OM SYSTEM OM-1 là chiếc máy cuối cùng mang logo Olympus được OM Digital Solution công bố, với những cải tiến mới về cảm biến mới và khả năng lấy nét Quad Pixel, đây có lẽ là bước khởi đầu mới cho những người yêu thích Olympus.

Những ngày gần đây, trên các diễn đàn ảnh mạng chia sẻ rất nhiều về một câu chuyện buồn: Hãng máy ảnh Olympus đã chính thức bán mình.

Nắp ống kính tích hợp ẩm kế thực sự là một phụ kiện đáng giá cho nhiều anh em, nhưng liệu có thực sự hữu ích khi chúng ta luôn lưu trữ ở tủ chống ẩm khi không sử dụng?


Mới đây, một công ty tại Nhật Bản mang tên UN đã trình làng một món phụ kiện vô cùng độc lạ: nắp ống kính tích hợp ẩm kế và nhiệt kế. Thông tin này ngay sau khi được đăng tải lên trang Twitter của DC Watch đã nhận được những phản hồi khá tích cực.

 

Được biết rằng, loại nắp đuôi ống kính này tích hợp ẩm kế và nhiệt kế, hiện tại chỉ có cho người dùng các máy ảnh hệ M4/3 như Olympus hay Panasonic. Với các anh em sử dụng máy ảnh nhãn hiệu khác muốn sử dụng “nắp lạ” này, cần phải kiên nhẫn chờ đợi vào tương lai xa hơn.

Để có thể tích hợp ẩm kế và nhiệt kế, độ dày của nắp ống kính được tăng lên gấp đôi so với hiện nay. Với thiết kế ban đầu khá mỏng của nắp đuôi ống kính ngàm M4/3, việc dày lên gấp đôi cũng không phải điều gì “to tát”, nhưng với các loại nắp của Canon EF / EF-S, Nikon F, Fujifilm X, làm dày lên hơn nữa có thể sẽ gây ra ý kiến phàn nàn.

Với nắp ống kính mỏng như các nắp của hệ M4/3, việc làm dày lên gấp đôi cũng không gây ảnh hưởng gì lớn. Nhưng với Canon EF, Nikon F, Fujifilm X, nắp ống kính vốn đã dày, việc làm dày lên có thể sẽ tạo ra ý kiến tiêu cực từ người dùng

Về cơ bản, việc tích hợp này chắc chắn  sẽ giúp người dùng biết được độ ẩm và nhiệt độ ở môi trường hiện tại như thế nào. Nhiệt độ và độ ẩm cao thực sự là môi trường cực kì thuận lợi cho việc hình thành và phát triển mốc bên trong ống kính. Điển hình là Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao trên 60% quanh năm, trừ thời kì cuối thu và nửa đầu mùa đông khi thời tiết hanh khô.

Việc hình thành nấm mốc bên trong ống kính thực sự gây rất nhiều phiền toái cho khổ chủ, đặc biệt khi chúng xuất hiện trong các ống kính dòng đắt tiền như Canon L, Nikon N. Thiết kế phức tạp sẽ khiến chi phí lau chùi, bảo dưỡng không rẻ. 

Mặc dù nghe qua khá hữu ích, giúp khổ chủ biết được nhiệt độ và độ ẩm thực tế, tuy nhiên có thể món đồ này lại khá vô dụng. Nói là vô dụng vì nếu không được sử dụng, chúng ta sẽ lưu trữ trong hoặc hộp chống ẩm, với độ ẩm 35 – 45%, sau đó thì không cần quan tâm đến điều kiện bên ngoài. Hay khi đang phải làm việc, biết được điều kiện bên ngoài đang có độ ẩm cao thì chúng ta cũng không thể dừng lại và cất hết thiết bị đi.

Tuy nhiên, đây vẫn là một phụ kiện thú vị đáng để trông đợi. Chúng ta hãy chờ xem liệu có sản phẩm tương tự xuất hiện tại Việt Nam không.

Theo DC Watch


Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.

Để tìm mua các sản phẩm máy ảnh, máy tính…ưng ý, các bạn có thể ghé thăm tại đây nhé.

Những tưởng với sự vắng mặt của Nikon, Leica và Olympus, hội chợ ngành ảnh hàng đầu thế giới Photokina 2020 sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng thật may là vẫn còn những ông lớn sẵn sàng xuất hiện.

Có lẽ nhiều bạn sẽ thấy khá ngạc nhiên khi một hãng máy ảnh không quá “hổ báo” trên thị trường như Olympus nay đã tròn 100 tuổi…


Thượng thọ trăm tuổi của Olympus

Mới đây hãng điện tử & công nghiệp nổi tiếng của Nhật là Olympus đã đăng tải video mừng thọ 100 năm thành lập và phát triển. Trong đó, nội dung video nhắc tới 3 mảng mà hãng này tham gia nghiên cứu và sản xuất bao gồm: Y học, Khoa học nói chung Hình ảnh.

Video trên được Olympus đặt tên: “Tài liệu Olympus: những khoảnh khắc tuyệt vời”, kể về lịch sử bộ phận hình ảnh, cũng như bài phỏng vấn với các chuyên gia nghiên cứu của hãng này, nhân viên tại các cửa hàng máy ảnh của Olympus và phóng viên ảnh của National Geographic đạt giải Pulitzer, Olympic Visionary mang tên Jay Dickman.

