPX1
- Kết nối không dây: wifi
- Hệ thống hỗ trợ khác: GPS (ghi lại hành trình di chuyển của máy, kết nối với GLONASS của Nga, Quasi-Zenith Michibiki của Nhật), cảm biến đo áp suất, nhiệt độ, gia tốc
- Pin: thực tế tối đa tới 2850 tấm khi sạc đầy, 2 pin BLH-1
- Kích thước: 44.4 mm x 146,8mm x 75,4mm
- Nặng: 849g chỉ thân máy
Sản phẩm tiềm năng
Chưa rõ E-M1X có làm cho Olympus trở nên đáng quan tâm hơn với số đông người dùng chúng ta không khi điểm yếu cố hữu là cảm biến nhỏ so với các sản phẩm cùng dòng flagship hiện nay. Những người dùng cao cấp thường là cơ quan báo chí lớn, họ cũng không thiếu tiền để đầu tư những sản phẩm mang nhãn Canon và Nikon vốn có cảm biến lớn hơn, phù hợp khi chụp thiếu sáng.
Dù sao, nỗ lực của của Olympus cũng rất đáng hoan nghênh, đặc biệt trong thời kì mảng mirrorless đang vô cùng hỗn loạn. Sony đã có động thái dằn mặt cả thế giới đầu năm, Canon và Nikon có vẻ “ngầm” bắt tay nhau đánh lại Sony. Panasonic đã thành lập liên minh 3 hãng nhằm củng cố vững chắc hơn vị trí của mình trong thế giới mirrorless.
Dự kiến sản phẩm này sẽ được bán ra với mức giá 3000$, nghe qua thì có vẻ hơi chát cho một chiếc máy sử dụng cảm biến micro four thirds, dù là flagship. Nhưng cứ đợi xem, biết đâu những gì mà chiếc máy này thể hiện lại xứng đáng với số tiền phải bỏ ra.
Hi vọng rằng chúng mình sẽ sớm cơ hội trên tay sản phẩm này, mang đến sân vận động và nhà thi đấu để kiểm chứng sức mạnh thật sự của OM-D E-M1X.
Một số hình ảnh demo từ trang DPReview của OM-D E-M1X
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé
Làm thế nào để chọn mua được một chiếc thẻ nhớ chuẩn nhu cầu sử dụng và túi tiền bây giờ? Hãy để 50mm Vietnam giúp các bạn đưa ra quyết định nào!
Đối với máy ảnh kĩ thuật số hiện nay, việc chọn mua thẻ nhớ phù hợp cũng quan trọng chẳng kém gì chọn phim cho các máy “cơ” ngày xưa. Bởi lẽ, nó sẽ quyết định đến hiệu quả hoạt động của máy, đặc biệt nếu chiếc máy phải làm việc với cường độ cao.
Tiếp sau bài viết sử dụng thẻ nhớ đúng cách và livestream thẻ nhớ hôm qua, chúng mình tiếp tục gửi đến các bạn hướng dẫn lựa chọn mua thẻ nhớ phù hợp với những thông tin quan trọng mà các bạn có thể chưa biết.
Trong phần một của chủ đề Chọn mua thẻ nhớ phù hợp này, chúng mình sẽ chỉ đề cập đến SD – loại thẻ nhớ rất phổ biến với những người mới tiếp xúc với máy ảnh ống kính rời, máy ảnh du lịch, thậm chí ngay cả dân chuyên nghiệp. Đối với các loại thẻ nhớ khác như CF hoặc Micro SD, các bạn nhớ theo dõi ở các bài viết tiếp theo.
Và giờ hãy cùng 50mm Vietnam đi tìm hiểu thêm về thẻ nhớ thôi.
Lịch sử thẻ nhớ SD
Bắt nguồn vào năm 1999 (năm mà chiếc DSLR đầu tiên của Nikon ra đời – D1), 3 hãng điện tử Sandisk, Panasonic (Matsushita Electric) và Toshiba hợp tác nghiên cứu để cải tiến hơn nữa chuẩn thẻ MMC hiện có.
