Olympic Tokyo 2020 – Sự kiện thể thao hấp dẫn nhất hành tinh với sự đầu tư khủng đã để lại cho chúng ta những ấn tượng khó quên. Hãy cùng chúng mình chiêm ngưỡng những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời nhất tại mùa thế vận hội này nhé!


Do chịu sự ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, Olympic Tokyo đã diễn ra muộn hơn một năm và bị hạn chế về số lượng người hâm mộ. Tuy vậy, thế vận hội đã diễn ra rất thành công với rất nhiều kỷ lục ấn tượng và những màn cống hiến mãn nhãn. Một số thành tích nổi bật ở các bộ môn khác nhau như: 

  • Kình ngư người Mỹ Caeleb Dressel đã lập kỷ lục vận động viên giành nhiều huy chương vàng nhất Olympic Tokyo 2020 với 5 huy chương. Cũng tại môn bơi lội, kình ngư Emma McKeon người Úc đã trở thành nữ vận động viên giành nhiều huy chương nhất với 7 huy chương. 
  • Mặc dù gặp khó khăn với hội chứng “twisties” nhưng Simone Biles vận động viên thể dục dụng cụ đã xuất sắc giành được huy chương đồng với cú lộn ngoạn mục ở cầu thăng bằng. Tuy không thể giành được vị trí cao nhất nhưng đồng đội của cô Suni Lee đã chiến thắng và đem về tấm huy chương vàng ở bộ môn thể dục dụng cụ cho đoàn thể thao Mỹ. 
  • Ở ngoài sân vận động, vận động viên chạy nước rút người Jamaica, Elaine Thompson-Herah đã lập kỷ lục với cú hat-trick HCV ở các cự li 100m và 200m. Các kỷ lục thế giới đã bị xô đổ ở nội dung 400 m vượt rào nam và nữ. 
  • Bốn bộ môn đã ra mắt Olympic năm nay bao gồm: karate, trượt ván, lướt sóng và leo núi thể thao. Hơn thế nữa, ở Olympic năm nay có sự tham gia của các vận động viên chuyển giới Laurel Hubbard và Quinn. Họ đã phá bỏ rào cản và thi đấu hết mình.

Tuy đã kết thúc được một thời gian, chúng ta không thể quên được mùa Olympic năm nay với sự đầu tư hoành tráng từ nước chủ nhà Nhật Bản. Sự chỉn chu trong khâu tổ chức và sự sáng tạo đặc biệt với chiếc giường từ bìa cứng đã đem đến cho thế giới một mùa thế vận hội thực sự chất lượng. 

Giờ hãy cùng mình nhìn lại những khoảnh khắc thể thao đầy ấn tượng này nhé!

Vạc Olympic Tokyo khép lại, ngọn lửa Olympic tắt khi kết thúc lễ bế mạc (Chụp bởi Maxim Shemetov)

Những khoảnh khắc ấn tượng được ống kính ghi lại ở Olympic Tokyo 2020

Các vận động viên Ba Lan chụp ảnh khi tham dự lễ bế mạc (Chụp bởi Daniel Leal-Olivas)

Những khoảnh khắc ấn tượng được ống kính ghi lại ở Olympic Tokyo 2020 | 50mm Vietnam - Chuyên Trang Nhiếp Ảnh

Các vũ công biểu diễn trong lễ bế mạc (Chụp bởi Jae C. Hong)

closing-ceremony (6)

Quốc kỳ của Nhật Bản, Hy Lạp và Pháp tung bay trong lễ bế mạc (Chụp bởi Steph Chambers)

closing-ceremony (11)

Máy bay phản lực trình diễn cạnh tháp Eiffel ở Paris. Pháp sẽ là nước đăng cai Thế vận hội mùa hè tiếp theo vào năm 2024 (Chụp bởi Stephane de Sakuti)

closing-ceremony (12)

Thomas Bach, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế, đã có một cử chỉ trái tim khi ông phát biểu tại lễ bế mạc. Trong bài phát biểu của mình, ông Bach cảm ơn các vận động viên và người dân Nhật Bản đã nỗ lực không ngừng để tổ chức một mùa Thế vận hội Olympic thử thách về mặt hậu cần nhất trong lịch sử. “Chúng tôi đã làm điều đó cùng nhau,” ông nói (Chụp bởi Dan Mullan)

closing-ceremony (13)