Olympus tung video mừng thọ 100 tuổi | 50mm Vietnam
Thân máy ảnh cao cấp nhất và mới nhất của Olympus mang tên OM-D E-M1X

Cần nhắc lại một chút, mặc dù không nắm trong tay thị phần máy ảnh nhiều như các hãng khác, nhưng Olympus lại là một trong rất ít các hãng nổi tiếng đạt mốc 100 tuổi (hãng khác đã từng tổ chức lễ mừng thọ 100 tuổi là Nikon, ông lớn với kinh nghiệm cho tới lúc này là 102 năm sản xuất thiết bị quang học).

Olympus tung video mừng thọ 100 tuổi | 50mm Vietnam
Ống nội soi MAF-GM/TM. Nguồn ảnh: CHD Medical

Dành cho các bạn thích tìm hiểu Olympus

Olympus được thành lập vào năm 1919 bởi Takeshi Yamashita với cái tên TOKIWA, mà ban đầu chỉ sản xuất nhiệt kế và kính hiển vi. Mặc dù sau này sản xuất cả máy ảnh, nhưng Olympus lại được giới y khoa biết đến nhiều hơn với tư cách nhà sản xuất thiết bị y tế lớn của thế giới, chiếm tới 70% thị phần thiết bị nội soi (theo báo cáo thị trường năm 2018)

Olympus tung video mừng thọ 100 tuổi | 50mm Vietnam
Kính hiển vi CX23 của Olympus

Ở mảng máy ảnh, mặc dù không có lượng fan đông đảo như các hãng đối thủ, nhưng Olympus vẫn có những sản phẩm được công chúng đón nhận như PEN-F, OM-D E-M1X, dù là người “chụp chơi” hay làm việc. Cũng phải nói thêm rằng, máy ảnh của Olympus hiện giờ đang đi tiên phong về khả năng chống rung trên thân máy, mà ít sản phẩm nào trên thị trường sánh kịp.

Bên cạnh đó, nhân dịp mừng thọ 100 tuổi, Olympus lập 1 trang web cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử của hãng, cũng như những sản phẩm mà Olympus đã sản xuất ra, từ chiếc kính hiển vi ở thời sơ khai, cho tới loạt máy ảnh mirrorless micro four-thirds ngày nay.

Để tìm hiểu kĩ hơn về Olympus, các bạn có thể ghé thăm trang web của hãng tại đây.


Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé

Đi rừng lá phong & máy phim Point and Shoot | Lên Phim Xuống Phố | Tập 13 | 50mm Vietnam

Trong tập 13 của Lên Phim Xuống Phố, VJ Chikimo sẽ quyết định không “xuống phố” nữa, mà đi “về quê”!

Hãy cùng Chikimo và đồng bọn đi tìm rừng lá phong đỏ, tranh thủ trải nghiệm chiếc máy ảnh phim dạng Point And Shoot của Olympus có tên là Ecru nhé!

Combo quay phim lần này của chúng tớ gồm có:

  • Sony A6300: https://shorten.asia/NfEQUH19
  • Ngàm chuyển Sigma MC-11: https://shorten.asia/ZSyjqSPs
  • Lens Sigma 18-35mm f/1.8: https://shorten.asia/VEgAZfmy
  • Gimbal DJI Ronin-S: https://shorten.asia/R4Krxh9Q
  • Thẻ nhớ: https://shorten.asia/1qFwZmMT

LPXP #Chikimo #LenPhimXuongPho

Có phải Olympus đang chuẩn bị “đánh lớn” bằng việc mở màn năm 2019 của họ với siêu phẩm flagship OM-D E-M1X?

Lá cờ đầu của Olympus

Mặc dù không phải là kẻ mở bát của năm 2019 (Sony mới là kẻ châm ngòi năm nay bằng a6400 cùng loạt firmware nâng cấp), nhưng Olympus lại bắt đầu năm mới của họ bằng một siêu phẩm cao cấp mang tên O-MD E-M1X vào lúc 13 giờ 24/1/2019 (theo giờ Việt Nam) tại London (Anh).

Được định hướng là sản phẩm cao cấp nhất, thay thế cho E-M1 Mark II, cũng như giành giật chỗ đứng trong thế giới mirrorless vốn đang quá “hỗn loạn”, Olympus đã thiết kế sản phẩm này với rất nhiều những đột phá, biến E-M1X trở thành “khủng long thu nhỏ” của làng mirrorless.

Diện mạo và sức mạnh khủng long ẩn bên trong là trái tim nhỏ nhắn

Vẻ ngoài miễn chê

Điều dễ nhận ra nhất ở bên ngoài chiếc máy này là một vẻ ngoài cực chuyên nghiệp, nam tính và chắc chắn với lớp vỏ kim loại cứng cáp, cùng một thiết kế hoài cổ cực đẹp.

Olympus lên tiếng với siêu phẩm OM-D E-M1X | 50mm Vietnam

Vẫn với thiết kế của dòng máy ảnh chuyên nghiệp với grip dọc liền thân máy, đồng nghĩa với không gian cầm nắm của OM-D E-M1X cũng lớn hơn và thao tác thuận tiện hơn khi cầm máy dọc, chiếc grip này cho phép chứa đến 2 pin bên trong.

Với 2 pin bên trong grip, tổng số ảnh có thể chụp được với máy này trên lý thuyết là 870 hình, thực tế có thể lên đến 2850 tấm.

Sức mạnh bên trong

Mặc dù phải chịu thua thiệt rất nhiều trước các đối thủ cùng dòng như EOS-1D X Mark II, D5 hay a9 vì vấn đề sử dụng cảm biến cỡ nhỏ, tuy nhiên Olympus đã bù lại bằng rất nhiều những tính năng kĩ thuật khác.