Tiếp theo đó, năm 2000, họ cùng thành lập hiệp hội thẻ SD – tổ chức phi lợi nhuận, ban hành các tiêu chuẩn về thẻ nhớ SD. Hiệp hội thẻ SD ngày nay có hơn 1000 công ty thành viên.
Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều hãng sản xuất thẻ nhớ, mà có thể kể ra vài cái tên:
- Transcend
- Kingston
- Sandisk (Ở Việt Nam thì Sandisk phổ biến nhất)
- Sony (Các thẻ Sony chúng ta thường thấy trên các máy Sony, do họ dùng tặng kèm máy)
- Toshiba (Cá nhân mình thích dùng thẻ Toshiba hơn cả, dù Sandisk rất tốt)
Thông số kĩ thuật của một chiếc thẻ nhớ
Một chiếc thẻ nhớ thường được in khá nhiều thông tin ở mặt trên, giúp cho người dùng biết được “sơ sơ” hoặc “chi tiết” về khả năng của chiếc thẻ mình đang dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự biết được, khiến cho đôi khi họ tốn rất nhiều tiền mua thẻ nhớ về nhưng vẫn không được như ý.
Về cơ bản thẻ nhớ được “cưa” làm 3 loại:
SD (hay kỹ thuật gọi là SDSC – Secure Digital Standard Capacity)
Thẻ SD là phiên bản nâng cấp từ MMC. Thẻ nhớ SD (cũng như SDHC và SDXC sau này) có kích thước 28,5 x 21,5 x 1,5mm (dài x rộng x cao).
Những thẻ thuộc loại SDSC thường có dung lượng đến tối đa 2GB. Dung lượng trên ở thời điểm hiện nay nghe rất nhỏ, chẳng đáng bao nhiêu. Tuy nhiên cách đây chừng 15 năm thì nó là khá lớn, bởi ngày đó những máy ảnh có độ phân giải chỉ chừng 4-5 mpx, nên về cơ bản thì đã khá phù hợp với việc lưu trữ rồi (đối với dân quay phim thì họ sẽ mua nhiều thẻ nhớ hoặc mua ổ cứng.)
Cũng phải nói thêm mặc dù SD là một bản nâng cấp của MMC, nhưng lại được thiết kế mới hoàn toàn, nên không thể lắp vừa các khe MMC.
Hiện nay, SD đã gần như tuyệt chủng, không sản xuất nữa và khó khăn lắm chúng ta mới có thể tìm được một chiếc thẻ 2GB.
SDHC (SD High Capacity)
Ra đời từ tháng 1/2006 do nhu cầu lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng, cũng như đòi hòi từ người dùng ở chiếc thẻ nhớ SD có tốc độ đọc ghi cao hơn.
Về cơ bản, kích thước ngoài của SDHC giống hệt SDSC, nhưng dung lượng và tốc độ đọc ghi cao hơn. SDHC có dung lượng từ 4 đến 32GB. SDHC xuất hiện cùng lúc với chuẩn USB 2.0, cho tốc độ đọc dữ liệu nhanh hơn trước kia. Các thiết bị hỗ trợ SDHC thì có thể chạy SDSC, nhưng ngược lại thì không.
Tương tự SDSC, các thẻ SDHC 4GB giờ gần như không còn sản xuất nữa, họa hoằn chỉ những cửa hàng máy ảnh lâu đời và hơi “keo kiệt” một tí thì mới tặng kèm các bạn loại thẻ này.
SDXC (SD eXtended Capacity)
Ra đời từ tháng 1/2009, dung lượng tăng lên từ 64GB cho tới 2TB. SDXC xuất hiện cùng lúc với chuẩn USB 3.0, sau này có thêm 3.1, giúp tốc độ đọc dữ liệu (copy từ thẻ ra máy tính) tăng cao hơn nữa so với SDHC.
