Một khi bạn bấm nút chụp và film đã quay trong buồng máy, mọi thứ đã được ghi lại và không thể xóa đi. Bạn không có màn hình LCD như máy ảnh kỹ thuật số để biết kết quả cuối cùng ra sao. Tuy nhiên, chỉ cần mở nắp buồng máy thì trong tức khắc, những bức ảnh của bạn coi như bị cháy sáng. Vì tính chất nhạy sáng của film như vậy thì liệu làm ra một cuộn film sẽ khó đến thế nào đây? Hãy cùng trải nghiệm quy trình làm ra những cuộn film đen trắng ILFORD lừng danh này nhé!


ILFORD PHOTO có một bề dày lịch sử từ năm 1879 khi được tạo nên bởi Alfred Hugh Harman. Khi đó, ông đã bắt đầu làm những miếng tráng gelatin trong ngôi nhà của mình ở Ilford, Vương quốc Anh. Kể từ đó, cái tên Ilford đã trở thành cái tên lâu đời và có tầm ảnh hưởng quan trọng trong ngành công nghiệp nhiếp ảnh.

Công ty đã trải qua nhiều chủ sở hữu trong suốt 142 năm nhưng Ilford film vẫn đứng vững cho tới ngày nay. Kể cả những nhân viên làm tại nơi này cũng có bề dày kinh nghiệm lâu năm cống hiến cho nơi này. Trải qua nhiều công đoạn cực kỳ khắt khe và nhiều quá trình thử nghiệm nghiên cứu đã cho ra những cuộn film Ilford đen trắng có chất lượng cao, được bán khắp thế giới tới ngày hôm nay.

Công đoạn đầu tiên: Nhũ ảnh

Yếu tố quan trọng làm ra những cuộn film chính là nhũ ảnh. Film sau khi được phủ lớp hỗn hợp này khi gặp ánh sáng sẽ biến thành bạc nguyên chất. Điều này có nghĩa, càng có nhiều ánh sáng chiếu vào, film sẽ càng biến đổi nhiều.

Hợp chất nhũ ảnh này bao gồm tinh thể bạc halogenua phân tán trong lớp nhũ gelatin. Hợp chất nhũ ảnh này sau đó sẽ được giữ trong tủ đông lạnh và rải lên những những tấm phim.

Vì là chất cảm quang, rất nhạy sáng cho nên nhũ của Ilford phải được làm ra trong môi trường bóng tối hoàn toàn. Kích thước của những tinh thể bạc halogen đặc biệt quyết định đến các khía cạnh quan trọng của cuộn film, ví dụ như là hạt “grain” và độ nhạy sáng ISO. Vì thế tinh thể càng lớn thì độ nhạy sáng càng cao.

Quá trình kiểm tra chất lượng: Nghiên cứu

Trước khi hỗn hợp nhũ cảm quang được rải lên film và giấy thì nó phải trải qua nhiều lần kiểm tra của một bộ phận khác đó chính là bộ phận nghiên cứu. Các nhà khoa học ở đây sẽ có nghiệm vụ kiểm tra những đặc tính khác nhau của hợp chất nhũ film bao gồm cả độ hạt và độ cứng. Một khi đã được bộ phận nghiên cứu thông qua, nhũ film mới được mang tới bộ phận sản xuất và từ đây quá trình phủ nhũ lên những tấm film lớn mới được bắt đầu.

Vén màn quy trình tạo nên những cuộn Film đen trắng ILFORD | 50mm Vietnam

Bản film hoặc giấy sẽ được trải trên máy và sau đó được phủ nhiều lớp nhũ film khác nhau với tốc độ lên tới 3,200 m/s. Sau đó, film và giấy sẽ được làm khô từ từ theo thời gian để đạt được một độ hoàn hảo nhất định.

Sau đó, chúng sẽ được máy quét giám sát liên tục để đảm bảo được chất lượng và tính nhất quán của cuộn film. Lúc này những cuộn phim được phủ ở một kích thước cuộn to là những tấm tráng nguyên bản.

Vén màn quy trình tạo nên những cuộn Film đen trắng ILFORD | 50mm Vietnam

Các cuộn lớn này sau khi được phủ và làm khô xong sẽ được vận chuyển sang một quy trình cuối cùng đó là hoàn thiện.

Công đoạn hoàn thiện

Khu vực hoàn thiện film thì nằm ở một toà nhà khác và cách xa so với toà nhà làm ra hỗn hợp nhũ. Vậy thì làm thế nào để có thể vận chuyển một khối lượng lớn cuộn film sang toà nhà kia mà tránh được ánh sáng của mắt trời?

Chính là film và giấy cảm quang này sẽ được đặt trong một cái hộp chứa khá là giống “ quan tài “ này để tránh gặp ánh sáng khi được chuyển sang tòa nhà kia.

Sau đó, khi đã được chuyển sang là đi đến giai đoạn hoàn thiện cho ra những cuộn film Ilford đen trắng. Trong quá trình này, miếng phim lớn sẽ được cắt theo chiều rộng 35mm với chiều dài khoảng 600m. Sau đó film sẽ được cắt tiếp thành các cuộn dài 24 hoặc 36 kiểu và đặt trong băng kim loại do Ilford sản xuất. Tuy nhiên film 120 thì sẽ ko được đặt vào khung kim loại như những film 24, 36 mà sẽ được bọc xung quanh bởi 1 lõi nhựa với 1 lớp nền nhựa và sau đó mới được đóng gói.

Vén màn quy trình tạo nên những cuộn Film đen trắng ILFORD | 50mm Vietnam

Việc kiểm soát chất lượng trong tất cả các công đoạn là vô cùng sát sao, những vấn đề tiềm ẩn còn lại của khâu sản xuất sẽ được tìm ra và giải quyết. Cuối cùng chúng ta có những cuộn film đã được đóng gói hoàn thiện và được gửi đến những kho chứa nơi mà đang chờ đợi những đơn đặt hàng , cả trong Vương quốc anh và khắp thế giới.

Hãy xem video để hiểu hơn!

Để biết thêm chi tiết cũng như có những hình ảnh thể hiện cụ thể hơn những công đoạn làm nên những cuộn film này thì bên trên đây chính là video quy trình làm nên cũng cuộc film Ilford này.

Có một điều thú vị nếu các bạn để ý thì trong video chúng ta sẽ thấy máy phủ 14 là máy thứ 13. Có lẽ là liên quan đến một chút mê tín thì số 13 là một con số chỉ sự xui xẻo nên họ không đặt máy phủ film đấy là 13 chăng?

Dù sao thì cá nhân mình thấy đây cũng là một video rất thú vị để từ đó ta thấy được làm ra một cuộn film chất lượng thì một công ty đã trải qua bao nhiêu quá trình từ nghiên cứu, sản xuất rồi cả thử nghiệm ra sao. Xem xong mà mình mình muốn thử một cuộn Ilford này luôn để test xem chất lượng như thế nào luôn quá! Mỗi tội giờ giá cũng hơi cao đấy…

Một số bức ảnh chụp từ film đen trắng Ilford

Cuối cùng, cùng mình xem một số bức ảnh chụp bằng những cuộn film đen trắng ILFORD này nhé!

Nguồn: ILFORD PHOTO


Đừng quên ghé lại trang chủ của 50mm Vietnam để đọc thêm nhiều thông tin thú vị về nhiếp ảnh nhé!


Vừa qua, tờ báo Deadline đưa tin MGM đã được cho phép thực hiện bộ phim về đề tài ô nhiễm môi trường “Minamata” với người thủ vai chính là “thuyền trường của tàu ngọc trai đen” – Johnny Depp. Bộ phim không chỉ thu hút nhiều sự chú ý nhờ sự có mặt của Johnny Depp trong tạo hình cho nhân vật W. Eugene Smith, một nhiếp ảnh gia nổi tiếng với bộ ảnh kinh điển để đời tại Minamata mà còn là những tranh cãi xoay quanh bức ảnh nổi tiếng nhất của ông.

Sự trở lại của dòng phim tốc độ cao TMAX P3200 đã giúp nhiều nhiếp ảnh gia chụp phim tiếp cận và ghi lại khoảnh khắc những điều kiện ánh sáng khó khăn hơn chứ không phải bó buộc với những ngày nắng.

Trong những năm gần đây, chúng ta đang dần thầy một sự phục sinh trong nền công nghiệp sản xuất và chụp phim. Tuy nhiên, không phải hãng phim nào cũng có thể sống sót qua chuỗi những ngày khó khăn để đợi đến ngày được hồi sinh. Hôm nay, chúng ta phải đau lòng chia tay thêm một người bạn hữu: Afga Vista 200/400

Gần đây Kodak cho ra mắt chiếc máy scan với tên gọi Scanza. Nó có thể scan mọi loại phim, từ 35mm đến 8mm, chiếc máy này đi kèm với một mức giá cũng khá là hợp lý.

Sau những tin buồn của Fujifilm sau khi thông báo sẽ ngừng bán hàng loạt loại phim chụp, thì những người chụp phim đã cảm thấy ấm lòng ngay trở lại khi trên Kickstarter quyên góp vốn cho một chiến dịch tái sản xuất chiếc máy ảnh huyền thoại Ihagee ELBAFLEX SLR, với ngàm Nikon F!

Trong năm 2018 sắp tới, hãng Fujifilm quyết định sẽ cắt giảm sản xuất hàng loạt các loại phim. Điều này như một tia hy vọng vụt tắt cho những người có niềm đam mê bất tận với đam mê với style “sống chậm” này, nhất là khi thì trường phim chụp đang có dấu hiệu dần khởi sắc những năm gần đây.

Workshop độc quyền về Wedding Filmmaking được thực hiện bởi Moc Nguyen, một production house rất nổi tiếng về video cưới ở TPHCM nay đã đến với Đà Nẵng và tất nhiên là cả TPHCM.

Nếu như bạn là người lần đầu bước vào bạn thế giới máy phim, bạn sẽ biết đến 2 thứ ảnh đó là máy và phim. Đặc biệt trong thế giới film, bạn sẽ được nghe những cái tên huyền thoại như: Tri-X, Portra, HP5,.. nhưng có phải chúng là những cuộn phim phổ biến nhất hay không?

Trong kĩ thuật tráng phim màu, có 2 loại thuốc ( Dùng cho 2 kiểu tráng phim chính) chính đó là C-41 và E6. Trong đó thì C-41 dùng để tráng phim âm bản, còn E6 dùng để tráng phim dương bản. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia kì cục này lại tráng phim bằng …. nước mì. Và không chỉ dừng lại ở đó, cô còn thử nghiệm nhiều chất lỏng thú vị khác !