Không phải Sony, mà Olympus và Panasonic mới là những thương hiệu có truyền thống bê các tính năng và các thông số kỹ thuật khủng lên sản phẩm của mình.

Với chuẩn USB Power Delivery, việc sạc pin cho OM-D E-M1X giờ đây còn nhanh và tiện hơn nữa thông qua cổng sạc USB. Cả 2 cục pin có thể được sạc đầy cùng lúc chỉ trong 2 giờ. Điều này thực sự hữu ích với những người dùng phải di chuyển liên tục, không có nhiều thời gian lưu lại một địa điểm.

Chống rung thân máy – Tính năng khiến cả giới máy ảnh ngả mũ thán phục

Ở bên trong, nổi bật hơn cả là chống rung trong thân máy. Mặc dù không phải người đầu tiên có ý tưởng về tính năng này nhưng Olympus mới là kẻ thành công nhất. Ở E-M1X, khả năng chống rung trong thân máy đã được nâng lên tới 7,5 stop, con số mà tất cả các hãng máy ảnh có nằm mơ cũng chưa thể làm được.

Kỉ lục cho tới lúc này là 6,5 stop, cũng do Olympus nắm giữ trên chiếc E-M1 Mark II (khi sử dụng cùng ống kính 12-100mm). Với 7,5 stop, Olympus đã tự phá kỉ lục của chính mình, đưa họ đến ngưỡng mới của chống rung trong thân máy.

Với con số lý thuyết lên tới 7,5 stop, chúng ta hoàn toàn có thể chụp phơi sáng dài cầm tay lên tới 20 giây! Chưa rõ thực tế đến đâu, nhưng điều này thực sự hữu ích cho những người dùng có trí nhớ không tốt, bỏ quên chân máy ở nhà.

Không chỉ cho chụp ảnh, chống rung trong thân máy còn hiệu quả khi quay phim 4K. Mặc dù với dân quay phim, tripod, monopod, gimbal, steadicam luôn là phụ kiện không thể thiếu. Nhưng nếu chẳng may quên thì tính năng chống rung sẽ chữa cháy rất tốt.

Tính năng quay phim tốt nhưng chưa ấn tượng

Về phần quay phim Olympus OM-D E-M1X được trang bị thông số và công nghệ ở mức tạm ổn.

Với khả năng quay phim 4K ở các frame rate 24/25/30/50/60p và FullHD 24/25/30/50/60/120p nghe qua khá ấn tượng, tuy nhiên về mặt chất lượng thì lại chỉ dừng lại ở 8 bit 4:2:0, hoặc 4:2:2 khi sử dụng bộ ghi rời. Một điểm thua thiệt khá xa so với đối thủ GH5s khi đã có thể quay 10 bit từ lâu.

Olympus O-MD E-M1X cũng được trang bị thêm cả OM-Log400, một profile cho việc quay phim có thể giữ được nhiều chi tiết hơn, tuy nhiên với độ phân giải màu sắc chỉ là 8 bit 4:2:0, chi tiết này cũng chỉ mang tính tô điểm là nhiều.

Một vài tính năng khác

Bên cạnh đó, Olympus đã đưa lên E-M1X một hệ thống cảm biến – kết nối hỗn hợp mang tên “field sensor”: bao gồm cảm biến nhiệt, cảm biến độ sâu, la bàn, GPS. Hệ thống field sensor này đã xuất hiện trên các máy quay hành trình từ khá lâu, tuy nhiên đây là lần đầu nó được đưa lên máy ảnh (Trừ GPS).

Tính năng GPS hiện giờ vô cùng phổ biến trên các máy ảnh, cùng với wifi, NFC, Bluetooth hợp thành bộ 4 tính năng kết nối không dây. GPS trên các máy ảnh hiện nay được thiết kế để kết nối với 3 hệ thống định vị toàn cầu gồm: GPS (Mỹ), Glonass (Nga) và QZSS Michibiki (Nhật).

Có cảm giác như Olympus đang biến chiếc máy ảnh flagship của mình trở thành chiếc action cam cỡ lớn. Cũng như chưa rõ việc đặt nhiều chủng loại cảm biến vào nhằm mục đích gì. Nhưng rõ ràng, một chiếc máy ảnh có thể đo được cả nhiệt độ, độ sâu.. ngoài thực địa nghe qua vô cùng hấp dẫn.

