Làm thế nào để chọn mua được một chiếc thẻ nhớ chuẩn nhu cầu sử dụng và túi tiền bây giờ? Hãy để 50mm Vietnam giúp các bạn đưa ra quyết định nào!


Đối với máy ảnh kĩ thuật số hiện nay, việc chọn mua thẻ nhớ phù hợp cũng quan trọng chẳng kém gì chọn phim cho các máy “cơ” ngày xưa. Bởi lẽ, nó sẽ quyết định đến hiệu quả hoạt động của máy, đặc biệt nếu chiếc máy phải làm việc với cường độ cao.

Tiếp sau bài viết sử dụng thẻ nhớ đúng cách và livestream thẻ nhớ hôm qua, chúng mình tiếp tục gửi đến các bạn hướng dẫn lựa chọn mua thẻ nhớ phù hợp với những thông tin quan trọng mà các bạn có thể chưa biết.

Trong phần một của chủ đề Chọn mua thẻ nhớ phù hợp này, chúng mình sẽ chỉ đề cập đến SD – loại thẻ nhớ rất phổ biến với những người mới tiếp xúc với máy ảnh ống kính rời, máy ảnh du lịch, thậm chí ngay cả dân chuyên nghiệp. Đối với các loại thẻ nhớ khác như CF hoặc Micro SD, các bạn nhớ theo dõi ở các bài viết tiếp theo.

Và giờ hãy cùng 50mm Vietnam đi tìm hiểu thêm về thẻ nhớ thôi.

Lịch sử thẻ nhớ SD

Bắt nguồn vào năm 1999 (năm mà chiếc DSLR đầu tiên của Nikon ra đời – D1), 3 hãng điện tử Sandisk, Panasonic (Matsushita Electric) và Toshiba hợp tác nghiên cứu để cải tiến hơn nữa chuẩn thẻ MMC hiện có.

Chọn mua thẻ nhớ phù hợp: Bạn biết đến đâu rồi? | 50mm Vietnam
Logo của hiệp hội thẻ SD

Tiếp theo đó, năm 2000, họ cùng thành lập hiệp hội thẻ SD – tổ chức phi lợi nhuận, ban hành các tiêu chuẩn về thẻ nhớ SD. Hiệp hội thẻ SD ngày nay có hơn 1000 công ty thành viên.

Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều hãng sản xuất thẻ nhớ, mà có thể kể ra vài cái tên:

  • Transcend 
  • Kingston
  • Sandisk (Ở Việt Nam thì Sandisk phổ biến nhất)
  • Sony (Các thẻ Sony chúng ta thường thấy trên các máy Sony, do họ dùng tặng kèm máy)
  • Toshiba (Cá nhân mình thích dùng thẻ Toshiba hơn cả, dù Sandisk rất tốt)

Thông số kĩ thuật của một chiếc thẻ nhớ

Một chiếc thẻ nhớ thường được in khá nhiều thông tin ở mặt trên, giúp cho người dùng biết được “sơ sơ” hoặc “chi tiết” về khả năng của chiếc thẻ mình đang dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự biết được, khiến cho đôi khi họ tốn rất nhiều tiền mua thẻ nhớ về nhưng vẫn không được như ý.

Về cơ bản thẻ nhớ được “cưa” làm 3 loại:

SD (hay kỹ thuật gọi là SDSC – Secure Digital Standard Capacity)

Thẻ SD là phiên bản nâng cấp từ MMC. Thẻ nhớ SD (cũng như SDHC và SDXC sau này) có kích thước 28,5 x 21,5 x 1,5mm (dài x rộng x cao).

Chọn mua thẻ nhớ phù hợp: Bạn biết đến đâu rồi? | 50mm Vietnam
Cách đây 15 năm, những chiếc thẻ nhớ 2GB như thế này đã là rất “khủng”.

