Canon EOS RP vào đúng ngày lễ tình nhân 14/2, phải chăng Canon như đang muốn tạo ra “món quà” đối với các fan và những người dùng trung thành với hãng và yêu thích mirrorless?
EOS R cùng hệ ống mới RF xuất hiện khiến người dùng cảm thấy băn khoăn, lo lắng rằng hệ máy EOS M hiện tại sẽ bị bỏ rơi. Tuy nhiên bỏ rơi hay không thì là chuyện của tương lai rất xa, còn hiện tại Canon đã làm thêm ống kính cho người dùng phổ thông: EF-M 32mm f/1.4 STM.
EOS M vẫn không bị bỏ rơi
Đợt ra mắt sản phẩm trước thềm Photokina 2018 của Canon là lần ra sản phẩm lớn nhất của năm, với một loạt những cái tên từ phân khúc chuyên nghiệp kéo dài xuống phân khúc phổ thông. Khỏi phải nói nhiều thì chiếc Canon EOS R đã gần như chiếm toàn bộ spotlight trên mạng, cũng như gây bão trên khắp các diễn đàn về nhiếp ảnh trên toàn thế giới.
Trong sân khấu chính của EOS R, vẫn còn đó những kép phụ, một trong số đó chính là chiếc ống kính một tiêu cự mới nhất dành cho người dùng M: EF-M 32mm f/1.4 STM.
Trước giờ Canon chỉ có 2 ống kính EF-M 22mm f/2 STM và EF-M 35mm f/2.8 Macro IS STM là những ống kính fix cho người dùng M. Mặc dù có chất lượng tương đối tốt, nhưng những gì người dùng cần lại lớn hơn nhiều. Không phải ai cũng thích tiêu cự 22mm, khẩu độ 2 (và 2.8) cũng không phải là quá lớn, cũng như tại một số thị trường thì cả 2 ống này không phổ biến ( như Việt Nam chả hạn, muốn mua cực khó), nên ống kit là thứ duy nhất mà nhiều người dùng M đang sở hữu.
Sự bổ sung hợp lý cho dòng EF-M
Do đó nhằm giúp cho người dùng có nhiều sự lựa chọn đa dạng hơn, cũng như khiến họ cảm thấy an tâm rằng Canon sẽ không bỏ rơi dòng M, hãng đã sản xuất ra ống kính 32mm này, khi lắp trên các máy M (vốn là crop) sẽ cho ra góc ảnh tương tự fullframe khi dùng ống 50mm. Đây sẽ là một tiêu cự khá dễ sử dụng, đáp ứng được khá nhiều thể loại, đặc biệt là những bức ảnh chân dung. Với khẩu độ mở lớn tới f/1.4, người dùng có thể khá dễ dàng có những bức ảnh “Chụp teen xóa phông”.
Chưa dừng lại ở đó, việc có khẩu độ lớn cũng sẽ là một phao cứu sinh rất xịn ở điều kiện thiếu sáng. Đây cũng là một sự trợ lực rất lớn cho những chiếc máy EOS M cảm biến crop, giúp chúng không phải tăng ISO lên quá cao.
Tương tự như các ống M khác, ống 32mm này có kích thước khá nhỏ gọn, chỉ nặng 235g và dài 61mm. Khối lượng này chỉ tương đương 2 ống kit 15-45mm, khá nhẹ, rất phù hợp cho những người dùng có sở thích du lịch, hoặc cầm máy đi chơi cả ngày.
Mặt khác việc làm ngàm kim loại giúp người dùng cảm giác ống kính này chắc chắn và đáng tin cậy, chứ không chỉ là sản phẩm phổ thông thì chất lượng khung vỏ cũng “phổ thông”.
Thông số kĩ thuật
- Tiêu cự: 32mm
- Khẩu độ tối đa-tối thiểu: f/1.4 – f/16
- Tương thích: dòng M
- Số lá khẩu: 7
- Cấu trúc: 14 thấu kính chia trong 8 nhóm
- Khoảng AF gần nhất: 0,23m
- Motor AF: STM
- Khối lượng: 235g
- Kích thước: 61 x 57mm
- Ngàm filter: 43mm
- Chống thời tiết: không
Khi nào chúng ta có thể mua?
