a7 III, a7R III, a9 là 3 chiếc máy được Sony ra mắt firmware nâng cấp đợt này, tăng thêm những tính năng lần đầu xuất hiện trên a6400.

Nâng cấp firmware cho a7 III và a9 đầu năm để thị uy đối thủ

Mới đây Sony đã công bố firmware nâng cấp cho 3 chiếc máy fullframe hiện tại gồm a9, a7R III, a7 III, cùng thời điểm với sự ra mắt của sản phẩm a6400.

Sony a6400 xuất hiện, mang trong mình khá nhiều những tính năng “độc”, “lạ” lần đầu được biết tới (có lẽ mang tính marketing nhiều hơn) như “Animal Eye AF” (AF động vật), “Real-time AF”… Do đó, để người dùng Sony đang sở hữu các sản phẩm cao cấp hơn không cảm thấy “thiếu hụt”, firmware nâng cấp được ra mắt nhằm bổ sung các tính năng trên.

Vậy a9 sẽ được nâng cấp những gì

Cụ thể hơn, với a9 sẽ có 2 phiên bản firmware 5.0 và 6.0. Sự khác biệt cơ bản nhất giữa 2 phiên bản này nằm ở tính năng “AF động vật” sẽ chỉ có trên 6.0.

Firmware nâng cấp cho a9 sẽ tập trung đáng kể về khả năng AF, giống như những gì mà Sony đã phô diễn với a6400. Ứng dụng công nghệ “trí thông minh nhân tạo” (không biết thông minh đến đâu), firmware mới sẽ giúp a9 bám bắt vào chủ thể tốt hơn, có thể nhận diện chính xác vào mắt, dù của người hay động vật.

Cũng nhờ firmware mới, máy sẽ xác định chính xác hơn các yếu tố: màu sắc, độ sáng, độ sâu, khoảng cách từ máy đến mẫu để đảm bảo xác suất bức ảnh thu được mất nét là tối thiểu.

Tổng hợp lại, các cải tiến trên đặc biệt có giá trị cho các nhiếp ảnh gia thể thao, thiên nhiên hoang dã, vốn phải chụp những chuyển động cực nhanh, rất khó đoán trước.

Eye AF – tính năng Sony luôn tự hào rằng đối thủ không bao giờ đuổi kịp

Bên cạnh AF, chất lượng hình ảnh cũng được cải tiến. Điều này sẽ được nhận thấy rõ ràng nhất nếu các bạn dùng a9 để chụp phong cảnh, màu sắc nền trời cũng như những “vật thể bay” như chim chóc sẽ được tái tạo chân thực nhất. Sự ổn định của Cân Bằng Trắng cũng đã được ghi trên bản cập nhật phần mềm.

Cuối cùng, firmware mới sẽ hỗ trợ ứng dụng điện thoại Imaging Edge Mobile – thay thế cho app Play Memories vốn đang rất thành công, được ra mắt cùng a6400.

Cần lưu ý rằng app Imaging Edge Mobile chỉ có thể sử dụng với các máy a9, a7R III, a7 III sau khi nâng cấp firmware mới nhất.

Dự kiến firmware 5.0 sẽ được ra mắt vào tháng 3 tới đây, firmware 6.0 sẽ phải chờ tới mùa hè này.

Thế còn bộ đôi a7?

Phiên bản 3.0 được dự kiến phát hành vào tháng 4 tới đây. Theo đó, nâng cấp chủ đạo vẫn là Real-time AF và AF động vật.

Bên cạnh đó, bổ sung thêm khả năng quay phim timelapse. Người dùng có thể quay tối đa 9999 khung hình, khoảng thời gian giãn cách từ 1 đến 60 giây.

Sony “dằn mặt” đối thủ đầu năm?

Năm 2018 mới qua được ít ngày, nhưng Sony đã ngay lập tức có hành động “dằn mặt”, “nắn gân” đối thủ, cũng như phô diễn sức mạnh nhằm “cảnh báo” rằng chỉ có họ xứng đáng là bá chủ mảng mirrorless fullframe.

