Các bạn có bao giờ tò mò về một set quay video thì sẽ bao gồm những gì không nhỉ? Hãy cùng khám phá set quay Lumix S1 cùng 50mm Vietnam nhé!
“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Một trong những phụ kiện rất cần thiết cho team sản xuất video, thiết bị truyền tín hiệu không dây Mars 400S!
“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Nói đến quay video trên máy ảnh mà không nhắc đến Lumix thì là một thiếu sót lớn, đặc biệt với dòng sản phẩm cảm biến full-frame mới!
“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Nói về quay phim thì không thể bỏ qua những chiếc máy đến từ Panasonic như Lumix GH5 hay Lumix GH5s chứ không phải những chiếc máy có cảm biến lớn hơn.
“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Với cái bắt tay từ Venus Optics, Yongnuo với Panasonic và Olympus, mảng Micro Four Thirds có thể sẽ được tiếp thêm “sinh khí” trong cuộc chạy đua máy ảnh mirrorless, vốn đang là đất diễn của định dạng fullframe và crop.
Mới đây, 2 hãng máy ảnh nổi tiếng của Nhật Bản là Panasonic và Olympus cùng phát đi thông báo về việc lĩnh vực micro four thirds chính thức đón nhận sự xuất hiện của 3 hãng quang học và điện tử gồm Venus Optics, Yongnuo và Mediaedge.
Venus Optics và Yongnuo thì chắc chắn không xa lạ gì với cộng đồng người dùng chúng ta trong nhiều năm qua. Cả 2 hãng đều đã trình làng nhiều sản phẩm ống kính cho các hệ ngàm máy ảnh khác nhau hiện có trên thị trường: Canon EF, Nikon F, Micro Four Thirds…
Nếu bạn không rõ Venus Optics và Yongnuo đang có những sản phẩm nào ở mảng Micro Four Thirds, 50mm Vietnam sẽ nhắc lại sau đây. Lưu ý, các sản phẩm mang tên Laowa đều do Venus Optics sản xuất.
- Laowa 4mm f/2.8 fisheye
- Laowa 17mm f/1.8
- Laowa 7,5mm f/2
- Máy ảnh YN450 dùng hệ điều hành Android
- Thiết bị gắn kèm điện thoại mang tên YN43, biến điện thoại thành máy ảnh mirrorless
Trong khi đó, Mediaedge là cái tên khá xa lạ với chúng ta. Đây là một công ty có trụ sở tại Nhật, chuyên sản xuất các thiết bị hình ảnh cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp. Công ty này đã có lịch sử 17 năm trong ngành công nghiệp ảnh hình ảnh, được biết tới không chỉ tại Nhật Bản, mà đã vươn ra thế giới.
Không rõ sự hợp tác 5 bên sẽ giúp thị trường máy ảnh nói chung và mảng Micro Four Thirds nói riêng khởi sắc lên hay không. Tuy nhiên, điều chúng ta có thể nhìn thấy sự hợp tác này sẽ giúp người dùng có thêm nhiều lựa chọn sản phẩm với mức giá hợp túi tiền hơn, cũng như giúp mảng máy ảnh mirrorless Micro Four Thirds trở nên “có tiếng nói” hơn, khi thị trường dường như đổ dồn sự chú ý vào định dạng cảm biến fullframe.
Theo Petapixel
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé
Nắp ống kính tích hợp ẩm kế thực sự là một phụ kiện đáng giá cho nhiều anh em, nhưng liệu có thực sự hữu ích khi chúng ta luôn lưu trữ ở tủ chống ẩm khi không sử dụng?
Mới đây, một công ty tại Nhật Bản mang tên UN đã trình làng một món phụ kiện vô cùng độc lạ: nắp ống kính tích hợp ẩm kế và nhiệt kế. Thông tin này ngay sau khi được đăng tải lên trang Twitter của DC Watch đã nhận được những phản hồi khá tích cực.
温湿度計が付いたレンズのリアキャップを買ってみた。
— こ~や? (@pingu1134) December 10, 2019
まだマイクロフォーサーズ用しか販売してないみたい。(UNX-8595) https://t.co/HYIcYwp5rz pic.twitter.com/FK5yEeUNoM
Được biết rằng, loại nắp đuôi ống kính này tích hợp ẩm kế và nhiệt kế, hiện tại chỉ có cho người dùng các máy ảnh hệ M4/3 như Olympus hay Panasonic. Với các anh em sử dụng máy ảnh nhãn hiệu khác muốn sử dụng “nắp lạ” này, cần phải kiên nhẫn chờ đợi vào tương lai xa hơn.
Để có thể tích hợp ẩm kế và nhiệt kế, độ dày của nắp ống kính được tăng lên gấp đôi so với hiện nay. Với thiết kế ban đầu khá mỏng của nắp đuôi ống kính ngàm M4/3, việc dày lên gấp đôi cũng không phải điều gì “to tát”, nhưng với các loại nắp của Canon EF / EF-S, Nikon F, Fujifilm X, làm dày lên hơn nữa có thể sẽ gây ra ý kiến phàn nàn.
Về cơ bản, việc tích hợp này chắc chắn sẽ giúp người dùng biết được độ ẩm và nhiệt độ ở môi trường hiện tại như thế nào. Nhiệt độ và độ ẩm cao thực sự là môi trường cực kì thuận lợi cho việc hình thành và phát triển mốc bên trong ống kính. Điển hình là Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao trên 60% quanh năm, trừ thời kì cuối thu và nửa đầu mùa đông khi thời tiết hanh khô.
Việc hình thành nấm mốc bên trong ống kính thực sự gây rất nhiều phiền toái cho khổ chủ, đặc biệt khi chúng xuất hiện trong các ống kính dòng đắt tiền như Canon L, Nikon N. Thiết kế phức tạp sẽ khiến chi phí lau chùi, bảo dưỡng không rẻ.
Mặc dù nghe qua khá hữu ích, giúp khổ chủ biết được nhiệt độ và độ ẩm thực tế, tuy nhiên có thể món đồ này lại khá vô dụng. Nói là vô dụng vì nếu không được sử dụng, chúng ta sẽ lưu trữ trong hoặc hộp chống ẩm, với độ ẩm 35 – 45%, sau đó thì không cần quan tâm đến điều kiện bên ngoài. Hay khi đang phải làm việc, biết được điều kiện bên ngoài đang có độ ẩm cao thì chúng ta cũng không thể dừng lại và cất hết thiết bị đi.
