Cách đây vài ngày, Sony đã đưa một thông tin lên trang web chính thức của hãng trên thế giới, cũng như Việt Nam về việc 3 dòng thẻ nhớ của hãng này gặp lỗi.

Các fan Lexar mong đợi một chiếc thẻ nhớ khủng hãy chú ý, giờ đây Lexar vừa cho ra mắt chiếc thẻ nhớ SD đầu tiên có dung lượng tới 1TB.

Chiếc thẻ nhớ 1TB của Lexar

Mới đây công ty Longsys (đơn chủ quản đã mua lại thương hiệu danh tiếng Lexar) đã cho ra mắt chiếc thẻ nhớ SD có dung lượng tới 1TB. Đáng chú ý hơn, đây là chiếc thẻ SD 1TB đầu tiên được bày bán rộng rãi trên thị trường, khi mà 512GB vẫn đang là giới hạn công nghệ không dễ vượt qua vào lúc này.

Cần nhắc lại đôi chút, cách đây khoảng 1 năm, SanDisk – thương hiệu thẻ nhớ nổi tiếng trên thế giới đã trình làng nguyên mẫu thẻ nhớ SD dung lượng tới 1 TB. Đáng tiếc rằng, sản phẩm này chỉ dừng lại ở bước nguyên mẫu mà không đến được giai đoạn sản xuất hàng loạt. Vì vậy, dung lượng lớn nhất mà SanDisk hiện tại đang có chỉ là 512 GB mà thôi.

Với việc trình làng chiếc thẻ SD 1TB, Lexar đã có bước vượt mặt Sandisk, kể từ sau khi hãng này “thoát chết” nhờ được một công ty Trung Quốc tên Longsys mua lại.

Về thông số kỹ thuật, thẻ 1TB này được xếp vào lớp Professional với tốc độ đọc 633x (tương đương 95MB/s) cùng tốc độ ghi thực tế tối đa có thể đạt tới 70 MB/s.

Thẻ này là loại UHS-I và được đánh dấu thêm V30 – tức là tốc độ ghi tối thiểu là 30MB/s.

Điều đáng lưu ý ở đây là Lexar vẫn đang sử dụng chuẩn UHS-I mà không phải UHS-II. Chi tiết này khá khó hiểu khi đây là một thẻ nhớ có dung lượng cực lớn, vậy nên cần có tốc độ đọc – ghi tương xứng. Vì vậy có thể chiếc thẻ nhớ này sẽ phù hợp với các camera an ninh CCTV dùng thẻ SD hoặc dành cho người siêu lười không bao giờ copy ảnh ra khỏi thẻ nhớ.

Đắt, nhưng chưa chắc đáng đồng tiền bát gạo

Mặc dù truyền thống trước giờ đều là thẻ có dung lượng lớn sẽ rẻ hơn thẻ dung lượng nhỏ hơn (theo tương quan), nhưng chiếc SD 1TB này lại là ngoại lệ (1TB có giá ~400$, 512GB có giá 150$, chênh lệch 2,67 lần).

Với các thông số kỹ thuật trên lý thuyết chỉ ở mức tạm ổn như trên, chiếc thẻ nhớ này sẽ không dễ mà móc được hầu bao của khách hàng. Theo suy đoán của 50mm Vietnam, có thể chiếc thẻ này của Lexar chỉ là một con bài truyền thông để tạo ra tiếng vang, vì vậy Lexar đã chọn cách ghi kỉ lục về dung lượng trước đã.

Nếu như bạn có ý định mua thẻ này về, bạn sẽ phải bỏ ra số tiền bằng hơn 2 lần mua 1 chiếc thẻ 512GB. Hiện tại trên B&H đã có mở sẵn cho những khách hàng có nhu cầu đặt trước chiếc thẻ này, với mức giá 399,99$.

Theo DPReview.

Nếu cần tìm hiểu sử dụng thẻ nhớ đúng cách ra sao, các bạn hãy truy cập tại đây. Nếu cần lựa chọn thẻ nhớ phù hợp, có thể ghé thăm tại đây.

Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé

Làm thế nào để chọn mua được một chiếc thẻ nhớ chuẩn nhu cầu sử dụng và túi tiền bây giờ? Hãy để 50mm Vietnam giúp các bạn đưa ra quyết định nào!


Đối với máy ảnh kĩ thuật số hiện nay, việc chọn mua thẻ nhớ phù hợp cũng quan trọng chẳng kém gì chọn phim cho các máy “cơ” ngày xưa. Bởi lẽ, nó sẽ quyết định đến hiệu quả hoạt động của máy, đặc biệt nếu chiếc máy phải làm việc với cường độ cao.

Tiếp sau bài viết sử dụng thẻ nhớ đúng cách và livestream thẻ nhớ hôm qua, chúng mình tiếp tục gửi đến các bạn hướng dẫn lựa chọn mua thẻ nhớ phù hợp với những thông tin quan trọng mà các bạn có thể chưa biết.