Các vận động viên Mỹ và quốc kỳ trong lễ diễu hành của các quốc gia (Chụp bời Jonathan Nackstrand)

opening-ceremony-united-states

Các vũ công biểu diễn trong lễ khai mạc (Chụp bởi Mike Egerton)

opening-ceremony-restricted

Chiếc vạc Olympic được thiết kế theo hình một bông hoa anh đào. Nữ vận động viên Naomi Osaka đang bước thắp sáng ngọn lửa thế vận hội. (Chụp bởi Morry Gash) 

opening-ceremony-naomi-osaka

Nam vận động viên Taekwondo cầm cờ Tongan Pita Taufatofua đã gây chú ý khi cởi trần tại lễ khai mạc năm 2016 và 2018, và năm nay anh ấy đã có mặt một lần nữa ở Tokyo (Chụp bởi Stefan Wermuth)

opening-ceremony

Đô vật người Mỹ Gable Steveson ăn mừng sau màn lội ngược dòng kịch tính ở giây cuối cùng đã mang về cho anh huy chương vàng vào ngày 6 tháng 8. Steveson được đặt theo tên của đô vật huyền thoại Dan Gable, người đã giành huy chương vàng tại Thế vận hội năm 1972 (Chụp bởi Anadolu Agency)

Peres Jepchirchir của Kenya vượt qua vạch đích để giành chiến thắng trong cuộc thi marathon vào ngày 7 tháng 8. Người đồng hương của cô, Brigid Kosgei cũng đã giành huy chương bạc (Chụp bởi Eugene Hoshiko)

Đội khúc côn cầu của Hà Lan ăn mừng chiến thắng 3-1 trước Argentina trong trận tranh huy chương vàng vào ngày 6 tháng 8. Hà Lan trở thành quốc gia đầu tiên giành được bốn danh hiệu Olympic ở môn khúc côn cầu của nữ (Chụp bởi John Minchillo)

Breanna Stewart của Hoa Kỳ đấu với Serbia trong trận bán kết bóng rổ vào ngày 6 tháng 8. Đội Mỹ đã thắng với tỷ số 79-59 (Chụp bởi Aris Messinis)

Brittney Griner của Hoa Kỳ, bên phải, giao tranh với Maki Takada của Nhật Bản trong trận giành huy chương vàng bóng rổ vào ngày 8 tháng 8. Griner ghi được 30 điểm và giúp đội tuyển Mỹ chiến thắng ở tỷ số 90-75. Đây là huy chương vàng thứ bảy liên tiếp của đội tuyển bóng rổ nữ Hoa Kỳ (Chụp bởi Sergio Perez)

Vận động viên người Mỹ Athing Mu, trái, và Raevyn Rogers ăn mừng sau môn thi 800 mét vào ngày 3 tháng 8. Mu, 19 tuổi, đã giành huy chương vàng và là nhà vô địch 800 mét trẻ thứ hai trong lịch sử. Rodgers giành huy chương đồng (Chụp bởi James Lang)

Lois Toulson của Vương quốc Anh thực hiện bài thi ở độ cao 10 mét vào ngày 5 tháng 8 (Chụp bởi Dmitri Lovetsky)

Anita Wlodarczyk của Ba Lan ăn mừng sau khi giành HCV môn ném búa vào ngày 3 tháng 8. Wlodarczyk là người phụ nữ đầu tiên ba lần liên tiếp vô địch một môn điền kinh cá nhân tại Thế vận hội Olympic (Chụp bởi Patrick Smith)

wlodarczyk

Ashleigh Johnson ăn mừng sau khi Hoa Kỳ đánh bại Tây Ban Nha trong trận chung kết bóng nước vào ngày 7 tháng 8 (Chụp bởi Tom Pennington)

water-polo

Jordyn Poulter của Hoa Kỳ, bên phải, đón bóng trong trận đấu tranh huy chương vàng bóng chuyền với Brazil vào ngày 8 tháng 8 (Chụp bởi Pilar Olivares)

volleyball

Cristian Nápoles của Cuba thi đấu trong trận chung kết nhảy xa vào ngày 5 tháng 8 (Chụp bởi Ben Stansall)