Các thông số kĩ thuật của OM-D E-M1X

  • Cảm biến micro four thirds, 17,4 x 13mm, độ phân giải hiệu dụng 20,37mpx, 5184 x 3888
  • Tự làm sạch cảm biến: Rung ở tần số cực cao
  • Chống rung cảm biến: lên đến 7,5 stop (khi dùng ống Zuiko 12-100mm) hoặc 7 stop với ống kính Zuiko 12-40mm.
  • Bộ xử lý hình ảnh: 2 chip
  • AF: 121 điểm (cross-type), có thể AF -3,5 đến 20 EV (ở ISO 100 và ống kính khẩu độ f/2.8)
  • Tốc độ màn trập tối đa: màn trập điện tử lên tới 1/32000 giây hoặc 1/8000 giây với màn trập cơ; tuổi thọ tối đa 400.000 chu kì.
  • Tốc độ chụp liên tiếp tối đa: trên lý thuyết tới 18 hình/giây; lên tới 15 hình/giây ở định dạng RAW, lưu được 103 hình
  • Đo sáng: 2-20 EV, ở ISO 100 và khẩu độ f/2.8, có thể chụp anti-flicker (tránh nhấp nháy dưới ánh sáng nhân tạo như đèn ống)
  • Picture mode: i-finish, rực rỡ, tự nhiên, phẳng, chân dung, đơn sắc, tùy chọn, e portrait, nước, “color creator”, “art filter”.
  • ND filter: tích hợp
  • Quay video: 4K UHD 24/25/30/50/60p IPB; FHD 24/25/30/50/60p/120p
  • Quay video timelapse: 4K 5fps, FHD 5/10/15fps, HD 5/10/15/30fps.
  • Ống ngắm điện tử: 2,36 triệu điểm ảnh, 120fps, thời gian trễ 0,005 giây
  • Màn hình: cảm ứng xoay lật
  • Thẻ nhớ: 2 khe thẻ SD chuẩn UHS-II
  • Ngôn ngữ: 34 ngôn ngữ khác nhau
  • Cấu trúc: khung vỏ magie hoàn toàn
  • Chống chịu: chuẩn chống nước IPX1
  • Kết nối không dây: wifi
  • Hệ thống hỗ trợ khác: GPS (ghi lại hành trình di chuyển của máy, kết nối với GLONASS của Nga, Quasi-Zenith Michibiki của Nhật), cảm biến đo áp suất, nhiệt độ, gia tốc
  • Pin: thực tế tối đa tới 2850 tấm khi sạc đầy, 2 pin BLH-1
  • Kích thước: 44.4 mm x 146,8mm x 75,4mm
  • Nặng: 849g chỉ thân máy

Sản phẩm tiềm năng

Chưa rõ E-M1X có làm cho Olympus trở nên đáng quan tâm hơn với số đông người dùng chúng ta không khi điểm yếu cố hữu là cảm biến nhỏ so với các sản phẩm cùng dòng flagship hiện nay. Những người dùng cao cấp thường là cơ quan báo chí lớn, họ cũng không thiếu tiền để đầu tư những sản phẩm mang nhãn Canon và Nikon vốn có cảm biến lớn hơn, phù hợp khi chụp thiếu sáng.

Dù sao, nỗ lực của của Olympus cũng rất đáng hoan nghênh, đặc biệt trong thời kì mảng mirrorless đang vô cùng hỗn loạn. Sony đã có động thái dằn mặt cả thế giới đầu năm, Canon và Nikon có vẻ “ngầm” bắt tay nhau đánh lại Sony. Panasonic đã thành lập liên minh 3 hãng nhằm củng cố vững chắc hơn vị trí của mình trong thế giới mirrorless.

Dự kiến sản phẩm này sẽ được bán ra với mức giá 3000$, nghe qua thì có vẻ hơi chát cho một chiếc máy sử dụng cảm biến micro four thirds, dù là flagship. Nhưng cứ đợi xem, biết đâu những gì mà chiếc máy này thể hiện lại xứng đáng với số tiền phải bỏ ra.

Hi vọng rằng chúng mình sẽ sớm cơ hội trên tay sản phẩm này, mang đến sân vận động và nhà thi đấu để kiểm chứng sức mạnh thật sự của OM-D E-M1X.

Một số hình ảnh demo từ trang DPReview của OM-D E-M1X

Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé

Một điều có thể gây ngạc nhiên với nhiều người: Các số liệu của năm 2018 cho thấy Canon đứng đầu tại Nhật Bản về thị phần máy ảnh. Cần lưu ý thêm đây là một thị trường khá đặc thù và không phản ảnh được hết tình hình trên thế giới.

Bị cạnh tranh ác liệt nhưng Canon vẫn đứng đầu tại Nhật

Mới đây hội đồng giải thưởng BCN – một giải thưởng dành cho nỗ lực của các hãng thiết bị điện tử công nghiệp – tiêu dùng trong một năm tại Nhật dựa trên doanh số, đã công bố số liệu và giải thưởng của năm 2019.

Theo đó, Canon vẫn đứng đầu tại Nhật ở cả 2 mảng DSLR và mirrorless, dù cho chịu sức ép ác liệt từ các đối thủ.

Vẫn vô địch ở mảng DSLR

Tại mảng DSLR, Canon đứng đầu với 57,4% thị phần, Nikon tiếp theo sau với 39,3%, Ricoh (Pentax) hạng 3 với 3,1% thị phần. Ở mảng DSLR trong suốt nhiều năm qua đa phần chỉ có Canon và Nikon “hoành hành”, chia nhau miếng bánh thị phần, đè bẹp nhiều đối thủ.

Mặc dù so với 2018 và 2017 kết quả của Canon có phần kém hơn, do sản phẩm Nikon D850 được đánh giá rất cao, cũng như Canon không ra bất cứ máy nào ở tầm trung, nhưng về tổng thể Canon vẫn chiếm hơn nửa thị phần.

Do đó kết quả Canon hạng 1 và Nikon hạng 2 cũng không gây bất ngờ.

Cú hích từ EOS R và M50

mảng mirrorless, nếu như năm 2018 Olympus đứng đầu, Canon hạng 2 và Sony hạng 3 thì năm nay ngôi đầu và thứ 2 đã có sự hoán đổi. Canon leo lên top đầu với 31,6% thị phần, Olympus với 23,5% và Sony chắc ngôi thứ 3 với 22,7%.