Trong phần một của chủ đề Chọn mua thẻ nhớ phù hợp này, chúng mình sẽ chỉ đề cập đến SD – loại thẻ nhớ rất phổ biến với những người mới tiếp xúc với máy ảnh ống kính rời, máy ảnh du lịch, thậm chí ngay cả dân chuyên nghiệp. Đối với các loại thẻ nhớ khác như CF hoặc Micro SD, các bạn nhớ theo dõi ở các bài viết tiếp theo.

Và giờ hãy cùng 50mm Vietnam đi tìm hiểu thêm về thẻ nhớ thôi.

Lịch sử thẻ nhớ SD

Bắt nguồn vào năm 1999 (năm mà chiếc DSLR đầu tiên của Nikon ra đời – D1), 3 hãng điện tử Sandisk, Panasonic (Matsushita Electric) và Toshiba hợp tác nghiên cứu để cải tiến hơn nữa chuẩn thẻ MMC hiện có.

Chọn mua thẻ nhớ phù hợp: Bạn biết đến đâu rồi? | 50mm Vietnam
Logo của hiệp hội thẻ SD

Tiếp theo đó, năm 2000, họ cùng thành lập hiệp hội thẻ SD – tổ chức phi lợi nhuận, ban hành các tiêu chuẩn về thẻ nhớ SD. Hiệp hội thẻ SD ngày nay có hơn 1000 công ty thành viên.

Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều hãng sản xuất thẻ nhớ, mà có thể kể ra vài cái tên:

  • Transcend 
  • Kingston
  • Sandisk (Ở Việt Nam thì Sandisk phổ biến nhất)
  • Sony (Các thẻ Sony chúng ta thường thấy trên các máy Sony, do họ dùng tặng kèm máy)
  • Toshiba (Cá nhân mình thích dùng thẻ Toshiba hơn cả, dù Sandisk rất tốt)

Thông số kĩ thuật của một chiếc thẻ nhớ

Một chiếc thẻ nhớ thường được in khá nhiều thông tin ở mặt trên, giúp cho người dùng biết được “sơ sơ” hoặc “chi tiết” về khả năng của chiếc thẻ mình đang dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự biết được, khiến cho đôi khi họ tốn rất nhiều tiền mua thẻ nhớ về nhưng vẫn không được như ý.

Về cơ bản thẻ nhớ được “cưa” làm 3 loại:

SD (hay kỹ thuật gọi là SDSC – Secure Digital Standard Capacity)

Thẻ SD là phiên bản nâng cấp từ MMC. Thẻ nhớ SD (cũng như SDHC và SDXC sau này) có kích thước 28,5 x 21,5 x 1,5mm (dài x rộng x cao).

Chọn mua thẻ nhớ phù hợp: Bạn biết đến đâu rồi? | 50mm Vietnam
Cách đây 15 năm, những chiếc thẻ nhớ 2GB như thế này đã là rất “khủng”.

Những thẻ thuộc loại SDSC thường có dung lượng đến tối đa 2GB. Dung lượng trên ở thời điểm hiện nay nghe rất nhỏ, chẳng đáng bao nhiêu. Tuy nhiên cách đây chừng 15 năm thì nó là khá lớn, bởi ngày đó những máy ảnh có độ phân giải chỉ chừng 4-5 mpx, nên về cơ bản thì đã khá phù hợp với việc lưu trữ rồi (đối với dân quay phim thì họ sẽ mua nhiều thẻ nhớ hoặc mua ổ cứng.)

Cũng phải nói thêm mặc dù SD là một bản nâng cấp của MMC, nhưng lại được thiết kế mới hoàn toàn, nên không thể lắp vừa các khe MMC.

Hiện nay, SD đã gần như tuyệt chủng, không sản xuất nữa và khó khăn lắm chúng ta mới có thể tìm được một chiếc thẻ 2GB.

SDHC (SD High Capacity)

Ra đời từ tháng 1/2006 do nhu cầu lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng, cũng như đòi hòi từ người dùng ở chiếc thẻ nhớ SD có tốc độ đọc ghi cao hơn.

Về cơ bản, kích thước ngoài của SDHC giống hệt SDSC, nhưng dung lượng và tốc độ đọc ghi cao hơn. SDHC có dung lượng từ 4 đến 32GB. SDHC xuất hiện cùng lúc với chuẩn USB 2.0, cho tốc độ đọc dữ liệu nhanh hơn trước kia. Các thiết bị hỗ trợ SDHC thì có thể chạy SDSC, nhưng ngược lại thì không.

Tương tự SDSC, các thẻ SDHC 4GB giờ gần như không còn sản xuất nữa, họa hoằn chỉ những cửa hàng máy ảnh lâu đời và hơi “keo kiệt” một tí thì mới tặng kèm các bạn loại thẻ này.