triple-jump

Sergey Ponomaryov của Kazakhstan, trái, va chạm với Muhammad Shah Firdaus Sahrom của Malaysia trong cuộc đua vào ngày 7 tháng 8 (Chụp bởi Christophe Ena)

track-cycling

Thợ lặn người Anh Tom Daley, người có hẳn một tài khoản Instagram dành cho sở thích đan và móc của mình. Anh đang miệt mài đan len trong khi xem trận chung kết cầu mềm 3 mét nữ vào ngày 1 tháng 8. Trên Instagram Stories của mình, anh ấy tiết lộ rằng anh ấy đang làm một chiếc áo dành cho chú chó của anh. Daley đã chọn sở thích này trong thời gian đại dịch xảy ra (Chụp bởi Joe Giddens)

tom-daley-knitting

Đội tuyển Ý thi đấu môn bơi nghệ thuật vào ngày 6 tháng 8 (Chụp bởi Francois-Xavier Marit)

team-artistic-swimming

Và còn rất nhiều bức ảnh ấn tượng ở các bộ môn khác trong kỳ Olympic Tokyo 2020

table-tennis

table-tennis (2)

sue-bird-megan-rapinoe

springsteen

skateboarding-sky-brown

skateboarding

sifan-hassan

\

Những khoảnh khắc ấn tượng được ống kính ghi lại ở Olympic Tokyo 2020 | 50mm Vietnam - Chuyên Trang Nhiếp Ảnh

Những khoảnh khắc ấn tượng được ống kính ghi lại ở Olympic Tokyo 2020 | 50mm Vietnam - Chuyên Trang Nhiếp Ảnh

Những khoảnh khắc ấn tượng được ống kính ghi lại ở Olympic Tokyo 2020 | 50mm Vietnam - Chuyên Trang Nhiếp Ảnh

Những khoảnh khắc ấn tượng được ống kính ghi lại ở Olympic Tokyo 2020 | 50mm Vietnam - Chuyên Trang Nhiếp Ảnh

Những khoảnh khắc ấn tượng được ống kính ghi lại ở Olympic Tokyo 2020 | 50mm Vietnam - Chuyên Trang Nhiếp Ảnh

Những khoảnh khắc ấn tượng được ống kính ghi lại ở Olympic Tokyo 2020 | 50mm Vietnam - Chuyên Trang Nhiếp Ảnh

Những khoảnh khắc ấn tượng được ống kính ghi lại ở Olympic Tokyo 2020 | 50mm Vietnam - Chuyên Trang Nhiếp Ảnh

Những khoảnh khắc ấn tượng được ống kính ghi lại ở Olympic Tokyo 2020 | 50mm Vietnam - Chuyên Trang Nhiếp Ảnh

Những khoảnh khắc ấn tượng được ống kính ghi lại ở Olympic Tokyo 2020 | 50mm Vietnam - Chuyên Trang Nhiếp Ảnh

Những khoảnh khắc ấn tượng được ống kính ghi lại ở Olympic Tokyo 2020 | 50mm Vietnam - Chuyên Trang Nhiếp Ảnh

Những khoảnh khắc ấn tượng được ống kính ghi lại ở Olympic Tokyo 2020 | 50mm Vietnam - Chuyên Trang Nhiếp Ảnh

Bạn cũng có thể xem thêm nhiều bức ảnh ấn tượng của Olympic Tokyo 2020 tại đây. Chúng mình hy vọng với #tinhthanOlympic các bạn sẽ có thật nhiều sức khoẻ để chống lại dịch bệnh, mong mọi thứ sớm trở lại bình thường.


Ngoài ra, các bạn cũng có thể xem thêm những hình ảnh vô cùng ấn tượng của các cuộc thi khác:

Nếu các bạn là “tín đồ trung thành” của Sony và có ý định tậu thêm “súng ống” trong năm nay thì hãy lưu ý bản tin dự báo năm 2019 của chúng mình dưới đây nhé.

a7 III, a7R III, a9 là 3 chiếc máy được Sony ra mắt firmware nâng cấp đợt này, tăng thêm những tính năng lần đầu xuất hiện trên a6400.

Nâng cấp firmware cho a7 III và a9 đầu năm để thị uy đối thủ

Mới đây Sony đã công bố firmware nâng cấp cho 3 chiếc máy fullframe hiện tại gồm a9, a7R III, a7 III, cùng thời điểm với sự ra mắt của sản phẩm a6400.