Những thẻ thuộc loại SDSC thường có dung lượng đến tối đa 2GB. Dung lượng trên ở thời điểm hiện nay nghe rất nhỏ, chẳng đáng bao nhiêu. Tuy nhiên cách đây chừng 15 năm thì nó là khá lớn, bởi ngày đó những máy ảnh có độ phân giải chỉ chừng 4-5 mpx, nên về cơ bản thì đã khá phù hợp với việc lưu trữ rồi (đối với dân quay phim thì họ sẽ mua nhiều thẻ nhớ hoặc mua ổ cứng.)

Cũng phải nói thêm mặc dù SD là một bản nâng cấp của MMC, nhưng lại được thiết kế mới hoàn toàn, nên không thể lắp vừa các khe MMC.

Hiện nay, SD đã gần như tuyệt chủng, không sản xuất nữa và khó khăn lắm chúng ta mới có thể tìm được một chiếc thẻ 2GB.

SDHC (SD High Capacity)

Ra đời từ tháng 1/2006 do nhu cầu lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng, cũng như đòi hòi từ người dùng ở chiếc thẻ nhớ SD có tốc độ đọc ghi cao hơn.

Về cơ bản, kích thước ngoài của SDHC giống hệt SDSC, nhưng dung lượng và tốc độ đọc ghi cao hơn. SDHC có dung lượng từ 4 đến 32GB. SDHC xuất hiện cùng lúc với chuẩn USB 2.0, cho tốc độ đọc dữ liệu nhanh hơn trước kia. Các thiết bị hỗ trợ SDHC thì có thể chạy SDSC, nhưng ngược lại thì không.

Tương tự SDSC, các thẻ SDHC 4GB giờ gần như không còn sản xuất nữa, họa hoằn chỉ những cửa hàng máy ảnh lâu đời và hơi “keo kiệt” một tí thì mới tặng kèm các bạn loại thẻ này.

SDXC (SD eXtended Capacity)

Ra đời từ tháng 1/2009, dung lượng tăng lên từ 64GB cho tới 2TB. SDXC xuất hiện cùng lúc với chuẩn USB 3.0, sau này có thêm 3.1, giúp tốc độ đọc dữ liệu (copy từ thẻ ra máy tính) tăng cao hơn nữa so với SDHC.

Bên cạnh đó, tháng 7/2018, hiệp hội SD đã công bố chuẩn thẻ SD thứ 4 mang tên “SDUC” – SD Ultra Capacity, cho dung lượng tới 128TB, tốc độ tối đa đạt tới 985 MB/s nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng. Tuy nhiên, từ giờ cho tới lúc SDUC phổ biến như SDHC sẽ phải mất 5-7 năm nữa.

Thế còn những con số “MB/s” “x”, “C2/4/6/10”, “I”, “II”, “U” có ý nghĩa ra sao?

Về dung lượng thì đa phần ai cũng hiểu là càng to thì càng tốt rồi, tuy nhiên còn các kí tự lằng nhằng khác trên một cái thẻ như hình dưới đây là gì nhỉ? Các thông số trên đều có điểm chung là thông báo về tốc độ đọc – ghi của thẻ. Tuy nhiên, những thông số trên về cụ thể lại có điểm khác nhau.

C2/4/6/10 là Class 2/4/6/10, con số này nói đến tốc độ ghi dữ liệu tối thiểu từ máy ảnh/máy quay vào thẻ.

Ở thời kì SDSC, nhu cầu người dùng thấp nên dung lượng và tốc độ thẻ thấp, đạt tối thiểu 2MB/s. Về sau, đến thời kì của SDHC và SDXC, các con số này tăng dần lên 4 MB/s, 6 MB/s, 10 MB/s. Mặc dù các thẻ nhớ hiện nay đã có tốc độ ghi dữ liệu rất cao, vượt xa 10 MB/s, nhưng nhà sản xuất vẫn chỉ kí hiệu C10.

Một số thẻ nhớ “khá” cho đến khủng hiện nay bên cạnh C10 còn được in kí hiệu U3, V30, V60. Nó cho biết tốc độ ghi tối thiểu của 2 loại thẻ này đạt 30 hoặc 60 MB/s (U3 = V30). Nếu thẻ đề U1 thì tối thiểu chỉ đạt 10 MB/s thôi nhé.