SDXC (SD eXtended Capacity)

Ra đời từ tháng 1/2009, dung lượng tăng lên từ 64GB cho tới 2TB. SDXC xuất hiện cùng lúc với chuẩn USB 3.0, sau này có thêm 3.1, giúp tốc độ đọc dữ liệu (copy từ thẻ ra máy tính) tăng cao hơn nữa so với SDHC.

Bên cạnh đó, tháng 7/2018, hiệp hội SD đã công bố chuẩn thẻ SD thứ 4 mang tên “SDUC” – SD Ultra Capacity, cho dung lượng tới 128TB, tốc độ tối đa đạt tới 985 MB/s nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng. Tuy nhiên, từ giờ cho tới lúc SDUC phổ biến như SDHC sẽ phải mất 5-7 năm nữa.

Thế còn những con số “MB/s” “x”, “C2/4/6/10”, “I”, “II”, “U” có ý nghĩa ra sao?

Về dung lượng thì đa phần ai cũng hiểu là càng to thì càng tốt rồi, tuy nhiên còn các kí tự lằng nhằng khác trên một cái thẻ như hình dưới đây là gì nhỉ? Các thông số trên đều có điểm chung là thông báo về tốc độ đọc – ghi của thẻ. Tuy nhiên, những thông số trên về cụ thể lại có điểm khác nhau.

C2/4/6/10 là Class 2/4/6/10, con số này nói đến tốc độ ghi dữ liệu tối thiểu từ máy ảnh/máy quay vào thẻ.

Ở thời kì SDSC, nhu cầu người dùng thấp nên dung lượng và tốc độ thẻ thấp, đạt tối thiểu 2MB/s. Về sau, đến thời kì của SDHC và SDXC, các con số này tăng dần lên 4 MB/s, 6 MB/s, 10 MB/s. Mặc dù các thẻ nhớ hiện nay đã có tốc độ ghi dữ liệu rất cao, vượt xa 10 MB/s, nhưng nhà sản xuất vẫn chỉ kí hiệu C10.

Một số thẻ nhớ “khá” cho đến khủng hiện nay bên cạnh C10 còn được in kí hiệu U3, V30, V60. Nó cho biết tốc độ ghi tối thiểu của 2 loại thẻ này đạt 30 hoặc 60 MB/s (U3 = V30). Nếu thẻ đề U1 thì tối thiểu chỉ đạt 10 MB/s thôi nhé.

Đại diện 3 nhãn thẻ nhớ: Toshiba, Sandisk, Lexar

Bên cạnh đó, một số nhà sản xuất lại “không thích” in số má rõ ràng như vậy, thay vào đó là 600x, 1000x.. Về cơ bản cách biểu thị thông số của các thẻ này chỉ khác ở mặt hình thức, còn tốc độ và hiệu năng là tương đương. 1x là được coi là 150KB, do đó 1000x là 150000 KB/s = 150 MB/s.

Đến đây lại nảy sinh vấn đề khác. Tại sao 150 MB/s lại bằng 150000 KB/s mà không phải 153600 KB/s? 

Đây là 2 cách tính khác nhau. 1024 hay 2 mũ 10 là cách tính với hệ nhị phân trên máy tính. 1000 là cách tính theo sản xuất thương mại cho tròn số, dễ tính toán.

Một lưu ý nhỏ cho các bạn thích tò mò: tại sao nhà sản xuất chỉ đề tốc độ ghi trên các thẻ thuộc hàng “khá” trở lên. Vì ở các dòng thẻ thấp hơn như Sandisk Ultra, tốc độ ghi chỉ có 15-30 MB/s, con số không đáng kể, dễ làm cho người dùng cảm giác đây là hàng “phế” và bỏ qua.

Vậy UHS và I, II là gì?

UHS là viết tắt của Ultra High Speed. UHS chỉ xuất hiện trên các thẻ SDHC, SDXC từ 8GB và C10 trở lên. Phổ biến trên thị trường hiện nay là UHS-I và UHS-II, kí hiệu bằng số La Mã I và II.

UHS-I sẽ có tốc độ đọc tối đa đến 104 MB/s (cao), UHS-II đạt tới 312 MB/s (cực cao). Cần lưu ý rằng, cùng đề kí hiệu UHS-I hoặc UHS-II, nhưng không có nghĩa là 2 thẻ sẽ có tốc độ đọc – ghi như nhau, vì nó còn phụ thuộc vào dòng thẻ: bình dân, khá hoặc cao cấp. Dòng càng cao, tốc độ càng cao.