Sony a6400 xuất hiện, mang trong mình khá nhiều những tính năng “độc”, “lạ” lần đầu được biết tới (có lẽ mang tính marketing nhiều hơn) như “Animal Eye AF” (AF động vật), “Real-time AF”… Do đó, để người dùng Sony đang sở hữu các sản phẩm cao cấp hơn không cảm thấy “thiếu hụt”, firmware nâng cấp được ra mắt nhằm bổ sung các tính năng trên.

Vậy a9 sẽ được nâng cấp những gì

Cụ thể hơn, với a9 sẽ có 2 phiên bản firmware 5.0 và 6.0. Sự khác biệt cơ bản nhất giữa 2 phiên bản này nằm ở tính năng “AF động vật” sẽ chỉ có trên 6.0.

Firmware nâng cấp cho a9 sẽ tập trung đáng kể về khả năng AF, giống như những gì mà Sony đã phô diễn với a6400. Ứng dụng công nghệ “trí thông minh nhân tạo” (không biết thông minh đến đâu), firmware mới sẽ giúp a9 bám bắt vào chủ thể tốt hơn, có thể nhận diện chính xác vào mắt, dù của người hay động vật.

Cũng nhờ firmware mới, máy sẽ xác định chính xác hơn các yếu tố: màu sắc, độ sáng, độ sâu, khoảng cách từ máy đến mẫu để đảm bảo xác suất bức ảnh thu được mất nét là tối thiểu.

Tổng hợp lại, các cải tiến trên đặc biệt có giá trị cho các nhiếp ảnh gia thể thao, thiên nhiên hoang dã, vốn phải chụp những chuyển động cực nhanh, rất khó đoán trước.

Eye AF – tính năng Sony luôn tự hào rằng đối thủ không bao giờ đuổi kịp

Bên cạnh AF, chất lượng hình ảnh cũng được cải tiến. Điều này sẽ được nhận thấy rõ ràng nhất nếu các bạn dùng a9 để chụp phong cảnh, màu sắc nền trời cũng như những “vật thể bay” như chim chóc sẽ được tái tạo chân thực nhất. Sự ổn định của Cân Bằng Trắng cũng đã được ghi trên bản cập nhật phần mềm.

Cuối cùng, firmware mới sẽ hỗ trợ ứng dụng điện thoại Imaging Edge Mobile – thay thế cho app Play Memories vốn đang rất thành công, được ra mắt cùng a6400.

Cần lưu ý rằng app Imaging Edge Mobile chỉ có thể sử dụng với các máy a9, a7R III, a7 III sau khi nâng cấp firmware mới nhất.

Dự kiến firmware 5.0 sẽ được ra mắt vào tháng 3 tới đây, firmware 6.0 sẽ phải chờ tới mùa hè này.

Thế còn bộ đôi a7?

Phiên bản 3.0 được dự kiến phát hành vào tháng 4 tới đây. Theo đó, nâng cấp chủ đạo vẫn là Real-time AF và AF động vật.

Bên cạnh đó, bổ sung thêm khả năng quay phim timelapse. Người dùng có thể quay tối đa 9999 khung hình, khoảng thời gian giãn cách từ 1 đến 60 giây.

Sony “dằn mặt” đối thủ đầu năm?

Năm 2018 mới qua được ít ngày, nhưng Sony đã ngay lập tức có hành động “dằn mặt”, “nắn gân” đối thủ, cũng như phô diễn sức mạnh nhằm “cảnh báo” rằng chỉ có họ xứng đáng là bá chủ mảng mirrorless fullframe.

Chưa rõ a6400 cùng loạt firmware có hiệu quả đến đâu, nhưng trước mắt điều này cũng khiến các hãng cần thận trọng hơn trong năm nay nhằm giành giật một phần trong miếng bánh mirrorless fullframe, vốn đang do Sony nắm phần nhiều.

Thực tế thị trường hiện nay cho thấy a6300 đang là những sản phẩm được tìm mua rất chạy bởi giá thành không quá cao mà tính năng trên lý thuyết rất mạnh so với đối thủ. Liệu rằng a6400 trong tương lai có thể gánh vác trách nhiệm và thành công mà a6300 để lại?