Chưa rõ a6400 cùng loạt firmware có hiệu quả đến đâu, nhưng trước mắt điều này cũng khiến các hãng cần thận trọng hơn trong năm nay nhằm giành giật một phần trong miếng bánh mirrorless fullframe, vốn đang do Sony nắm phần nhiều.

Thực tế thị trường hiện nay cho thấy a6300 đang là những sản phẩm được tìm mua rất chạy bởi giá thành không quá cao mà tính năng trên lý thuyết rất mạnh so với đối thủ. Liệu rằng a6400 trong tương lai có thể gánh vác trách nhiệm và thành công mà a6300 để lại?

Một vài hình ảnh chụp thử từ a9 sau khi nâng cấp firmware của trang DPReview

Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé

Với thiết kế ngoài giống A9, phải chăng trong tháng 1 này Sony chuẩn bị khai sinh phân khúc crop flagship nhằm cạnh tranh với Canon và Nikon với cái tên Sony a7000?

Phân khúc crop cao cấp sắp xuất hiện?

Mới đây trang web Sony Rumors đã đăng tải các thông số kĩ thuật, được cho là của một chiếc máy dự kiến có tên Sony A7000.

Có lẽ các bạn sẽ lăn tăn tại sao sản phẩm này không phải là a6600 mà thay bằng a7000. Thật ra cái này do cách suy nghĩ của hãng thôi, mình cũng không biết đường nào mà lần đâu :-ss

a9 – flagship của Sony cho tới lúc này với thông số kỹ thuật trên lý thuyết khá ấn tượng.

Quay trở lại sản phẩm này, đây vẫn sẽ là một chiếc máy ảnh sử dụng cảm biến APS-C (Crop). Mặc dù chỉ là crop, tuy nhiên theo các tin đồn, nó lại mang theo những thông số kỹ thuật “khủng”, không kém gì A9. Điều này càng khiến cho chúng ta thêm tin tưởng ở việc Sony A7000 sẽ mở đầu cho phân khúc crop cao cấp, hay “A9 thu nhỏ”.

Ngoại hình và hai khe thẻ nhớ

Chưa có bất cứ hình ảnh chính thức nào của sản phẩm này, mới chỉ có hình ảnh “chế” của cư dân mạng. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin uy tín thì chiếc Sony A7000 này sẽ có một ngoại hình khác hẳn với những A6300 hay A6500 trước đó, nó sẽ giống một chiếc A7 hoặc A9 Series hơn. Không còn dáng rangefinder nữa mà là một thiết kế chắc chắn hơn nhiều.

Và với việc sản phẩm này là được dự đoán sẽ mở đầu cho dòng máy crop cao cấp, chắc chắn nó sẽ phải có 2 khe thẻ (khoanh đỏ – nút mở khe thẻ). Đây là điều mà tất cả các hãng trên thị trường đều đang làm với phân khúc crop cao cấp nhất của họ.

Các thông số kĩ thuật của Sony A7000

  • Cảm biến CMOS APS-C 32mpx
  • Chụp liên tiếp mà ống ngắm vẫn hiển thị liên tục, không bị tắt
  • Bộ xử lý Bionz X
  • ISO 64 – 64000
  • 925 điểm AF
  • Chụp liên tiếp tới 10 hình/giây ở chất lượng 16-bit với màn trập cơ học.
  • Chụp liên tiếp tới 20 hình/giây ở chất lượng 14-bit với màn trập điện tử.
  • Màn trập điện tử có tốc độ tối đa đến 1/32000 giây.
  • Khả năng quay 4K 60p 10-bit ở khổ super 35mm
  • Khối lượng máy 580g.

Cuộc chơi sẽ thế nào nếu Sony ra mắt A7000?