Chọn mua thẻ nhớ phù hợp: Bạn biết đến đâu rồi? | 50mm Vietnam
Thẻ SD chuẩn UHS-II (trái) và UHS-I (phải)

Hiển nhiên, các thẻ UHS-II sẽ có tốc độ cao hơn UHS-I. Và để có tốc độ cao hơn, các thẻ UHS-II được thiết kế với 2 hàng chấu điện tử, trong khi UHS-I chỉ có 1. Cũng cần lưu ý rằng, “thẻ nào khe nấy”. Điều này có nghĩa rằng:

  • Nếu máy bạn chỉ hỗ trợ UHS-I, bạn vẫn có thể cắm thẻ UHS-II, nhưng sẽ chỉ hoạt động ở tốc độ tối đa của UHS-I, hoăc tệ hơn là sẽ chạy như rùa.
  • Nếu bạn cắm thẻ UHS-I vào khe UHS-II, cũng có 2 trường hợp: máy không nhận ở khe thẻ đó hoặc thẻ sẽ chạy như rùa.

Cho nên, bạn cần biết rõ máy mình hỗ trợ thẻ gì để mua thẻ nhớ sao cho phù hợp. Thẻ chỉ chạy hết công suất khi dùng đúng khe thẻ phù hợp. Với cá nhân mình từng dùng thẻ Sony UHS-II trên Canon EOS 7D Mark II – chỉ hỗ trợ UHS-I. Kết quả thu được thật may là thẻ không bị “rùa bò”, nhưng chỉ hoạt động ở tốc độ tối đa của chuẩn UHS-I.

Các thông số đã có, giờ hãy thử đọc thông số của một chiếc thẻ nhớ xem thế nào nhé:

Chúng mình sẽ bắt đầu với một chiếc thẻ nhớ cực kì thông dụng, được sử dụng làm quà tặng kèm cho các bạn khi mua máy: Sandisk Ultra 16GB 48MB/s

Hân hạnh được tài trợ bởi Techspot

Vậy chúng ta biết được gì từ việc nhìn qua chiếc thẻ nhớ nào?

  • Tên hãng sản xuất: Sandisk (một hãng của Mẽo, nhưng sản xuất tại Trung Quốc).
  • Tên dòng: Ultra – sản phẩm bình dân
  • Thẻ này có tốc độ ghi tối thiểu 10 MB/s, đọc tối đa đến 48 MB/s, chuẩn thẻ UHS-I

Vậy thẻ này là vừa đủ cho nhu cầu chụp chơi bình thường, hoặc quay video với điều kiện bạn chỉ được quay ở độ phân giải HD hoặc full HD chất lượng thấp.

Nếu chụp RAW hoặc chụp liên tiếp JPEG, máy bạn sẽ bị dừng mất một lúc để chuyển dữ liệu từ bộ nhớ đệm vào thẻ.

Tiếp theo là chiếc thẻ nhớ mà chúng mình đã nhắc đến nhiều lần trong thời gian qua: Sandisk Extreme Pro 32GB 95MB/s

  • Tên hãng: Sandisk
  • Tên dòng: Extreme Pro (sản phẩm thuộc hàng cao cấp, hiệu năng và chất lượng tốt)
  • Tốc độ ghi tối thiểu U3/V30 = 30MB/s, tối đa lý thuyết lên tới 90 MB/s, đọc tối đa lên đến 95 MB/s, chuẩn thẻ UHS-I

Với thẻ này, người dùng hoàn toàn có thể chụp liên tiếp RAW mà không lo bị mất nhiều thời gian “dừng máy”, cũng như có thể quay Full HD hoặc 4K. Dĩ nhiên, tiền nào của nấy, về lý thuyết thẻ 32GB Extreme Pro đắt gấp 4 lần 16GB Ultra đã nói ở trên.

Phân loại thẻ nhớ theo hãng

Mỗi một hãng thẻ nhớ có một cách phân chia dòng thẻ khác nhau. Và trong phạm vi bài viết này, chúng mình sẽ chỉ nói đến Toshiba, Sandisk và Sony – 3 hãng phổ biến tại Việt Nam hiện nay.

Toshiba

Chọn mua thẻ nhớ phù hợp: Bạn biết đến đâu rồi? | 50mm Vietnam

Các dòng phổ thông thì không được đặt tên, nhưng ngược lại với các dòng trung bình đổ lên, được gọi là Exceria và cao nhất là Exceria Pro.

Trong cả 2 dòng trung và cao cấp, Toshiba đều có 2 loại UHS-I và UHS-II cho người dùng tùy chọn theo nhu cầu và khả năng tài chính.

Sandisk

Dòng thấp nhất không có tên, đặc trưng bởi màu xanh dương đậm với tốc độ ghi tối đa C4 (4 MB/s), thường được dùng tặng kèm máy loại dung lượng 16GB.

Các dòng phổ thông như 48 MB/s và 80 MB/s được gọi chung là Ultra, chỉ khác ở màu giấy in mặt trước. 48 MB/s sẽ có màu đen, 80 MB/s sẽ có màu bạc.

Chọn mua thẻ nhớ phù hợp: Bạn biết đến đâu rồi? | 50mm Vietnam
Đây là một chiếc thẻ khá tốt, giá chỉ kém hơn 32GB Extreme Pro có vài chục đến 100 nghìn.