Một vài hình ảnh chụp thử từ a9 sau khi nâng cấp firmware của trang DPReview

Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé

Với thiết kế ngoài giống A9, phải chăng trong tháng 1 này Sony chuẩn bị khai sinh phân khúc crop flagship nhằm cạnh tranh với Canon và Nikon với cái tên Sony a7000?

Phân khúc crop cao cấp sắp xuất hiện?

Mới đây trang web Sony Rumors đã đăng tải các thông số kĩ thuật, được cho là của một chiếc máy dự kiến có tên Sony A7000.

Có lẽ các bạn sẽ lăn tăn tại sao sản phẩm này không phải là a6600 mà thay bằng a7000. Thật ra cái này do cách suy nghĩ của hãng thôi, mình cũng không biết đường nào mà lần đâu :-ss

a9 – flagship của Sony cho tới lúc này với thông số kỹ thuật trên lý thuyết khá ấn tượng.

Quay trở lại sản phẩm này, đây vẫn sẽ là một chiếc máy ảnh sử dụng cảm biến APS-C (Crop). Mặc dù chỉ là crop, tuy nhiên theo các tin đồn, nó lại mang theo những thông số kỹ thuật “khủng”, không kém gì A9. Điều này càng khiến cho chúng ta thêm tin tưởng ở việc Sony A7000 sẽ mở đầu cho phân khúc crop cao cấp, hay “A9 thu nhỏ”.

Ngoại hình và hai khe thẻ nhớ

Chưa có bất cứ hình ảnh chính thức nào của sản phẩm này, mới chỉ có hình ảnh “chế” của cư dân mạng. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin uy tín thì chiếc Sony A7000 này sẽ có một ngoại hình khác hẳn với những A6300 hay A6500 trước đó, nó sẽ giống một chiếc A7 hoặc A9 Series hơn. Không còn dáng rangefinder nữa mà là một thiết kế chắc chắn hơn nhiều.

Và với việc sản phẩm này là được dự đoán sẽ mở đầu cho dòng máy crop cao cấp, chắc chắn nó sẽ phải có 2 khe thẻ (khoanh đỏ – nút mở khe thẻ). Đây là điều mà tất cả các hãng trên thị trường đều đang làm với phân khúc crop cao cấp nhất của họ.

Các thông số kĩ thuật của Sony A7000

  • Cảm biến CMOS APS-C 32mpx
  • Chụp liên tiếp mà ống ngắm vẫn hiển thị liên tục, không bị tắt
  • Bộ xử lý Bionz X
  • ISO 64 – 64000
  • 925 điểm AF
  • Chụp liên tiếp tới 10 hình/giây ở chất lượng 16-bit với màn trập cơ học.
  • Chụp liên tiếp tới 20 hình/giây ở chất lượng 14-bit với màn trập điện tử.
  • Màn trập điện tử có tốc độ tối đa đến 1/32000 giây.
  • Khả năng quay 4K 60p 10-bit ở khổ super 35mm
  • Khối lượng máy 580g.

Cuộc chơi sẽ thế nào nếu Sony ra mắt A7000?

Crop cao cấp là phân khúc mà Sony còn thiếu lúc này, cũng là miếng bánh mà Canon và Nikon “ăn chia” trong gần 1 thập kỷ qua, hiện nay “cầm trịch” bởi EOS 7D Mark II và D500 – 2 sản phẩm được các nhiếp ảnh gia thể thao, thiên nhiên hoang dã đánh giá cao.

Nikon D500 – chiếc máy crop mạnh mẽ nhất thời điểm này

Trên lý thuyết, các sản phẩm như A6300/A6500 có thông số kỹ thuật tốt, nhưng vẫn là chưa đủ cho mục đích chụp thể thao, thiên nhiên hoang dã ở tầm cao cấp và chuyên nghiệp. Vì vậy A7000 thực sự là một mảnh ghép còn thiếu.

Việc nhảy vào phân khúc crop cao cấp lúc này của Sony là khá muộn, tuy nhiên với truyền thống nhét tất cả những công nghệ cao cấp vào một chiếc máy thì không gì là không thể.

Với việc Canon và Nikon “úp mở” ý định dồn lực và chỉ ra mắt sản phẩm mirrorless trong năm nay, cuộc chơi mirrorless càng trở thêm sôi động hơn. Các sản phẩm giờ đã lần lượt trải từ cao cấp nhất xuống dòng phổ thông.