Đại diện 3 nhãn thẻ nhớ: Toshiba, Sandisk, Lexar

Bên cạnh đó, một số nhà sản xuất lại “không thích” in số má rõ ràng như vậy, thay vào đó là 600x, 1000x.. Về cơ bản cách biểu thị thông số của các thẻ này chỉ khác ở mặt hình thức, còn tốc độ và hiệu năng là tương đương. 1x là được coi là 150KB, do đó 1000x là 150000 KB/s = 150 MB/s.

Đến đây lại nảy sinh vấn đề khác. Tại sao 150 MB/s lại bằng 150000 KB/s mà không phải 153600 KB/s? 

Đây là 2 cách tính khác nhau. 1024 hay 2 mũ 10 là cách tính với hệ nhị phân trên máy tính. 1000 là cách tính theo sản xuất thương mại cho tròn số, dễ tính toán.

Một lưu ý nhỏ cho các bạn thích tò mò: tại sao nhà sản xuất chỉ đề tốc độ ghi trên các thẻ thuộc hàng “khá” trở lên. Vì ở các dòng thẻ thấp hơn như Sandisk Ultra, tốc độ ghi chỉ có 15-30 MB/s, con số không đáng kể, dễ làm cho người dùng cảm giác đây là hàng “phế” và bỏ qua.

Vậy UHS và I, II là gì?

UHS là viết tắt của Ultra High Speed. UHS chỉ xuất hiện trên các thẻ SDHC, SDXC từ 8GB và C10 trở lên. Phổ biến trên thị trường hiện nay là UHS-I và UHS-II, kí hiệu bằng số La Mã I và II.

UHS-I sẽ có tốc độ đọc tối đa đến 104 MB/s (cao), UHS-II đạt tới 312 MB/s (cực cao). Cần lưu ý rằng, cùng đề kí hiệu UHS-I hoặc UHS-II, nhưng không có nghĩa là 2 thẻ sẽ có tốc độ đọc – ghi như nhau, vì nó còn phụ thuộc vào dòng thẻ: bình dân, khá hoặc cao cấp. Dòng càng cao, tốc độ càng cao.

Chọn mua thẻ nhớ phù hợp: Bạn biết đến đâu rồi? | 50mm Vietnam
Thẻ SD chuẩn UHS-II (trái) và UHS-I (phải)

Hiển nhiên, các thẻ UHS-II sẽ có tốc độ cao hơn UHS-I. Và để có tốc độ cao hơn, các thẻ UHS-II được thiết kế với 2 hàng chấu điện tử, trong khi UHS-I chỉ có 1. Cũng cần lưu ý rằng, “thẻ nào khe nấy”. Điều này có nghĩa rằng:

  • Nếu máy bạn chỉ hỗ trợ UHS-I, bạn vẫn có thể cắm thẻ UHS-II, nhưng sẽ chỉ hoạt động ở tốc độ tối đa của UHS-I, hoăc tệ hơn là sẽ chạy như rùa.
  • Nếu bạn cắm thẻ UHS-I vào khe UHS-II, cũng có 2 trường hợp: máy không nhận ở khe thẻ đó hoặc thẻ sẽ chạy như rùa.

Cho nên, bạn cần biết rõ máy mình hỗ trợ thẻ gì để mua thẻ nhớ sao cho phù hợp. Thẻ chỉ chạy hết công suất khi dùng đúng khe thẻ phù hợp. Với cá nhân mình từng dùng thẻ Sony UHS-II trên Canon EOS 7D Mark II – chỉ hỗ trợ UHS-I. Kết quả thu được thật may là thẻ không bị “rùa bò”, nhưng chỉ hoạt động ở tốc độ tối đa của chuẩn UHS-I.

Các thông số đã có, giờ hãy thử đọc thông số của một chiếc thẻ nhớ xem thế nào nhé:

Chúng mình sẽ bắt đầu với một chiếc thẻ nhớ cực kì thông dụng, được sử dụng làm quà tặng kèm cho các bạn khi mua máy: Sandisk Ultra 16GB 48MB/s

Hân hạnh được tài trợ bởi Techspot

Vậy chúng ta biết được gì từ việc nhìn qua chiếc thẻ nhớ nào?

