Mới đây, Sigma Nhật Bản đã chính thức hé lộ ngày ra mắt hai chiếc ống kính: 40mm F1.4, 105mm F1.4 ‘Art’ cho ngàm L (Leica, Panasonic và Sigma fp).

“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Bằng việc trình làng chiếc máy mirrorless full-frame nhỏ nhất thế giới mang tên fp, Sigma đang cho thấy sẽ dấn sâu hơn nữa vào cuộc cạnh tranh với các ông lớn Sony, Canon, Nikon.
Sigma fp: chiếc fullframe không gương lật nhỏ nhất thế giới
Mới đây Sigma đã ra thông cáo báo chí về sản phẩm mới nhất của họ mang tên “Sigma fp“. Cụ thể hơn, đây một chiếc máy ảnh ống kính rời không gương lật full-frame, mà theo họ là nhỏ nhất thế giới. Đây đồng thời cũng đánh dấu sự xuất hiện của hãng thứ 5 trong cuộc chiến máy ảnh mirrorless có cảm biến full-frame ở phân khúc phổ thông.
Cách đây chưa lâu, chúng ta đã nghe đến việc liên minh 3 hãng Leica, Sigma, Panasonic được thành lập, và sản phẩm tiên phong của liên minh này chính là Panasonic S1/S1R với ngàm L, cùng thiết kế khá giống chiếc SL của Leica. Do đó, cũng không có gì khó hiểu khi Sigma có thể trình làng sản phẩm may sảnh mirrorless full-frame, nhằm góp phần gia tăng hơn nữa sức mạnh của liên minh này.
Thiết kế bên ngoài
Đặc điểm đầu tiên cần nhắc tới là kích cỡ vô cùng tí hon, nếu so với các sản phẩm máy ảnh khác cùng được trang bị cảm biến full-frame. Theo Sigma công bố, kích cỡ của fp là 112.6 × 69.9 × 45.3mm (dài x cao x rộng) cùng khối lượng 422g khi đã lắp pin và thẻ nhớ. Do đó, Sigma fp cực kì nhỏ gọn so với các sản phẩm từ đối thủ như Canon, Nikon, Sony hay “đồng đội” Panasonic S1.
Dưới đây là một vài hình ảnh so sánh kích thước:
Mặc dù kích cỡ nhỏ, nhưng fp vẫn được thiết kế đầy đủ các nút chức năng đủ làm hài lòng những người dùng nâng cao hay chuyên nghiệp.

Ngàm của Sigma fp là ngàm L. Tuy vậy, nếu người dùng có nhu cầu sử dụng ống kính cho DSLR, họ có thể mua ngàm chuyển EF-L và có thể gắn được tất cả các ống kính Sigma Art cho ngàm Canon EF.
Mặc dù vậy, việc thiết kế kích thước nhỏ sẽ dẫn đến mật độ nút trên thân máy cao, cũng như phần tay cầm nhỏ, khiến thao tác cầm nắm và điều khiển sẽ không hoàn toàn thoải mái, đặc biệt không hợp với những ai có bàn tay lớn.


Màn hình của Sigma fp có kích thước 3,2 inch, 2,1 triệu điểm ảnh và có cảm ứng. Cũng theo Sigma, máy fp được thiết kế có thể chống bụi, nước rất tốt, dù cho kích thước tí hon như các máy ảnh dòng phổ thông.