Hãy chờ xem, có thể cuối tháng này chúng ta sẽ được chứng kiến một siêu phẩm xuất hiện.

Update từ CES

Theo những update mới nhất từ hội chợ công nghệ CES. Sony chỉ mang tới một chiếc TV có độ phân giải 8K. Và theo đó thì chiếc A7000 kể trên vẫn chưa xuất hiện.

Theo Sony Rumors

Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.

Tách nền là một trong thao tác mất khá nhiều thời gian và cần sự kiên nhẫn, nhưng giờ mọi việc đã có vẻ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Nỗi niềm của người hay phải làm hậu kì

Chắc chắn bạn đã từng nhiều lần chụp hình xong và muốn tách mẫu ra khỏi phông nền, hoặc công việc bắt bạn phải làm vậy, nhưng lại không có đủ thời gian hoặc kiên nhẫn để làm việc này một cách thủ công đúng không?

Nhưng đừng lo, giờ mọi việc có vẻ dễ thở hơn rồi. Với sự tiến bộ của công nghệ, giờ chỉ với 1 cú nhấp chuột và 5 giây chờ đợi, chúng ta sẽ có bức ảnh đã được tách nền, như ở dưới đây nè.

Remove.bg – Công cụ tách mẫu khỏi phông đắc lực

Không còn những Pen Tool, Mask này nọ lọ chai, với trang web Remove.bg, bạn có thể tải bức ảnh cần chế biến lên, chỉ với thao tác đơn giản và chờ vài giây, ngay lập tức bạn sẽ nhận được bức ảnh chỉ có mẫu trong đó.

Đội ngũ phát triển web chia sẻ rằng thuật toán mà họ dùng trong trí thông minh nhân tạo có thể phân biệt được đâu là nền và đâu là mẫu. 

Tách mẫu khỏi phông nền chỉ 5 giây với Remove.bg | 50mm Vietnam

Những kết quả ban đầu như trên thì trông cũng tương đối là khả quan phải không nào?

Vậy có gì cần chú ý khi sử dụng remove.bg?

Đầu tiên do đây là công cụ dùng cho ảnh chân dung, nó cần phải nhận diện được ít nhất một khuôn mặt trong ảnh thì mới đạt hiệu quả tối đa. Với các bức ảnh trong bài này đều là ảnh của mình, mình cảm thấy khá ổn, mặc dù thuật toán vẫn có phần không “thông minh” lắm, như ảnh dưới một số vận động viên đứng xa bị…mất chân.

Bên cạnh đó, có lẽ vì đang ở phiên bản thử nghiệm, vì vậy những bức ảnh được xuất ra chỉ có độ phân giải tối đa 500 x 500px – con số khá hạn chế.

Tạm kết

Thú vị, thông minh và tiện dụng là những tính từ mà chúng tớ cảm nhận về Remove.bg. Tuy mới chỉ xuất được file ở độ phân giải thấp hoặc nhận diện một vài tình huống còn chưa tốt, tuy nhiên đây là một sản phẩm tương đối đáng chờ mong. Đội ngũ phát triển hứa sẽ tìm cách tăng dung lượng lên cũng như tăng khả năng nhận diện trong thời gian tới.

Và giờ, các bạn hãy thử với ảnh của chính mình đi xem nào, nhưng hãy nhớ rằng, ảnh thu được không to lắm đâu.

Theo Petapixel.

Nếu các bạn tò mò ảnh kia của mình ở đâu, hãy ghé thăm bài viết này nhé.

Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.

Hi vọng rằng, những trải nghiệm tại đại hội thể thao toàn quốc 2018 của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho những bạn muốn theo đuổi ảnh thể thao một cách nghiêm túc.


Đại hội thể thao toàn quốc là nơi các tỉnh thành gửi đi những “thành phần” ưu tú nhất để chuẩn bị cho SEA Games 2019Olympic 2020 và vì thế chính là dịp cọ xát quý giá cho các vận động viên (VĐV) nước nhà. Đại hội này giúp xây dựng những lớp VĐV trẻ – những người sẽ trở lực lượng nòng cốt của các địa phương trong tương lai, đồng thời cũng có vai trò thúc đẩy phong trào thể dục thể thao trên cả nước.