  • Tên hãng sản xuất: Sandisk (một hãng của Mẽo, nhưng sản xuất tại Trung Quốc).
  • Tên dòng: Ultra – sản phẩm bình dân
  • Thẻ này có tốc độ ghi tối thiểu 10 MB/s, đọc tối đa đến 48 MB/s, chuẩn thẻ UHS-I

Vậy thẻ này là vừa đủ cho nhu cầu chụp chơi bình thường, hoặc quay video với điều kiện bạn chỉ được quay ở độ phân giải HD hoặc full HD chất lượng thấp.

Nếu chụp RAW hoặc chụp liên tiếp JPEG, máy bạn sẽ bị dừng mất một lúc để chuyển dữ liệu từ bộ nhớ đệm vào thẻ.

Tiếp theo là chiếc thẻ nhớ mà chúng mình đã nhắc đến nhiều lần trong thời gian qua: Sandisk Extreme Pro 32GB 95MB/s

  • Tên hãng: Sandisk
  • Tên dòng: Extreme Pro (sản phẩm thuộc hàng cao cấp, hiệu năng và chất lượng tốt)
  • Tốc độ ghi tối thiểu U3/V30 = 30MB/s, tối đa lý thuyết lên tới 90 MB/s, đọc tối đa lên đến 95 MB/s, chuẩn thẻ UHS-I

Với thẻ này, người dùng hoàn toàn có thể chụp liên tiếp RAW mà không lo bị mất nhiều thời gian “dừng máy”, cũng như có thể quay Full HD hoặc 4K. Dĩ nhiên, tiền nào của nấy, về lý thuyết thẻ 32GB Extreme Pro đắt gấp 4 lần 16GB Ultra đã nói ở trên.

Phân loại thẻ nhớ theo hãng

Mỗi một hãng thẻ nhớ có một cách phân chia dòng thẻ khác nhau. Và trong phạm vi bài viết này, chúng mình sẽ chỉ nói đến Toshiba, Sandisk và Sony – 3 hãng phổ biến tại Việt Nam hiện nay.

Toshiba

Chọn mua thẻ nhớ phù hợp: Bạn biết đến đâu rồi? | 50mm Vietnam

Các dòng phổ thông thì không được đặt tên, nhưng ngược lại với các dòng trung bình đổ lên, được gọi là Exceria và cao nhất là Exceria Pro.

Trong cả 2 dòng trung và cao cấp, Toshiba đều có 2 loại UHS-I và UHS-II cho người dùng tùy chọn theo nhu cầu và khả năng tài chính.

Sandisk

Dòng thấp nhất không có tên, đặc trưng bởi màu xanh dương đậm với tốc độ ghi tối đa C4 (4 MB/s), thường được dùng tặng kèm máy loại dung lượng 16GB.

Các dòng phổ thông như 48 MB/s và 80 MB/s được gọi chung là Ultra, chỉ khác ở màu giấy in mặt trước. 48 MB/s sẽ có màu đen, 80 MB/s sẽ có màu bạc.

Chọn mua thẻ nhớ phù hợp: Bạn biết đến đâu rồi? | 50mm Vietnam
Đây là một chiếc thẻ khá tốt, giá chỉ kém hơn 32GB Extreme Pro có vài chục đến 100 nghìn.

Các dòng “khá” được gọi là Extreme, đặc trưng bởi màu vàng. Tốc độ đọc – ghi tối đa lên đến 90 – 40 MB/s. Khác với Toshiba có Exceria cho cả 2 lớp tốc độ UHS-I và II, Extreme chỉ có UHS-I.

Cao cấp nhất là Extreme Pro với UHS-I, U3 hoặc V30, tốc độ đọc – ghi tối đa 95 – 90 MB/s. Thích hợp cho những người dùng quay phim Full HD hoặc 4K, chụp liên tiếp RAW. Ngoài ra, Sandisk còn có Extreme Pro chuẩn UHS-II,

Chọn mua thẻ nhớ Sandisk dưới đây:

Sony

Sony cũng có khá nhiều dòng thẻ, tuy nhiên mình sẽ chỉ nhắc đến 3 dòng khá phổ biến hiện nay.