Crop cao cấp là phân khúc mà Sony còn thiếu lúc này, cũng là miếng bánh mà Canon và Nikon “ăn chia” trong gần 1 thập kỷ qua, hiện nay “cầm trịch” bởi EOS 7D Mark II và D500 – 2 sản phẩm được các nhiếp ảnh gia thể thao, thiên nhiên hoang dã đánh giá cao.

Nikon D500 – chiếc máy crop mạnh mẽ nhất thời điểm này

Trên lý thuyết, các sản phẩm như A6300/A6500 có thông số kỹ thuật tốt, nhưng vẫn là chưa đủ cho mục đích chụp thể thao, thiên nhiên hoang dã ở tầm cao cấp và chuyên nghiệp. Vì vậy A7000 thực sự là một mảnh ghép còn thiếu.

Việc nhảy vào phân khúc crop cao cấp lúc này của Sony là khá muộn, tuy nhiên với truyền thống nhét tất cả những công nghệ cao cấp vào một chiếc máy thì không gì là không thể.

Với việc Canon và Nikon “úp mở” ý định dồn lực và chỉ ra mắt sản phẩm mirrorless trong năm nay, cuộc chơi mirrorless càng trở thêm sôi động hơn. Các sản phẩm giờ đã lần lượt trải từ cao cấp nhất xuống dòng phổ thông.

Hãy chờ xem, có thể cuối tháng này chúng ta sẽ được chứng kiến một siêu phẩm xuất hiện.

Update từ CES

Theo những update mới nhất từ hội chợ công nghệ CES. Sony chỉ mang tới một chiếc TV có độ phân giải 8K. Và theo đó thì chiếc A7000 kể trên vẫn chưa xuất hiện.

Theo Sony Rumors

Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.

Những ngày cuối cùng của năm 2017 sắp đi qua, nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi khi bị hàng tấn công việc hay deadlines rượt đuổi thì những những bức ảnh động vật hoang dã hài hước 2017 dưới đây sẽ là một liều thuốc hữu hiệu nhanh chóng vực dậy tinh thần của bạn

Kể từ khi ra mắt, Sony A9 là chiếc máy ảnh không gương lật (Mirrorless) đầu tiên trên thế giới hứng chịu nhiều soi mói đến như vậy. Lời khen có, lời chê cũng có nhưng rốt cục thì mọi người đều phải công nhận: “Sony bắt đầu tiến vào thị trường máy ảnh chuyên nghiệp thật rồi!”

Một vũ khí bí mật mang tên: Stacked-CMOS Sensor

Bỏ qua mọi thông tin mang tính “tâng bốc” và nặng mùi “quảng cáo”, thứ tạo nên sự đặc biệt cho Sony A9 đó chính là cảm biến, nhiều người  lúc này sẽ nghĩ: Máy cũng chỉ sử dụng một cảm biến 24.2 Megapixels, tương đương với dòng A7II thì có gì đáng nổi bật? Sai rồi! Cảm biến 24.2 MP của A9 khác hoàn toàn so với các cảm biến khác mà mọi người đang thấy trên thị trường. Nó được xây dựng dựa trên một kiến trúc hoàn toàn mới mà Sony gọi đó là “Stacked-CMOS Sensor”. Trong đó, một sensor hình ảnh giờ đây sẽ có 3 lớp:

  • Lớp đầu tiên là lớp pixel thu nhận ánh sáng, hoạt động tương tự như mọi sensor khác
  • Lớp thứ hai là lớp bộ nhớ RAM tích hợp kèm bộ chuyển đổi tín hiệu ADC (Analog Digital Converter), tín hiệu điện từ lớp đầu tiên sẽ được chuyển đổi ngay sang dạng số và lưu vào trong RAM trước khi chuyển cho lớp thứ ba
  • Lớp thứ ba là bộ vi xử lý BIONZ X làm nhiệm vụ lấy dữ liệu từ lớp thứ hai để xử lý hình ảnh và sau đó ghi vào thẻ nhớ.