Tuy nhiên, đây vẫn là một phụ kiện thú vị đáng để trông đợi. Chúng ta hãy chờ xem liệu có sản phẩm tương tự xuất hiện tại Việt Nam không.
Theo DC Watch
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.
Để tìm mua các sản phẩm máy ảnh, máy tính…ưng ý, các bạn có thể ghé thăm tại đây nhé.
Mới đây, Sigma Nhật Bản đã chính thức hé lộ ngày ra mắt hai chiếc ống kính: 40mm F1.4, 105mm F1.4 ‘Art’ cho ngàm L (Leica, Panasonic và Sigma fp).
“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Nhiếp ảnh đường phố (Street Photography) là một trong những thể loại dễ để bắt đầu, nhưng để ảnh đẹp và có ý nghĩa thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Trong trải nghiệm mới nhất của mình, tôi cùng với chiếc Lumix GX9 và ống kính 15mm f/1.7 Summilux đã có những khoảnh khắc khá thú vị.
“A dream you dream alone is only a dream. A dream you dream together is reality.”
Những tưởng với sự vắng mặt của Nikon, Leica và Olympus, hội chợ ngành ảnh hàng đầu thế giới Photokina 2020 sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng thật may là vẫn còn những ông lớn sẵn sàng xuất hiện.
“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Mới đây, Shriro Việt Nam – công ty thường được biết đến là nhà phân phối những chiếc ống kính Zeiss, Sigma, phụ kiện Manfrotto .v.v đã chính thức “ôm” độc quyền luôn cả mảng máy ảnh của Panasonic tại Việt Nam.
“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Bằng việc trình làng chiếc máy mirrorless full-frame nhỏ nhất thế giới mang tên fp, Sigma đang cho thấy sẽ dấn sâu hơn nữa vào cuộc cạnh tranh với các ông lớn Sony, Canon, Nikon.
Sigma fp: chiếc fullframe không gương lật nhỏ nhất thế giới
Mới đây Sigma đã ra thông cáo báo chí về sản phẩm mới nhất của họ mang tên “Sigma fp“. Cụ thể hơn, đây một chiếc máy ảnh ống kính rời không gương lật full-frame, mà theo họ là nhỏ nhất thế giới. Đây đồng thời cũng đánh dấu sự xuất hiện của hãng thứ 5 trong cuộc chiến máy ảnh mirrorless có cảm biến full-frame ở phân khúc phổ thông.
Cách đây chưa lâu, chúng ta đã nghe đến việc liên minh 3 hãng Leica, Sigma, Panasonic được thành lập, và sản phẩm tiên phong của liên minh này chính là Panasonic S1/S1R với ngàm L, cùng thiết kế khá giống chiếc SL của Leica. Do đó, cũng không có gì khó hiểu khi Sigma có thể trình làng sản phẩm may sảnh mirrorless full-frame, nhằm góp phần gia tăng hơn nữa sức mạnh của liên minh này.
Thiết kế bên ngoài
Đặc điểm đầu tiên cần nhắc tới là kích cỡ vô cùng tí hon, nếu so với các sản phẩm máy ảnh khác cùng được trang bị cảm biến full-frame. Theo Sigma công bố, kích cỡ của fp là 112.6 × 69.9 × 45.3mm (dài x cao x rộng) cùng khối lượng 422g khi đã lắp pin và thẻ nhớ. Do đó, Sigma fp cực kì nhỏ gọn so với các sản phẩm từ đối thủ như Canon, Nikon, Sony hay “đồng đội” Panasonic S1.
Dưới đây là một vài hình ảnh so sánh kích thước:
Mặc dù kích cỡ nhỏ, nhưng fp vẫn được thiết kế đầy đủ các nút chức năng đủ làm hài lòng những người dùng nâng cao hay chuyên nghiệp.
Ngàm của Sigma fp là ngàm L. Tuy vậy, nếu người dùng có nhu cầu sử dụng ống kính cho DSLR, họ có thể mua ngàm chuyển EF-L và có thể gắn được tất cả các ống kính Sigma Art cho ngàm Canon EF.
Mặc dù vậy, việc thiết kế kích thước nhỏ sẽ dẫn đến mật độ nút trên thân máy cao, cũng như phần tay cầm nhỏ, khiến thao tác cầm nắm và điều khiển sẽ không hoàn toàn thoải mái, đặc biệt không hợp với những ai có bàn tay lớn.
Màn hình của Sigma fp có kích thước 3,2 inch, 2,1 triệu điểm ảnh và có cảm ứng. Cũng theo Sigma, máy fp được thiết kế có thể chống bụi, nước rất tốt, dù cho kích thước tí hon như các máy ảnh dòng phổ thông.
Từ các hình ảnh thiết kế không thật sự quá tiện dụng cho việc chụp ảnh kể trên, 50mm Vietnam xin phép võ đoán là sản phẩm này có lẽ sẽ không thật sự nhắm vào đối tượng chụp ảnh, mà nhiều khả năng là một chiếc máy sinh ra để quay phim. Các máy quay thường có thiết kế nhỏ nhắn hơn, vì sẽ có các phụ kiện mở rộng lắp thêm nên cũng không phải lo lắng về việc cầm nắm có khó khăn hay không như máy ảnh.
Funfact: Nếu bạn để ý kĩ, sẽ thấy thiết kế ngoài vuông vắn của Sigma fp khá giống một chiếc máy ảnh crop dòng bình dân của Canon là Canon EOS M10.
Công nghệ bên trong
Ở công nghệ bên trong, Sigma fp được trang bị cảm biến BSI – CMOS Bayer (Chứ khong phải Foveon của Sigma) có độ phân giải 24,6mpx, con số khá phổ thông trong nhiều năm qua, đảm bảo cho in ấn khổ lớn. Dải ISO của fp là 100 – 25600, không rộng như nhiều máy full-frame hiện nay, nhưng mức này là hoàn toàn đủ cho các nhu cầu bình thường, ngay cả dùng cho làm việc.