Chọn mua thẻ nhớ phù hợp: Bạn biết đến đâu rồi? | 50mm Vietnam
Bạn nào mua A7 III chắc chắn không xa lạ gì thẻ nhớ này.

Thấp nhất hiện nay là thẻ SF-UY3, đặc trưng với vỏ giấy màu xanh lá cây, chuẩn UHS-I, U1, tốc độ đọc tối đa 90 MB/s, dùng làm hàng tặng kèm khi mua máy (loại 32GB)

Cao hơn là SF-UX2, đặc trưng với vỏ giấy màu xanh dương, chuẩn UHS-I, U3, tốc độ đọc – ghi tối đa 94 – 70 MB/s.

Cao nhất là SF-M, đặc trưng với màu xám – bạc, chuẩn UHS-II, U3, tốc độ đọc – ghi tối đa 260 – 100 MB/s, dùng làm hàng tặng kèm Alpha A7 III.

Chọn mua thẻ nhớ Sony tại đây:

Vậy lựa chọn thẻ nhớ như thế nào cho phù hợp

Thẻ nhớ thì muôn hình vạn trạng, đủ các chủng loại, dung lượng, tốc độ làm việc và giá cả khác nhau. Do đó, xác định đúng nhu cầu và khả năng tài chính là tối quan trọng cho việc mua thẻ nhớ. 

Chọn mua thẻ nhớ phù hợp: Bạn biết đến đâu rồi? | 50mm Vietnam
Lựa chọn thẻ nhớ phù hợp là rất quan trọng, nó góp phần quyết định đến hiệu quả làm việc của máy. Chuẩn độ phân giải 8K chắc chắn sẽ được công bố rộng rãi vào đầu năm sau, kéo theo những chiếc thẻ U3/V30 hiện giờ dần dần từ phổ thông trở thành “phế vật” giống như những chiếc thẻ C4 vài năm nay.
  • Nếu bạn chỉ chụp chơi bời, gia đình, bạn bè, quay phim không yêu cầu chất lượng cao, một hoặc hai chiếc thẻ nhớ 16GB loại tương tự Ultra của Sandisk là phù hợp. 32GB là quá đủ ghi lại chuyến du lịch 5-7 ngày cho một gia đình.

  • Nếu bạn làm việc, cần quay phim phân giải cao hoặc chụp thể thao – hoang dã, thì Exceria Pro, Extreme Pro, SF-M sẽ là lựa chọn hàng đầu. Các bạn có thể mua thẻ nhớ Exceria, Extreme và SF-UX2 dùng làm dự phòng.
  • Nếu bạn là dân chơi và không thiếu tiền, mua gì là quyền của bạn ( :v ).

Một vài lưu ý khác

Một điều rất quan trọng: không phải máy ảnh nào cũng hỗ trợ các thẻ tốc độ cao hoặc cực cao. Riêng đối với các máy hỗ trợ UHS-I, các bạn cần lưu ý đời máy của mình để lựa chọn thẻ nhớ phù hợp, do các máy “đời trước” thường có tốc độ xử lý và ghi dữ liệu không nhanh (tạm gọi là x MB/s), nên nếu bạn dùng các thẻ có tốc độ ghi cao hơn thì tốc độ tối đa như đã nói ở trên cũng chỉ là x.

Việc mua thẻ “mạnh” hơn khả năng của máy không làm máy ghi nhanh hơn, gây ra những lãng phí không cần thiết cho túi tiền của bạn.

Ví dụ: với các bạn đang sử dụng Canon EOS 6D, 70D, 700D thì chỉ nên dùng các thẻ như Extreme hoặc Exceria, vì khả năng ghi của các máy này vào khoảng 40 – 45 MB/s, tương đương tốc độ ghi tối đa của thẻ. Nếu các bạn đang sở hữu Nikon D750, D7100, D3400, Canon EOS 6D Mark II, 7D Mark II, 80D, 800D trở lên, Extreme Pro hoặc Exceria Pro là lựa chọn tối ưu nhất.