Hiện tại thì chưa rõ chính xác thời điểm mà chúng ta có thể mua cũng như giá cả, tuy nhiên trong kế hoạch đẩy mạnh mirrorless của Canon thì có thể tin rằng giá sản phẩm này sẽ khá vừa phải để phù hợp với túi tiền của đa số những người dùng M hiện nay: không quá dồi dào hoặc không muốn đầu tư quá nhiều tiền vào máy ảnh.
Nhìn sang đối thủ thì chúng ta có thể thấy những người dùng Sony có lựa chọn ống kính 30mm f/1.4 DC DN từ Sigma với giá rất hợp lý, được tìm mua khá mạnh trong khoảng 1 năm qua, trong khi về phía Canon chưa có ống kính nào tương tự, mãi tới thời điểm này mới xuất hiện ống 32mm. Dù sao đây cũng là động thái đáng hoan nghênh, dù muộn vẫn hơn không.
Ảnh chụp thử từ EF-M 32mm f/1.4 STM
Sau nhiều ngày im hơi lặng tiếng, không phản đối hay bác bỏ, Canon đã ngầm xác nhận sự xuất hiện của một loạt sản phẩm mới vào ngày 5-9 tới đây, trong đó có chiếc mirrorless fullframe đầu tiên mang tên EOS R.
Siêu phẩm lộ diện?
Trong lúc cả thiên hạ đang sôi sục lên về bộ đôi mới Z6 Z7 của Nikon, cũng như những cuộc tranh cãi về sự hơn thua của bộ đôi này với các sản phẩm tương tự từ Sony, thì Canon ngầm xác nhận một loạt sản phẩm sẽ xuất hiện trước kì Photokina tới đây, mà cụ thể là vào ngày 5-9 (chọn đúng ngày khai giảng :v ), trong đó có chiếc mirrorless fullframe đầu tiên mang tên EOS R.
Danh sách các sản phẩm này bao gồm:
- Body EOS R
- Báng pin cho máy BG-E22
- Ống kính RF 35mm f/1.8 IS Macro STM (nặng 306g)
- Ống kính RF 50mm f/1.2L USM (50mm f/1.8 hay f/1.4 thì chưa thấy đâu mà đã có luôn f/1.2)
- Ống kính RF 28-70mm f/2L USM (ống zoom chuẩn fullframe f/2 đầu tiên của Canon)
- Ống kính RF 24-105mm f/4L IS USM
- Ống kính EF-M 32mm f/1.4 STM
- Ống kính EF 400mm f/2.8L IS III USM
- Ống kính EF 600mm f/4L IS III USM
- Ngàm chuyển EF – EOS R
- PD – E1 (chưa rõ đây là thiết bị gì).
Nhìn qua thì chúng ta có thể thấy rõ Canon sẽ ra mắt các sản phẩm từ dòng phổ thông cho tới hàng chuyên nghiệp có giá trăm triệu, ít nhất là làm hài lòng cho giới nhà báo, những người đang dùng các máy dòng M, nhưng lại không có ống kính DSLR nào cho người dùng phổ thông (hơi buồn).
Về dòng sản phẩm mrl mà chúng ta đã ầm ầm lên mấy ngày qua, bên cạnh thân máy, chúng ta đã thấy Canon đã “chế” sẵn 4 ống kính cho chiếc EOS R, đáng kể nhất trong đó là ống 50mm f/1.2L và 28-70mm f/2L. Có vẻ 50mm f/1.2L giờ là đặc sản của Canon, khi mà f/1.8 hay f/1.4 còn chưa thấy đâu thì đã có ngay f/1.2. Dù sao thì đối tượng khách hàng khi đã có đủ tiền mua được máy này thì chắc chắn chả thiếu tiền đầu tư cho ống kính, nên một chiếc ống f/1.8 ban đầu cũng không cần thiết lắm.