Và vào những ngày cuối cùng của năm 2018, đại hội thể thao toàn quốc lần thứ VIII được tổ chức tại Hà Nội, từ 25/11 đến 10/12. Góp mặt lần này là 63 đoàn, đại diện cho các tỉnh thành trong cả nước cũng như của Quân đội và Công an nhân dân.

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam

Nói là dạo quanh đại hội, tuy nhiên do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, cũng như thời gian có hạn nên mình sẽ chỉ tập trung vào bộ môn Taekwondo – môn trọng điểm của thể thao Việt Nam trong các kì SEA Games, Asiad và Olympic.

Vậy để chụp ảnh thể thao, chúng ta cần chuẩn bị những gì?

Đầu tiên, bạn phải hiểu rõ môn thể thao mình sẽ chụp. Vì nó sẽ giúp bạn phán đoán (khá) chính xác tình huống sẽ xảy ra trên sàn đấu. Nếu như bạn cũng là một người từng đổ mồ hôi, công sức (thậm chí đổ máu) với một môn nào đó thì vấn đề này sẽ dể nắm bắt hơn rất nhiều, mọi thứ sẽ như một cuộc dạo chơi. Bản thân mình cũng có nhiều năm gắn bó với Taekwondo, vì vậy mình biết rằng mình có thể trông chờ những diễn biến gì trên sàn đấu. Còn nếu bạn còn xa lạ với bộ môn thể thao đó, hãy dành thời gian tìm hiểu về nó trước khi trực tiếp cầm máy ra chiến trường.

Đối với võ thuật nói chung và Taekwondo nói riêng, sẽ khó nếu bạn chụp thi đấu đối kháng vì những tình huống xảy ra vô cùng đột ngột, rất khó đoán định. Thật may, chúng ta lại có thể nghe huấn luyện viên và bạn bè của họ đứng ngoài sàn đấu “hò hét” và chỉ đạo, từ đó cũng có thể đoán được diễn biến tiếp theo (thường thì họ sẽ làm theo lời huấn luyện viên, nhưng cũng có khi là không).

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam
Bên cạnh sự chuẩn bị về thiết bị cũng như kiến thức, một phần quan trọng khác là may mắn sẽ giúp bạn tóm được những khoảnh khắc như đây.

Thiết bị là một yêu cầu quan trọng khác, nếu không muốn nói là quan trọng nhất. Các bạn sẽ cần các máy có tốc độ chụp liên tiếp khoảng 6 – 7 hình/giây để có thể chụp thể thao. Do đó, nếu các bạn đang sử dụng các máy như Canon EOS 70D, 80D, 6D Mark II, Nikon D7200, D7500, D610 thì chúng hoàn toàn có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ chụp ảnh thể thao, bạn khỏi cần lo nhé!

Bên cạnh đó, những ống kính được khuyên dùng trong nhiếp ảnh thể thao là các ống kính tele từ 85mm cho tới 400, 500mm tuỳ trường hợp. Đối với thể thao trong nhà nói chung và Taekwondo nói riêng, các ống kính thường dùng sẽ không quá tiêu cự 200mm, nhưng cần có khẩu độ lớn để đảm bảo giữ được tốc độ cao (f/2.8, f/2. f/1.8).

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam

Đến đây, sẽ có nhiều bạn cảm thấy băn khoăn, liệu các ống kính như 55 – 250mm có chụp được ảnh thể thao hay không. Câu hỏi này rất khó trả lời. Để chụp ảnh thể thao đóng băng khoảnh khắc, chúng mình sẽ cần tốc độ tối thiểu là 1/800s. Giả sử khẩu độ tối đa của ống kinh là f/2.8, để giữ tốc độ 1/800s, chúng mình sẽ cần đặt ISO 1600. Vấn đề ở đây là, với các ống kính khẩu nhỏ hơn, chúng mình sẽ phải đặt ISO cao hơn dẫn đến ảnh nhiều noise hơn: hoặc hi sinh giảm tốc, khi đó ảnh sẽ dễ bị nhoè. Ống kính tiêu cự dài, khẩu lớn thì đắt, rẻ thì lại chỉ có khẩu nhỏ. Vì vậy, ở đây ít nhất bạn sẽ cần rất nhiều may mắn và kĩ năng với ống khẩu nhỏ để có thể chụp ra các bức ảnh thể thao chất lượng đó.