Từ các hình ảnh thiết kế không thật sự quá tiện dụng cho việc chụp ảnh kể trên, 50mm Vietnam xin phép võ đoán là sản phẩm này có lẽ sẽ không thật sự nhắm vào đối tượng chụp ảnh, mà nhiều khả năng là một chiếc máy sinh ra để quay phim. Các máy quay thường có thiết kế nhỏ nhắn hơn, vì sẽ có các phụ kiện mở rộng lắp thêm nên cũng không phải lo lắng về việc cầm nắm có khó khăn hay không như máy ảnh.
Funfact: Nếu bạn để ý kĩ, sẽ thấy thiết kế ngoài vuông vắn của Sigma fp khá giống một chiếc máy ảnh crop dòng bình dân của Canon là Canon EOS M10.
Công nghệ bên trong
Ở công nghệ bên trong, Sigma fp được trang bị cảm biến BSI – CMOS Bayer (Chứ khong phải Foveon của Sigma) có độ phân giải 24,6mpx, con số khá phổ thông trong nhiều năm qua, đảm bảo cho in ấn khổ lớn. Dải ISO của fp là 100 – 25600, không rộng như nhiều máy full-frame hiện nay, nhưng mức này là hoàn toàn đủ cho các nhu cầu bình thường, ngay cả dùng cho làm việc.
Tốc độ chụp liên tiếp tối đa của chiếc máy này lên tới 18 hình/giây và bộ nhớ đệm có thể lưu được tối đa 12 hình. Điều này có nghĩa là chúng ta chỉ chụp liên tiếp tối đa trong 2/3 giây, con số khá ít ỏi. Mặc dù vậy, chiếc máy này dường như không được thiết kế cho các phóng viên ảnh nên thời gian 2/3 giây khi chụp ở tốc độ tối đa cũng không phải vấn đề quá nghiêm trọng.
Tuy vậy, đặc điểm công nghệ thu hút nhất của Sigma fp là khả năng quay phim. Theo Sigma, fp có thể hỗ trợ quay phim điện ảnh khi máy này có thể quay CinemaDNG RAW 4K 24p ở 12 bit ra thiết bị ngoài qua cổng USB 3.1. Ngoài ra, Sigma fp hỗ trợ hiển thị Waveform màu sắc, độ phơi sáng; cũng như điều khiển “shutter angle” và “time code”.
Về cơ chế lấy nét, khá bất ngờ khi Sigma vẫn đang dùng bộ lấy nét 49 điểm tương phản, bất chấp việc hầu hết các máy ảnh mirrorless trên thị trường đã chuyển sang lấy nét theo pha. Mặc dù, Sigma cũng cung cấp thông tin là có hỗ trợ lấy nét mắt và mặt, tuy nhiên với công nghệ lấy nét theo tương phản thì bọn mình dự đoán là nó sẽ khá chậm. Có vẻ tác động của liên minh Leica, Panasonic và Sigma đang tác động khá mạnh lên chiếc FP này, vì Leica SL cũng đang sử dụng bộ lấy nét tự động 49 điểm theo tương phản này.
Cuối cùng, Sigma cho hay Sigma fp sẽ được bán ra kèm các phụ kiện như hotshoe, ống ngắm điện tử…
Các thông số kĩ thuật của Sigma fp
- Cảm biến: Full-frame Bayer BSI – CMOS 24,6mpx
- Lưu trữ: thẻ nhớ SD hoặc ổ cứng SSD qua cổng USB 3.0
- Ngàm ống kính: ngàm L
- Định dạng ảnh: RAW (DNG) 12/14-bit, JPEG (Exif2.3), RAW + JPEG
- Kích cỡ ảnh (tối đa): 6000 x 4000
- ISO: 100 – 25600
- Chế độ crop: 1,5 lần
- Tốc độ chụp liên tiếp: tới 18 hình/giây, bộ nhớ đệm tối đa 12 hình RAW
- AF: 49 điểm AF theo tương phản, hỗ trợ AF mắt và khuôn mặt
- Có thể kích hoạt AF khi ấn nửa nút chụp hoặc nút AEL
- Quay phim: CinemaDNG (8bit, 10bit, 12bit), MOV H.264 (ALL-I / GOP)
- Độ phân giải: 4K 24/25/30p, FHD 24/25/30/50/60/100/120p
- Hỗ trợ ghi với Ninja ATOMOS Inferno, Blackmagic
- Ngôn ngữ: 17 ngôn ngữ
- Cổng kết nối: tai nghe, mic, USB type C 3.1 Gen 1, HDMI
- Pin: BP-51
- Kích cỡ: 112.6 x 69.9 x 45.3mm
- Khối lượng: 370g (chỉ thân máy), 422g (khi lắp pin và thẻ nhớ)
Khi nào sản phẩm này sẽ được bán ra?
Dự kiến Sigma fp sẽ được bán từ mùa thu năm nay, nhưng chưa có bất kì thông tin nào liên quan đến mức giá của sản phẩm này, cũng như phiên bản fp sử dụng cảm biến Foveon. Có lẽ chúng ta sẽ phải chờ đến hết mùa hè năm nay mới có thông tin cụ thể hơn từ phía Sigma.
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé
Thị trường mirrorless dường như chưa bao giờ sôi động hơn, khi một vài ngày trước, Leica, Panasonic và SIGMA thông báo hợp tác hình thành một liên minh mới, được gọi là liên minh L-mount.
Leica, Panasonic và Sigma sản xuất ống kính và máy ảnh cùng ngàm
[ecko_vimeo]290680652[/ecko_vimeo]
Trong cộng đồng nhiếp ảnh, Leica vốn luôn được rất luôn được yêu thích vì chất lượng ảnh vượt trội cùng hình thức, mẫu mã máy vô cùng tinh tế. Thế nhưng, mọi sự yêu thích đối với Leica thường không chuyển đổi thành doanh thu cho hãng mà đa số chỉ dừng lại ở mức nhìn ngắm, trầm trồ. Rất ít người dùng phổ thông có cơ hội được tiếp xúc và trải nghiệm những chiếc máy ảnh Leica bởi mức giá ngất ngưởng của chúng.
Cũng trên cùng mặt trận này, Panasonic và Sigma dường như cũng đang bị các ông lớn trong ngành như Canon, Nikon, Sony áp đảo. Chính vì vậy, để tạo lợi thế canh tranh và kìm hãm sự phát triển của các ông lớn này, ba tay chơi Leica, Panasonic và Sigma đã ngồi xuống với nhau và liên minh L-mount được hình thành.