Thứ hai, nếu bạn “gà”, rất dễ bị “thuốc” mua những chiếc thẻ tưởng như mạnh mà thực tế là nửa vời, ví dụ như thẻ nhớ dưới đây: Sandisk Ultra 16GB 80 MB/s. Thực tế chiếc thẻ này trừ việc copy dữ liệu ra máy tính nhanh hơn, tốc độ ghi chẳng khác gì người anh em Ultra 16GB 48 MB/s, giá cũng chênh lệch rất ít, giá thực sự chỉ chênh nhau 50k!

Thứ ba, không nên mua thẻ nhớ dung lượng quá lớn (64GB trở lên với nhu cầu chụp chơi là quá lớn). Dân t thường có xu hướng mua thẻ nhớ dung lượng lớn và không copy dữ liệu ra máy tính sau khi dùng. Về lâu dài dễ gây chết thẻ, nếu xảy ra trong quá trình đang dùng sẽ rất phiền toái.

Tạm kết

Những gì trên đây có lẽ đã tạm đủ cho các bạn có cái nhìn khái quát về thẻ nhớ SD. Hi vọng bài viết sẽ giúp cho các bạn và bạn bè lựa chọn mua thẻ nhớ dễ dàng hơn và phù hợp với nhu cầu của các bạn.

Nếu như các bạn cần mua thẻ nhớ, chúng mình gợi ý đến camerashop Techspot, số 5C Vọng Đức. Chỉ cần đọc code “50mm Vietnam” và các bạn sẽ thấy điều kì diệu xảy ra!


Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.

“Mảng thiết bị lưu trữ của Lexar sẽ đóng cửa” – Thông báo rất bất ngờ đến từ Micron, công ty chủ quản của Lexar quả thực là một tin rất sốc với các photographer.

1.Sony thâu tóm mảng cảm biến của Toshiba

Sau khi có thông tin về việc Sony muốn mở rộng mảng sản xuất cảm biến máy ảnh bằng cách tách riêng một công ty ra chuyên biệt về mảng cảm biến, giờ đây gã khổng lồ này đã đi thêm một bước nữa cho thấy “dã tâm to béo” của mình thông qua việc thâu tóm luôn mảng cảm biến máy ảnh của đối thủ Toshiba với mức giá 164 triệu đô.

toshibasony

Với vụ thâu tóm này, Sony đang từng bước trở thành ông chủ thị trường cảm biến máy ảnh. Trong năm 2014, thị phần của Toshiba trong lĩnh vực này chỉ chiếm 1.9%, ngược lại Sony chiếm đến 40%. Trọng tương lai thì nhất định hai đối thủ chính của SonyOmnivision (15.7%) và Samsung (15,2%) sẽ phải dè chừng.

Theo các nhận định thì có vẻ như mảng sản xuất và kinh doanh cảm biến máy ảnh của Toshiba sau khi về tay Sony sẽ trở thành một phần của Sony Semiconductor Solution – Công ty sẽ được thành lập trong năm 2016 để quản lý bộ phận kinh doanh cảm biến của Sony.

Nguồn: Petapixel.com

2. Photographer phải làm gì khi bị ISIS lấy cắp ảnh?

Bị ăn cắp ảnh không ghi nguồn, đôi khi là ăn cắp ảnh và xóa/crop đi cả watermark là thực trạng hiện này trên internet. Cách xử lý cho việc này thì cũng muôn hình vạn trạng: người thì lên tiếng đòi kiện cáo, người thì kiện thật và một số thì ngậm bồ hòn làm ngọt vì nghĩ là có kiện cũng chả tới đâu. Thật vậy, khi nói tới kiện cáo thì chúng ta cũng nên xem xem kẻ ăn cắp là ai, điều này siêu đúng khi người sử dụng trái phép bản quyền bức ảnh của mình lại là một tổ chức khủng bố tiếng tăm như ISIS (Đúng là cái tổ chức chặt đầu như nghóe trên thời sự đưa tin đấy).

sidebyside1

Brian McCarty, một nhiếp ảnh gia đã vô tình phát hiện ra hình ảnh của anh bị tổ chức ISIS sử dụng mà không có một sự “hỏi han” nào và có một số chỉnh sửa để sử dụng cho mục đích tuyên truyền của họ. Bức ảnh bị sử dụng trái phép nằm trong dự án “Chiến tranh đồ chơi” của Brian McCarty cách đây không lâu.