Các dòng “khá” được gọi là Extreme, đặc trưng bởi màu vàng. Tốc độ đọc – ghi tối đa lên đến 90 – 40 MB/s. Khác với Toshiba có Exceria cho cả 2 lớp tốc độ UHS-I và II, Extreme chỉ có UHS-I.

Cao cấp nhất là Extreme Pro với UHS-I, U3 hoặc V30, tốc độ đọc – ghi tối đa 95 – 90 MB/s. Thích hợp cho những người dùng quay phim Full HD hoặc 4K, chụp liên tiếp RAW. Ngoài ra, Sandisk còn có Extreme Pro chuẩn UHS-II,

Chọn mua thẻ nhớ Sandisk dưới đây:

Sony

Sony cũng có khá nhiều dòng thẻ, tuy nhiên mình sẽ chỉ nhắc đến 3 dòng khá phổ biến hiện nay.

Chọn mua thẻ nhớ phù hợp: Bạn biết đến đâu rồi? | 50mm Vietnam
Bạn nào mua A7 III chắc chắn không xa lạ gì thẻ nhớ này.

Thấp nhất hiện nay là thẻ SF-UY3, đặc trưng với vỏ giấy màu xanh lá cây, chuẩn UHS-I, U1, tốc độ đọc tối đa 90 MB/s, dùng làm hàng tặng kèm khi mua máy (loại 32GB)

Cao hơn là SF-UX2, đặc trưng với vỏ giấy màu xanh dương, chuẩn UHS-I, U3, tốc độ đọc – ghi tối đa 94 – 70 MB/s.

Cao nhất là SF-M, đặc trưng với màu xám – bạc, chuẩn UHS-II, U3, tốc độ đọc – ghi tối đa 260 – 100 MB/s, dùng làm hàng tặng kèm Alpha A7 III.

Chọn mua thẻ nhớ Sony tại đây:

Vậy lựa chọn thẻ nhớ như thế nào cho phù hợp

Thẻ nhớ thì muôn hình vạn trạng, đủ các chủng loại, dung lượng, tốc độ làm việc và giá cả khác nhau. Do đó, xác định đúng nhu cầu và khả năng tài chính là tối quan trọng cho việc mua thẻ nhớ. 

Chọn mua thẻ nhớ phù hợp: Bạn biết đến đâu rồi? | 50mm Vietnam
Lựa chọn thẻ nhớ phù hợp là rất quan trọng, nó góp phần quyết định đến hiệu quả làm việc của máy. Chuẩn độ phân giải 8K chắc chắn sẽ được công bố rộng rãi vào đầu năm sau, kéo theo những chiếc thẻ U3/V30 hiện giờ dần dần từ phổ thông trở thành “phế vật” giống như những chiếc thẻ C4 vài năm nay.

  • Nếu bạn chỉ chụp chơi bời, gia đình, bạn bè, quay phim không yêu cầu chất lượng cao, một hoặc hai chiếc thẻ nhớ 16GB loại tương tự Ultra của Sandisk là phù hợp. 32GB là quá đủ ghi lại chuyến du lịch 5-7 ngày cho một gia đình.

  • Nếu bạn làm việc, cần quay phim phân giải cao hoặc chụp thể thao – hoang dã, thì Exceria Pro, Extreme Pro, SF-M sẽ là lựa chọn hàng đầu. Các bạn có thể mua thẻ nhớ Exceria, Extreme và SF-UX2 dùng làm dự phòng.
  • Nếu bạn là dân chơi và không thiếu tiền, mua gì là quyền của bạn ( :v ).

Một vài lưu ý khác

Một điều rất quan trọng: không phải máy ảnh nào cũng hỗ trợ các thẻ tốc độ cao hoặc cực cao. Riêng đối với các máy hỗ trợ UHS-I, các bạn cần lưu ý đời máy của mình để lựa chọn thẻ nhớ phù hợp, do các máy “đời trước” thường có tốc độ xử lý và ghi dữ liệu không nhanh (tạm gọi là x MB/s), nên nếu bạn dùng các thẻ có tốc độ ghi cao hơn thì tốc độ tối đa như đã nói ở trên cũng chỉ là x.

Việc mua thẻ “mạnh” hơn khả năng của máy không làm máy ghi nhanh hơn, gây ra những lãng phí không cần thiết cho túi tiền của bạn.

Ví dụ: với các bạn đang sử dụng Canon EOS 6D, 70D, 700D thì chỉ nên dùng các thẻ như Extreme hoặc Exceria, vì khả năng ghi của các máy này vào khoảng 40 – 45 MB/s, tương đương tốc độ ghi tối đa của thẻ. Nếu các bạn đang sở hữu Nikon D750, D7100, D3400, Canon EOS 6D Mark II, 7D Mark II, 80D, 800D trở lên, Extreme Pro hoặc Exceria Pro là lựa chọn tối ưu nhất.

