“Ngàm Sony E không được thiết kế cho fullframe” – phát biểu của giám đốc công ty Leica trong bối cảnh các hãng cũng như lực lượng fan hâm mộ còn đang chìm trong những cuộc tranh luận không có hồi kết, khiến các bên phải im lặng, nín thở.
Ngàm ống kính lớn quan trọng hay không?
Nửa cuối năm 2018 có lẽ là khoảng thời gian kịch tính nhất trong thời gian qua khi liên tiếp các ông lớn làng ảnh Canon, Nikon, Panasonic ra mắt các sản phẩm mới. Đó cũng là dịp cho fan của các hãng bắt đầu lao vào những cuộc tranh luận không có hồi kết về sản phẩm hãng “thần tượng” so với “đồ địch”.
Một trong những yếu tố được mang ra so sánh là ngàm ống kính. Đây là đề tài gây rất nhiều tranh cãi, bởi lẽ nó quyết định ống kính trong tương lai của hệ máy đó sẽ như thế nào.

Nếu các bạn vẫn chưa hình dung ra, chúng mình sẽ nêu ra ví dụ: ngàm EF của Canon có ống kính L như 50mm f/1.2, 85mm f/1.2, trong khi Nikon chỉ dừng lại ở f/1.4. Có được điều này là do kích thước ngàm của Canon có đường kính lên tới 54mm và Nikon là 44mm. Sự chênh lệch 10mm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tạo ra các ống kính có khẩu độ rất lớn.
Ý thức được vấn đề này, các kĩ sư của Nikon đã cố gắng tạo đột phá cho hệ Z bằng cách tăng đường kính lên, từ 44mm ở F lên 56mm, to hơn EF hay RF sau này của Canon, tạo sẵn nền tảng cho các ống kính có khẩu độ cực lớn trong tương lai của Nikon.

Tuy vậy, một số ý kiến từ phía Sony lại cho rằng dù có làm ngàm to thì cũng không khiến Nikon hay Canon, có thâm niên hàng chục năm trong việc nghiên cứu sản xuất ống kính, trở nên ưu thế hơn, khi họ đang có trong tay các con bài với thông số kĩ thuật khủng, cùng việc ông lớn quang học Zeiss chống lưng.
Khi lão làng lên tiếng: Ngàm Sony E không được thiết kế cho fullframe
Cuộc tranh cãi cứ thế diễn ra ngày này qua ngày khác giữa 2 phe Canon/Nikon với Sony, cho tới khi một lão làng quang học “giấu tên” khác cũng sinh ra tại Đức có tên Leica lên tiếng bác bỏ quan điểm từ phía Sony:
Ngàm Sony E không được thiết kế cho fullframe.
Stephan Schulz – giám đốc công ty Leica chia sẻ thêm:
Có sự khác biệt rất lớn giữa ngàm L với ngàm Sony E. Ngàm Sony E ban đầu được thiết kế cho dòng NEX – vốn là APS-C, lúc đó họ cũng chưa có bất kì suy nghĩ gì về vấn đề làm ra một chiếc mirrorless fullframe.
Do đó, họ gặp nhiều khó khăn sau này trong việc làm ống kính fullframe. Ngược lại, ngàm L có kích thước lớn hơn, tạo sự linh hoạt hơn rất nhiều cho quá trình thiết kế ống kính.
Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử một chút, tất cả đều thấy Nikon F hay Canon EF đều được xây dựng với phim 35mm là trung tâm, do đó sau này khi thời đại analog tiến sang kĩ thuật số, phim được thay bằng cảm biến, các ống kính F hay EF từ thời SLR vẫn chạy tốt trên DSLR.
Tạm kết
Với tất cả những gì chúng ta đã thấy ở loạt sản phẩm fullframe mirrorless trong thời gian qua, tất cả đều đang cố gắng làm ngàm ống kính lớn hơn – sự dự phòng cho các sản phẩm trong tương lai xa. Một cách hình tượng hơn, bạn không thể nào xây dựng Lotte Center hay Keangnam Landmark 72 trên nền móng một ngôi nhà cấp 4.
Năm 2018 đã gần kết thúc, chúng ta chưa rõ được sang năm 2019 liệu các hãng có ra thêm “con hàng” nào khác ghê gớm hơn không. Điều này không thể đoán trước, nhưng với tiền đề trong năm nay, chúng ta hoàn toàn có thể trông đợi sự xuất hiện các sản phẩm mirrorless fullframe khác đến từ Canon và Nikon.
Theo mirrorless rumors
Chúng mình sẽ liên tục chuyển tải tới cho các bạn tin tức về các sản phẩm mới nhất của Canon và Nikon ngay khi chúng xuất hiện hoặc có cơ hội trải nghiệm thực tế, và cũng đừng quên theo dõi website của chúng mình để cập nhật những tin tức và các thông tin thú vị về nhiếp ảnh nhé.
Sự kiên nhẫn chờ đợi dài đằng đẵng của các Canonian về một ống kính 70-200mm mới giờ đã được đền đáp, mà thậm chí là vượt cả mong đợi khi cùng lúc xuất hiện tới 2 ống kính.
Phần cuối của Kỷ nguyên EOS sẽ nói về những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhưng lại khá thú vị về những sản phẩm của tập đoàn Canon.
Đây có lẽ không phải tin tức vui vẻ gì cho các fan của Samsung nói chung và những bạn đang sở hữu máy ảnh Samsung nói riêng, dù rằng các sản phẩm này được đánh giá không hề tệ.
Tháng 3 này, Canon chính thức kỉ niệm 30 năm hệ thống Canon EOS ra đời. Dù bạn có thích hay không thích thương hiệu này, một sự tôn trọng dành cho hãng máy xứ mặt trời mọc này là không thể chối cãi.

“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Mặc dù chưa có tuyên bố chính thức từ Canon, nhưng trang Canon Rumors mới đây đã viết rằng họ đã được nhận một vài thông tin về máy không gương lật dòng M dùng cảm biến Full-frame.