Với sự ra đời của liên minh L-mount, đại diện của ba hãng hứa hẹn sẽ tạo ra một chuẩn mực ngàm mới trong việc nghiên cứu và sản xuất mirrorless và ống kính trong tương lai. Cụ thể, hội đồng minh khẳng định rằng, trong tương lai, việc “mix and match” máy ảnh và ống kính của ba hãng sẽ là một việc “quá bình thường” bởi chúng sẽ được chế tạo với cùng một mount (L-mount). Điều này cũng đồng nghĩa với việc người dùng có thêm nhiều sự lựa chọn ống kính hơn, cũng như sẽ tiết kiệm được một khoản tiền cho việc mua ngàm chuyển.

Trong khuôn khổ liên minh này, Panasonic cũng đã có bước đi đầu tiên với bộ đôi fullframe Lumix S1 và S1R mang ngàm L. Đúng như hứa hẹn, người dùng Panasonic. Điều này có nghĩa là, ngoài series ống kính Lumix S của Panasonic, người dùng S1 và S1R hoàn toàn có thể kết hợp bộ đôi fullframe này với những ống kính L-mount cao cấp đến từ người đồng minh Leica hoăc Sigma. (Trong vài ngày vừa qua Sigma vẫn chưa tung ra ống kính L-mount mới, nhưng hứa hẹn sẽ đầu tư sản xuất trong thời gian tới)

Về mặt kĩ thuật, L-Mount có đường kính 51,6mm, tương thích với cảm biến fullframe và từ đó, với cảm biến APS-C. Khoảng cách từ cảm biến đến ngàm (nơi tiếp xúc với ống kính) chỉ 20mm, dẫn đến hệ thống máy và ống kính sẽ có thể được làm nhỏ gọn hơn.
Hiện tại, vẫn chưa có thêm sản phẩm L-mount mới nào từ hãng đồng minh ngoài series ống kính chất lượng cao của Leica, bộ 3 máy ảnh Leica SL, TL2 và CL. Hai chiếc fullframe L-mount từ Panasonic vẫn chưa công bố ngày xuất xưởng.
Tương lai của liên minh L-mount màu cầu vồng hay màu giông bão?
Sự kết hợp lần này của Leica, Panasonic và Leica thực chất là một chiến lược đến từ sự nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng từ ba hãng. Liên minh này hứa hẹn sẽ tạo ra một tình thế win-win, giúp duy trì điểm mạnh, bù đắp điểm yếu giữa ba hãng đồng minh, đồng thời mở ra những sự lựa chọn mới cho người yêu nhiếp ảnh. Mặt khác, liên mình này được cho rằng sẽ giúp cánh đồng minh đánh trực diện vào thị trường và sức ảnh hưởng của các ông lớn cùng ngành. Mặc dù vậy, thị trường mirrorless những năm gần đây có rất nhiều biến động với cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Ở thời điểm hiện tại, tương lai của liên minh L-mount vẫn còn là một ẩn số.
Từ ngày 26/09 – 29/09, triển lãm Photokina – ngày hội lớn nhất của làng nhiếp ảnh sẽ được tổ chức ở Cologne, Đức. Đừng quên theo dõi những diễn biến mới nhất tại Photokina trên website của 50mm Vietnam.