Thứ hai, nếu bạn “gà”, rất dễ bị “thuốc” mua những chiếc thẻ tưởng như mạnh mà thực tế là nửa vời, ví dụ như thẻ nhớ dưới đây: Sandisk Ultra 16GB 80 MB/s. Thực tế chiếc thẻ này trừ việc copy dữ liệu ra máy tính nhanh hơn, tốc độ ghi chẳng khác gì người anh em Ultra 16GB 48 MB/s, giá cũng chênh lệch rất ít, giá thực sự chỉ chênh nhau 50k!

Thứ ba, không nên mua thẻ nhớ dung lượng quá lớn (64GB trở lên với nhu cầu chụp chơi là quá lớn). Dân t thường có xu hướng mua thẻ nhớ dung lượng lớn và không copy dữ liệu ra máy tính sau khi dùng. Về lâu dài dễ gây chết thẻ, nếu xảy ra trong quá trình đang dùng sẽ rất phiền toái.

Tạm kết

Những gì trên đây có lẽ đã tạm đủ cho các bạn có cái nhìn khái quát về thẻ nhớ SD. Hi vọng bài viết sẽ giúp cho các bạn và bạn bè lựa chọn mua thẻ nhớ dễ dàng hơn và phù hợp với nhu cầu của các bạn.

Nếu như các bạn cần mua thẻ nhớ, chúng mình gợi ý đến camerashop Techspot, số 5C Vọng Đức. Chỉ cần đọc code “50mm Vietnam” và các bạn sẽ thấy điều kì diệu xảy ra!


Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.

Mặc dù không phải “hay ho” gì khi bị phải từ bỏ công cuộc sản xuất thẻ XQD, tuy nhiên điều này cũng góp phần mở ra những cơ hội mới cho Lexar theo đuổi CFexpress.


Lexar từ bỏ XQD và chạy theo tình mới

Mới đây Lexar – nhà sản xuất thẻ nhớ nổi tiếng thế giới vừa tuyên bố: Sẽ từ bỏ việc sản xuất thẻ XQD, thay vào đó sẽ dồn nguồn lực cho CFexpress – chuẩn thẻ trong tương lai với nhiều sự vượt trội hơn.

Lexar từ bỏ XQD - Cuộc chơi chuẩn thẻ nhớ XQD chỉ còn lại Sony và Nikon | 50mm Vietnam
Nikon D500 với 1 khe SD UHS-II và 1 khe XQD. Nguồn: Camera Memory Speed.

Cần nhắc lại một chút, trong suốt thời gian tồn tại ở công ty mẹ Micron cho đến lúc giải tán vào hè năm ngoái và được cứu vớt bởi một công ty Trung Quốc có tên Longsys, Lexar có sản xuất song song CFast – loại thẻ được sử dụng rất nhiều trên các thiết bị của Canon như máy quay dòng XC, EOS Cinema hay DSLR cao cấp nhất EOS-1D X Mark II, cũng như XQD – hay được biết tới vì tương thích với các máy Nikon D4, D4s, D5D850, D500, Z6 và Z7, cùng một vài thiết bị khác từ Sony và Phase One.

Vậy XQD là gì?

XQD là 1 chuẩn thẻ được Sony, Nikon và Lexar hợp tác sản xuất kể từ 2010. So với CF thông thường, XQD cho tốc độ đọc – ghi dữ liệu nhanh hơn (tối đa hiện nay lên tới 1000MB/giây, vượt cả CFast), cũng như không lo lệch/gãy chân thẻ – vấn đề muôn thuở của CF.

Video thử nghiệm tốc độ CF và XQD trên Nikon D4s

Với tốc độ đọc – ghi dữ liệu lớn như vậy, không có gì khó hiểu khi xưa Lexar có tham vọng nhảy vào mảng XQD. Tuy nhiên việc này khiến Lexar gặp rắc rối không nhỏ với Sony – đơn vị nắm giữ bản quyền XQD. Rõ ràng với số lượng rất ít máy ảnh hỗ trợ XQD, cũng như bị Sony nắm giữ độc quyền, khác với chuẩn thẻ CFast có tính “mở”, ai cũng có thể sản xuất được, thì việc tiếp tục cố gắng đầu tư nghiên cứu và sản xuất XQD sẽ dẫn đến lãng phí không cần thiết.

Lexar cho rằng Sony và các đơn vị có liên quan phải chịu trách nhiệm cho việc độc quyền sản phẩm này, ngăn chặn sự phát triển công nghệ:

Trong khi Lexar đang muốn theo đuổi XQD, phổ biến nó rộng rãi hơn, thì Sony và đối tác dường như muốn ngăn chặn điều đó, giữ nó cho riêng mình.

Vì vậy chúng tôi đang tích cực làm việc với hiệp hội Compact Flash ( cũng như với các hãng máy ảnh đối tác, với hi vọng đẩy mạnh hơn nữa tiêu chuẩn CFexpress trong tương lai.