Nhiếp ảnh gia này chắc chắn là đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Anh không thể khởi kiện tổ chức ISIS lên bất cứ tổ chức nào khác để đòi tiền tác quyền. Và cứ cho rằng nếu ISIS chịu trả tiền tác quyền cho anh, thì theo luật pháp quốc tế  thì nhận tiền từ tổ chức khủng bố cũng là một tội danh. Mà cứ nhìn tác phẩm của mình bị “chế” để đi kêu gọi, tuyên truyền khủng bố thì cũng thật đau lòng…

Vậy nếu bạn gặp phải trường hợp này thì bạn sẽ xử lý thế nào?

Nguồn: Petapixel.com

3. Instagram ra mắt ứng dụng Boomerang

Instagram – ứng dụng chia sẻ ảnh hàng đầu trên internet, đã trình làng một người anh em mới nhất có tên Boomerang nhằm cạnh tranh trực tiếp với tính năng Live Photo của ông lớn Apple.

instagramboomeranghead

Boomerang có cách sử sụng vô cùng đơn giản cho phép người dùng chụp 5 bức ảnh liên tục trong 1 giây và tạo một video lặp lại đi lặp lại hành động đó mãi mãi, khá giống như tạo một bức ảnh GIF và có thể chia sẻ trên Instagram, Facebook và các dịch vụ khác.
[vimeo 143161189 w=500 h=281]

Tương tự như các huynh đệ đồng môn khác như Hyperlapse Layout, Boomerang sẽ là một ứng dụng độc lập và miễn phí đến từ Instagram. Bạn có thể tải ngay ứng dụng này cho iOS và Android.

Nguồn: Petapixel.com

1.Zeiss thông báo về ống kính Otus 28mm f14 cho Canon và Nikon

familyportraitotus

Zeiss đang cho thấy tốc độ ra đời những ống kính đẳng cấp của họ so với gà đẻ trứng thì cũng không khác quá nhiều. Đại gia nước Đức chỉ vừa mới vài ngày trước tung ra chiếc ống kính mới thuộc dòng Loxia cho ngàm E của Sony và cũng chỉ rất ít ngày sau, Zeiss tiếp tục đăng đàn công bố về chiếc ống kính Otus 28mm f/1.4 cho hai ông lớn CanonNikon.

Đây là người em thứ ba của dòng họ Otus, hai người đàn anh đi trước sở hữu các tiêu cự hẹp hơn là 55mm và 85mm. Chú út Otus 28mm này được định nghĩa dành riêng cho phong cảnh và kiến trúc. Zeiss cũng mạnh miệng tuyên bố là với Otus 28mm f/1.4 sẽ không còn chuyện các phần rìa, góc của ảnh là không đủ sắc nét khi chụp với khẩu độ lớn nữa.

Ống kinh Zeiss Otus 28mm sẽ có hai phiên bản ngàm ZE cho Canon EF và ngàm ZF.2 cho máy ảnh Nikon F. Theo Zeiss thì ống kính này sẽ được chính thức bày bán vào đầu năm 2016 nhưng hiện tại vẫn chưa có giá cụ thể. Tuy nhiên, khi nhìn vào giá của 2 người anh em 55mm và 85mm lần lượt là $3,990 và $4,490, thì thiết nghĩ nếu ai muốn có sự phục vụ của bé út Otus 28mm f/1.4, chắc cũng phải bạo chi một phen.

