Với việc mở màn năm 2019 của chính mình bằng Nikkor Z 24-70mm f/2.8 S, dường như Nikon đang hiện thực hóa tuyên bố dốc sức toàn bộ năm 2019 với mirrorless.

Khi ông lớn Nikon lên tiếng với Z 24-70mm f/2.8 S

Hôm qua, vào dịp Valentine và cũng là ngày vía thần tài ở Việt Nam, thế là các hãng đã rất mạnh tay lì xì người dùng, với Fujifilm X-T30 và Canon với EOS RP. Không chịu thua kém các đối thủ, hãng máy ảnh 102 tuổi Nikon đã trình làng ống kính mirrorless mới nhất, xịn nhất, thuộc nhóm tiêu cự rất cần thiết: 24-70mm.

Ống kính này có tên Nikkor Z 24-70mm f/2.8 S, một trong 2 ống kính đắt giá nhất dòng Nikkor Z đến thời điểm hiện tại, chỉ thua kém chiếc 58mm f/0,95 Noct, vốn không đại trà, chỉ dành cho các nhà sưu tầm lắm tiền nhiều của.

Với việc mở màn năm 2019 bằng một ống kính cao cấp (nhóm cao nhất), dường như Nikon đang hiện thực hóa ý định dồn hết sức cho năm 2019 ở mảng mirrorless, quyết “khô máu” với các đối thủ.

So sánh kích thước với chiếc 24-70mm F/4 S | 50mm Vietnam
Ống 24-70mm f/2.8S to hơn ống kit 24-70mm f/4 cũng tương đối đấy!

Ở thiết kế bên ngoài của Nikkor Z 24-70mm f/2.8 S, đáng chú ý nhất ở ống kính này là thiết kế có màn hình ở mặt trên. Điều này không gây bất ngờ lắm do ống kính 58mm f/0,95 Noct là sản phẩm đầu tiền của Nikon áp dụng chi tiết này.

Hơn nữa, nếu như 24-70mm f/2.8 S có màn hình, thì các ống kính cao cấp tương tự trong tương lai như 70-200mm rất có thể sẽ sử dụng màn hình.

Nikon ra mắt ống kính 24-70mm f/2.8S: bắt đầu dốc toàn lực cho mirrorless | 50mm Vietnam

Thiết kế vỏ ống khá mượt mà, đen sần, tạo cảm giác rất sang trọng nhưng đầy mạnh mẽ cho người dùng

Ống kính 24-70mm f/2.8 S được thiết kế zoom ngoài, do đó ở 70mm một đoạn ống sẽ “thò” ra ngoài, làm tăng chiều dài của ống.

Cấu trúc thấu kính của ống 24-70mm S | 50mm Vietnam
Cấu trúc trong của ống kính Nikkor Z 24-70mm f/2.8 S với 2 thấu kính tán xạ thấp và 4 thấu kính phi cầu

Nút DISP được thêm vào, đặc biệt hữu ích với những người dùng có kinh nghiệm khi họ cần gán một chức năng nào đó lên ống kính. Thay vì phải dừng chụp, chỉnh trên máy, họ chỉ cần ấn nút và thông số cần thiết sẽ được điều chỉnh, giảm bớt vài giây quý giá bị lãng phí.

Ở bên trong, các thấu kính đều được lắp ráp cẩn thận, cũng như được ứng dụng các lớp tráng phủ tinh vi, giúp truyền dẫn ánh sáng tốt hơn, giảm thiểu lóe hình, bóng ma (lớp phủ Nano), cũng như chống bụi, dầu, nước (lớp phủ flourine).

Nikon ra mắt ống kính 24-70mm f/2.8S: bắt đầu dốc toàn lực cho mirrorless | 50mm Vietnam
Khi sử dụng các loại lớp phủ thấu kính trước đây (kể cả Nano), ánh sáng ngẫu nhiên khi đi vào ống kính thường bị phản xạ khá nhiều, gây giảm chất lượng ảnh. Bản thân thủy tinh cũng không thể truyền dẫn hoàn toàn 100% ánh sáng đi qua nó (lớp phủ ống kính: màu xanh lá cây)
Nikon ra mắt ống kính 24-70mm f/2.8S: bắt đầu dốc toàn lực cho mirrorless | 50mm Vietnam
Khi sử dụng lớp phủ ARNEO mới (màu xanh dương), lượng ánh sáng phản xạ trở lại giảm đáng kể, tăng cường hơn nữa chất lượng bức ảnh, tránh được hiện tượng bóng ma, lóe hình. Khi kết hợp Nano và ARNEO, ta có ống kính 24-70mm f/2.8 S.

Tuy nhiên, ở 24-70mm f/2.8 Z đã được áp dụng công nghệ lớp phủ mới mang tên ARNEO, cho hiệu quả chống phản xạ ánh sáng tốt hơn Nano trước đây. Công nghệ này được các kĩ sư Nikon nghiên cứu, chỉnh sửa rất nhiều lần trên máy tính trước khi được đưa vào sản xuất thực tế. Điều này hứa hẹn chiếc Nikkor Z 24-70mm f/2.8 S sẽ có chất lượng quang học rất tốt.

Thông số kỹ thuật của Nikkor Z 24-70mm f/2.8 S

Nikon ra mắt ống kính 24-70mm f/2.8S: bắt đầu dốc toàn lực cho mirrorless | 50mm Vietnam
Bên trong ống kính có các vòng cao su tại các vị trí “nhạy cảm”, chống bụi, ẩm, nước bắn vào thân ống.
Nikon ra mắt ống kính 24-70mm f/2.8S: bắt đầu dốc toàn lực cho mirrorless | 50mm Vietnam
Bảng MTF của Nikkor Z 24-70mm f/2.8 S ở 24mm
Nikon ra mắt ống kính 24-70mm f/2.8S: bắt đầu dốc toàn lực cho mirrorless | 50mm Vietnam
Bảng MTF của Nikkor Z 24-70mm f/2.8 S ở 70mm
  • Tiêu cự: 24-70mm
  • Khẩu độ: f/2.8 đến f/22
  • Cấu trúc: 17 thấu kính trong 15 nhóm, với 2 thấu kính tán xạ thấp ED và 4 thấu kính phi cầu, các thấu kính được sử dụng lớp phủ Nano hay ARNEO. Thấu kính đầu và cuối có thêm lớp phủ flourine.
  • Góc nhìn: 84° – 34°20′
  • Motor AF: STM
  • Khoảng focus gần nhất: 0,38m
  • Độ phóng đại: 0,22x
  • Số lá khẩu: 9
  • Ngàm filter: 82mm
  • Kích cỡ: 126 x 89mm
  • Khối lượng: 809g
  • Phụ kiện: nắp trước LC-82B, nắp sau LF-N1, hood HB-87, túi đựng CL-C2

Một vài hình ảnh & video chụp thử bằng ống kính Nikkor 24-70mm f/2.8 S

Nikon ra mắt ống kính 24-70mm f/2.8S: bắt đầu dốc toàn lực cho mirrorless | 50mm Vietnam
Nikon ra mắt ống kính 24-70mm f/2.8S: bắt đầu dốc toàn lực cho mirrorless | 50mm Vietnam
Nikon ra mắt ống kính 24-70mm f/2.8S: bắt đầu dốc toàn lực cho mirrorless | 50mm Vietnam
Nikon ra mắt ống kính 24-70mm f/2.8S: bắt đầu dốc toàn lực cho mirrorless | 50mm Vietnam

Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé

Mặc dù đã được đánh tiếng từ Photokina 2018, nhưng phải đến tận lúc này, bộ đôi mirrorless fullframe Panasonic S1 và S1R mới chính thức được ra mắt.

Khi “bố đẻ mirrorless” chính thức tham chiến

Mặc dù đã được đánh tiếng kể từ triển lãm Photokina 2018, nhưng phải hơn 3 tháng sau, Panasonic mới chính thức trưng bày các sản phẩm này trước công chúng tại triển lãm CES 2019

Kể từ lúc này, chúng ta đã được chứng kiến một trong những hãng góp phần khai sinh ra mirrorless chính thức tham chiến, cạnh tranh với các đối thủ lớn như Canon, Nikon, Sony.

Không nằm ngoài dự đoán, cũng như các tin tức rò rỉ, thông số kỹ thuật của bộ đôi Panasonic S1 và S1R này vô cùng mạnh mẽ, đủ làm cho các đối thủ phải cảm thấy lo ngại.

Đáng chú ý, tại lần trưng bày này, Panasonic tiết lộ thêm 2 đặc điểm kỹ thuật khác, chưa từng có (mà có thể phải rất lâu nữa mới có) trên sản phẩm mirrorless fullframe của các hãng đối thủ.

Chúng bao gồm HLG và “chế độ phân giải cao“.

HLG là viết tắt của Hybrid Log Gamma. Theo đó, ở chế độ này, những hình ảnh mà máy chụp được sẽ có độ tương phản rất tốt, các chi tiết tại vùng ảnh sáng và tối vẫn được giữ lại đầy đủ. Kết quả ta có một bức ảnh HDR vô cùng sống động.

Để có thể thấy hết những gì mà bức ảnh mang trong mình, chúng ta sẽ phải xem ảnh trên các màn hình có thể hiển thị HDR.

Hybrid Log Gamma (hoặc chức năng tương tự với một cái tên khác) đang rất phổ biến trên các máy ảnh của Sony, Fujifilm, Panasonic như Sony a7 III, Fujifilm X-T3… Tuy nhiên chức năng này cho tới giờ chỉ được thiết kế cho quay phim mà không cho chụp ảnh tĩnh.

Bằng việc sử dụng HLG cho chụp ảnh, Panasonic giúp cho người dùng có thểm một cách để chụp ảnh HDR, cho chất lượng cực cao mà vô cùng sống động.

Thứ 2 là “chế độ phân giải cao“. Đây là tính năng không hề xa lạ trên các sản phẩm trang bị cảm biến m4/3 của Olympus và Panasonic (và 2 hãng này cùng nhau đưa công nghệ này lần đầu tiên lên máy ảnh ống kính rời).

Dịch chuyển cảm biến trong thân

Một cách ngắn gọn, khi sử dụng chế độ phân giải cao, máy sẽ kích hoạt bộ phận chống rung trong thân máy, dịch chuyển cảm biến trong thân máy để ghi hình tại các vị trí khác nhau. Sau đó, bộ xử lý của máy sẽ tự động ghép các tấm hình lại với nhau, cho ra bức hình có độ phân giải cực cao, kích thước lớn gấp nhiều lần so với bức ảnh chụp thông thường.

Vấn đề của chức năng này là cảm biến phải đủ nhỏ để trong máy có không gian cho việc di chuyển cảm biến. Do đó, khi kích cỡ thân máy không khác gì so với đối thủ, mà vẫn có không gian cho cảm biến fullframe di chuyển thì đây là sự đột phá của Panasonic trước các đối thủ.

Chế độ phân giải cao này vô cùng hữu ích cho thể loại ảnh phong cảnh hoặc ghi lại các tác phẩm hội họa, giúp người dùng có được những bức hình vô cùng chi tiết.

Tương lai khốc liệt và khó đoán định

Với kinh nghiệm 10 năm thiết kế và sản xuất máy ảnh không gương lật, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng bộ đôi mới này của Panasonic sẽ trở thành ngôi sao sáng trong vũ trụ mirrorless fullframe, một lần nữa tạo ra xu thế mới cho thị trường thế giới.

Tuy vậy, trong hoàn cảnh Sony đang làm thị trường rất tốt với dòng a7, phủ từ phổ thông đến cao cấp, cùng 2 ông lớn hàng đầu Canon và Nikon đang ồ ạt “đổ quân” tham chiến, Panasonic dường như hành động khá trậm trễ.

Dù sao, muộn vẫn còn hơn không. Hiển nhiên, không ai muốn thấy mình tạo ra xu hướng mới cho thị trường, nhưng “đứa khác” lại làm công tác quảng bá tốt hơn.

2019 vừa bắt đầu được hơn 1 tuần, chúng ta vẫn còn 1 năm dài phía trước để chứng kiến cuộc tranh giành miếng bánh thị trường giữa các hãng máy ảnh . Hãy chờ xem!

Một vài hình ảnh chụp thử với Lumix S1/S1R

Theo DPReview

Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.

Sau hai teaser lần lượt là Travel of light, The mount, Nikon tiếp tục cho tung ra teaser thứ ba với tên gọi The Body: The evolution of Nikon quality nhằm quảng bá máy ảnh Mirrorless Full Frame mới của hãng

Sau bao ngày úp mở thông tin về việc ra mắt chiếc Mirrorless Full Frame mang thương hiệu Nikon thì hôm nay hãng này đã cho ra mắt đoạn teaser đầu tiên về chiếc máy ảnh.