Bên cạnh đó, tháng 7/2018, hiệp hội SD đã công bố chuẩn thẻ SD thứ 4 mang tên “SDUC” – SD Ultra Capacity, cho dung lượng tới 128TB, tốc độ tối đa đạt tới 985 MB/s nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng. Tuy nhiên, từ giờ cho tới lúc SDUC phổ biến như SDHC sẽ phải mất 5-7 năm nữa.
Thế còn những con số “MB/s” “x”, “C2/4/6/10”, “I”, “II”, “U” có ý nghĩa ra sao?
Về dung lượng thì đa phần ai cũng hiểu là càng to thì càng tốt rồi, tuy nhiên còn các kí tự lằng nhằng khác trên một cái thẻ như hình dưới đây là gì nhỉ? Các thông số trên đều có điểm chung là thông báo về tốc độ đọc – ghi của thẻ. Tuy nhiên, những thông số trên về cụ thể lại có điểm khác nhau.
C2/4/6/10 là Class 2/4/6/10, con số này nói đến tốc độ ghi dữ liệu tối thiểu từ máy ảnh/máy quay vào thẻ.
Ở thời kì SDSC, nhu cầu người dùng thấp nên dung lượng và tốc độ thẻ thấp, đạt tối thiểu 2MB/s. Về sau, đến thời kì của SDHC và SDXC, các con số này tăng dần lên 4 MB/s, 6 MB/s, 10 MB/s. Mặc dù các thẻ nhớ hiện nay đã có tốc độ ghi dữ liệu rất cao, vượt xa 10 MB/s, nhưng nhà sản xuất vẫn chỉ kí hiệu C10.
Một số thẻ nhớ “khá” cho đến khủng hiện nay bên cạnh C10 còn được in kí hiệu U3, V30, V60. Nó cho biết tốc độ ghi tối thiểu của 2 loại thẻ này đạt 30 hoặc 60 MB/s (U3 = V30). Nếu thẻ đề U1 thì tối thiểu chỉ đạt 10 MB/s thôi nhé.
Bên cạnh đó, một số nhà sản xuất lại “không thích” in số má rõ ràng như vậy, thay vào đó là 600x, 1000x.. Về cơ bản cách biểu thị thông số của các thẻ này chỉ khác ở mặt hình thức, còn tốc độ và hiệu năng là tương đương. 1x là được coi là 150KB, do đó 1000x là 150000 KB/s = 150 MB/s.
Đến đây lại nảy sinh vấn đề khác. Tại sao 150 MB/s lại bằng 150000 KB/s mà không phải 153600 KB/s?
Đây là 2 cách tính khác nhau. 1024 hay 2 mũ 10 là cách tính với hệ nhị phân trên máy tính. 1000 là cách tính theo sản xuất thương mại cho tròn số, dễ tính toán.
Một lưu ý nhỏ cho các bạn thích tò mò: tại sao nhà sản xuất chỉ đề tốc độ ghi trên các thẻ thuộc hàng “khá” trở lên. Vì ở các dòng thẻ thấp hơn như Sandisk Ultra, tốc độ ghi chỉ có 15-30 MB/s, con số không đáng kể, dễ làm cho người dùng cảm giác đây là hàng “phế” và bỏ qua.
Vậy UHS và I, II là gì?
UHS là viết tắt của Ultra High Speed. UHS chỉ xuất hiện trên các thẻ SDHC, SDXC từ 8GB và C10 trở lên. Phổ biến trên thị trường hiện nay là UHS-I và UHS-II, kí hiệu bằng số La Mã I và II.
UHS-I sẽ có tốc độ đọc tối đa đến 104 MB/s (cao), UHS-II đạt tới 312 MB/s (cực cao). Cần lưu ý rằng, cùng đề kí hiệu UHS-I hoặc UHS-II, nhưng không có nghĩa là 2 thẻ sẽ có tốc độ đọc – ghi như nhau, vì nó còn phụ thuộc vào dòng thẻ: bình dân, khá hoặc cao cấp. Dòng càng cao, tốc độ càng cao.
Hiển nhiên, các thẻ UHS-II sẽ có tốc độ cao hơn UHS-I. Và để có tốc độ cao hơn, các thẻ UHS-II được thiết kế với 2 hàng chấu điện tử, trong khi UHS-I chỉ có 1. Cũng cần lưu ý rằng, “thẻ nào khe nấy”. Điều này có nghĩa rằng:
- Nếu máy bạn chỉ hỗ trợ UHS-I, bạn vẫn có thể cắm thẻ UHS-II, nhưng sẽ chỉ hoạt động ở tốc độ tối đa của UHS-I, hoăc tệ hơn là sẽ chạy như rùa.
- Nếu bạn cắm thẻ UHS-I vào khe UHS-II, cũng có 2 trường hợp: máy không nhận ở khe thẻ đó hoặc thẻ sẽ chạy như rùa.
Cho nên, bạn cần biết rõ máy mình hỗ trợ thẻ gì để mua thẻ nhớ sao cho phù hợp. Thẻ chỉ chạy hết công suất khi dùng đúng khe thẻ phù hợp. Với cá nhân mình từng dùng thẻ Sony UHS-II trên Canon EOS 7D Mark II – chỉ hỗ trợ UHS-I. Kết quả thu được thật may là thẻ không bị “rùa bò”, nhưng chỉ hoạt động ở tốc độ tối đa của chuẩn UHS-I.
Các thông số đã có, giờ hãy thử đọc thông số của một chiếc thẻ nhớ xem thế nào nhé:
Chúng mình sẽ bắt đầu với một chiếc thẻ nhớ cực kì thông dụng, được sử dụng làm quà tặng kèm cho các bạn khi mua máy: Sandisk Ultra 16GB 48MB/s
Vậy chúng ta biết được gì từ việc nhìn qua chiếc thẻ nhớ nào?
- Tên hãng sản xuất: Sandisk (một hãng của Mẽo, nhưng sản xuất tại Trung Quốc).
- Tên dòng: Ultra – sản phẩm bình dân
- Thẻ này có tốc độ ghi tối thiểu 10 MB/s, đọc tối đa đến 48 MB/s, chuẩn thẻ UHS-I
Vậy thẻ này là vừa đủ cho nhu cầu chụp chơi bình thường, hoặc quay video với điều kiện bạn chỉ được quay ở độ phân giải HD hoặc full HD chất lượng thấp.
Nếu chụp RAW hoặc chụp liên tiếp JPEG, máy bạn sẽ bị dừng mất một lúc để chuyển dữ liệu từ bộ nhớ đệm vào thẻ.
Tiếp theo là chiếc thẻ nhớ mà chúng mình đã nhắc đến nhiều lần trong thời gian qua: Sandisk Extreme Pro 32GB 95MB/s.
- Tên hãng: Sandisk
- Tên dòng: Extreme Pro (sản phẩm thuộc hàng cao cấp, hiệu năng và chất lượng tốt)
- Tốc độ ghi tối thiểu U3/V30 = 30MB/s, tối đa lý thuyết lên tới 90 MB/s, đọc tối đa lên đến 95 MB/s, chuẩn thẻ UHS-I
Với thẻ này, người dùng hoàn toàn có thể chụp liên tiếp RAW mà không lo bị mất nhiều thời gian “dừng máy”, cũng như có thể quay Full HD hoặc 4K. Dĩ nhiên, tiền nào của nấy, về lý thuyết thẻ 32GB Extreme Pro đắt gấp 4 lần 16GB Ultra đã nói ở trên.
Phân loại thẻ nhớ theo hãng
Mỗi một hãng thẻ nhớ có một cách phân chia dòng thẻ khác nhau. Và trong phạm vi bài viết này, chúng mình sẽ chỉ nói đến Toshiba, Sandisk và Sony – 3 hãng phổ biến tại Việt Nam hiện nay.
Toshiba
Các dòng phổ thông thì không được đặt tên, nhưng ngược lại với các dòng trung bình đổ lên, được gọi là Exceria và cao nhất là Exceria Pro.
Trong cả 2 dòng trung và cao cấp, Toshiba đều có 2 loại UHS-I và UHS-II cho người dùng tùy chọn theo nhu cầu và khả năng tài chính.
