Tin hay không tùy bạn, nhưng việc ruồi ngủ trong ống kính được thiết kế “kín như bưng”, chống bụi chống nước, tưởng như bất khả thi, lại là có thật.


Khó tin nhưng có thật: ruồi ngủ trong ống kính

Mới đây trang web Lens Rentals – chuyên về cho thuê thiết bị đã đăng tải nội dung mới nhưng vô cùng đáng chú ý. Theo đó, họ đã nhận lại ống kính Canon EF 70-200mm f/2.8L IS II USM vừa mới bán cho khách hàng vì lí do: có ruồi trong ống kính.

Công chúa ruồi ngủ trong ống kính 70-200mm: Chuyện thật như đùa? | 50mm Vietnam

Việc có “con gì đó” bò vào ống kính hay thân máy không phải là việc quá hiếm khi xảy ra, nhất là khi các sản phẩm không được đậy cẩn thận, hoặc có thiết kế hở, khiến côn trùng có thể tiếp cận bên trong. Tuy nhiên việc có 1 loài côn trùng với kích cỡ “không quá bé” như con ruồi lọt vào trong ống kính 70-200mm f/2.8 IS II lại là điều rất khó tin, vô cùng hi hữu trên thế giới.

EF 70-200mm f/2.8 IS II vốn được thiết kế vô cùng chắc chắn, kín khít, có thấu kính đuôi cố định, cùng các vòng cao su tại các vùng nối nhằm chống bụi, nước lọt vào trong. Do đó, trên lý thuyết, ở điều kiện sử dụng thông thường, bảo quản tốt, không có bất cứ vật thể nào có thể lọt vào trong ống kính này.

Công chúa ruồi ngủ trong ống kính 70-200mm: Chuyện thật như đùa? | 50mm Vietnam
2 phiên bản ống kính 70-200mm f/2.8 IS. Phiên bản III trắng hơn II. Nguồn: digiDirect

Việc có ruồi lọt vào trong ống kính này ở điều kiện thường là “nhiệm vụ bất khả thi“, do đó đặt ra nghi vấn: môi trường khu vực lắp ráp đã có côn trùng lọt vào? Tuy nhiên, giả thiết này hơi khó xảy ra vì môi trường nhà máy sản xuất của các công ty là môi trường được kiểm soát vệ sinh vô cùng chặt chẽ, do đó khả năng cao nhất sẽ là ống này đã bị tháo ra ở đâu đó và chú ruồi này đã may mắn lọt vào được chiếc ống kính này.

Mặc dù không có bằng chứng nào khẳng định môi trường lắp ráp có ruồi xâm nhập, hay ai đó đã tháo ống kính rồi đặt ruồi vào, thì việc có ruồi vẫn sẽ gây cảm xúc tiêu cực từ phía người dùng.

Trước khi tháo ống kính ra để “mai táng” con ruồi, người sáng lập trang web Lens Rentals đã quyết định sẽ chụp thử vài tấm bằng ống kính này trong điều kiện “thử nghiệm nghiêm ngặt“, nhằm kiểm tra xem tác động của con ruồi lên các bức ảnh thu được là như thế nào.

Chụp thử khi có ruồi

Kết quả thu được có thể tóm tắt: con ruồi có thể gây mất vệ sinh và mất mỹ quan cho ống kính, tuy nhiên (gần như tuyệt đối) không làm ảnh hưởng đến bức ảnh thu được ở điều kiện chụp thông thường.

Họ đã chạy thử một mô hình MTF hoàn chỉnh để xác định ảnh hưởng của con ruồi. Tại mọi tiêu cự, các bức ảnh thu được là bình thường, chỉ thấy bóng ruồi khi khép khẩu (ở f/13 và f/22).

Công chúa ruồi ngủ trong ống kính 70-200mm: Chuyện thật như đùa? | 50mm Vietnam

Khi khép khẩu xuống đến f/22, ở tiêu cự 70mm và khoảng focus gần nhất, bóng ruồi hiện lên rõ ràng nhất. Bên cạnh đó, Roger Cicala còn chia sẻ thêm, với bất cứ các vật thể nào có kích thước nhỏ hơn 4 x 1,5mm, hình ảnh của bạn dù khép khẩu đến hết cỡ vẫn không hiển thị dị vật (Do đó, các sợi bụi trong các ống kính, kể cả ống kính mới đều không đáng lo).

Công chúa ruồi ngủ trong ống kính 70-200mm: Chuyện thật như đùa? | 50mm Vietnam
Chụp thử ở f/22, tiêu cự 70mm và focus gần nhất.

Và sau khi thử nghiệm hình ảnh kết thúc, công cuộc tháo dỡ ống kính bắt đầu.

Tháo dỡ ống kính

Việc tháo dỡ một ống kính zoom tele cao cấp thực sự là một kì công, rất tốn thời gian và đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận hết mức.

Theo chia sẻ từ kĩ thuật viên của Lens Rentals, ông cần:

  • 1 giờ để tháo rời ống kính
  • 45 phút cho việc lau
  • 1 giờ để lắp ráp lại
  • 30 phút điều chỉnh quang học
  • Thử nghiệm MTF và điều chỉnh quang học lần 2: 0,5 giờ

Tổng chi phí cho việc tháo ống kính được ước tính là 370$ (8,5 triệu đồng). Ở Việt Nam, nếu có trường hợp tương tự, mức giá chắc sẽ rẻ hơn, nhưng sẽ không ít hơn 4 triệu. Nếu như đây là một ống kính có giá bán rẻ hơn, hoặc ruồi nằm ở vị trí khác gần đuôi hơn, chi phí lau ống kính sẽ giảm đi khá nhiều.

Chi tiết đầu tiên được tháo ra là vành nhựa đen ở đuôi ống, mà không phải ngàm như nhiều bạn vẫn nghĩ.

Công chúa ruồi ngủ trong ống kính 70-200mm: Chuyện thật như đùa? | 50mm Vietnam

Số code của ống kính bắt đầu bởi “59” – được sản xuất tháng 11/2017.

Công chúa ruồi ngủ trong ống kính 70-200mm: Chuyện thật như đùa? | 50mm Vietnam

Phần vỏ đuôi được tháo ra, để lộ sự phức tạp của ống kính này – rất nhiều các mạch điện tử, hàng km dây, khung kim loại, thấu kính…

Công chúa ruồi ngủ trong ống kính 70-200mm: Chuyện thật như đùa? | 50mm Vietnam

Cụm chỉnh khẩu của ống kính 70-200 IS II – 8 lá khẩu.

Công chúa ruồi ngủ trong ống kính 70-200mm: Chuyện thật như đùa? | 50mm Vietnam

Phần vỏ giữa thân được tháo ra – để lộ ra cụm motor AF USM (mô-tơ từ tính, Canon tiên phong đưa công nghệ này lên ống kính từ năm 1987). USM có tần số rung lên tới 30.000 Hz (tần số này nằm trong phạm vi siêu âm, do đó motor này có tên là Ultrasonic – siêu thanh, con người chỉ nghe được tới tối đa 20.000 Hz).

Công chúa ruồi ngủ trong ống kính 70-200mm: Chuyện thật như đùa? | 50mm Vietnam

Công chúa ruồi ngủ trong ống kính 70-200mm: Chuyện thật như đùa? | 50mm Vietnam

Phần thước đo nằm trên cụm USM, có vạch kẻ khoảng cách. Khoảng cách từ điểm gần nhất (1,2m) đến vô cực khá ngắn, khiến ống kính này có thời gian AF cực nhanh. Có thể bạn chưa biết, đường kính vòng motor USM của ống 70-200mm IS II (cùng các ống EF 70-200mm khác, EF 24-105mm f/4, EF-S 17-55mm) là 62mm.

Công chúa ruồi ngủ trong ống kính 70-200mm: Chuyện thật như đùa? | 50mm Vietnam

“Công chúa” ruồi chết dí trong ống kính.

Công chúa ruồi ngủ trong ống kính 70-200mm: Chuyện thật như đùa? | 50mm Vietnam

Sau khi xác ruồi được di chuyển đến “nghĩa trang”, chỉ còn chiếc chân bé xíu, hơi mất mỹ quan với những ai khó tính, nhưng không gây ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.

Công chúa ruồi ngủ trong ống kính 70-200mm: Chuyện thật như đùa? | 50mm Vietnam

Tạm kết

Điều làm Lens Rentals băn khoăn: làm thế nào lại có ruồi trong ống kính 70-200 IS II – được thiết kế kín như bưng trên lý thuyết, cũng như thực tế khi tháo ra, toàn bộ niêm phong còn nguyên vẹn?

Ống kính này đã ở với họ được 15 tháng, nó được bảo quản ở tình trạng tốt, không có bất cứ vị trí nào cho phép cả một con ruồi có thể chui vào.

Mặc dù không phải những nhà sinh học, nhưng họ cho rằng, có thể giòi của con ruồi này đã lọt qua khe giữa vành nhựa đen và ngàm ở đuôi ống kính. Nếu như ống kính này luôn được gắn nắp hoặc lắp vào thân máy, không có sinh vật nào có thể chui lọt, trừ phi chúng được trời phú cho khả năng tàng hình, đi xuyên qua mọi vật thể.

Tất nhiên, mọi thứ chỉ là phỏng đoán, không ai ở cạnh con ruồi này từ lúc nó ra đời đến lúc sống trong ống kính để biết thực sự điều gì đã xảy ra.

Dù sao, đây cũng là lời nhắc nhở cho các bạn, đặc biệt những ai đang sử dụng ống kính đắt tiền, thiết kế có “weather seal”. Vì ngay cả khi đồ đạc của bạn “kín như bưng”, thì cũng chỉ là trên lý thuyết. Thực tế, chúng ta vẫn nên sử dụng chúng một cách cẩn thận, hãy đậy nắp ngay khi tháo ống ra khỏi thân máy, tránh bụi, nước, hay bất cứ vật thể nào có thể tiếp xúc với 2 mặt kính trước và sau.

Theo Lens Rentals


Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé