Cách đây hai tiếng, ngày 23/4/2024, Sigma chính thức thông báo sẽ cho ra mắt loạt ống kính ngàm Canon RF dành cho cảm biến APS-C (Crop).
“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Cách đây ít ngày, một bài viết đến từ một blog khá nổi tiếng ở Nhật Bản cho rằng Sigma đã dừng sản xuất filter cho ống kính, bao gồm cả những chiếc filter UV bảo vệ và filter CPL. Ngay sau đó, Sigma tuyên bố thông tin này sai sự thật và công ty vẫn đang sản xuất những chiếc filter như bình thường.
“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Theo thông tin mới nhất đến từ Sigma, hãng này chính thức triển dòng ống kính Sigma cho ngàm Nikon Z. Bắt đầu với ba ống kính fix/prime rất phổ biến của hãng thứ ba này.
“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Mới đây, Sgma đã mở rộng dòng ống kính I-series của mình với hai chiếc ống kính Sigma 90mm f/2.8 DG DN và 24mm f/2 DG DN. Cả hai đều sẽ có mặt trên hai ngàm Sony E-mount và Leica L-mount.
“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Vào ngày 14 tháng 5 vừa qua, Sigma đã chính thức ra mắt ống kính Sigma 35mm f/1.4 DG DN Art dành cho ngàm E và ngàm L. Có thể nói đây chính là bản nâng cấp thiết của ống kính Sigma 35mm f/1.4 DG HSM Art cả về ngoại hình bên ngoài và cấu tạo bên trong. Hãy cùng tìm hiểu qua về ống kính mới Sigma 35mm f/1.4 DG DN Art này nhé!
Hồi tháng 2, Sigma 28-70mm f/2.8 DG DN Contemporary được công bố trên toàn cầu. Tuy nhiên, gần đây hãng đã phát hiện ra lỗi sản xuất liên quan đến vấn đề quang sai trên ống kính và phải tạm dừng sản xuất.
Tối ngày 24/2/2021, sau hàng loạt tin đồn và sự mong chờ của người dùng mirrorless, Sigma đã chính thức công bố sản phẩm mới là chiếc ống kính siêu nhỏ gọn Sigma 28-70mm f/2.8 DG DN dành cho ngàm E và ngàm L.
Đối với một lĩnh vực đang bị thu hẹp dần trong nhiều năm qua như ngành công nghiệp hình ảnh, ảnh hưởng của COVID-2019 đến sản xuất và doanh thu nói chung là vô cùng nặng nề.
Trong những ngày này, cả thế giới đang sôi sục lên vì đại dịch do virus Corona gây nên, mà bùng phát đầu tiên được ghi nhận chính thức tại Trung Quốc. Tính đến ngày 2/3/2020, đã có hơn 87.000 ca mắc bệnh trên toàn thế giới. Những tác động mà nó gây ra cho toàn bộ mọi mặt của thế giới này là vô cùng nghiêm trọng, trong đó có nền kinh tế của thế giới sẽ bị suy giảm nghiêm trọng do nhà áy đóng cửa, công nhân nghỉ việc, thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu và sản phẩm…
Vậy tại sao một dịch bệnh mới lại gây ảnh hưởng lớn đến mọi mặt nền kinh tế như vậy?
Chúng ta cần biết rằng, Trung Quốc trong nhiều năm qua đã sớm vươn lên thành nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới: thứ nhì theo GDP (16% giá trị GDP của thế giới trên danh nghĩa) và thứ nhất theo PPP (sức mua tương đương), vượt xa Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc đã trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, đại công xưởng thế giới, sản xuất mọi mặt hàng từ kim khâu, sợi chỉ, cho tới máy bay, tàu vũ trụ, vũ khí hạt nhân.
Năm 2018, Trung Quốc chiếm tới 28% giá trị sản xuất hàng hóa trên toàn thế giới.
Do đó, chỉ cần sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc thay đổi nhẹ, “hắt hơi”, ngay lập tức nền kinh tế và chuỗi cung ứng vật liệu và sản phẩm trên toàn thế giới sẽ bị ảnh hưởng, ở nhiều mức độ khác nhau.
Không chỉ trong sản xuất hàng hóa, lượng khách du lịch khổng lồ (hàng trăm triệu người, gấp tới vài lần toàn bộ dân số Việt Nam) mang quốc tịch Trung Quốc là nguồn thu ngoại tệ lớn với nhiều quốc gia, ví dụ Việt Nam, Thái Lan. Do đó, chỉ cần có quyết định đóng cửa biên giới hoặc hạn chế di chuyển ra nước ngoài, ngành du lịch của các quốc gia này sẽ bị thiệt hại nặng nề.
Ảnh hưởng đến mảng hình ảnh
Điện thoại hay máy ảnh đều bị “dính chưởng” và chịu thiệt hại rất ghê gớm. Ví dụ, cơ sở sản xuất iPhone của Apple tại Trịnh Châu có thể sản xuất được 500.000 điện thoại trong một ngày. Apple có thể bán được vài trăm lần số lượng 500.000 điện thoại đó trong một quý. Đây là một con số khổng lồ về năng lực sản xuất và sức mua mà không một hãng máy ảnh nào có thể đuổi kịp.
Việc sản xuất đình trệ, cũng như người dân Trung Quốc ít ra đường để mua sắm điện thoại mới cũng khiến ảnh hưởng khá nhiều đến doanh số và các kế hoạch của Apple trong năm 2020.
Đó là về mảng điện thoại. Còn ở mảng máy ảnh, cơ sở sản xuất của Fujifilm đã mở cửa trở lại từ giữa tháng 2, nhưng việc sản xuất X-T3 và X-T30 đều ở dưới mức tối đa trong thời gian qua, cũng như Fujifilm cũng không thể nói được thời điểm nào X-T4 được giao đến các đại lý và cửa hàng.
Bên cạnh Fujifilm, các hãng máy ảnh khác cũng gặp tình cảnh tương tự, khi tất cả đều có đặt cơ sở sản xuất phụ kiện, linh kiện của thân máy, ống kính ở Trung Quốc.
Dịch chuyển sản xuất từ Nhật Bản sang Trung Quốc vào cuối thế kỉ XX
Việc này đã diễn ra cuối thập niên 80, sau khi Nhật Bản phải chịu sức ép từ Mỹ và phương Tây để kí Thỏa ước Plaza, nội dung là thay đổi tỉ giá của USD so với Yên Nhật (ví dụ: 1$ đổi 1 Yên Nhật, sau thỏa ước Plaza thì 1$ đổi 2 Yên Nhật). Về cơ bản, đây là thỏa ước bất bình đẳng, khiến Mỹ có thể “xù nợ” được với Nhật, cũng như giúp hàng hóa xuất khẩu do Mỹ sản xuất cạnh tranh tốt hơn so với Nhật, lúc đó đang dần vươn lên là cường quốc kinh tế, khiến Mỹ lo ngại.
Sau một thời gian kí hiệp định này, nền kinh tế Nhật đã rơi vào suy thoái từ thập niên 90 và lên đỉnh điểm vào năm 2008 (theo đúng ý của Mỹ khi ép Nhật kí kết thỏa ước Plaza). Kể từ sau đó, các công ty Nhật đã dần di chuyển máy móc, cơ sở sản xuất sang Trung Quốc nhằm hạ bớt chi phí sản xuất và vận hành.
Tuy nhiên, kể từ 2010, nền kinh tế Trung Quốc dần đi lê, khiến chi phí sản xuất và nhân công tăng lên. Do vậy, các hãng máy ảnh Nhật Bản lại đi tìm địa điểm mới để đặt nhà máy. Khu vực Đông Nam Á được chọn làm bãi đáp, ví dụ như Sony và Nikon tại Thái Lan (sản xuất thân máy), Olympus tại Việt Nam (Olympus gần như chưa từng hiện diện tại Trung Quốc), Canon có cơ sở tại Malaysia (sản xuất ống kính 50mm STM)…
Hậu quả với chuỗi cung ứng toàn cầu
Mặc dù chuyển cơ sở sản xuất dần ra khỏi Trung Quốc, việc sản xuất của các hãng máy ảnh vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lí do của việc này là các bộ phận, linh kiện trong thân máy và ống kính đều được sản xuất tại Trung Quốc. Với chừng 3 triệu container đang kẹt lại tại Trung Quốc, nhiều hãng máy ảnh đang có dấu hiệu phải tạm dừng sản xuất. Thậm chí, Canon đã phải tạm dừng hoạt động ở 5 cơ sở sản xuất của mình tại Nhật Bản do thiếu linh kiện, từ ngày 2 đến 13/3/2020.
Trong đó, đáng chú ý có nhà máy tại Oita, chuyên sản xuất ống kính. Điều này có lẽ sẽ dẫn đến việc thiếu hụt sản phẩm trong thời gian tới, cũng như giá cả sẽ bị tăng lên.
Có lẽ Sigma là hãng chịu ảnh hưởng nhẹ nhàng nhất so với các “đồng hương” khi họ sản xuất tất cả sản phẩm của mình tại Nhật, mặc dù một số nhà cung cấp linh kiện của họ đặt nhà máy ở Trung Quốc.
Không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất, COVID-2019 cũng sẽ làm ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc, khiến doanh thu của các nhà sản xuất nói chung và máy ảnh nói riêng tại thị trường 1,4 tỉ dân sẽ giảm đáng kể.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu người tiêu dùng Trung Quốc giảm bớt hoặc không mua máy ảnh nữa?