Đối với mọi dòng A7 trước đó, 3 thành phần này vốn được tách biệt và chiếm một vị trí trên bo mạch điện tử. Khi lên A9, Sony kết dính cả 3 thứ này vào một khối thống nhất. Điều này giúp rút ngắn khoảng cách kết nối của 3 thành phần, giảm suy hao tín hiệu, làm cảm biến của Sony A9 có thể truyền tải dữ liệu nhanh hơn dòng A7 gấp 20 lần.

Dựa vào lợi thế tốc độ truyền, Sony tiếp tục cải tiến màn trập điện tử. Nếu như các màn trập điện tử thế hệ trước, người sử dụng hay gặp hiện tượng méo hình khi chụp vật thể di chuyển với tốc độ cao. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở cơ chế hoạt động: Khi ấn nút chụp, sensor sẽ kích hoạt quá trình đọc dữ liệu của pixel lần lượt theo hàng từ trên xuống dưới, các pixel được kích hoạt sẽ phơi sáng theo tốc độ màn trập mà người sử dụng đã chỉ định. Quá trình kích hoạt lần lượt này thường diễn ra với tốc độ từ 1/10 đến 1/60 giây, tùy theo chất lượng sensor mà hãng sử dụng. Khi một vật thể chuyển động quá nhanh so với tốc độ mà sensor có thể kích hoạt méo hình chắc chắn xuất hiện.

Điểm khác nhau giữa Rolling Shutter được dùng trên Sony A9 với Global Shutter Sensor trên máy quay film (Nguồn: Vision-Doctor)

Vấn đề được khắc phục bằng cách tăng tốc độ kích hoạt pixel của cảm biến lên mức nhanh hơn. Nhưng để làm được điều này, Sony cần phải tăng tốc độ truyền dữ liệu giữa cảm biến và chip BIONZ lên. Và chúng ta đã có Stacked CMOS-Sensor, chỉ cần tăng tốc độ kích hoạt lên thôi là được! Vậy là Sony A9 đã có một màn trập điện tử cao cấp với khả năng chụp ảnh “không méo”.  Đấy là chưa kể, Sony còn khuyến mãi thêm tính năng “No Blackout” cực kỳ hữu dụng trong chụp thể thao, y hệt như “Pro Capture” mà Olympus đưa vào E-M1 Mark II vậy.

Thực sự, Stacked-CMOS Sensor đã giúp Sony vượt qua được mọi giới hạn từ trước đến giờ của dòng máy không gương lật khi so kè với DSLR truyền thống.

Trò cũ nhưng vẫn hiệu quả: Tăng điểm lấy nét và thời lượng pin

Việc các máy Mirrorless có nhiều điểm lấy nét theo pha hơn DSLR đang là một xu thế lớn trong việc cạnh tranh và Sony A9 cũng không phải là một ngoại lệ: Cảm biến Full Frame của máy đã được rải kín 693 điểm lấy nét, chỉ chừa lại phần viền là nơi khó lấy nét nhất do mọi tật xấu của ống kính (méo hình, quang sai, tối viền) đều nằm ở đây. Với việc sở hữu số điểm lớn như vậy, Sony A9 chắc chắn sẽ có những lợi thế sau:

  • Khả năng bám nét chủ thể trở nên dễ dàng, khi các điểm lấy nét đã nằm kín hết khung hình của máy ảnh. Ngoài ra, độ chính xác cũng được cải thiện khi mà trong một vùng lấy nét, chúng ta có nhiều điểm lấy nét hơn trước.
  • Đối với lấy nét một lần, nó quá tiện cho chụp ảnh chân dung khi kiểu gì bạn cũng có ít nhất một điểm pixel nằm ở các vị trí quan trọng như mắt, mũi hoặc môi trong khi nhiều máy DSLR khác lại không có được ưu ái như vậy. Các tính năng lấy nét theo vùng đối với chế độ này cũng nhận được những lợi ích tương tự như đã nói ở phần trên.