Tốc độ chụp liên tiếp tối đa của chiếc máy này lên tới 18 hình/giây và bộ nhớ đệm có thể lưu được tối đa 12 hình. Điều này có nghĩa là chúng ta chỉ chụp liên tiếp tối đa trong 2/3 giây, con số khá ít ỏi. Mặc dù vậy, chiếc máy này dường như không được thiết kế cho các phóng viên ảnh nên thời gian 2/3 giây khi chụp ở tốc độ tối đa cũng không phải vấn đề quá nghiêm trọng.
Tuy vậy, đặc điểm công nghệ thu hút nhất của Sigma fp là khả năng quay phim. Theo Sigma, fp có thể hỗ trợ quay phim điện ảnh khi máy này có thể quay CinemaDNG RAW 4K 24p ở 12 bit ra thiết bị ngoài qua cổng USB 3.1. Ngoài ra, Sigma fp hỗ trợ hiển thị Waveform màu sắc, độ phơi sáng; cũng như điều khiển “shutter angle” và “time code”.
Về cơ chế lấy nét, khá bất ngờ khi Sigma vẫn đang dùng bộ lấy nét 49 điểm tương phản, bất chấp việc hầu hết các máy ảnh mirrorless trên thị trường đã chuyển sang lấy nét theo pha. Mặc dù, Sigma cũng cung cấp thông tin là có hỗ trợ lấy nét mắt và mặt, tuy nhiên với công nghệ lấy nét theo tương phản thì bọn mình dự đoán là nó sẽ khá chậm. Có vẻ tác động của liên minh Leica, Panasonic và Sigma đang tác động khá mạnh lên chiếc FP này, vì Leica SL cũng đang sử dụng bộ lấy nét tự động 49 điểm theo tương phản này.
Cuối cùng, Sigma cho hay Sigma fp sẽ được bán ra kèm các phụ kiện như hotshoe, ống ngắm điện tử…
Các thông số kĩ thuật của Sigma fp
- Cảm biến: Full-frame Bayer BSI – CMOS 24,6mpx
- Lưu trữ: thẻ nhớ SD hoặc ổ cứng SSD qua cổng USB 3.0
- Ngàm ống kính: ngàm L
- Định dạng ảnh: RAW (DNG) 12/14-bit, JPEG (Exif2.3), RAW + JPEG
- Kích cỡ ảnh (tối đa): 6000 x 4000
- ISO: 100 – 25600
- Chế độ crop: 1,5 lần
- Tốc độ chụp liên tiếp: tới 18 hình/giây, bộ nhớ đệm tối đa 12 hình RAW
- AF: 49 điểm AF theo tương phản, hỗ trợ AF mắt và khuôn mặt
- Có thể kích hoạt AF khi ấn nửa nút chụp hoặc nút AEL
- Quay phim: CinemaDNG (8bit, 10bit, 12bit), MOV H.264 (ALL-I / GOP)
- Độ phân giải: 4K 24/25/30p, FHD 24/25/30/50/60/100/120p
- Hỗ trợ ghi với Ninja ATOMOS Inferno, Blackmagic
- Ngôn ngữ: 17 ngôn ngữ
- Cổng kết nối: tai nghe, mic, USB type C 3.1 Gen 1, HDMI
- Pin: BP-51
- Kích cỡ: 112.6 x 69.9 x 45.3mm
- Khối lượng: 370g (chỉ thân máy), 422g (khi lắp pin và thẻ nhớ)
Khi nào sản phẩm này sẽ được bán ra?
Dự kiến Sigma fp sẽ được bán từ mùa thu năm nay, nhưng chưa có bất kì thông tin nào liên quan đến mức giá của sản phẩm này, cũng như phiên bản fp sử dụng cảm biến Foveon. Có lẽ chúng ta sẽ phải chờ đến hết mùa hè năm nay mới có thông tin cụ thể hơn từ phía Sigma.
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé
Sau một tuần làm việc nghiêm túc với hàng chục đơn đăng kí của các đội thi trải dài khắp miền Trung, BTC lựa chọn ra 6 đội chơi ngang tài, ngang sức, hội tụ đầy đủ những yếu tố về kỹ năng, kinh nghiệm và các tiêu chí mà BTC đưa ra. 6 đội được đánh giá là những cái tên mạnh nhất khu vực miền Trung thời điểm hiện tại với các nhân vật “có số có má” trong giới quay chụp, làm phim chuyên nghiệp.
Với mong muốn tạo ra một sân chơi đúng nghĩa – một sân chơi mà ở đó anh em được thỏa sức sáng tạo, thỏa sức đam mê, thỏa sức khám phá sau những tháng ngày lăn lộn “chạy show” – Panasonic Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Nghe nhìn Nam Long – đơn vị phân phối độc quyền dòng sản phẩm Lumix tại Việt Nam tổ chức cuộc thi “LumixG – Shoot & Run”.
Hai ngày trải nghiệm tại Đà Nẵng (23/3-25/3/2019) sẽ là hai ngày thể hiện rõ nét nhất tính sáng tạo của từng cá nhân, của team, sự đoàn kết, sự phối hợp ăn ý của cả đội.
Một cuộc dạo chơi đầy gay cấn, khốc liệt cho anh em giới làm phim chuyên nghiệp.
Ngày 6/3/2019 vừa qua, chính thức khép lại vòng đăng kí đầy ấn tượng. Hé lộ 6 cái tên, 6 team với những màu sắc khác biệt sẽ góp mặt tại cuộc thi năm nay.
Xế Độp Team – Những con người đầy đam mê
Nhân tố đầu tiên góp mặt tại “LumixG – Shoot & Run” với cái tên rất độc lạ “Xế Độp” do đạo diễn Thái Hồng Kỳ là đội trưởng. Cái tên Thái Hồng Kỳ chắc hẳn không còn xa lạ với anh em giới filmmaker/photograp khu vực Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. Anh nổi tiếng với tính phóng khoáng, hào sảng thông qua những buổi chia sẻ kinh nghiệm nhiếp ảnh, các khóa đào tạo nghệ thuật diễn xuất, “bắt tay” với nhiều đạo diễn tài năng khu vực miền Trung.