Lexar từ bỏ XQD - Cuộc chơi chuẩn thẻ nhớ XQD chỉ còn lại Sony và Nikon | 50mm Vietnam

Theo đó, trên thị trường sẽ chỉ còn lại hai hãng sẽ sản xuất thẻ nhớ chuẩn XQD đó là: Sony và sắp tới có lẽ là Nikon với những tin đồn với độ tin cậy rất cao.

Cũng phải thôi, khi 2 chiếc Mirrorless mới nhất của Nikon đều dùng chuẩn XQD mà!

Ngã rẽ CFexpress

Với việc Sony và “đồng bọn” cản trở việc xúc tiến XQD, vô tình lại đưa Lexar tới ngã rẽ khác – hợp tác với hãng thẻ nhớ non trẻ ProGrade (vốn nhân lực nòng cốt cũng từ Lexar mà ra), cùng từ bỏ XQD và tiến thẳng lên CFexpress.

Để bạn dễ hiểu hơn về chuẩn thẻ CFExpress này, thì vào năm  2016, Hiệp hội CF đã công bố chuẩn thẻ mới nhằm thay thế cho XQD có tên CFexpress – có thể lắp vào các máy sử dụng XQD với điều kiện máy đó phải được nâng cấp firmware mới. So với XQD, CFexpress cho tốc độ cao gần gấp 8 lần (7880MB/giây).

Tạm kết

Công cuộc tranh giành thị phần giữa các hãng phụ kiện cũng khốc liệt chẳng kém gì các hãng máy ảnh, mà ở đây là thẻ nhớ – thứ không thể thiếu cho các tay máy, mà nhiều khi cũng khiến người dùng khóc dở mếu dở.

Có thể chúng ta sẽ cảm thấy hơi khó hiểu về sự rắc rối giữa các công ty này, tuy nhiên điều đó có mặt lợi là thúc đẩy sự phát triển của công nghệ, góp phần cho ra đời thêm nhiều sản phẩm mới, làm hạ giá các mặt hàng hiện tại.

Theo Petapixel


Để biết thêm về việc sử dụng thẻ nhớ đúng cách, các bạn có thể tham khảo tại đây.

Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.

Nào chúng ta cùng chào đón sự ra đời của ProGrade Digital, hãng thẻ nhớ và đầu đọc thẻ thuộc phân khúc cao cấp dành riêng cho người chơi ảnh. Thương hiệu này được thành lập bởi những cựu giám đốc của “trùm thẻ nhớ” Lexar, những người đang muốn tạo ra những chiếc thẻ nhớ có chất lượng cao nhất trên thị trường.

Hồi tháng 6, hãng Micron đã tuyên bố sẽ ngưng kinh doanh phân phối và bán lẻ thẻ nhớ Lexar. Những tưởng đó là dấu chấm hết cho thương hiệu thẻ nhớ được giới nhiếp ảnh khắp thế giới tin dùng, nhưng chưa: Longsys – một công ty lưu trữ flash của Trung Quốc đã tuyên bố sẽ mua lại Lexar!

Chỉ mới đây thôi, SanDisk bất ngờ cho ra mắt chiếc thẻ nhớ microSD có dung lượng “khổng lồ” lên đến 400GB, xô đổ mọi kỷ lục trước đó về thẻ nhớ. Chiếc thẻ nhớ này hứa hẹn sẽ hỗ trợ đắc lực cho những người có nhu cầu lưu trữ cực cực lớn.

“Mảng thiết bị lưu trữ của Lexar sẽ đóng cửa” – Thông báo rất bất ngờ đến từ Micron, công ty chủ quản của Lexar quả thực là một tin rất sốc với các photographer.

Nhiếp ảnh có lẽ là một trong những nghề có nhiều đồ chơi phụ kiện nhất trên đời. Chúng ta có từ giày in hình bản vẽ thiết kế cho tới bộ chỉnh ảnh theo phong cách DJ. Bởi vậy cũng sẽ chẳng lạ gì nếu có cả những chiếc ví dành riêng cho những con nghiện chơi ảnh.

Đây có lẽ là tin mừng cho giới chuyên nghiệp, nhất là những ai đang cần một chiếc thẻ nhớ nhanh hơn nữa để quay video 4K với số khung hình cao hoặc đang là các phóng viên ảnh thể thao.

Ông lớn làng công nghệ Sony vừa công bố loạt thẻ SD mới với tốc độ đọc ghi “kinh hồn”: tốc độ đọc 300 MB/giây, ghi 299 MB/giây, và chính thức là các thẻ nhớ SD nhanh nhất thế giới hiện nay.

Bạn cảm thấy rối bời vì mất hết dữ liệu sau một chuyến đi chơi hay một kèo chụp ảnh? Nhưng từ nay nỗi lo đó của bạn sẽ được xua tan đi với gói bảo hành dữ liệu CarePAK Plus đến từ Canon.

Hãy nghe theo lời khuyên của chuyên gia, nếu bạn không muốn phải “khóc dở mếu dở” với những sự cố liên quan đến thẻ nhớ máy ảnh.