Năm 2018 chứng kiến sự hoành hành của Sony a7 III, thậm chí gây suy giảm nghiêm trọng lượng bán ra của các nhãn hàng khác. Tuy nhiên, con bài a7 III vẫn chưa đủ để đưa Sony leo được tới vị trí thứ 2 ở thị trường Nhật, dù có được quảng bá mạnh đến đâu.

Cần lưu ý rằng, mặc dù đang làm mưa làm gió ở mảng mirrorless, nhưng kế hoạch dài hạn của Sony là đạt top đầu các hãng sản xuất máy ảnh vào năm 2021.

Đóng góp công đầu cho vị trí số 1 của Canon năm qua là sản phẩm EOS M50 – giá thành khá vừa phải mà tính năng mạnh mẽ, kiểu dáng bắt mắt. Không lâu sau khi được ra mắt, EOS M50 sớm trở thành “mớ rau” của làng máy ảnh, được người tiêu dùng tìm mua rất nhiều, đặc biệt là trong thời điểm người người làm vlog, nhà nhà làm vlog.

Cho tới cuối năm sự xuất hiện của EOS R thêm lần nữa củng cố hơn nữa những kết quả mà EOS M50 mang lại từ giữa năm. Mặc dù thông số trên lý thuyết không ấn tượng như đối thủ, nhưng hiệu năng và độ thân thiện của máy là điều mà Canon vẫn giữ được trên EOS R. Thêm vào đó, hệ ống kính mới RF thực sự được đánh giá cao bởi các chuyên gia, photographer, vì thế, Canon phần nào cũng có thể tạm tin vào con bài này.

Tương lai 2019 đón đợi

Hiện nay Sony đang dồn hết sức nhằm dần leo lên vị trí hàng đầu trong ngành sản xuất máy ảnh, cũng như thêm nhiều hãng nhảy vào cuộc chơi mirrorless full-frame. Điều này khiến Canon sẽ phải có những động thái quyết liệt hơn nữa để đứng vững vị trí hàng đầu tại Nhật, cũng như không để mirrorless ảnh hưởng quá nhiều đến mảng DSLR.

Thị trường Nhật là một thị trường có độ đặc thù cao, người dùng có thể không bị quá hấp dẫn bởi những chiếc máy ảnh cầu hình cao (ví dụ như máy ảnh từ Sony), họ có thói quen sử dụng những thương hiệu mà họ yêu thích từ lâu hơn, đó là lý do mà Olympus vẫn luôn là top lựa chọn ở đây.

Theo Petapixel

Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé

Có lẽ rằng, không đơn thuần chỉ là tích hợp thêm chống rung cảm biến 5 trục, mà dường như Canon có thể đang ấp ủ điều gì đó cho các sản phẩm trong tương lai.


Chống rung cảm biến 5 trục: EOS R được chắp thêm cánh?

Mới đây, trang web Canon Rumors cùng nhiều nguồn khác đã đăng tải thông tin về việc Canon chuẩn bị đưa công nghệ chống rung cảm biến 5 trục vào trong thế hệ EOS R tiếp theo.

Nếu điều này thực sự xảy ra, thế hệ EOS R tiếp theo sẽ trở thành “con cưng” của Canon trong nhiều năm, kéo lại một bộ phận không nhỏ khách hàng đã rời bỏ hệ máy ảnh DSLR EOS để chuyển sang các sản phẩm của đối thủ.

Vậy công nghệ này có gì ghê gớm mà nhiều người dùng quan tâm đến thế?

Chống rung cảm biến 5 trục (5 axis in-body image stabilization) là công nghệ chống rung hình ảnh được hãng Olympus sáng tạo năm 2007 và đưa vào sản xuất hàng loạt đầu tiên trên thế giới (chiếc DSLR E-510). Khác với công nghệ chống rung trong ống kính, việc ổn định hình ảnh sẽ phụ thuộc vào cơ chế “lắc” cảm biến trong thân máy.

Khả năng chống rung trong thân máy sẽ phụ thuộc nhiều vào kích cỡ cảm biến. Cảm biến càng nhỏ, hiệu quả càng cao. Tính đến nay, tất cả các sản phẩm có khả năng chống rung trong thân máy tốt nhất đều thuộc về Olympus, do hãng này sử dụng cảm biến m4/3, nhỏ hơn crop khá nhiều (tối đa lên tới 6,5 stop). Trong khi đó, Chống rung trong ống kính hiện nay tối đa mới đạt tới 4,5 – 5 stop.

Chống rung cảm biến 5 trục - con bài tủ cho thế hệ EOS R tiếp theo?
EF 70-200mm f/4L IS II USMEF 100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM là 2 ống kính có chống rung đến 5 stop của Canon. Trong ảnh là 70-200mm f/4 IS II. Nguồn: ephotozine.

Chưa kể đến, có nhiều tin đồn năm sau hãng này sẽ ra mắt sản phẩm chống rung lên tới 7,5 stop, con số mà các hãng khác sẽ phải chạy dài mới đuổi kịp.

Tuy nghe ghê gớm là vậy, nhưng nó cũng có những nhược điểm nhất định. Trong đó là hiệu quả chống rung khi sử dụng các ống kính tele sẽ khác với các ống kính góc rộng. Khối lượng ống kính nặng, góc nhìn khác sẽ làm giảm hiệu quả (người dùng sẽ mỏi cơ sau thời gian dài. Đến một ngưỡng nào đó, sự rung ở tay người sẽ vượt quá khả năng chống đỡ của thân máy).

Trong khi đó, chống rung trong ống kính được thiết kế riêng cho từng ống, đảm bảo hiệu quả ở mức tối đa.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Canon sử dụng công nghệ này?

Canon đánh dấu bước chân đầu tiên của mình trong thế giới mirrorless fullframe của mình với chiếc EOS R vào tháng 9/2018. Ngay lập tức, sản phẩm này đã nhận được những lời tán dương cùng không ít đánh giá tiêu cực, trong đó EOS R không bao gồm chống rung cảm biến.

Những cá nhân này cho rằng, thiếu chống rung cảm biến sẽ làm cho EOS R là chiếc máy nửa vời, khó lòng đọ sức với dòng Alpha 7 đình đám của Sony.

Chống rung cảm biến 5 trục - con bài tủ cho thế hệ EOS R tiếp theo?
Chống rung cảm biến 5 trục – công nghệ mà Sony vẫn tự hào bấy lâu nay với dòng A7.

Dĩ nhiên, một chiếc máy đánh dấu sự xuất hiện của phân khúc mới sẽ tồn tại khá nhiều vấn đề, cũng như bước thăm dò cho những hành động tiếp theo.

Với kinh nghiệm hàng chục năm sản xuất ống kính cùng chất lượng đã được khẳng định, hoàn toàn có thể tin rằng ở thế hệ EOS R tiếp theo, chúng ta sẽ thấy sự đột phá chưa từng có. Khi chống rung trên ống kính kết hợp cùng thân máy, EOS R sẽ trở thành đối tượng nguy hiểm trong thế giới mirrorless fullframe.

Chống rung cảm biến 5 trục - con bài tủ cho thế hệ EOS R tiếp theo?
Với việc không bị giới hạn cơ học của hộp gương lật cản trở, một chiếc EOS R flagship hoàn toàn có cơ sở để thành hình.

Bên cạnh công nghệ chống rung, chúng mình cũng tin rằng Canon sẽ lần đầu sử dụng công nghệ cảm biến Back-Side Illuminated (BSI) trên máy ảnh ống kính rời, cũng như có thể thí điểm Stacked Sensor đối với EOS R phiên bản EOS-1D X Mark II (nhiều tin đồn dự đoán về phiên bản này).

Mới đến giữa tháng 12/2018 thôi, sẽ còn rất lâu chúng ta mới biết chuyện gì xảy ra ở các phiên bản EOS R kế tiếp.

Theo Canon Rumors


Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.

Nửa đầu của năm 2018 đã qua và giờ là lúc mà các hãng máy ảnh đưa ra những báo cáo về tình hình thị phần, sản phẩm của họ trong 6 tháng đầu năm. Không ngạc nhiên lắm khi Sony vẫn đang mạnh mẽ tiến bước và Canon trông thế mà vẫn “ra trò” ở thị trường nội địa.


Sony A7 Mark III bán chạy nhất Nhật Bản

Chúng ta đã bước qua tháng 8 của năm nay, và giờ là lúc nhìn lại trong nửa đầu năm qua các hãng máy ảnh “làm ăn” ra sao. Cách đây ít lâu thì Sony đã công bố sự vững mạnh của mình ở thị trường Trung Quốc. Và giờ thì là những bản báo cáo đến từ Nhật Bản.

Chắc chắn các bạn đang đoán già đoán non xem máy nào nhiều nhất đúng không. Thị trường Nhật Bản nói chung khác thị trường Việt Nam, bởi tâm lý người dùng cũng như nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên, là một đất nước khá chuộng công nghệ nên cái gì hiện đại thì cũng khó mà không lọt top.

Dưới đây là bảng xếp hạng 10 sản phẩm bán chạy nhất trong nửa đầu 2018 tại Nhật.

Vị trí Sản phẩm Năm ra mắt Độ phân giải
1 Sony A7 III 2/2018 24,2 mpx
2 Fujifilm X100F 5/2017 24,3 mpx
3 Fuji X-T2 11/2016 24,3 mpx
4 Nikon D850 8/2017 45,75 mpx
5 Nikon D500 1/2016 20,8 mpx
6 Sony A7R III 10/2017 42,4 mpx
7 Canon EOS Kiss X9 (hay EOS 200D) 6/2017 24,2 mpx
8 Panasonic Lumix DC-G9 Pro 11/2017 20,3 mpx
9 Fujifilm X-H1 2/2018 24,3 mpx
10 Olympus OM-D E-M5 Mark II 3/2015 16 mpx

Sony vẫn khủng bố

Nhìn qua bảng xếp hạng trên, các fan của DSLR sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi số lượng máy mirrorless chiếm tới 6/10, thậm chí top 3 là của Fuji và Sony, tuy nhiên, cũng không ngạc nhiên lắm khi mà Sony và Fuji đã quảng bá rầm rộ cho các sản phẩm của mình trong nửa đầu năm, như khi mua A7 III thì Sony sẽ tặng kèm cả “container” phụ kiện như thẻ nhớ 32GB UHS-II, pin “zin” FZ-100 và balo (Tại Việt Nam là như vậy).

Nửa đầu 2018, Sony mạnh mẽ đất người, Canon vô địch quốc nội | 50mm Vietnam
chân dung nhà đương kim vô địch

Và không thể không dành một tràng pháo tay cho nỗ lực quảng bá sản phẩm không mệt mỏi của Sony, dù cho đứa con cưng vẫn bị ném đá không thương tiếc vì những vấn đề như cân bằng trắng không chuẩn, màn hình sai màu…

Máy ảnh compact vẫn còn sống!