Còn về pin thì sao? Xem nào, Sony đã cho Sony A9 một cục pin mới có số hiệu NP-FZ100, trong khi cục pin cũ mà hãng hay sử dụng có số hiệu NP-FW50. 50 và 100 là hơn 2 lần. Điều này cũng có vẻ như Sony muốn ám chỉ thời lượng pin của Sony A9 sẽ gấp đôi so với pin của dòng A7 thông qua số hiệu. Thực tế thì thì đúng là như vậy:

  • NP-FZ100 có dung lượng là 2280 mAh trong khi NP-FW50 chỉ là 1020 mAh.
  • Một lần sạc của NP-FZ100 cho phép A9 chụp tối đa 480 tấm còn A7 II là 350 tấm
  • NP-FZ100 có thể ghép với một cục tương tự nếu như bạn gắn grip cho A9, nâng tổng số shot chụp cho 1 lần sạc lên 960 tấm! Khá nhiều đối với 1 máy ảnh mirrorless.

Nhưng sạn thì vẫn còn

Công nghệ mới, pin trâu hơn, nhiều tính năng nổi trội sẽ khiến nhiều người nghĩ Sony A9 thực sự là một cỗ máy hoàn hảo cho việc chụp ảnh. Đúng! Điều đó sẽ xảy ra nếu như Sony không mắc một vài sai lầm được kể dưới đây.

Đầu tiên là về thiết kế, mọi thứ đối với gắn liền với chiếc máy này dường như to lên: Từ cục pin, khe thẻ nhớ gấp đôi và các lens telephoto mới ra mắt gần đây cũng thế. Nhưng, kích thước và trọng lượng của máy lại không tăng lên nhiều cho lắm và nó dẫn tới một vấn đề: Máy bị mất cân bằng khi gắn các lens quá to như Sony GM 100-400mm f/4.5 – 5.6 chẳng hạn. Sức nặng của lens sẽ dễ dàng làm body bị chúc xuống khi cầm, lực nắm ở body sẽ luôn luôn phải lớn hơn so với lực cầm ở lens để giữ thăng bằng. Ngoài ra, phần ngón tay của người dùng cầm vào báng cũng bị lens đè nén không thương tiếc.

Hãy nhìn Sony GM 100-400mm được gắn trên Sony A9 này, bạn thấy ống nó kẹp vào tay người đàn ông kia chứ! (Nguồn: Tony & Chelsea Northup)

Thứ hai, đó là về màn trập cơ học, xin nhắc lại là MÀN TRẬP CƠ HỌC chứ không phải là điện tử như nhiều người tưởng. Sony có lẽ vì quá tập trung cho màn trập điện tử của máy mà bỏ quên phần cơ học của máy. Sony A9 chỉ có màn trập cơ học tốc độ 5 fps và có độ trễ (shutter lag) khá cao so với nhiều máy Mirrorless khác, không phù hợp cho việc chụp chủ thể chuyển động.

Điều này thực sự khá khó chịu đối với dân chụp thể thao chuyên nghiệp khi phải chụp trong môi trường tối, cần phải đẩy ISO lên cao, màn trập điện tử luôn luôn gặp bất lợi về độ nhạy sáng vì phải hy sinh một phần của cảm biến dành cho công việc phơi sáng, còn màn trập cơ học thì không. Chính vì vậy, ảnh từ màn trập cơ học luôn có ít noise hơn so với màn trập điện tử khá nhiều và các máy mirrorless hướng thể thao như Olympus E-M1 Mark II thường phải làm thêm một màn trập cơ học tốc độ cao để giải quyết vấn đề này. Việc để một màn trập cơ học kém như Sony A9 thực sự khó chấp nhận.