Tuy hoạt động độc lập với nhau, nhưng khi có dự án lớn, Xế Độp lại quay trở về kết hợp với nhau tạo thành một team gắn kết và rất ăn ý. Những mảnh ghép còn lại mà Xế Độp mang đến “LumixG – Shoot & Run” năm nay: Lê Quang Huy (Editor), Văn Trần Nhật Tân (Cameraman), Mai Vân Hương (Biên tập, DOP, Art Director), Trương Thành (Âm nhạc). Chắc chắn dưới sự dẫn dắt của “anh cả” đầy tài năng, kỹ thuật, kinh nghiệm, cùng những dự án kết hợp cùng nhau, Xế Độp sẽ đem lại làn gió mới đến với cuộc thi năm nay.
U & I Media Team – Những người trẻ dám đương đầu thử thách
Một bất ngờ đến với cuộc thi “LumixG – Shoot & Run” khi team U & I MEDIA là team có tuổi đời rất trẻ. Người “lớn tuổi” nhất cũng chỉ mới sinh năm 1996, với đa dạng cá tính, đậm chất dấu ấn người trẻ: Năng động, Sáng tạo, Nhiệt huyết nhưng chẳng hề ngại thử thách, dám đương đầu với những thách thức mới. Đến với cuộc thi, U & I MEDIA coi đây là một sân chơi, nơi họ thỏa sức thể hiện tài năng, sự sáng tạo, hiện đại, góc nhìn trẻ, mới mẻ mà chưa chắc những người kinh nghiệm có được những điều này.
U & I MEDIA được dẫn dắt bởi đội trưởng Nguyễn Mạnh Linh (CameraMan, biên kịch), Nguyễn Ngọc Phước (Photographer), Nguyễn Hưng Nguyên (quay phim), Nguyễn Minh Hậu (Nội dung, Kĩ xảo), Lê Minh Thắng (Photographer)…Hi vọng đến với cuộc thi các bạn trẻ sẽ thực sự được trải nghiệm, học hỏi, và thể hiện tại năng của mình.
Trần Thiện Team – Những con người xứ Huế mộng mơ
Là những người con đậm tình xứ Huế, Trần Thiện Team thấm nhuần nét nhẹ nhàng, trong trẻo, đậm tình, mang cả vào những tác phẩm mà họ thể hiện. Làm việc với phương châm thân thiện, đoàn kết, học hỏi và giao lưu với tất cả mọi người, Trần Thiện Team nổi bật với các tác phẩm về quê hương đất nước, văn hóa, con người Huế.
Dưới sự dẫn dắt của người đội trưởng tài hoa – Đạo diễn Trần Thiện, cùng góc nhìn đầy tinh tế của phóng viên, biên tập viên đài VTV8 Trần Minh Tây trong vị trí DP (đạo diễn hình ảnh), và những mảnh ghép không thể thiếu: bộ đôi Cameraman Nguyễn Thịnh – Hoàng Long, Editor Thùy Trang hứa hẹn sẽ là luồng gió rất mới lạ cho mùa thi năm nay.
Day Dreamer Team – Những bạn trẻ không ngừng theo đuổi đam mê
Cùng với U&I Media, Day Dreamer được đánh giá team có tuổi đời còn rất trẻ. Điển hình cho thế hệ làm phim, quay chụp trẻ, Day Dreamer dám ước mơ, dám thực hiện, dám chinh phục, trải nghiệm đương đầu với thử thách để thỏa mãn niềm đam mê làm phim chuyên nghiệp của mình.
Đội trưởng Day Dreamer, cô gái duy nhất của team – Nguyễn Lưu Tùng Linh – đầy cá tính, mạnh mẽ, năng động, là sự hòa hợp với các thành viên tạo nên một team vững mạnh, sẵn sàng khám phá những thách thức, và gần nhất là với những chủ đề mà ban giám khảo đưa ra trong cuộc thi “Lumix G- Shoot & Run” năm nay.
Xanh Team – Biểu tượng của sức trẻ và tình yêu
Có lẽ niềm đam mê quay chụp chuyên nghiệp, niềm đam mê làm phim, tình yêu với nghề đã rút ngắn khoảng cách địa lý của Xanh Team. Mỗi thành viên, mỗi cá tính trải dài từ Sài Gòn, Vũng Tàu, Quảng Nam, Nghệ An nhưng khi có những sự kiện quan trọng, họ lại tụ họp lại, gắn kết như chưa từng có khoảng cách.
Cái “duyên” gặp nhau, quen nhau, làm việc cùng nhóm không phải ai cũng có được. Đến với “LumixG – Shoot & Run”, Xanh Team lại có cơ hội làm việc cùng nhau, khẳng định bản thân, và quan trọng là có một cuộc phiêu lưu, những kỉ niệm ý nghĩa trong sự nghiệp quay chụp chuyên nghiệp của mình.
Little Star Team – “Những ngôi sao nhỏ” tràn đầy tình yêu với Đà Nẵng
Nếu như Team Trần Thiện, những người con mang đậm chất Huế thì với Little Star, tình yêu, dấu ấn qua từng tác phẩm lại dành trọn cho mảnh đất Đà Nẵng. Họ trọn mảnh đất ấy vì ở đó họ được thỏa sức sáng tạo không giới hạn, có thật nhiều “đất diễn” để thỏa mãn niềm đam mê của mình.
Sự phá cách, chất riêng cá tính vượt qua mọi khuôn khổ, góc nhìn mới lạ đầy tinh tế được Little Star ghi dấu qua từng dự án: APEC VIET NAM 2017 – Da Nang FantastiCity, Việt Nam Đất Nước Con Người, DYNAMIC DANANG –Your destination for success,…Với lợi thế về địa điểm tổ chức của cuộc thi “LumixG – Shoot & Run” năm nay hứa hẹn Little Star sẽ mang lại những thước phim ấn tượng, khác biệt về Đà Nẵng đến với cuộc chơi năm nay.
Những trải nghiệm tuyệt vời cùng LumixG Shoot & Run
Các đội chơi tham gia “LumixG – Shoot & Run” không chỉ được trải nghiệm làm phim chuyên nghiệp trong thời gian ngắn mà ở đó còn đề cao tinh thần đồng đội, sự thông minh, quyết đoán để giải quyết “bài toán” hóc búa của ban tổ chức. Phạm vi quay chụp cũng sẽ được giới hạn theo Map thi chương trình đưa ra để đảm bảo sự đồng nhất, sức sáng tạo của mỗi đội sẽ được thể hiện rõ nét qua cuộc chơi này.
Đến với “LumixG – Shoot & Run”, chẳng có giới hạn nào cho sự sáng tạo, táo bạo, phá cách. Liệu những kĩ thuật, kinh nghiệm hay sức trẻ, sự mới lạ mới thực sự được thăng hoa trong cuộc thi này? Cùng chờ đón nhé!
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé
Năm 2019 đã bước sang tháng 2, sau Sony với A6400 dành cho dân làm Vlog, Olympus với OM-D E-M1X, giờ đến lượt Panasonic tung lá bài rất mạnh mẽ S1/S1R ra để cho cả giới chơi ảnh sẽ phải trầm trồ. Liệu đây có phải “Oscar” sớm cho máy ảnh tốt nhất 2019?
Thông số mạnh mẽ
Hãy cùng điểm qua những chi tiết mà giờ mới được hé lộ rõ hơn từ Panasonic nhé!
Cả hai chiếc máy ảnh này của Panasonic đều sử dụng cảm biến full-frame, ngàm ống kính L do liên minh: Leica, Sigma và Pana bắt tay.
Nếu các bạn thoạt nghe về Pana và từng lo lắng về những chiếc lens Leica có thể hơi đắt, hoặc sợ các dải ống kính không phong phú, với sự xuất hiện của cái tên Sigma nhiều khả năng sẽ đảm bảo cho những chiếc ống kinh dòng Art sẽ sớm có ngàm L (như đã làm với Sony E).
Bộ đôi này sử dụng chip xử lý Venus Engine mới nhất của Panasonic, bộ lấy nét theo tương phản kết hợp DFD 225 điểm, khả năng chụp liên tiếp 9 hình/s, có chống rung 5 trục và sử dụng hai khe thẻ là SD và XQD – một điểm nhỏ nhưng hay hơn rất nhiều so với Canon EOS R (chỉ một khe SD) hay Nikon Z (với chỉ thẻ XQD).
Theo thông cáo báo chí của Panasonic S1/S1R sẽ được trang bị Eye AF và công nghệ lấy nét AI để giúp bạn không bị mất dấu chủ thể. Tuy nhiên, với việc sử dụng bộ lấy nét theo tương phản (kết hợp DFD), nhiều khả năng là tốc độ lấy nét của 2 chiếc máy này sẽ không quá nhanh, theo thông tin từ nhà sản xuất là 0.08s (so với 0.02s của chiếc crop A6400 mới ra mắt thì nghe có vẻ hơi chậm, cơ mà crop với full-frame thì so cho vui để đó thôi).
Điểm sáng nữa của S1 và S1R chính là khả năng bắt nét được ở điều kiện thiếu sáng xuống tới -6EV (bằng Canon EOS R), vô cùng ấn tượng.
Phía sau lần lượt là ống ngắm điện tử EVF lên tới 5.6 triệu điểm và chiếc màn hình lật 3 chiều với độ phân giải lên tới 2.1 triệu điểm ảnh. Những thông số trên là cực kì ấn tượng với những chiếc EVF và Màn hình LCD hiện nay.
Tuy nhiên, Panasonic đã bất ngờ sử dụng thiết kế màn hình lật khá giống với Fujifilm ở các dòng X-T chứ không phải lật xoay giống trên dòng GH của hãng nữa.
S1/S1R cũng được trang bị vỏ ngoài bằng hợp kim với khả năng chống chịu thời tiết khá tôt. Đặc biệt là dáng vẻ của 2 chiếc máy này đều khá to, hầm hố chứ không phải là dạng be bé như đa phần các sản phẩm trên thị trường. Bạn hoàn toàn có thể xem video trải nghiệm dưới đây của B&H Photo để xem độ to của chiếc S1R.
Một số điểm chú ý nho nhỏ khác như: Màn trập có tuổi thọ lên đến 400,000 shots, có thể chụp đến 60 hình/s ở độ phân giải 8 mpx.
Panasonic S1R – Dành cho dân phong cảnh, studio, thời trang
Chúng ta sẽ nhắc đến chiếc S1R trước tiên, cũng giống với Sony dùng chữ R dành cho phân khúc người chơi ảnh cần độ phân giải cao, Pana cũng đã làm như vậy với chiếc S1R của mình.
Sở hữu số megapixel là 47, đây chính là chiếc máy rất phù hợp cho dân chơi thuộc thể loại phong cảnh, chụp chân dung studio hoặc thời trang cao cấp cần in biển bảng lớn.
Với những chiếc máy ảnh có độ phân giải lớn, thường thì khả năng xử lý nhiễu cũng không quá tốt, tuy nhiên Panasonic đẫ khá mạnh dạn để mức ISO cao nhất có thể lên tới 51200, kèm theo một câu bảo đảm nho nhỏ đại ý là: Cảm biến của chúng tôi đã đạt được tỉ lệ S/N (Signal/Noise) là rất tốt, vì vậy mặc dù số megapixel có to, chất lượng hình ảnh cũng sẽ là rất ấn tượng.
Và nếu bạn là một tay cuồng megapixel và cảm thấy 47mpx là chưa đủ? Đừng lo, với chế độ High Resolution, bạn hoàn toàn có thể tích hợp 8 bức ảnh vào với nhau và sẽ được một bức siêu phân giải lên tới 187mpx.
Về mặt quay video, Pana đã có sự phân chia rất rõ ràng khi chiếc S1R này sẽ bị hạn chế khá nhiều về khả năng quay phim, ví dụ như chỉ có thể quay ở 4K 60p nhưng bị crop khung hình, ngoài ra chất lượng output cũng không quá ấn tượng: 8 bit 4:2:0. Nhưng với S1 ở dưới đây, câu chuyện lại khác hẳn.
Panasonic S1 – Chiếc máy sẽ làm rung chuyển thị trường
Không phải S1R, chiếc máy có giá cao hơn ($4500 cho body và 1 ống kit 24-70mm f/4), mà chiếc Panasonic S1 mới là điều mà chúng ta sẽ cần quan tâm hơn cả. Tại sao lại như vậy?
Sử dụng một cảm biến full-frame có độ phân giải khá phổ thông: 24.2 mpx, vì vậy không khó hiểu khi S1 có thể có dải ISO lên tới 51200 (Có thể mở rộng lên 204800). Với khả năng xử lý nhiễu liên tục được nâng cấp từ GH5, GH5s, có lẽ chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng được chiếc máy này trong những hoàn cảnh thiếu sáng ngặt nghèo. Về mặt tốc độ lấy nét, đây có lẽ sẽ là điểm dễ bị đem ra so sánh nhất, tuy nhiên chúng ta sẽ cần đợi xem xét thêm sau.
Về phần quay video, nói không ngoa thì đây sẽ là chìa khóa để Panasonic làm mưa làm gió trong thời gian tới. Với việc gần như bê nguyên thông số quay video của GH5 lên cảm biến full-frame, Panasonic S1 quá mạnh!
Hãy thử xem một video về chủ đề ẩm thực – Bánh Bao của Việt Nam dưới đây để thưởng thức chất lượng hình ảnh tuyệt vời của S1.
Và giờ hãy cùng điểm qua thông số quay video nào:
- Có thể quay 4K 60fps không crop khi output ra bộ ghi ngoài – Và bị giới hạn thời gian quay 29:59 phút.
- Nếu quay không có bộ ghi ngoài thì sẽ là 4K 30/24fps
- Full HD 1080/120fps (??? vì hiện tại vẫn chưa có thông tin phần này).
- Hai thông số quay mà nhiều người không biết đó chính là Chroma Subsampling (Ví dụ: 4:2:2 hoặc 4:2:0) và Bit Depth (8 bit, 10 bit), nó sẽ quyết định rất nhiều đến chất lượng hình ảnh của bạn. Ở phần này thì với việc bỏ thêm một số tiền nhỏ để nâng cấp (truyền thống là $100), bạn sẽ có chiếc máy ảnh full-frame đầu tiên có thể quay 4k60fps, 10 bit 4:2:2. Hứa hẹn chất lượng video tuyệt hảo và chưa có một chiếc máy ảnh nào có thể vươn tới.
- S1 cũng sẽ được trang bị profile màu V-Log, không phải VLog (video blog) nhé = )
Kẻ soán ngôi Sony?
Với những gì mà Pana đang liệt kê ra cho S1/S1R và bảng thành tích khá ấn tượng từ những chiếc GH5, GH5s, chắc hẳn Panasonic sẽ là một đối trọng rất lớn cho Sony kể từ năm 2019 này trở đi.
Những chiếc GH5(s) tuy mang lại thành công và đồng thời là tiếng vang cho Panasonic vì chất lượng hình ảnh tuyệt hảo, nhưng luôn bị những kẻ cuồng công nghệ dè bỉu bởi cảm biến Micro Four Thirds nhỏ bé. Cơ mà từ giờ, chắc là mọi việc sẽ thay đổi từ dòng S này của Pana.
Vẫn còn đó những nghi ngại với chiếc màn hình lật kiểu Fuji, bộ lấy nét theo tương phản, khả năng bắt nét theo chủ thể ở video có tốt không? Hoặc hệ ống kính liệu có đầy đủ? Nhưng với những gì 50mm Vietnam đọc được trên giấy tờ, không phải Canon, cũng chả phải Fujifilm mà chính Panasonic mới có thể là kẻ ngáng chân vĩ đại.
Năm 2019 mới chỉ đi qua tháng thứ 2, nhưng nếu Panasonic biến thông số trên giấy tờ thành hiện thực, có lẽ giải Oscar máy ảnh tốt nhất năm 2019 đã có chủ.
Giá cả và ngày lên kệ
Hai chiếc máy này sẽ đều lên kệ vào khoàng tháng 4/2019. Giá cả như sau:
Panasonic S1R Body có giá $3699 hoặc $4599 với kit 24-105mm f/4.
Panasonic S1 Body có giá: $2499 hoặc 3399 với kit 24-105mm f/4.
Về mặt giá cả là không có quá nhiều sự chênh lệch với bộ đôi A7 Mark III và A7R Mark III của Sony. Vì vậy hoàn toàn có thể là một đối trọng tốt.
“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Việc hủy bỏ Photokina 2019 để tiến thẳng sang 2020 sẽ khiến tín đồ nhiếp ảnh – những người đang “vẽ” kế hoạch sang Đức vào năm sau “vỡ mộng”, phải mòn mỏi chờ đợi thêm gần 1 năm rưỡi nữa.
“Không có chuyện hủy bỏ Photokina 2019”?
Mới đây, giới nhiếp ảnh trở nên xôn xao trước tin tức triển lãm thiết bị hình ảnh thường niên nổi tiếng thế giới Photokina sẽ bị huỷ bỏ vào năm 2019 và dự kiến sẽ tiếp tục vào năm 2020.
Vậy thực hư chuyện này ra sao?
Vào năm 2017, sự kiện Photokina được tổ chức như bình thường kèm theo một tuyên bố từ các nhà tổ chức rằng đây là sự kiện thường niên, năm nào cũng phải có. Bên cạnh đó, họ cũng nói thêm năm 2018 sẽ là năm cuối cùng diễn ra vào tháng 9 và bắt đầu từ 2019, sự kiện sẽ được dời sang tháng 5.
Nếu theo đúng kế hoạch, Photokina 2019 sẽ diễn ra trước khi mùa hè bắt đầu. Tuy nhiên, khi mà năm 2018 đang dần kết thúc, hiệp hội công nghiệp hình ảnh Đức và Koelnmesse – đơn vị đồng tổ chức đã thay đổi quyết định: Họ sẽ bỏ qua sự kiện Photokina trong năm 2019 để tiến thẳng sang năm 2020. Cụ thể hơn, kì Photokina tiếp theo sẽ diễn ra từ 27 đến 30/5/2020.
Sau đây là lời chia sẻ của những người có liên quan:
Việc hoãn kế hoạch thường niên này nhằm mục đích chuẩn bị tạo ra hình mẫu mới cho Photokina, cũng như nâng cao hình ảnh và vị thế của triển lãm này, như nền tảng toàn cầu cho nhiếp ảnh và ngành công nghiệp hình ảnh.
Photokina 2019 bị huỷ, chúng ta có thể trông chờ điều gì ở năm 2020?
Không rõ thực sự các nhà tổ chức đang nghĩ gì, nhưng dường như có vẻ họ đang muốn tạo đột phá cho triển lãm, nên đã quyết định bỏ qua năm 2019.
Cần lưu ý rằng, vào năm 2020, ngay trước khi Photokina diễn ra, sẽ có 2 triển lãm CP+ vào tháng 3 và NAB vào tháng 4. Các nhà tổ chức chắc chắn sẽ phải tính toán nhằm tạo ra điều gì mới mẻ, thu hút khách hàng đến thật đông. Việc 3 triển lãm nối đuôi nhau liền 3 tháng sẽ dễ khiến khách hàng nhàm chán, đặc biệt là Photokina, sự kiện diễn ra sau cùng.
Đáng chú ý hơn, 2020 là năm diễn ra Olympic, nên có thể chúng ta sẽ được chứng kiến các siêu phẩm liên tiếp xuất hiện ở cả 3 triển lãm.
Dù sao, mới giữa tháng 12/2018 thôi, thời gian cho đến tháng 5/2020 vẫn còn rất xa, chúng ta hãy kiên nhẫn chờ đợi. Photokina 2019 bị hủy bỏ cũng không làm năm sau kém sôi động, khi mà vẫn còn CP+, NAB và các sự kiện nhiếp ảnh khác.
Theo DPReview
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.
Thị trường mirrorless dường như chưa bao giờ sôi động hơn, khi một vài ngày trước, Leica, Panasonic và SIGMA thông báo hợp tác hình thành một liên minh mới, được gọi là liên minh L-mount.
Leica, Panasonic và Sigma sản xuất ống kính và máy ảnh cùng ngàm
[ecko_vimeo]290680652[/ecko_vimeo]
Trong cộng đồng nhiếp ảnh, Leica vốn luôn được rất luôn được yêu thích vì chất lượng ảnh vượt trội cùng hình thức, mẫu mã máy vô cùng tinh tế. Thế nhưng, mọi sự yêu thích đối với Leica thường không chuyển đổi thành doanh thu cho hãng mà đa số chỉ dừng lại ở mức nhìn ngắm, trầm trồ. Rất ít người dùng phổ thông có cơ hội được tiếp xúc và trải nghiệm những chiếc máy ảnh Leica bởi mức giá ngất ngưởng của chúng.
Cũng trên cùng mặt trận này, Panasonic và Sigma dường như cũng đang bị các ông lớn trong ngành như Canon, Nikon, Sony áp đảo. Chính vì vậy, để tạo lợi thế canh tranh và kìm hãm sự phát triển của các ông lớn này, ba tay chơi Leica, Panasonic và Sigma đã ngồi xuống với nhau và liên minh L-mount được hình thành.
Với sự ra đời của liên minh L-mount, đại diện của ba hãng hứa hẹn sẽ tạo ra một chuẩn mực ngàm mới trong việc nghiên cứu và sản xuất mirrorless và ống kính trong tương lai. Cụ thể, hội đồng minh khẳng định rằng, trong tương lai, việc “mix and match” máy ảnh và ống kính của ba hãng sẽ là một việc “quá bình thường” bởi chúng sẽ được chế tạo với cùng một mount (L-mount). Điều này cũng đồng nghĩa với việc người dùng có thêm nhiều sự lựa chọn ống kính hơn, cũng như sẽ tiết kiệm được một khoản tiền cho việc mua ngàm chuyển.
Trong khuôn khổ liên minh này, Panasonic cũng đã có bước đi đầu tiên với bộ đôi fullframe Lumix S1 và S1R mang ngàm L. Đúng như hứa hẹn, người dùng Panasonic. Điều này có nghĩa là, ngoài series ống kính Lumix S của Panasonic, người dùng S1 và S1R hoàn toàn có thể kết hợp bộ đôi fullframe này với những ống kính L-mount cao cấp đến từ người đồng minh Leica hoăc Sigma. (Trong vài ngày vừa qua Sigma vẫn chưa tung ra ống kính L-mount mới, nhưng hứa hẹn sẽ đầu tư sản xuất trong thời gian tới)
Về mặt kĩ thuật, L-Mount có đường kính 51,6mm, tương thích với cảm biến fullframe và từ đó, với cảm biến APS-C. Khoảng cách từ cảm biến đến ngàm (nơi tiếp xúc với ống kính) chỉ 20mm, dẫn đến hệ thống máy và ống kính sẽ có thể được làm nhỏ gọn hơn.
Hiện tại, vẫn chưa có thêm sản phẩm L-mount mới nào từ hãng đồng minh ngoài series ống kính chất lượng cao của Leica, bộ 3 máy ảnh Leica SL, TL2 và CL. Hai chiếc fullframe L-mount từ Panasonic vẫn chưa công bố ngày xuất xưởng.
Tương lai của liên minh L-mount màu cầu vồng hay màu giông bão?
Sự kết hợp lần này của Leica, Panasonic và Leica thực chất là một chiến lược đến từ sự nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng từ ba hãng. Liên minh này hứa hẹn sẽ tạo ra một tình thế win-win, giúp duy trì điểm mạnh, bù đắp điểm yếu giữa ba hãng đồng minh, đồng thời mở ra những sự lựa chọn mới cho người yêu nhiếp ảnh. Mặt khác, liên mình này được cho rằng sẽ giúp cánh đồng minh đánh trực diện vào thị trường và sức ảnh hưởng của các ông lớn cùng ngành. Mặc dù vậy, thị trường mirrorless những năm gần đây có rất nhiều biến động với cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Ở thời điểm hiện tại, tương lai của liên minh L-mount vẫn còn là một ẩn số.
Từ ngày 26/09 – 29/09, triển lãm Photokina – ngày hội lớn nhất của làng nhiếp ảnh sẽ được tổ chức ở Cologne, Đức. Đừng quên theo dõi những diễn biến mới nhất tại Photokina trên website của 50mm Vietnam.
Cuộc chơi mirrorless fullrame đang ngày càng nóng hơn bao giờ hết khi lần lượt Nikon, Canon và giờ đến Panasonic chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới, mà có lẽ sẽ xảy ra sớm thôi.
Khi Panasonic bước chân vào lãnh địa fullframe
Mới đây các trang web về thiết bị nhiếp ảnh đã bắt đầu đăng tải thông tin được cho là những thông số kĩ thuật cơ bản của chiếc máy mirrorless fullframe đầu tiên mang mác Panasonic.
Nếu như điều này trở thành sự thực thì kịch tính của cuộc chơi mirrorless fullframe sẽ được đẩy cao đến mức chưa từng có, cũng đồng nghĩa thị trường chuẩn bị bước vào giai đoạn bão hòa. Sản phẩm này cũng đánh dấu bước tiến đầu tiên của Panasonic – ông lớn của thế giới về máy quay nhiều năm qua, vào thế giới fullframe, nơi mà Sony đang bị Canon và Nikon quyết “khô máu”.
Cho tới thời điểm này, khi nhắc đến Panasonic thì phần lớn chúng ta đều nghĩ ngay đến GH5 (và sau này là GH5S) – chiếc máy ảnh với khả năng quay video rất tốt, khả năng tùy biến không kém gì các máy fullframe hàng đầu hiện nay.
Demo với GH5S, chất lượng vẫn rất tốt dù ISO cao
Tuy nhiên, GH5 cũng như các máy khác của Panasonic mắc phải một nhược điểm rất lớn, dù không phải lỗi kĩ thuật, đó là cảm biến ảnh không lớn (“Four Thirds”, chỉ bằng 26% Fullframe và bằng ~2/3 crop) nên chất lượng hình ảnh khi thiếu sáng không được tốt lắm. Và giờ thì chắc chắn Panasonic đã cảm thấy sức nóng của cuộc đua fullframe nên quyết định tạo ra bước ngoặt cho mình.
Vậy cùng thử xem những thông số bị rò rỉ của sản phẩm này có giúp Panasonic tạo được bước ngoặt nào không.
Thông số cơ bản của chiếc máy ảnh mới của Panasoniic
- Cảm biến fullframe 30 megapixel (Gần tương tự Canon EOS R)
- Khả năng quay 4K trên toàn cảm biến, 24/25p (Canon crop 1,74x lần, Nikon quay toàn cảm biến)
- Có thể quay 4K RAW khi output HDMI (4:2:2 10 bit)
- 2 khe thẻ SD UHS-II (Ca/Ni đều chỉ có 1 khe)
- Không bao gồm chống rung trong thân máy, đặc điểm có trên GH5S (Tùy vào cảm nhận của từng người, nhưng nếu đã có gimbal và tripod thì cũng không cần thiết cho lắm).
- Tích hợp bộ lọc ND (Giống với các máy quay, đáng hoan nghênh)
- Không rõ có ống kính gì mới, nhưng bán kèm ngàm chuyển cho ống Canon EF và Nikon FX.
- Khung vỏ chống thời tiết.
- Tích hợp cổng mic, tai nghe, USB type C, HDMI, time code.
- Giá niêm yết dự kiến: $3000 – Xấp xỉ 70 triệu.
Một sự lựa chọn hứa hẹn
Có thể thấy rõ ràng sản phẩm này không những chụp ảnh tốt, mà quay phim cũng rất tốt, mang theo mình tất cả những “tinh túy” mà Panasonic đã tích lũy được. Việc quay 4K toàn cảm biến là điểm cộng rất lớn, giúp người dùng không phải cố gắng xoay sở để mua/mượn ống kính góc rộng để giảm thiểu tác động từ vấn đề crop cảm biến. Dẫu sao, trong tình hình hiện nay phần lớn các video được sản xuất ở mức Full HD thì quay 4K thế nào sẽ chuyện của tương lai.
Với mức giá 3000$, mang theo 2 khe thẻ thì chắc chắn sản phẩm này sẽ đánh vào nhóm khách hàng chuyên nghiệp hoặc những dân chơi lắm tiền.
Cho tới thời điểm này, tất cả những gì chúng ta biết mới chỉ là vài thông số được rò rỉ như trên, hoàn toàn không có hình ảnh hay điều gì liên quan đến tên của chiếc máy ảnh mới. Nhưng có thể tin rằng sản phẩm mới này sẽ sớm xuất hiện thôi, bởi nếu như không có động thái quyết liệt nào vào thời điểm này thì các hãng máy ảnh sẽ sớm bị bỏ lại phía sau và bị đào thải.
50mm Việt Nam sẽ sớm cập nhật tới các bạn khi sản phẩm này được ra mắt.
Theo The New Camera.
“Nhỏ gọn – Thời Trang – Tính năng mạnh mẽ” – Đó là những gì mà hai VJ Đỗ Hòa và Trung Nhôm cảm nhận về chiếc Lumix GF9.
“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Khi GH5 và G9 vẫn là chưa đủ để đối thủ khiếp sợ, thì GH5S được xung trận với vai trò “quái vật bóng đêm” mà cho tới giờ Panasonic vẫn chưa có được đại diện nào.
Dường như Panasonic đang nỗ lực đập tan những đánh giá có phần tiêu cực của người tiêu dùng về khả năng chụp hình của Lumix GH5 bằng một chiếc máy khác, với sức mạnh cũng ghê gớm không kém. Đó là chiếc Lumix G9.
Thị phần máy ảnh thế giới đang chứng kiến một pha “cắm mốc đặt chủ quyền” một cách lặng lẽ. Và nó đến từ một dòng máy ảnh có cảm biến có diện tích bằng ¼ cảm biến 35mm. Không ai khác đó chính là dòng máy ảnh Micro Four Thirds, hay còn gọi là M4/3.
“There are 365 days in a year. But there are only 2 days, when one cannot do anything. Yesterday, because it’s over. Tomorrow, because one can’t control it. So I live a day at a time and today is a beautiful day” – Celine Dion