Nửa đầu 2018, Sony mạnh mẽ đất người, Canon vô địch quốc nội | 50mm Vietnam
Fuji X100F – chiếc máy PnS duy nhất lọt vô top 10

Bên cạnh đó, Fuji X100F là mẫu máy compact duy nhất góp mặt trong này. Trong thời buổi mà điện thoại chụp ngày càng đẹp, dần dần “dìm chết” máy ảnh PnS nói chung thì việc một chiếc máy dòng này lot top 10 máy ảnh bán chạy nhất có lẽ là tin mừng. Chắc chắn rằng, nếu không nhờ cảm biến hình lớn (khổ APS-C, hay “crop”) thì sản phẩm đã thoi thóp từ lâu rồi.

Canon & Nikon không chịu đầu hàng

Mặc dù bị áp đảo hoàn toàn bởi Sony và Fuji, nhưng Nikon và Canon cũng vẫn có chút hi vọng khi xuất hiện 3 đại diện gồm D850, D500 và EOS 200D. Với 2 chiếc D850 và D500 thì chắc chắn không còn gì để bàn cãi nữa cả, các siêu phẩm xứng đáng nằm trong top đầu những chiếc full-frame và crop hiện nay.

Nửa đầu 2018, Sony mạnh mẽ đất người, Canon vô địch quốc nội | 50mm Vietnam
EOS 200D, còn có tên gọi khác là Rebel SL2 lại thị trường Bắc Mỹ.

200D lại là trường hợp khác. Có lẽ nhờ thiết kế bắt mắt – nhỏ gọn, tính năng kĩ thuật cũng tương đối mạnh, mà tầm giá chỉ tương đương với chiếc 750D, 200D đã chiếm được cảm tinh của giới trẻ Nhật cũng như đối tượng khách hàng hộ gia đình.

Thế còn mảng đồ cũ thì sao?

Tại mảng đồ cũ, tình hình có sáng sủa hơn chút ít cho DSLR khi trong top 20 thì 11 vị trí là của các “đại biểu” đến từ Canon và Nikon, nhưng đứng top vẫn là một đại diện của Sony :v

Vị trí Sản phẩm Năm ra mắt Độ phân giải
1 Sony A7 II 11-2014 24,3 mpx
2 Nikon D750 9-2014 24,3 mpx
3 Canon EOS 6D 9-2012 20,2 mpx
4 Fuji X-T2 7-2016 24,3 mpx
5 Nikon D850 8/2017 45,75 mpx
6 Canon EOS 7D Mark II 9/2014 20,2 mpx
7 Canon EOS 6D Mark II 6/2017 26,2 mpx
8 Canon EOS 5D Mark IV 8/2016 30,4 mpx
9 Canon EOS 5D Mark III 5/2012 22,3 mpx
10 Nikon D810 6/2014 36,3 mpx
11 Sony A6500 10/2016 24,2 mpx
12 Nikon D500 1/2016 20,8 mpx
13 Sony A6000 1/2014 24,3 mpx
14 Sony A7R II 6/2015 42,4 mpx
15 Nikon D7200 3/2015 24,2 mpx
16 Fuji X-Pro 2 1/2016 24,3 mpx
17 X100F 5/2017 24,3 mpx
18 Nikon D700 7/2008 12,1 mpx
19 OM-D EM-1 9/2013 16 mpx
20 A7 III 2/2018 24,3 mpx

 

Nhìn qua “top 20 đồ cũ”, có thể thấy một cơ số đại diện là từ “top 10 đồ mới” “di cư”, như A7 III từ vị trí hàng đầu xuống vị trí 20. Ở Việt Nam cũng có khá nhiều người sau khi mua chiếc máy mới này cũng thanh lý sau đó ít lâu.

Mặc dù số lượng DSLR đã nhiều hơn, tuy nhiên 11/20 cũng chưa đến mức áp đảo, nhưng qua đây cũng có thể thấy xu hướng rất đáng quan ngại đối với Canon và Nikon khi một bộ phận rất lớn người dùng đã rời bỏ 2 nhãn hiệu này để tới với mirrorless.

Nhưng Canon mới là hãng đứng số 1 tại Nhật về mirrorless

Qua 2 phần trên, chắc các bạn đều đã thấy kết quả của Sony và tin chắc rằng: Sony mà đứng thứ nhì thì không ai dám đứng thứ nhất nữa đúng không?

Thực ra không phải vậy, theo Canon Rumors cho hay, từ các báo cáo tài chính của Canon thì hãng này mới là số 1 về mirrorless tại Nhật, bởi lẽ chỉ Sony A7 III bán chạy nhất cũng “không làm nên mùa xuân hoàn hảo” cho Sony, trong khi Canon tuy không có sản phẩm nào đứng trong top 10, nhưng lại bán rất đều các sản phẩm mình có, mà đặc biệt lúc này EOS M6EOS M50, vốn đang được Canon đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi và giảm giá.

Nửa đầu 2018, Sony mạnh mẽ đất người, Canon vô địch quốc nội | 50mm Vietnam
EOS M50 với EF-M 22mm f/2 STM

Đặc biệt hơn, Canon EOS M50 còn phi thẳng vào vị trí máy ảnh đáng mua của năm (Best-Buy), theo bình chọn của EISA (Hiệp hội nghe nhìn Châu Âu).

Ngoài ra, theo số liệu mà thời báo Nikkei đăng tải, Canon đang chiếm 49,1% thị phần máy ảnh tại Nhật, trong khi đó Nikon chiếm 24,9%, Sony chiếm 13,3%.