Bên cạnh đó là ống kính zoom chuẩn f/2 đầu tiên kia. Chắc chắn rằng giá cho chiếc ống 28-70 kia sẽ không nhẹ nhàng chút nào, có lẽ sẽ rơi vào mức 35-40 triệu khi về tới Việt Nam.
Thế EOS R có thông số ra sao
Về chiếc mirrorless FF đầu tiên của Canon, cho tới thời điểm này, các thông số cơ bản nhất đã được biết như sau:
- Tên: EOS R (không hiểu tại sao lại là R).
- Cảm biến CMOS FF 30,3 mpx (có khả năng là dùng chung cảm biến với EOS 5D Mk IV), với Dual Pixel CMOS AF, độ bao phủ tối đa 100% chiều dọc x 88% chiều ngang.
- Có thể AF ở -6 EV (tối mù, -3 EV là đã tương đương điều kiện chỉ có ánh trăng. Phải lắp các ống kính f/2.8 trở lên mới có thể AF ở mức -6).
- Khả năng quay video 4K (Không rõ có ở mức 4K 60p không).
- Màn hình cảm ứng xoay lật.
- Wifi, Bluetooth
- Khung thân Magie, chống bụi, nước.
- Pin: LP-E6N.
- Báng pin: BG-E22.
- Kích thước: 136mm chiều dài x 98mm chiều cao.
- Nặng: 580g (tương đương body entry EOS 750D).
- Ngàm: đường kính trong 54mm, khoảng cách từ thấu kính cuối đến cảm biến: 20mm; 12 chấu điện tử.
- Ngàm chuyển: EF – EOS R, “control ring mount EF – EOS R” (không rõ là gì).
- Ống kit: RF 24-105mm f/4L IS USM (107mm x 83mm, 689g; so với EF 24-105mm f/4L IS II USM 118mm x 83mm, 795g)
Nhìn qua các thông số kể trên, có thể cảm thấy máy này đánh vào phân khúc khách hàng bán chuyên, cao cấp, khi các thông số nghe đều khá mạnh. Chắc chắn rằng Canon đang kì vọng rất nhiều vào đứa con này, sẽ giúp giành lại một phần đáng kể khách hàng đã rời bỏ để chuyển sang sản phẩm mang nhãn hiệu Nikon hoặc Sony, mà ở đây chủ yếu là Sony, với A7 III.
Bên cạnh đó, có một đặc điểm khiến mình tin R sẽ đánh vào đối tượng khách hàng “có kinh nghiệm” là việc được trang bị cổng tai nghe, vốn là đặc điểm riêng có của các máy bán chuyên và “đỉnh”, bao gồm: EOS 80D, EOS 5D Mk III/IV, EOS-1D X Mk II/1D C.
Bao giờ thì các sản phẩm này được bán
Điều này thì chúng ta chưa được rõ, tuy nhiên, nhanh nhất thì chắc phải cuối tháng 9 hoặc sang giữa tháng 10 chúng ta mới biết. Đối với chiếc EOS R, khả năng giá niêm yết sẽ ở mức 50 triệu, khi thực tế về đến nước ta chắc sẽ thấp hơn ~7 triệu. Dù sao, với thực tế chiếc M50 khi gắn ngàm chuyển vào không làm giảm tốc độ lấy nét thì có thể tin ở EOS R, người dùng vẫn thoải mái dùng ống kính DSLR mà không lo AF chậm.
Bên cạnh đó, mình đoán có thể Canon Marketing Vietnam sẽ trưng bày các sản phẩm này trong kì Canon Photomarathon tới đây, nên nếu có thể thì các bạn hãy tham gia cuộc thi này, vừa tăng cường khả năng sáng tác nhanh, cũng như có thêm trải nghiệm sản phẩm mới.
50mm Vietnam sẽ tiếp tục cập nhật tới các bạn ngay khi có thông tin mới về sản phẩm trên.
Theo Canon Rumors