Một con số đáng chú ý: sản xuất chiếm 30% tổng sản lượng kinh tế của Trung Quốc. Sau nhiều năm tăng trưởng, cũng như sự giàu lên của một bộ phận không nhỏ người dân, Trung Quốc đang là một thị trường béo bở với nhiều quốc gia nói chung và Nhật Bản nói riêng. Với việc 9,2% giá trị hàng nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Nhật (2018), Nhật Bản rất dễ tổn thương nếu nền kinh tế Trung Quốc “ho một tiếng”.
Hết tháng 1/2020, tổng giá trị xuất khẩu từ Nhật sang Trung Quốc giảm tới 36%.
Hơn nữa, với dân số đến 1,4 tỉ, Trung Quốc là thị trường tốt nhất cho các loại máy ảnh cao cấp, như sản phẩm của Leica, hay Fujifilm GFX. Do đó, nếu người dân Trung Quốc giảm bớt mua sắm, đây sẽ là đòn giáng mạnh vào các hãng máy ảnh trên, đặc biệt ở mảng cao cấp.
Kết
Đại dịch do COVID-2019 gây ra nhắc nhở về việc thế giới này nhỏ bé thế nào, tất cả chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau ít hay nhiều. Do đó, để cùng vượt qua khó khăn về kinh tế do đại dịch này, chúng ta cần có sự hợp tác tốt giữa bạn bè và đối tác, giúp các hoạt động sản xuất, kinh doanh được dần bình ổn trở lại.
Theo DPReview
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé
Mới đây, Sigma Nhật Bản đã chính thức hé lộ ngày ra mắt hai chiếc ống kính: 40mm F1.4, 105mm F1.4 ‘Art’ cho ngàm L (Leica, Panasonic và Sigma fp).
“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Mới đây, Shriro Việt Nam – công ty thường được biết đến là nhà phân phối những chiếc ống kính Zeiss, Sigma, phụ kiện Manfrotto .v.v đã chính thức “ôm” độc quyền luôn cả mảng máy ảnh của Panasonic tại Việt Nam.
“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Welcome back to CHIT CHAT NHIẾP ẢNH!
Cùng ngồi lại và trò chuyện tổng kết những gì đã diễn ra trong thế giới nhiếp ảnh năm vừa rồi. Cùng tìm hiểu về những điều tuyệt vời nhất của năm 2018 trên “vũ trụ máy ảnh” thông qua Livestream của 50mm Vietnam!
- Máy ảnh nào tốt nhất của năm?
- Lens nào “ổn áp” nhất 2018?
- All-in-one camera vừa quay vừa chụp nào vô địch hơn cả?
- Những phụ kiện thú vị mà chúng tớ đã gặp năm qua?
- Những máy ảnh đáng mua cho đến tận những ngày cuối cùng của năm 2018 này?
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.
“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Việc hủy bỏ Photokina 2019 để tiến thẳng sang 2020 sẽ khiến tín đồ nhiếp ảnh – những người đang “vẽ” kế hoạch sang Đức vào năm sau “vỡ mộng”, phải mòn mỏi chờ đợi thêm gần 1 năm rưỡi nữa.
“Không có chuyện hủy bỏ Photokina 2019”?
Mới đây, giới nhiếp ảnh trở nên xôn xao trước tin tức triển lãm thiết bị hình ảnh thường niên nổi tiếng thế giới Photokina sẽ bị huỷ bỏ vào năm 2019 và dự kiến sẽ tiếp tục vào năm 2020.
Vậy thực hư chuyện này ra sao?
Vào năm 2017, sự kiện Photokina được tổ chức như bình thường kèm theo một tuyên bố từ các nhà tổ chức rằng đây là sự kiện thường niên, năm nào cũng phải có. Bên cạnh đó, họ cũng nói thêm năm 2018 sẽ là năm cuối cùng diễn ra vào tháng 9 và bắt đầu từ 2019, sự kiện sẽ được dời sang tháng 5.
Nếu theo đúng kế hoạch, Photokina 2019 sẽ diễn ra trước khi mùa hè bắt đầu. Tuy nhiên, khi mà năm 2018 đang dần kết thúc, hiệp hội công nghiệp hình ảnh Đức và Koelnmesse – đơn vị đồng tổ chức đã thay đổi quyết định: Họ sẽ bỏ qua sự kiện Photokina trong năm 2019 để tiến thẳng sang năm 2020. Cụ thể hơn, kì Photokina tiếp theo sẽ diễn ra từ 27 đến 30/5/2020.
Sau đây là lời chia sẻ của những người có liên quan:
Việc hoãn kế hoạch thường niên này nhằm mục đích chuẩn bị tạo ra hình mẫu mới cho Photokina, cũng như nâng cao hình ảnh và vị thế của triển lãm này, như nền tảng toàn cầu cho nhiếp ảnh và ngành công nghiệp hình ảnh.
Photokina 2019 bị huỷ, chúng ta có thể trông chờ điều gì ở năm 2020?
Không rõ thực sự các nhà tổ chức đang nghĩ gì, nhưng dường như có vẻ họ đang muốn tạo đột phá cho triển lãm, nên đã quyết định bỏ qua năm 2019.
Cần lưu ý rằng, vào năm 2020, ngay trước khi Photokina diễn ra, sẽ có 2 triển lãm CP+ vào tháng 3 và NAB vào tháng 4. Các nhà tổ chức chắc chắn sẽ phải tính toán nhằm tạo ra điều gì mới mẻ, thu hút khách hàng đến thật đông. Việc 3 triển lãm nối đuôi nhau liền 3 tháng sẽ dễ khiến khách hàng nhàm chán, đặc biệt là Photokina, sự kiện diễn ra sau cùng.
Đáng chú ý hơn, 2020 là năm diễn ra Olympic, nên có thể chúng ta sẽ được chứng kiến các siêu phẩm liên tiếp xuất hiện ở cả 3 triển lãm.
Dù sao, mới giữa tháng 12/2018 thôi, thời gian cho đến tháng 5/2020 vẫn còn rất xa, chúng ta hãy kiên nhẫn chờ đợi. Photokina 2019 bị hủy bỏ cũng không làm năm sau kém sôi động, khi mà vẫn còn CP+, NAB và các sự kiện nhiếp ảnh khác.
Theo DPReview
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.
Nếu như Sigma 35mm f/1.4 DC HSM Art vẫn quá chát so với ví tiền của bạn thì hãy đừng lo, vì giờ đã có thêm Yongnuo 35mm f/1.4 – siêu phẩm đến từ Trung Quốc.
Khi Yongnuo bước chân lên tầm cao mới
Trong khoảng vài năm trở lại đây, Trung Quốc đang nổi lên như một thế lực mới cho việc sản xuất ống kính, trong đó, Yongnuo là một “chư hầu” có tiếng với các sản phẩm ống kính 50mm, 85mm và 100mm “giá rẻ như cho”. Mặc dù, chất lượng của những ống kính này vẫn còn là điều còn gây lăn tăn với nhiều tay máy, nhưng không thể phủ nhận những nỗ lực đến từ Yongnuo.
Tuy nhiên, chỉ mới đây thôi, Yongnuo bất ngờ cho ra mắt một sản phẩm mới với độ khó khá cao, đó là ống kính góc rộng với khẩu cực lớn đầu tiên là 35mm f/1.4. Yongnuo đã từng sản xuất ống kính góc rộng 35mm f/2 cho cả Ca/Ni, thế nhưng đây lại là lần đầu tiên họ sản xuất ống kính 35mm có khẩu lớn tới tận f/1.4.
Nếu các chưa biết, những chiếc ống kính góc rộng khẩu lớn luôn có giá không hề rẻ. Với những người dùng lần đầu tiếp xúc với ống kính rời, giá cả của những chiếc ống góc rộng này thường rất dễ đẩy họ vào 1 cơn khủng hoảng. Đơn cử như chiếc , chiếc ống kính với giá chưa tới 1 nửa giá sản phẩm chính hãng này cũng vẫn còn là là giấc mơ của rất nhiều người.
Tuy nhiên với truyền thống bán hàng với mức giá vô cùng “dễ chịu”, chúng ta vẫn có thể hi vọng ở việc chiếc ống kính Yongnuo 35mm f1.4 mới này sẽ rẻ hơn cả Sigma 35mm Art – sản phẩm vốn đang được mua bán rất nhộn nhịp hiện nay.
Thiết kế đẹp, nội thất hứa hẹn
Về vẻ bề ngoài, chiếc ống kính này có vẻ được Yongnuo chăm chút khá kĩ. Vỏ ống kính được vuốt thuôn, đầu ống thậm chí còn được sơn viền đỏ thẫm (có vẻ ghê gớm). Mặt trên có cả thước đo – rất có ích với những ai hay chụp phong cảnh, cần biết vị trí xoay nét ra vô cực. Tất cả góp phần tạo nên cảm giác chắc chắn khi sử dụng ống kính này.
Theo như chia sẻ, ống kính Yongnuo 35mm f1.4 sẽ được áp dụng các công nghệ tân tiến nhất của họ. Có tất cả 11 thấu kính bên trong, trong đó sẽ có 2 thấu kính “tán sắc bất thường” (abnormal dispersion). 2 thấu kính này sẽ góp phần triệt tiêu quang sai, gia tăng hơn nữa sự sắc nét cho bức ảnh.