Thế ở các quốc gia khác thì sao?

Nửa đầu 2018, Sony mạnh mẽ đất người, Canon vô địch quốc nội | 50mm Vietnam

Hiện tại chưa có số liệu cụ thể từ các thị trường lớn trên thế giới, tuy nhiên mới đây Sony vừa công bố một báo cáo, mà theo đó họ đang đứng đầu về thị phần Full-frame tại Mỹ, vượt mặt Canon cả về số lượng sản phẩm bán ra lẫn doanh số. Và Mỹ thì không phải thị trường đầu tiên Sony đứng đầu, trước đó đã có Trung Quốc.

Theo Sony, 4 trong số 10 sản phẩm bán ra nhiều nhất mang nhãn Sony. Có thể thấy bộ 4 A9, A7R III, A7 III, A7S II đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình, đe dọa nghiêm trọng đến Canon và Nikon, và nếu như Canon và Nikon không có những động thái quyết liệt, sẽ thêm nhiều thị trường nữa họ sẽ bị Sony bỏ xa.

Tương lai khó dự đoán

Qua kết quả trên đây, chúng ta đã phần nào nhìn thấy xu hướng của người dùng qua một góc nhỏ thị trường (ở đây là Nhật Bản và Mỹ), các hãng DSLR truyền thống đang mất đi một bộ phận khách hàng quan trọng vào tay đám “sinh sau đẻ muộn” (chỉ tính về sản phẩm máy ảnh kĩ thuật số, bởi về lịch sử thành lập thì Fuji “già” hơn Canon 3 năm).

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là máy ảnh DSLR sẽ chết, DSLR luôn có thế mạnh hơn mirrorless ở vấn đề pin cũng như hệ ống kính phong phú, mà Canon và Nikon đã dày công xây dựng trong hàng chục năm qua.

Hãy cùng chờ xem, thị phần trong tương lai của các hãng thay đổi thế nào .

Tập đoàn Olympus vừa qua đã thông báo đóng cửa chi nhánh tại Trung Quốc, thay vào đó hãng này sẽ tập trung sản xuất tại hai điểm ở Việt Nam. Tin vui cho những người dùng Olympus chăng?

Mới đây, bảng xếp hạng BCN của Nhật Bản đã công bố xếp hạng doanh thu của các hãng máy ảnh trên thị trường Nhật Bản. Và thật thú vị là bảng xếp hạng này mang lại khá nhiều bất ngờ cho người xem

Thị phần máy ảnh thế giới đang chứng kiến một pha “cắm mốc đặt chủ quyền” một cách lặng lẽ. Và nó đến từ một dòng máy ảnh có cảm biến có diện tích bằng ¼ cảm biến 35mm. Không ai khác đó chính là dòng máy ảnh Micro Four Thirds, hay còn gọi là M4/3.

Trở lại Đầm Vân Long trong một ngày trời thu nhẹ nhẹ, hai thành viên của 50mm Vietnam cùng chiếc Olympus Pen F trên tay đã có những trải nghiệm sông nước thú vị với chiếc máy ảnh “đẹp cả ngoại hình lẫn ảnh chụp ra” này.

Hãng Olympus vừa cho ra mắt chiếc máy ảnh OM-D E-M10 Mark III. Đây là một sản phẩm thuộc dòng máy không gương lật với khả năng lấy nét nhanh, quay video chất lượng cao cùng mức giá vừa phải hứa hẹn nâng trải nghiệm của người dùng lên một tầm cao mới. 

Vì sao lại gọi Olympus OM-D E-M1 Mark II là siêu phẩm? Chiếc máy ảnh này có gì xứng đáng với danh xưng này? Hãy cùng chúng tớ tìm hiểu nhé!

Vào ngày 11/12/2016, 50mm Vietnam có tham dự buổi ra mắt chiếc máy ảnh Olympus OM-D E-M1 Mark II mới do Olympus Vietnam tổ chức tại Hà Nội. Nhanh chóng, chúng tôi đã có một vài phút ngắn ngủi để trên tay nó và gửi tới các bạn một vài cảm nhận đầu tiên về chiếc máy ảnh cao cấp này.

Khi bạn chụp phơi sáng bằng điện thoại, thiết bị nhỏ gọn như vậy khiến bạn gặp khá nhiều những trở ngại nhất định do khả năng chụp ảnh của điện thoại không thể nào được như máy ảnh chuyển nghiệp. Tuy nhiên, mới đây trên AppStore, một app có tên PABLO xuất hiện, nó có khả năng hỗ trợ rất nhiều trong việc chụp phơi sáng, giúp bạn có cảm giác như máy ảnh chuyên nghiệp.

Sau nhiều năm liên tiếp chú trọng vào dòng máy ảnh OM-D của mình, Olympus đã có phần lãng quên những chiếc máy ảnh PEN, điều mà đã khiến biết bao người buồn bã bấy lâu nay. Tuy nhiên, không phụ lòng mong đợi, hãng máy ảnh này đã bổ sung thêm một sản phẩm mới tại hội chợ Photokina 2016.

Nếu như ở Việt Nam, chúng ta biết đến Meike thông qua những chiếc grip hay đèn flash giá rẻ đến từ Trung Quốc thì nay hãng này sẽ có thêm một sản phẩm mới: Ống kính góc siêu rộng Meike 12mm f/2.8 cho máy ảnh không gương lật.