P/S: Nếu bạn chưa biết thì ống kính của Zeiss sản xuất cho các hãng (ngoại trừ Sony) là hoàn toàn phải lấy nét bằng tay, hãng này chỉ hỗ trợ chip báo nét khi bạn đã xoay đến điểm nét mà thôi.

Nguồn: Petapixel.com

2. Sandisk có ý định bán mình

Sandisk

Sandisk – Cái tên mà bất cứ ai chơi ảnh đều biết nếu muốn mua thẻ nhớ tốt thì nên tìm nhãn hiệu này. Tuy nhiên, điêu đó không thể thay đổi một thực trạng là nếu so với những đối thủ khổng lồ khác thì Sandisk vẫn chỉ là một công ty nhỏ. Theo những tin tức báo về, chúng tôi được hiểu là Sandisk đang nhờ các ngân hàng định giá giá trị thương hiệu của hãng để tiến hành rao bán lại chính mình. Đã có ít nhất hai sự quan tâm từ các cái tên đình đám trong thương vụ này, đó là Western Digital tiếng tăm có thừa với đủ các loại ổ cứng và Micron – nghe thì có vẻ lạ tai nhưng thật ra là chủ quản của một cái tên đình đám khác: Lexar.

Tuy nhiên theo các nguồn tin cho biết thì thỏa thuận này phải được sự chấp thuận của một đơn vị đối tác của Sandisk là Toshiba, ông lớn này có kí kết hợp đồng liên quan đến việc sản xuất thẻ nhớ với Sandisk và có vẻ nó còn khá dài. Sandisk hi vọng có thể gia nhập vào một đơn vị chủ quản có quy mô lớn hơn, điều này giúp họ mới có đủ năng lực để phát triển và chống chọi với các đối thủ khác trên thị trường thiết bị lưu trữ.

Rất mong với các động thái trên thì giá thẻ nhớ có thể rẻ đi đôi chút, mặc dù tôi cũng không rõ có sự liên quan gì hay không.
Nguồn: Petapixel.com

3.  FLIF – Định dạng ảnh lossless mới của năm

flifheader

Câu chuyện về định dạng ảnh mới có thể chiếm lĩnh thị trường đã là câu chuyện từ năm nay qua năm khác và từ định dạng này qua định khác khá nhiều năm quai. Và năm nay chúng ta được đón chào sự ra đời của định dạng ảnh lossless FLIF (Free Lossless Image Format) – chàng lính mới đã vượt mặt cả WebP lẫn BPG – Những định dạng ảnh được cho là có khả năng thay đổi trật tự của thế giới định dạng trong tương lai. FLIF cho những con số khá ấn tượng và vượt trội hơn so với những người anh em khác: FLIF nhỏ hơn 35% so với PNG, 37% so với JPEG 2000, 15% so với WebP và nhỏ hơn BPG đến 22%.

Ngoài sự nhỏ gọn của dung lượng thì một điểm cộng tiếp theo cho FLIF đó là: Bạn có thể tải về một phần của bức ảnh để xem trước và tải về phần còn lại nếu muốn có một bức ảnh chất lượng cao, vì vậy, định dạng file này khá phù hợp cho mục đích đăng tải trên các website. Tuy vẫn có những ý kiến trái chiều cho rằng tốc độ đọc và ghi của FLIF hơi chậm, tuy nhiên Jon Sneyers – người đồng phát triển FLIF nói rằng: Định dạng file này vẫn đang được hoàn thiện và sẽ có thêm nhiều cải tiến đáng kể trong tương lai.

Điểm tuyệt vời nhất nếu FLIF chính là bạn có thể thoải mái sử dụng định dạng ảnh mới này vì nó hoàn toàn miễn phí!

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về FLIF, hãy truy cập website chính thức hay tải về mã nguồn của định dạng file từ GitHub.

Nguồn Petapixel – Gia Tùng viết

BONUS

Mấy ngày này ống kính ra mắt liên tục. Tự nhủ phải tập gym cho mạnh mẽ để vê sau giàu lên thì thỏa chí mà mang vác…

Đây là cách các photographer tập gym nè các bạn: