Với mục tiêu tiếp cận gần hơn với người dùng phổ thông, Canon ra mắt bộ đôi ống kính RF 70-200 f/4L và RF 50 f/1.8 STM. Hãy tìm hiểu xem 2 chiếc ống kính mới này có gì thú vị nhé!
Sau nhiều ý tưởng/bằng sáng chế mang tính phô diễn nhiều hơn thực tế, mới đây những nguồn tin “vỉa hè” đang nói tới những điều tích cực và thực tế hơn nhiều, về một chiếc máy ảnh có thể sử dụng ống kính ngàm EF và RF không cần ngàm chuyển.

“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Chỉ chừng chục ngày nữa, Canon sẽ chính thức trình làng bộ đôi ống kính zoom khẩu lớn cho EOS R: RF 15-35mm f/2.8 USM và RF 24-70mm f/2.8L IS USM.
Bộ đôi ống kính zoom khẩu lớn góc rộng cho EOS R
Mới đây, trang web PhotoRumors đã đăng tải hình ảnh bộ đôi ống kính mới nhất của Canon. Cụ thể hơn, đó chính là 2 chiếc ống kính cho ngàm RF: RF 15-35mm f/2.8L IS USM và RF 24-70mm f/2.8L IS USM.
Chưa có bất kì thông số kĩ thuật cụ thể nào được đưa ra. Nhưng khả năng cao, 2 ống kính RF 15-35mm và 24-70mm sẽ được ra mắt chính thức cùng lúc với bộ đôi máy EOS M6 Mark II và EOS 90D vào cuối tháng này. Đã có rất nhiều nguồn tin chỉ ra rằng vào cuối tháng 8, Canon sẽ đổ bộ một loạt sản phẩm mới và có vẻ đó cũng là thời điểm của hai chiếc ống kinh này.
Về ngoại hình, 2 ống kính này không có nhiều sự khác biệt, kể cả kích thước, thậm chí là gần giống hệt nhau. Tuy nhiên, mặt dốc trên vòng zoom của ống RF 24-70mm f/2.8 nằm gần về phía đuôi ống kính, trong khi 15-35mm phần dốc được đặt chính giữa vòng zoom.
Tổng quan thì rõ ràng tiêu cự 24-70mm và 15/16-35mm là tiêu cự cực kì cần thiết với các photographer, do đó không lạ khi Canon đã rất nhanh lấp đầy hai em ấy vào hàng ngũ lens cho ngàm R. Tuy nhiên, điểm đặc biệt là hãng này cũng thể hiện rõ những sự ưu ái độc quyền dành cho ngàm R khi đây là lần đầu tiên cả tiêu cự 24-70mm và 15/16-35mm khẩu f/2.8 lại có cả chống rung (IS – Image Stabilizer). Cũng chưa rõ tại sao Canon lại “hào phóng” làm rộng chiếc ông kính 16-35mm ra thành 15-35mm, chưa kể như 50mm VIetnam đã nhắc đến ở trên là còn có chống rung nữa, nên chắc chắn bộ đôi trên sẽ có ngoại hình và cân nặng khá khủng.
Có lẽ đây cũng là một sự tuyên bố ngầm rằng Canon sẽ tất tay với cuộc chiến mirrorless và tạm gác nhẹ dải ống kính EF sang bên cạnh một thời gian.
Dải tiêu cự cần thiết cho ngàm RF dần hoàn thiện
Với việc sẽ được giới thiệu chính thức và trưng bày vào cuối tháng này, hệ ống kính RF (chính thức, đang hoặc chưa có hàng) sẽ được nâng lên con số 8 ống, mà trước đó 6 ống khác bao gồm:
- RF 24-105mm f/4L IS USM
- RF 28-70mm f/2L USM
- RF 35mm f/1.8 IS Macro STM
- RF 50mm f/1.2L USM
- RF 85mm f/1.2L USM
- RF 24-240mm f/4 – 6.3 IS STM (mặc dù hiện tại ở Việt Nam, khách hàng muốn mua phải đặt trước với cửa hàng)
Vậy là về cơ bản, người dùng những Canon EOS R hoặc RP nếu không muốn sử dụng ngàm chuyển thì cũng đã có tạm đủ lựa chọn để từ nhà đến trường mỗi loại 1 ống kính.
Với truyền thống của ống kính mirrorless thường đắt hơn ống kính DSLR, chúng mình cho rằng các ống kính RF 15-35mm và RF 24-70mm f/2.8L IS sẽ có giá niêm yết chính hãng cao hơn ~10 triệu so với các ống kính EF tương đương là 16-35mm f/2.8L III USM và EF 24-70mm f/2.8L II USM.
Ngoài ra, dự kiến RF 15-35mm và RF 24-70mm f/2.8 IS sẽ đi kèm 2 lens hood mới hoàn toàn: EW-88E và EW-88F (W là Wide, các lens hood có chữ W được Canon quy định dành cho ống zoom góc cực rộng hoặc zoom chuẩn). Với kích cỡ hood 88mm, chắc chắn 2 ống kính này sẽ sử dụng filter cỡ 82mm.
Vậy còn EOS 90D và EOS M6 Mark II?
Hiện tại chúng ta đã có thể tin 99% về sự xuất hiện của 2 sản phẩm này, dự kiến vào cuối tháng 8/2019. Cũng như bộ đôi ống kính trên, không có thông số nào được rò rỉ, ngoại trừ việc chúng sẽ được bán kèm một số sản phẩm khác như trước đây, bao gồm:
- 90D: thân máy riêng; bộ kit 18-55mm; bộ kit 18-135mm
- M6 Mark II: bộ kit 15-45mm, bộ kit 18-150mm; thân máy màu đen hoặc bạc, tương tự EOS M6 trước kia; có thể mua kèm ống ngắm điện tử.

Cần nhớ lại rằng, tại một số thị trường như Việt Nam trước kia, EOS M6 được bán ra phổ biến nhất với bộ kit 15-45mm. Ống kit 18-150mm hay ống ngắm điện tử chỉ có thể đặt mua với nhà phân phối chính hãng Lê Bảo Minh, mặc dù với phần đông người dùng ít quan tâm đến chiếc ống ngắm rời này.
Không rõ 2 thân máy này có được trang bị cảm biến 32,5mpx hay không. Nếu có thì điều này cũng chưa chắc tốt khi độ phân giải cao sẽ phải đánh đổi bằng chất lượng hình ảnh ở các giá trị ISO cao, kể từ 1600 trở lên, cũng như khả năng quay video 4K không crop, vốn chưa từng được Canon phổ biến rộng rãi trên các thân máy. Dù sao, hãy cùng chờ đến cuối tháng để biết rõ điều gì sẽ diễn ra.
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé
Để tìm mua các sản phẩm máy ảnh, ống kính, máy tính…ưng ý, các bạn có thể ghé thăm tại đây nhé.
Với video dưới đây, các bạn sẽ có thể hiểu thêm ngàm ống kính RF hiện giờ sẽ có gì tốt hơn và kém hơn so với hệ ngàm EF truyền thống 32 năm qua.
Video giải thích ngàm RF hơn EF đến từ Canon
Mới đây, một trong những trang youtube chính thức của Canon là Canon Imaging Plaza đã đăng tải một video mới, mô tả những ưu điểm của hệ ngàm RF so với EF. Video chỉ dài 4 phút rưỡi nhưng vẫn nêu được những điểm chính liên quan đến kích cỡ ngàm, chất lượng quang học và giao thức giữa thân máy và ống kính.
Khoảng cách từ thấu kính cuối tới cảm biến ngắn hơn
Các ống kính DSLR có khoảng cách từ thấu kính cuối đến cảm biến khá xa, dẫn tới việc sửa lỗi ống kính khó hơn. Giải pháp cho việc này là làm thấu kính lớn hơn, cũng như kích thước cả ống kính cũng phải lớn theo.
Đối với dòng RF, do khoảng cách từ thấu kính cuối đến cảm biến ngắn hơn EF khá nhiều lần, do đó việc chỉnh sửa lỗi quang học dễ dàng hơn, hình ảnh tại vùng rìa tốt hơn, sắc nét hơn do giảm thiểu được hiện tượng tán xạ ánh sáng.
Mặc dù vậy, kích thước các ống kính RF cũng lớn hơn so với ống kính EF có tiêu cự tương đương, sở dĩ có điều này vì Canon muốn việc chất lượng hình ảnh thu được tốt hơn.
Lớp phủ giải quyết lóa và bóng ma
Thêm nữa, việc rút ngắn khoảng cách từ thấu kính cuối đến cảm biến cũng gia tăng hơn việc xuất hiện bóng ma và lóe hình. Để giảm bớt hiện tượng này, Canon đã đưa 2 công nghệ phủ thấu kính đời mới nhất, đang có trên các ống EF dòng L là ASC (Air Sphere Coating) và SWC (Subwavelength Structure Coating).
SWC là cấu trúc phủ dạng nêm có kích cỡ nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng mà con người nhìn được, có tác dụng bẻ cong ánh sáng khi đi qua lớp phủ, vào thấu kính, làm giảm đến tối đa hiện tượng bóng ma, lóe hình.


Số lượng chấu tiếp xúc tăng
Cuối cùng là giao thức giữa ống kính và thân máy. Ngàm RF được thiết kế tới 12 chấu tiếp xúc, so với 8 chấu của ngàm EF. Điều này giúp lượng thông tin trao đổi qua lại giữa thân máy và ống kính được nhiều hơn và nhanh hơn, đảm bảo AF được chính xác (đặc biệt với Eye AF), cũng như chống rung trên thân máy trong tương lai.
Tạm kết
Mặc dù đây chỉ là video về các sản phẩm Canon, nhưng những kiến thức này cũng khá đúng với Nikon khi so sánh ngàm Z với ngàm F lâu nay, các bạn sẽ có thể hiểu thêm nhiều về những gì 2 ông lớn lâu năm Canon và Nikon đang làm hiện nay.
Bên cạnh đó, không thể phủ nhận những ưu điểm của “ngàm to – khoảng cách ngắn” so với ngàm của DSLR hiện tại, nhưng chúng cũng tồn tại nhược điểm như kích thước ống kính lớn hơn, giá cả đắt hơn khá nhiều các ống kính DSLR.
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé
Với việc cả hai hãng cùng chế tạo ra sản phẩm mirrorless fullframe, giờ đây nhờ ngàm chuyển CANIKON, những người dùng Nikon muốn đổi gió với ống kính Canon hoàn toàn có thể tự tin khoe cá tính.
EOS R cùng hệ ống mới RF xuất hiện khiến người dùng cảm thấy băn khoăn, lo lắng rằng hệ máy EOS M hiện tại sẽ bị bỏ rơi. Tuy nhiên bỏ rơi hay không thì là chuyện của tương lai rất xa, còn hiện tại Canon đã làm thêm ống kính cho người dùng phổ thông: EF-M 32mm f/1.4 STM.
EOS M vẫn không bị bỏ rơi
Đợt ra mắt sản phẩm trước thềm Photokina 2018 của Canon là lần ra sản phẩm lớn nhất của năm, với một loạt những cái tên từ phân khúc chuyên nghiệp kéo dài xuống phân khúc phổ thông. Khỏi phải nói nhiều thì chiếc Canon EOS R đã gần như chiếm toàn bộ spotlight trên mạng, cũng như gây bão trên khắp các diễn đàn về nhiếp ảnh trên toàn thế giới.
Trong sân khấu chính của EOS R, vẫn còn đó những kép phụ, một trong số đó chính là chiếc ống kính một tiêu cự mới nhất dành cho người dùng M: EF-M 32mm f/1.4 STM.
Trước giờ Canon chỉ có 2 ống kính EF-M 22mm f/2 STM và EF-M 35mm f/2.8 Macro IS STM là những ống kính fix cho người dùng M. Mặc dù có chất lượng tương đối tốt, nhưng những gì người dùng cần lại lớn hơn nhiều. Không phải ai cũng thích tiêu cự 22mm, khẩu độ 2 (và 2.8) cũng không phải là quá lớn, cũng như tại một số thị trường thì cả 2 ống này không phổ biến ( như Việt Nam chả hạn, muốn mua cực khó), nên ống kit là thứ duy nhất mà nhiều người dùng M đang sở hữu.

Sự bổ sung hợp lý cho dòng EF-M
Do đó nhằm giúp cho người dùng có nhiều sự lựa chọn đa dạng hơn, cũng như khiến họ cảm thấy an tâm rằng Canon sẽ không bỏ rơi dòng M, hãng đã sản xuất ra ống kính 32mm này, khi lắp trên các máy M (vốn là crop) sẽ cho ra góc ảnh tương tự fullframe khi dùng ống 50mm. Đây sẽ là một tiêu cự khá dễ sử dụng, đáp ứng được khá nhiều thể loại, đặc biệt là những bức ảnh chân dung. Với khẩu độ mở lớn tới f/1.4, người dùng có thể khá dễ dàng có những bức ảnh “Chụp teen xóa phông”.
Chưa dừng lại ở đó, việc có khẩu độ lớn cũng sẽ là một phao cứu sinh rất xịn ở điều kiện thiếu sáng. Đây cũng là một sự trợ lực rất lớn cho những chiếc máy EOS M cảm biến crop, giúp chúng không phải tăng ISO lên quá cao.

Tương tự như các ống M khác, ống 32mm này có kích thước khá nhỏ gọn, chỉ nặng 235g và dài 61mm. Khối lượng này chỉ tương đương 2 ống kit 15-45mm, khá nhẹ, rất phù hợp cho những người dùng có sở thích du lịch, hoặc cầm máy đi chơi cả ngày.
Mặt khác việc làm ngàm kim loại giúp người dùng cảm giác ống kính này chắc chắn và đáng tin cậy, chứ không chỉ là sản phẩm phổ thông thì chất lượng khung vỏ cũng “phổ thông”.
Thông số kĩ thuật
- Tiêu cự: 32mm
- Khẩu độ tối đa-tối thiểu: f/1.4 – f/16
- Tương thích: dòng M
- Số lá khẩu: 7
- Cấu trúc: 14 thấu kính chia trong 8 nhóm
- Khoảng AF gần nhất: 0,23m
- Motor AF: STM
- Khối lượng: 235g
- Kích thước: 61 x 57mm
- Ngàm filter: 43mm
- Chống thời tiết: không
Khi nào chúng ta có thể mua?
Hiện tại thì chưa rõ chính xác thời điểm mà chúng ta có thể mua cũng như giá cả, tuy nhiên trong kế hoạch đẩy mạnh mirrorless của Canon thì có thể tin rằng giá sản phẩm này sẽ khá vừa phải để phù hợp với túi tiền của đa số những người dùng M hiện nay: không quá dồi dào hoặc không muốn đầu tư quá nhiều tiền vào máy ảnh.
Nhìn sang đối thủ thì chúng ta có thể thấy những người dùng Sony có lựa chọn ống kính 30mm f/1.4 DC DN từ Sigma với giá rất hợp lý, được tìm mua khá mạnh trong khoảng 1 năm qua, trong khi về phía Canon chưa có ống kính nào tương tự, mãi tới thời điểm này mới xuất hiện ống 32mm. Dù sao đây cũng là động thái đáng hoan nghênh, dù muộn vẫn hơn không.
Ảnh chụp thử từ EF-M 32mm f/1.4 STM
Có vẻ như là trên những chiếc ống kit của Canon sẽ được trang bị thêm một màn hình hiển thị thông tin. Cụ thể là theo như một vài bằng sáng chế được đăng ký mới đây, thế hệ ống kit 18-55mm tiếp theo của Canon sẽ có thêm một màn hình LCD.
mel·an·cho·li·a n.
Có thể năm nay, cũng có thể năm sau, nhưng dù thời điểm nào thì các Canonian sẽ được thỏa lòng khi trong các sản phẩm mới ra mắt sẽ bao gồm chiếc máy mirrorless fullframe đầu tiên của Canon.
Dưới đây là những bí mật nho nhỏ có thể bạn chưa từng nghe về ống kính Canon EF. Có những điều nghe tưởng khó tin, nhưng nó lại hoàn toàn là sự thật.
Tiếp theo phần 1 của Kỷ nguyên Canon EOS, 50mm Vietnam xin tiếp tục giới thiệu cho các bạn về những thành tựu 30 năm qua của một trong những hãng máy ảnh “to béo” nhất thế giới, Canon.
Tiếp sau thẻ nhớ giả, mà chính chúng tôi từng gặp phải, thì thật đáng lo ngại khi hiện nay chiếc ống kính Canon EF 50mm f/1.8 cũng rơi vào tầm ngắm của những kẻ sản xuất hàng giả.
Tôi cá là bạn đã từng nhìn thấy ở đâu đó những chiếc ống kính màu trắng, viền đỏ vô cùng đáng ngưỡng mộ của Canon, hoặc thậm chí là sở hữu chúng luôn. Nhưng bạn có biết tại sao những chiếc ống kính này lại có màu trắng?

“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Siêu gọn, nhẹ. Khẩu độ lớn dễ chụp trong điều kiện thiếu sáng hơn. Công nghệ lấy nét nhanh và chuyển nét đẹp. Giá thành rất sinh viên. Đó là các mỹ từ chúng ta có thể hay nghe thấy về ống kính Canon EF 40mm f/2.8 STM.