Đùa thôi, khóc làm gì 😀 Nhờ vào dịp vừa mua phải một chiếc thẻ nhớ giả nên mình mới có động lực quyết định viết bài này giúp mọi người phân biệt thẻ nhớ thật giả đây.

Canon EOS 1D-X Mark II – Chiếc máy ảnh đỉnh bảng của Canon ở thời điểm hiện tại đã bất ngờ dính một lỗi khá nghiêm trọng với những chiếc thẻ nhớ và có thể khiến bạn bị mất dữ liệu.

Ngày 11/11 tới đây được gọi là ngày bão mua sắm trên mạng với rất nhiều mặt hàng được giảm giá rất tốt. 50mm Vietnam quyết định làm một vòng dạo quanh phố phường, dạo qua thị trường các trang mua sắm trên mạng và chọn ra các giảm giá được cho là tốt nhất đã có thể nhìn thấy trong ngày 11/11 dành cho các bạn yêu thích Nhiếp ảnh:

Thiết bị lưu trữ

1) Ổ Cứng Di Động WD Elements 3.0- 1TB – Giá: 1.750.000 ₫ – Giảm còn: 1.111.000 ₫ (bán từ 8h-9h sáng – số lượng có hạn)

2) Ổ Cứng Di Động WD My Passport Ultra 1TB – Giá: 1.890.000 ₫ – Giảm còn: 1.590.000 ₫ (bán từ 20h-21h – số lượng có hạn)

Quà tặng: USB SanDisk Cz43 Ultra Fit 16GB – USB 3.0 – 130Mb/s 

3) Thẻ Nhớ Micro SD Ultra Sandisk 32GB Class 10 – 48MB/s – Giá: 425.000 ₫ – Giảm còn:199.000 ₫ (bán từ 16h-17h – số lượng có hạn)

Đây là lựa chọn tốt dành cho các bạn đang không có thẻ nhớ tốc độ cao, có thể dùng kèm với 1 adapter chuyển từ MicroSD -> SD. Hoặc nếu ai đang dùng action cam cũng nên tham khảo. Nên nhớ một chiếc máy ảnh tốt rất cần một chiếc thẻ nhớ tốt!

4) USB OTG Sandisk DD2 Ultra 32GB – USB 3.0 – Giá: 425.000 ₫ – Giảm còn: 220.000 ₫ (bán từ 21h-22h – số lượng có hạn)

Đây là USB khá đặc biệt khi có thể cắm cả vào máy tính cũng như các tablet hoặc smartphone Android.

5) Ổ Cứng SSD Kingston HyperX Savage 120GB – Giá: 1.660.000 ₫ – Giảm còn: 1.400.000 ₫ (bán từ 21h-22h – số lượng có hạn)

Quà tặng: [Gift HDD] Bộ Tuốt Nơ Vít 32 Món IN.35-006 + USB Kingston DTSE9 8GB.

Ổ SSD là một trong những điều cần thiết nhất đối với những photographer muốn xử lý ảnh nhanh, tốc độ làm việc của bạn có thể tăng đến 30-50%. Tốc độ của SSD là cực kì ấn tượng!

6) Thẻ Nhớ MicroSD Kingston 32GB Class 10 (Kèm Adapter) – Giá: 450.000 ₫ – Giảm còn: 180.000 ₫ (bán từ 20h-21h – số lượng có hạn)

Đây là lựa chọn tốt dành cho các bạn đang không có thẻ nhớ có dung lượng lớn, có thể dùng kèm với 1 adapter chuyển từ MicroSD -> SD. Hoặc nếu ai đang dùng action cam cũng nên tham khảo. Nên nhớ một chiếc máy ảnh tốt rất cần một chiếc thẻ nhớ tốt!

7) Thẻ Nhớ MicroSD Kingston 32GB Class 10 (Kèm Adapter) – Giá: 450.000 ₫ – Giảm còn: 159.000 ₫

 

Máy ảnh & Ống Kính

1) Canon 700D + Lens 18-55 STM (Lê Bảo Minh) – Bảo Hành 2 Năm – Giá: 11.400.000 ₫ – Giảm còn: 10.700.000₫ (bán từ 10h-11h sáng – số lượng có hạn)

Quà tặng: Túi Đựng Máy Ảnh Canon+ Thẻ Nhớ SD SanDisk Ultra Class 10 32GB – 30MB/s

1) Màn hình Dell Ultrasharp U2414H 23.8″ – Giá: 5.299.000 ₫ – Giảm còn: 4.999.000 ₫ (Bán từ 19h – 20h – Số lượng có hạn)

Quà tặng: USB SanDisk Cz51 8GB- USB 2.0

Lựa chọn tốt nhất cho các Photographer cần độ chính xác khi retouch, xem ảnh và video với hiệu năng cực tốt và không qua đắt!


Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những deal khác vào bài viết này nhanh nhất có thể!