Sandisk
Dòng thấp nhất không có tên, đặc trưng bởi màu xanh dương đậm với tốc độ ghi tối đa C4 (4 MB/s), thường được dùng tặng kèm máy loại dung lượng 16GB.
Các dòng phổ thông như 48 MB/s và 80 MB/s được gọi chung là Ultra, chỉ khác ở màu giấy in mặt trước. 48 MB/s sẽ có màu đen, 80 MB/s sẽ có màu bạc.
Các dòng “khá” được gọi là Extreme, đặc trưng bởi màu vàng. Tốc độ đọc – ghi tối đa lên đến 90 – 40 MB/s. Khác với Toshiba có Exceria cho cả 2 lớp tốc độ UHS-I và II, Extreme chỉ có UHS-I.
Cao cấp nhất là Extreme Pro với UHS-I, U3 hoặc V30, tốc độ đọc – ghi tối đa 95 – 90 MB/s. Thích hợp cho những người dùng quay phim Full HD hoặc 4K, chụp liên tiếp RAW. Ngoài ra, Sandisk còn có Extreme Pro chuẩn UHS-II,
Chọn mua thẻ nhớ Sandisk dưới đây:
- ExtremePro 64GB 170M/s: https://shorten.asia/ZDHZf5MX
- ExtremePro 32GB 95M/s: https://shorten.asia/cV1PrgYs
- Extreme 32GB 90M/s: https://shorten.asia/KpJCwRuX
Sony
Sony cũng có khá nhiều dòng thẻ, tuy nhiên mình sẽ chỉ nhắc đến 3 dòng khá phổ biến hiện nay.
Thấp nhất hiện nay là thẻ SF-UY3, đặc trưng với vỏ giấy màu xanh lá cây, chuẩn UHS-I, U1, tốc độ đọc tối đa 90 MB/s, dùng làm hàng tặng kèm khi mua máy (loại 32GB)
Cao hơn là SF-UX2, đặc trưng với vỏ giấy màu xanh dương, chuẩn UHS-I, U3, tốc độ đọc – ghi tối đa 94 – 70 MB/s.
Cao nhất là SF-M, đặc trưng với màu xám – bạc, chuẩn UHS-II, U3, tốc độ đọc – ghi tối đa 260 – 100 MB/s, dùng làm hàng tặng kèm Alpha A7 III.
Chọn mua thẻ nhớ Sony tại đây:
- SF-M 32GB 260MB / 100MB/s: https://shorten.asia/fY7Zn1Ba
Vậy lựa chọn thẻ nhớ như thế nào cho phù hợp
Thẻ nhớ thì muôn hình vạn trạng, đủ các chủng loại, dung lượng, tốc độ làm việc và giá cả khác nhau. Do đó, xác định đúng nhu cầu và khả năng tài chính là tối quan trọng cho việc mua thẻ nhớ.
- Nếu bạn chỉ chụp chơi bời, gia đình, bạn bè, quay phim không yêu cầu chất lượng cao, một hoặc hai chiếc thẻ nhớ 16GB loại tương tự Ultra của Sandisk là phù hợp. 32GB là quá đủ ghi lại chuyến du lịch 5-7 ngày cho một gia đình.
- Nếu bạn làm việc, cần quay phim phân giải cao hoặc chụp thể thao – hoang dã, thì Exceria Pro, Extreme Pro, SF-M sẽ là lựa chọn hàng đầu. Các bạn có thể mua thẻ nhớ Exceria, Extreme và SF-UX2 dùng làm dự phòng.
- Nếu bạn là dân chơi và không thiếu tiền, mua gì là quyền của bạn ( :v ).
Một vài lưu ý khác
Một điều rất quan trọng: không phải máy ảnh nào cũng hỗ trợ các thẻ tốc độ cao hoặc cực cao. Riêng đối với các máy hỗ trợ UHS-I, các bạn cần lưu ý đời máy của mình để lựa chọn thẻ nhớ phù hợp, do các máy “đời trước” thường có tốc độ xử lý và ghi dữ liệu không nhanh (tạm gọi là x MB/s), nên nếu bạn dùng các thẻ có tốc độ ghi cao hơn thì tốc độ tối đa như đã nói ở trên cũng chỉ là x.
Việc mua thẻ “mạnh” hơn khả năng của máy không làm máy ghi nhanh hơn, gây ra những lãng phí không cần thiết cho túi tiền của bạn.
Ví dụ: với các bạn đang sử dụng Canon EOS 6D, 70D, 700D thì chỉ nên dùng các thẻ như Extreme hoặc Exceria, vì khả năng ghi của các máy này vào khoảng 40 – 45 MB/s, tương đương tốc độ ghi tối đa của thẻ. Nếu các bạn đang sở hữu Nikon D750, D7100, D3400, Canon EOS 6D Mark II, 7D Mark II, 80D, 800D trở lên, Extreme Pro hoặc Exceria Pro là lựa chọn tối ưu nhất.
Thứ hai, nếu bạn “gà”, rất dễ bị “thuốc” mua những chiếc thẻ tưởng như mạnh mà thực tế là nửa vời, ví dụ như thẻ nhớ dưới đây: Sandisk Ultra 16GB 80 MB/s. Thực tế chiếc thẻ này trừ việc copy dữ liệu ra máy tính nhanh hơn, tốc độ ghi chẳng khác gì người anh em Ultra 16GB 48 MB/s, giá cũng chênh lệch rất ít, giá thực sự chỉ chênh nhau 50k!
Thứ ba, không nên mua thẻ nhớ dung lượng quá lớn (64GB trở lên với nhu cầu chụp chơi là quá lớn). Dân t thường có xu hướng mua thẻ nhớ dung lượng lớn và không copy dữ liệu ra máy tính sau khi dùng. Về lâu dài dễ gây chết thẻ, nếu xảy ra trong quá trình đang dùng sẽ rất phiền toái.
Tạm kết
Những gì trên đây có lẽ đã tạm đủ cho các bạn có cái nhìn khái quát về thẻ nhớ SD. Hi vọng bài viết sẽ giúp cho các bạn và bạn bè lựa chọn mua thẻ nhớ dễ dàng hơn và phù hợp với nhu cầu của các bạn.
Nếu như các bạn cần mua thẻ nhớ, chúng mình gợi ý đến camerashop Techspot, số 5C Vọng Đức. Chỉ cần đọc code “50mm Vietnam” và các bạn sẽ thấy điều kì diệu xảy ra!
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.
Thử nghiệm thẻ nhớ trên EOS R để biết loại thẻ nhớ nào sẽ giúp phát huy toàn bộ sức mạnh chiếc fullframe mirrorless đầu tiên của Canon.
Thử nghiệm thẻ nhớ trên EOS R: lộ diện nhà vô địch
Mới đây trang web Camera Memory Speed đã đăng tải kết quả thử nghiệm thẻ nhớ trên EOS R, với 113 thẻ khác nhau, từ những loại hàng triệu đồng cho tới những loại chỉ 2 – 3 trăm nghìn, không loại trừ UHS-I hay UHS-II. Dĩ nhiên rằng tiền nào của ấy, không ngoài dự đoán khi 2 ông lớn thẻ nhớ nổi tiếng hiện nay Lexar và Sandisk chia nhau vị trí vô địch.
Cách thức thử nghiệm được thực hiện như sau:
- Máy ảnh sẽ được nối với máy tính có sẵn phần mềm tính toán chuyên dụng. Máy ảnh được đặt chế độ chụp liên tiếp cho đến khi thẻ nhớ đầy hết bộ nhớ đệm. Lúc này, tốc độ chụp liên tiếp sẽ giảm dần và cũng là lúc cuộc thử nghiệm kết thúc.
- Thời điểm tính tốc độ ghi thẻ bắt đầu từ lúc bộ nhớ đệm đầy cho tới khi toàn bộ dữ liệu đã được ghi hết vào thẻ.
- Sau khi dừng chụp, người ta dành ra một khoảng thời gian cố định để máy ghi dữ liệu từ bộ nhớ đệm vào thẻ. Do khoảng thời gian này là không cố định trên từng loại thẻ, nên để “chắc ăn”, khoảng nghỉ sẽ là 1 phút cho mỗi thẻ.
Sau một loạt các thử nghiệm, vị trí số 1 thuộc về Lexar Professional 2000x UHS-II Rev E 64GB với tốc độ ghi tối đa tới 182,7MB/giây, còn Sandisk Ultra 80MB/s 32GB SDHC cũng chiếm ngôi đầu nhưng từ dưới lên với 15MB/giây.
Không có gì khó hiểu khi thẻ của Lexar đứng vị trí hàng đầu, khi truyền thống xưa nay thẻ Lexar luôn đứng top trong các cuộc thử nghiệm. Hơn nữa, EOS R cũng được thiết kế với chuẩn UHS-II nên hiển nhiên UHS-II sẽ nhanh hơn cả.
Bên cạnh đó, khi sử dụng “ứng viên vô địch Lexar” ở trên, EOS R có thể chụp liên tiếp tới 35 hình RAW + JPEG, hoặc 44 RAW, 70 JPEG cho tới khi bộ nhớ đệm đầy (và tốc độ chụp liên tiếp giảm).
Cũng với điều kiện thử nghiệm này, ứng viên Sandisk Extreme Pro 95MB/s U3 V30 loại 64GB – sản phẩm khá quen thuộc với người dùng chúng ta sẽ ghi được 28 hình RAW + JPEG, hoặc 28 RAW, 70 JPEG.
Camera Memory Speed cho rằng tốc độ ghi JPEG không tốt như họ nghĩ, cũng như tương quan với RAW. Điều này là do khả năng làm việc của bộ xử lý hình ảnh và tốc độ ghi thẻ. Điều này sẽ thể hiện một cách rõ rệt khi bạn sử dụng các thẻ có tốc độ thấp.
Và kết quả chung cuộc của cuộc thử nghiệm thẻ nhớ trên EOS R
Tốt nhất
- Lexar Professional 2000x UHS-II Rev E 64GB: 182,7MB/giây
- ProGrade 250MB/s UHS-II V90 64GB: 181,5MB/giây
- Lexar Professional 2000x UHS-II 64GB: 181,3MB/giây
- Adata Premier One UHS-II V90 64GB: 181.1 MB/giây
- Lexar Professional 1800x microSD UHS-II 64GB: 180.3 MB/giây
Tệ nhất
- SanDisk Ultra 80MB/s 64GB: 15.0 MB/giây
- SanDisk Ultra 90MB/s microSD 200GB: 17.4 MB/giây
- SanDisk Ultra 80MB/s 32GB Card 2: 18.2 MB/giây
Không bất ngờ lắm khi toàn bộ các thẻ nhớ tệ nhất thì đều là loại giá siêu thấp chỉ 150 – 200 nghìn, rõ ràng một chiếc máy đắt thì nên mua thẻ nhớ tốt hơn…
Tạm kết
Thử nghiệm thẻ nhớ trên EOS R nói riêng hay trên các máy ảnh nói chung đều rất quan trọng. Từ những “bài thử” này, người dùng sẽ biết được sức mạnh của thẻ nhớ mà họ đang dùng, đồng thời hiểu được những thẻ nhớ nào có thể phù hợp với máy ảnh đang có trong tay.
Theo Camera Memory Speed.
Nếu bạn có nhu cầu tậu một chiếc thẻ nhớ khủng mà rẻ rề, hãy truy cập vào nhé. Còn nếu bạn đang thắc mắc về việc sử dụng thẻ sao cho đúng cách, hãy dừng xe, tắt máy và tạt vào đây.
Đừng quên chờ đón những thông tin mới từ các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.
Đây có lẽ là tin mừng cho giới chuyên nghiệp, nhất là những ai đang cần một chiếc thẻ nhớ nhanh hơn nữa để quay video 4K với số khung hình cao hoặc đang là các phóng viên ảnh thể thao.