Tuy nhiên, điểm trừ của chiếc ống kính này là việc sử dụng motor AF DC, nó sẽ khiến ống hoạt động không nhanh lắm và cũng như hơi ồn. Nhưng điều này đi đôi với việc giá thành của ống sẽ thấp hơn hẳn so với các đối thủ.
Dù sao, với người dùng phổ thông thì vấn đề này vẫn hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Thông số kỹ thuật của Yongnuo 35mm f/1.4
- Tiêu cự: 35mm
- Góc nhìn: 66,31 độ (chéo); 39,82 độ (dọc); 57,03 độ (ngang)
- Cấu trúc: 11 thấu kính trong 9 nhóm
- Lá khẩu: 7 lá
- Khẩu độ tối thiểu: f/22
- Khoảng focus gần nhất: 0,35m
- Độ phóng đại tối đa: 0,15x
- Ngàm filter: 67mm
- Ngàm ống kính: kim loại
- Kích cỡ, cân nặng: 82 x 111mm, 810g
- Lens hood: đi kèm
Một sản phẩm nhiều tiềm năng
Mặc dù chưa biết được khi nào sản phẩm này sẽ bắt đầu bán, tuy nhiên đây là tin tức đáng mong đợi đối với những ai chưa có khả năng kinh tế cho các sản phẩm chính hãng.
Với những người không cầu kì việc sử dụng ống kính tên tuổi, cộng thêm với một hầu bao còn mỏng, đây chắc chắn là một sự lựa chọn không tồi.
Theo Photorumors
Hãy cùng chờ đón những thông tin mới nhất từ các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất và hot nhất về chủ đề nhiếp ảnh nhé!
Những Canonian đang sở hữu ống kính Tamron hoặc Sigma mà muốn đổi sang EOS R thì sẽ nên lưu ý một số thông tin dưới đây.
Thay đổi ngàm ống kính, nỗi lo không của riêng EOS R
Mỗi khi một máy ảnh nào đó ra đời, bên cạnh vấn đề thông số kĩ thuật, còn nảy sinh một vấn đề khác quan trọng không kém – sự tương thích với các ống kính đã và đang có trên thị trường.
Canon EOS R không phải ngoại lệ, thậm chí vấn đề trên còn “nghiêm trọng” hơn, khi nó là mở màn cho ngàm ống kính mới, nên dù bắt buộc sẽ phải sử dụng ngàm chuyển để có thể dùng những ống kính for như Tamron hay Sigma. Hai hãng ống kính đang rất được ưa chuộng bởi người tiêu dùng.
Không lâu sau khi ra thông báo về việc ống kính hiện tại có thể không tương thích với EOS R, mới đây trang web CanonRumors đã đăng tải bài viết, mà theo đó Sigma lẫn Tamron đều công bố danh sách các ống kính “phù hợp” cũng như các vấn đề có liên quan nhằm trấn an người tiêu dùng.
Như chúng mình đã nói trong bài viết trước, những người dùng sở hữu ống kính for không nên quá lo lắng về vấn đề tương thích khi sử dụng với EOS R. Các ống kính có AF hiện nay đều chứa mạch điện tử bên trong, cũng đồng nghĩa với việc sẽ chứa “bộ não” (hay CPU) bên trong. Và lúc đó mọi vấn đề có thể giải quyết bằng việc cập nhật firmware cho ống.
Nhìn chung các ống kính trên thị trường hiện nay vẫn làm việc tốt khi dùng với EOS R, trừ một số ngoại lệ sẽ cần cập nhật firmware mới có thể làm việc “trơn tru”. Nên nếu bạn không sử dụng các ống kính đời quá “cổ lỗ sĩ“, hãy cứ yên tâm mua R thôi!
Danh sách của Tamron (Tamron’s List)
Theo Tamron chia sẻ, họ đã kiểm tra lại một loạt các ống kính hiện nay của họ với EOS R. Kết quả thu được cũng tương đối khả quan, trừ việc những ống G2 mới ra đều sẽ phải nâng cấp firmware để hoạt động hoàn hảo.
Do đó những ai đang sở hữu các ống kính như từ 2010 cho tới 2014 như SP 24-70mm f/2.8 Di VC USD, SP 15-30mm f/2.8 Di VC USD, SP 70-200mm f/2.8 Di VC USD, SP 70-300mm f/4-5.6 Di VC USD sẽ vẫn dùng tốt trên EOS R.
Dưới đây là danh sách các ống kính đời mới của Tamron cần cập nhật firmware, tất cả đều là các ống kể từ 2015 đến nay
- SP 15-30mm F/2.8 Di VC USD G2 (Model A041) for Canon
- SP 24-70mm F/2.8 Di VC USD G2 (Model A032) for Canon
- SP 70-200mm F/2.8 Di VC USD G2 (Model A025) for Canon
- SP 35mm F/1.8 Di VC USD (Model F012) for Canon
- SP 45mm F/1.8 Di VC USD (Model F013) for Canon
- SP 85mm F/1.8 Di VC USD (Model F016) for Canon
- SP 90mm F/2.8 Di MACRO 1:1 VC USD (Model F017) for Canon
- 17-35mm F/2.8-4 Di OSD (Model A037) for Canon
- 70-210mm F/4 Di VC USD (Model A034) for Canon
Thế còn Sigma thì sao?
Cũng như Tamron, Sigma cũng ngay lập tức công bố danh sách ống kính tương thích, nhằm trấn an người tiêu dùng. Chúng bao gồm:
Dòng Contemporary
- 17-70mm f/2.8-4 DC Macro OS HSM *
- 18-200mm f/3.5-6.3 DC Macro OS HSM *
- 18-300mm f/3.5-6.3 DC Macro OS HSM *
- 100-400mm f/5-6.3 DG OS HSM
- 150-600mm f/5-6.3 DG OS HSM
Dòng Art
- 18-35mm f/1.8 DC HSM Art
- 50-100mm f/1.8 DC HSM Art
- 12-24mm f/4 DG HSM Art
- 14-24mm f/2.8 DG HSM Art
- 24-35mm f/2 DG HSM Art *
- 24-70mm f/2.8 DG OS HSM Art
- 24-105mm f/4 DG OS HSM Art
- 14mm f/1.8 DG HSM Art
- 20mm f/1.4 DG HSM Art
- 24mm f/1.4 DG HSM Art
- 30mm f/1.4 DC HSM Art *
- (ống kính Art được tìm mua nhiều nhất hiện nay)
- 50mm f/1.4 DG HSM Art
- 70mm f/2.8 DG Macro Art
- 85mm f/1.4 DG HSM Art
- 105mm f/1.4 DG HSM Art
- 135mm f/1.8 DG HSM Art
Dòng Sports
- 60-600mm f/4.5-6.3 DG OS HSM Sports
- 120-300mm f/2.8 DG OS HSM Sports *
- 150-600mm f/5-6.3 DG OS HSM Sports
- 500mm f/4 DG OS HSM Sports *
Sigma cũng lưu ý thêm như sau
- Các ống kính đánh dấu * tương thích với trình sửa lỗi ống kính trong máy khi sử dụng firmware 2.0 sẽ được Sigma công bố trong tương lai.
- Các ống còn lại khi sử dụng cần lưu ý tắt trình sửa lỗi ống kính, nếu không sẽ dẫn đến “dấu tròn đen mờ” trên bức ảnh thu được.
- Nếu sử dụng các ống DC (ống cho crop), hình ảnh thu được (hiển nhiên) sẽ tối 4 góc. Do đó cần chọn chế độ crop 1,6x trên máy (nếu có).
Chung quy lại thì với danh sách của Sigma thì gần như không gặp bất cứ vấn đề gì với những chiếc ống kính trên thị trường cả.
Tạm kết
Nhìn chung các bạn không nên quá lo lắng, bởi nếu các ống đã được thiết kế dùng cho DSLR EOS thì vẫn tương thích với EOS R (trừ trường hợp quá nhọ, hoặc các ống đời quá cũ).
Do đó, nếu hoàn cảnh kinh tế không quá mạnh để sở hữu một bộ ống kính hãng, bạn hoàn toàn có thể tìm tới các lựa chọn từ Tamron/Sigma, với giá chỉ bằng 2/3 mà chất lượng cũng một 8 một 10.
Tin cập nhật: Canon vừa đăng ký bản quyền bản thiết kế ống kính RF 14-21mm f/1.4. Dường như Canon đã thực sự bắt đầu phô diễn sức mạnh với một loạt ống kính zoom khẩu “ảo” cho dòng R.
Hãy cùng chờ đón những thông tin mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất và hot nhất về chủ đề nhiếp ảnh nhé!
Tổng kết Photokina 2018: 9 điểm sáng chói loá ở Photokina mà “nặng đô” nhất chắc chắn là số 8.
Thị trường mirrorless dường như chưa bao giờ sôi động hơn, khi một vài ngày trước, Leica, Panasonic và SIGMA thông báo hợp tác hình thành một liên minh mới, được gọi là liên minh L-mount.
Leica, Panasonic và Sigma sản xuất ống kính và máy ảnh cùng ngàm
[ecko_vimeo]290680652[/ecko_vimeo]
Trong cộng đồng nhiếp ảnh, Leica vốn luôn được rất luôn được yêu thích vì chất lượng ảnh vượt trội cùng hình thức, mẫu mã máy vô cùng tinh tế. Thế nhưng, mọi sự yêu thích đối với Leica thường không chuyển đổi thành doanh thu cho hãng mà đa số chỉ dừng lại ở mức nhìn ngắm, trầm trồ. Rất ít người dùng phổ thông có cơ hội được tiếp xúc và trải nghiệm những chiếc máy ảnh Leica bởi mức giá ngất ngưởng của chúng.