Thứ ba, Sony A9 có hai khe thẻ SD, nhưng chỉ 1 trong số đó hỗ trợ chuẩn UHS-II tốc độ cao, khe còn lại chỉ chạy ở UHS-I. Điều đó phát sinh một vấn đề: Nếu bạn chụp ở chế độ chụp tốc độ cao 20 fps và gắn 2 thẻ nhớ, máy sẽ bị “đơ” một lúc để ghi dữ liệu lên hai thẻ này rồi xóa bộ nhớ đệm. Dù khe thẻ UHS-II được ghi xong trước, bạn sẽ vẫn phải đợi máy ghi xong ở khe UHS-I. Cách duy nhất để tăng tốc là chỉ sử dụng 1 khe thẻ UHS-II, nhưng điều đó sẽ tăng rủi ro dữ liệu cho chính người sử dụng. Bản thân người viết cũng cảm thấy không thích việc xuất hiện của khe thẻ SD trên một thân máy chuyên nghiệp như Sony A9, thay vào đó Sony nên để 2 khe thẻ XQD để khai thác triệt để khả năng của máy.

Thứ tư, Dynamic Range của máy không thực sự cao như dòng Sony A7, cũng không phải là dạng ISO-Invariance (ISO bất biến), việc chỉnh sửa hình ảnh RAW sẽ bị hạn chế cực kỳ nhiều. Lý giải cho việc này, Sony đã đánh đổi Dynamic Range của máy để đổi lại tốc độ xử lý. Dữ liệu ít hơn thì kích thước sẽ nhỏ hơn, thời gian truyền và xử lý cũng sẽ ít hơn, giúp máy đạt được tốc độ chụp liên tiếp 20 fps với cảm biến full frame. Nghe có vẻ hay, nhưng thực tế thì sự tráo đổi này sẽ đẩy máy vào tình cảnh:

  • Không phù hợp để chụp chân dung, phong cảnh như dòng A7R
  • Không quá tốt để chụp thể thao trong điều kiện thiếu sáng, hiệu năng chụp tối chỉ ngang A7RII thay vì sánh ngang với D5 hoặc 1DX Mark II

Trước đó, Nikon cũng từng làm một điều tương tự với sản phẩm D5 khi hy sinh hết phần Dynamic Range tại ISO thấp để đổi lại một hiệu năng ISO cao cực kỳ khủng khiếp. Tuy nhiên, hãng cũng phải chấp nhận điều tiếng khi bị các trang mạng đánh giá hiệu năng Dynamic Range rất thấp so với đối thủ là Canon 1DX Mark II, không phù hợp cho việc chụp các thể loại bình thường như người cũ D4S. Sony cũng sẽ phải đối mặt với sự chỉ trích này khi hãng chấp nhận đổi cả 2 (ISO thấp và ISO cao) để lấy tốc độ 20 fps cho dòng A9.

So sánh Dynamic Range giữa Sony A9 và A7RII, bạn có thể thấy A7RII hoàn toàn vượt mặt A9 rất nhiều ở ISO thấp.

Mọi sự trao đổi đều phải trả giá, điều quan trọng là liệu người sử dụng có muốn đánh đổi hay không. Đối với quan điểm người viết, Sony A9 cũng tương tự như vậy, nếu bạn thực sự coi trọng những đột phá về tốc độ mà nó mang lại và sẵn sàng bỏ qua mọi khuyết điểm, GO FOR IT! Nó rất đáng đó.

Bài viết được dựa theo ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau.

1.Sigma công bố hàng khủng góc siêu rộng

Tin vắn ngày 20/10: Sigma lại làm loạn! - 50mm Vietnam

Cuối tuần qua, hãng sản xuất ống kính gây shock nhất trong năm vừa qua – Sigma lại tiếp tục ra thông báo về sự xuất hiện của con át chủ bài mới – ống kính góc rộng nhất thế giới có khẩu f/1.4 cho máy ảnh full-frame, Sigma 20mm f/1.4 Art.

Ống kính mới này được thiết kế đặc biệt cho máy ảnh DSLR độ phân dải siêu cao, nhằm đem lại chất lượng hình ảnh tốt nhất trong những bức ảnh góc rộng tương xứng với chiếc máy ảnh. Sigma tuyên bố chiếc máy ảnh này sẽ là trợ thủ đắc lực cho những nhiếp ảnh gia yêu thích thể loại ảnh phong cảnh, cảnh biển, thành phố trên cao, và đặc biệt là thể loại đang rất hot hiện nay: Nhiếp ảnh thiên văn.