Cũng trên cùng mặt trận này, Panasonic và Sigma dường như cũng đang bị các ông lớn trong ngành như Canon, Nikon, Sony áp đảo. Chính vì vậy, để tạo lợi thế canh tranh và kìm hãm sự phát triển của các ông lớn này, ba tay chơi Leica, Panasonic và Sigma đã ngồi xuống với nhau và liên minh L-mount được hình thành.
Với sự ra đời của liên minh L-mount, đại diện của ba hãng hứa hẹn sẽ tạo ra một chuẩn mực ngàm mới trong việc nghiên cứu và sản xuất mirrorless và ống kính trong tương lai. Cụ thể, hội đồng minh khẳng định rằng, trong tương lai, việc “mix and match” máy ảnh và ống kính của ba hãng sẽ là một việc “quá bình thường” bởi chúng sẽ được chế tạo với cùng một mount (L-mount). Điều này cũng đồng nghĩa với việc người dùng có thêm nhiều sự lựa chọn ống kính hơn, cũng như sẽ tiết kiệm được một khoản tiền cho việc mua ngàm chuyển.
Trong khuôn khổ liên minh này, Panasonic cũng đã có bước đi đầu tiên với bộ đôi fullframe Lumix S1 và S1R mang ngàm L. Đúng như hứa hẹn, người dùng Panasonic. Điều này có nghĩa là, ngoài series ống kính Lumix S của Panasonic, người dùng S1 và S1R hoàn toàn có thể kết hợp bộ đôi fullframe này với những ống kính L-mount cao cấp đến từ người đồng minh Leica hoăc Sigma. (Trong vài ngày vừa qua Sigma vẫn chưa tung ra ống kính L-mount mới, nhưng hứa hẹn sẽ đầu tư sản xuất trong thời gian tới)
Về mặt kĩ thuật, L-Mount có đường kính 51,6mm, tương thích với cảm biến fullframe và từ đó, với cảm biến APS-C. Khoảng cách từ cảm biến đến ngàm (nơi tiếp xúc với ống kính) chỉ 20mm, dẫn đến hệ thống máy và ống kính sẽ có thể được làm nhỏ gọn hơn.
Hiện tại, vẫn chưa có thêm sản phẩm L-mount mới nào từ hãng đồng minh ngoài series ống kính chất lượng cao của Leica, bộ 3 máy ảnh Leica SL, TL2 và CL. Hai chiếc fullframe L-mount từ Panasonic vẫn chưa công bố ngày xuất xưởng.
Tương lai của liên minh L-mount màu cầu vồng hay màu giông bão?
Sự kết hợp lần này của Leica, Panasonic và Leica thực chất là một chiến lược đến từ sự nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng từ ba hãng. Liên minh này hứa hẹn sẽ tạo ra một tình thế win-win, giúp duy trì điểm mạnh, bù đắp điểm yếu giữa ba hãng đồng minh, đồng thời mở ra những sự lựa chọn mới cho người yêu nhiếp ảnh. Mặt khác, liên mình này được cho rằng sẽ giúp cánh đồng minh đánh trực diện vào thị trường và sức ảnh hưởng của các ông lớn cùng ngành. Mặc dù vậy, thị trường mirrorless những năm gần đây có rất nhiều biến động với cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Ở thời điểm hiện tại, tương lai của liên minh L-mount vẫn còn là một ẩn số.
Từ ngày 26/09 – 29/09, triển lãm Photokina – ngày hội lớn nhất của làng nhiếp ảnh sẽ được tổ chức ở Cologne, Đức. Đừng quên theo dõi những diễn biến mới nhất tại Photokina trên website của 50mm Vietnam.
Những tín đồ của ống kính mang nhãn hiệu Sigma sẽ không thể vui mừng hơn khi hãng này vừa công bố về việc ra mắt bộ 5 ống kính mới, bao gồm cả tiêu cự 70-200mm thần thánh.
Không uổng công chờ đợi
Mới đây trang web Nokishita đăng tải thông tin về việc Sigma chuẩn bị ra mắt thêm bộ 5 ống kính mới cho người dùng hệ máy ảnh full-frame vào dịp Photokina tới đây. Đối với các tín đồ của Sigma thì sự chờ đợi của họ bao nhiêu năm qua giờ đã được đáp ứng.
Các ống kính sẽ xuất hiện bao gồm:
- Sigma 28mm f/1.4 DG HSM Art
- Sigma 40mm f/1.4 DG HSM Art
- Sigma 56mm f/1.4 DC DN (Cho mirrorless)
- Sigma 70-200mm f/2.8 DG OS HSM Sports
- Sigma 60-600mm f/4.5-6.3 OS HSM Sports
Mặc dù có tới 5 ống kính nhưng sự chú ý có lẽ sẽ tập trung về chiếc 70-200mm f/2.8 nhiều hơn, vốn là tiêu cự “thần thánh”, cũng là ống kính cần có đối với khá nhiều những người làm dịch vụ và dân chuyên nghiệp.
Nhìn lại lịch sử thì Sigma trước giờ luôn đuối hơn so với các hãng khác ở các tiêu cự tele, đặc biệt là 70-200mm, vốn là thế mạnh của 2 ông lớn Canon và Nikon, cũng như hãng “for” Tamron, chiếm được sự tin tưởng rất lớn của người tiêu dùng nhờ chất lượng sản phẩm tốt, cũng như giá cả vừa túi tiền (đối với Tamron).
Do đó Sigma chắc hẳn kì vọng rất lớn vào sản phẩm mới lần này, với hi vọng nó sẽ trở thành “con bài chiến lược”, giúp Sigma giành lấy phần nào thị phần ống kính tele từ tay 3 hãng trên.
Không rõ tốc độ AF cùng hiện tượng focus breathing của ống kính 70-200mm này sẽ như thế nào, nhưng với việc được xếp vào dòng Sports thì có thể thấy AF của ống này sẽ nhanh gần bằng các sản phẩm chính hãng, cũng như cải thiện phần nào focus breathing (mặc dù cũng không có hi vọng nhiều lắm).
Minh họa hiện tượng focus breathing với ống Sigma 50-100mm
Về ngoại hình, với những hình ảnh được đăng tải thì có thể thấy ống 70-200 mới của Sigma sẽ có kích thước tương tự với sản phẩm chính hãng, không đến mức to và nặng quá khổ như một số ống kính trước đây (Cụ thể ống 85mm f/1.4A hay 105mm f/1.4A), khiến việc sử dụng hơi bất tiện, nhất là trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, ống kính này được đưa xuống khá nhiều đặc điểm riêng có trên các ống kính tele và siêu tele cao cấp nhất (từ 200mm đổ lên), bao gồm nút dừng AF ở giữa thân ống cùng nút tùy chỉnh C1/C2. Hiện tại, Sigma chưa công bố việc đưa 2 tính năng này lên sẽ hữu ích đến đâu, nhưng điều này cho thấy hãng đã dành rất nhiều thời gian và công sức cho sản phẩm này.
Một số hình ảnh về các ống kính mới
- Sigma 28mm f/1.4 DG HSM Art
- Sigma 40mm f/1.4 DG HSM Art
- Sigma 56mm f/1.4 DC DN
- Sigma 70-200mm f/2.8 DG OS HSM Sports
- Sigma 60-600mm f/4.5-6.3 OS HSM Sports
Tương lai hứa hẹn
Với những gì đã đạt được trong nửa thập kỉ qua với dòng ống kính Art, hoàn toàn có thể thấy các ống kính mới với 70-200 là trung tâm sẽ giúp Sigma tiếp tục chiếm được sự tin tưởng của người dùng trong thời gian tới. Dự đoán rằng ống kính 70-200mm này sẽ có giá khoảng từ $1300 đến $1400. Đây là một mức giá vừa phải, chỉ bằng 2/3 sản phẩm chính hãng, làm hài lòng cho các tín đồ của Sigma.
50mm Việt Nam sẽ chuyển tải tới các bạn thêm nếu như chúng mình có cơ hội được trải nghiệm các sản phẩm mới này.
Theo Nokishita
Vâng, không sai chút nào, Sigma đã làm ra một chiếc ống kính 105mm có khẩu độ lên tới f/1.4 để cạnh tranh với Nikon. Hãy xem chiếc lens này khủng như nào nhé!
Tokina – một trong 3 cái tên bên cạnh Tamron và Sigma chuyên sản xuất ống kính giá tốt, hiệu năng tốt cho các hãng máy ảnh trên thế giới. Trái với sự cải tổ mạnh mẽ như hai hãng kia, dường như sau một giấc ngủ rất dài, Tokina mới bắt đầu đi tìm đường đi cho chính mình bằng việc cho ra mắt dòng sản phẩm mới mang tên Opera và khởi đầu là một 50mm với khẩu độ f1.4.
“There are 365 days in a year. But there are only 2 days, when one cannot do anything. Yesterday, because it’s over. Tomorrow, because one can’t control it. So I live a day at a time and today is a beautiful day” – Celine Dion
Có vẻ như tháng 2 này là tháng của Sony khi chiếc A7 Mark III vừa ra mắt xong thì đến lượt Sigma gửi tin vui đến với các fan Sony.
“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”