Sigma 20mm f/1.4 Art được thiết kế đặc biệt để giảm chóa, bóng mờ và giảm thiểu vấn đề cong ảnh ở ống kính góc rộng. Công nghệ lấy nét nổi tiếng của các ống kính SigmaHyper Sonic Motor (HSM) cho phép lấy nét tự động nhanh hơn và êm hơn. Bên cạnh đó, vỏ ngoài ống kính này được thiết kế theo một công thức đặc biệt của Sigma giúp hoạt động tốt ở các điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt và vẫn giữ được sự gọn, nhẹ của mình.

Ống kính Sigma 20mm f/1.4 Art sẽ được trình làng vào tháng 11 năm nay với các ngàm cho Canon EF, Nikon F và Sigma SA với mức già $899. Các fan CanonNikon hãy gom tiền từ bây giờ thì là vừa kịp đấy!

Nguồn: Petapixel.com

2. Bức ảnh thiên nhiên hoang dã của năm 2015

Tales of two foxes - Tin vắn ngày 20/10: Sigma lại làm loạn! - 50mm Vietnam

Giải thưởng “Bức ảnh thiên nhiên hoang dã của năm 2015” do Bảo tàng lịch sử tự nhiên Quốc gia Anh và đài BBC kêt hợp tổ chức, đã chính thức có chủ. Người được xướng tên là nhiếp ảnh gia nghiệp dư người Canada, Don Gutoski với tác phẩm có tên “A tales of Two Foxes” (tạm dịch: Chuyện của một đôi cáo). Theo tác giả bức ảnh thì cả 2 loại cáo đều cùng một loài, là những đồng vật ăn thịt cỡ nhỏ và chúng cũng là kẻ thù của nhau.

Photographer thiên nhiên hoang dã của năm – Don Gutoski có công việc chính là một bác sĩ cấp cứu. Khi không trong ca trực thì anh có sở thích về với thiên nhiên và chụp lại mọi thứ trên khoảng đất rộng 40 Hecta của mình ở vườn quốc gia WapuskCape Churchill, Manitoba, Canada.

Hình ảnh trên đã vượt lên trên 42,000 tác phẩm khác để giành chiến thắng và sẽ được trưng bày tại Bảo Tàng Lịch sự tự nhiên Quốc gia ở London từ ngày 16 tháng 10 năm 2015 đến ngày 10 tháng 4 năm 2016.

Nguồn: Petapixel.com

3. B&H dính vào rắc rối với người lao động

B&H - Tin vắn ngày 20/10: Sigma lại làm loạn! - 50mm Vietnam

Nhà bán lẻ khổng lồ trong lĩnh vực máy ảnh B&H đang đối mặt với cáo buộc từ gần 200 công nhân về vấn đề phân biệt chủng tộc, đánh cắp tiền lương và điều kiện làm việc không an toàn tại kho Brooklyn.

B&H đã đối mặt với nhiều vụ kiện về phân biệt đối xử trong những năm qua. Ban đầu B&H từ chối các cuộc phỏng vấn từ các phóng viên. Tuy nhiên hiện tại người phát ngôn của B&H là Roon Torossian đã có những thông báo chính thức về vấn đề này nhưng vẫn chỉ là một thông báo chung chung về tình hình hiện tại.

Hy vọng B&H nhanh chóng giải quyết những rắc rối bên lề này và quay trở lại với những đợt giảm giá lớn cho người tiêu dùng, thế chẳng phải đẹp trai hơn gấp nhiều lần sao?
Nguồn: Petapixel.com

BONUS

Vì đây là ngày của phụ nữ Việt Nam, nên chúng tôi chọn bonus nói về một người phụ nữ mà là thần tượng của rát nhiều phụ nữ Việt Nam.