Đối với mình thì 85mm f/1.870 – 200mm f/2.8 sẽ là 2 sự lựa chọn hợp lý. 85mm sẽ phù hợp nếu bạn có điều kiện tiến đến sát thảm đấu, cách khoảng 2 – 3m.

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam

Dĩ nhiên, hành trang khi đến với một sự kiện thể thao của mình không gì khác ngoài chiếc Canon EOS 7D Mark II cùng ống kính EF 70-200mm f/2.8L USM.

Và cuối cùng, đừng quên mang theo ít nhất 2 chiếc thẻ nhớ 32GB (2 thẻ là tạm đủ cho cả ngày), cùng 2 cục pin đã sạc đầy nhé (nếu bạn không thể về nhà trong vài ngày thì hãy mang sạc pin và laptop). Muốn biết chụp ảnh thể thao nên dùng thẻ nhớ nào, các bạn hãy quay lại bài viết của chúng mình tại đây.

Thiết bị đã xong, vậy tiếp theo làm gì đây?

Khi mà thiết bị của các bạn đã sẵn sàng, việc tiếp theo là tìm vị trí thích hợp và cài đặt thông số cho máy.

Tìm vị trí chụp ảnh

Đối với vị trí, đây không đơn thuần là bạn kiếm một vị trí “tốt”, không ảnh hưởng đến ai (bạn cho là vậy). Trên thực tế (ở đây mình sẽ chỉ nói đến trường hợp bạn không có thẻ nhà báo), kiếm được vị trí tốt hay không phụ thuộc vào “tầm” của giải đấu, khả năng ngoại giao của bạn cùng cách quan sát hoạt động của bạn.

Nếu giải đấu ở tầm thành phố trở xuống, bạn sẽ thoải mái chạy quanh, miễn là một vài góc gần khu vực chuẩn bị của vận động viên thì không được phép “bén mảng” đến. Nhưng giải ở tầm miền cho đến toàn quốc, nó đòi hỏi óc quan sát của bạn, xem vị trí nào thì không cấm khán giả thì hãy “chiếm” ngay.

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam
Nhờ có sự giúp đỡ, mình có thể tiếp cận được gần hơn đến sàn đấu, cho phép mình có lựa chọn góc đa dạng hơn.

Đôi khi những vị trí ở cánh, không tốt như vị trí trên khán đài (vì không có ghế để “an tọa” khi mỏi) lại tốt hơn, cho bạn khung hình thông thoáng hơn và vì thế cũng khá thích hợp cho chụp ảnh thể thao.

Cài đặt thông số chụp ảnh thể thao

Về cài đặt máy, đối với các môn có chuyển động nhanh như võ thuật, cầu lông, tennis… sẽ yêu cầu thời gian phơi sáng cực nhanh, tối thiểu 1/1000 cho tới 1/1600 giây, thậm chí 1/2000. Tuy nhiên, mình lưu ý nhỏ ở đây rằng, chỉ khi các bạn chụp ngoài trời ban ngày với ánh sáng mạnh, hoặc sân vận động, nhà thi đấu cấp quốc gia thì điều kiện ánh sáng mới đủ để giữ tốc cao như vậy.

Bên cạnh đó, hãy nhớ cài đặt AI Servo hoặc AF-C, vì chủ thể lúc này di chuyển liên tục, thay đổi hướng và tốc độ vô cùng đột ngột.

Với các môn được xếp vào hàng thể thao trong nhà như võ thuật thì bạn cần ống kính khẩu độ lớn như 70-200mm f/2.8, 85mm f/1.8, 135mm f/2. ISO trong khoảng 1600 hoặc 3200, tùy theo khả năng của máy và điều kiện ánh sáng thực tế.

Chụp liên tiếp là cài đặt quan trọng khác trong chụp ảnh thể thao. Tối thiểu 6 hình/giây là đủ nhu cầu. Nên nhớ rằng, đã chụp thể thao thì không nên tiếc shot (mặc dù vậy, bạn vẫn nên cẩn trọng trong từng bức hình chụp ra, càng chụp cẩn thận, bạn càng đỡ mất công lọc ảnh, cũng như khoảnh khắc chỉ có 1 lần)

Cuối cùng, nếu có thể, bạn nên chụp RAW. Chẳng may ảnh có hơi tối và sáng chút, bạn vẫn có thể yên tâm chỉnh sửa lại cho vừa mắt.

Ảnh demo đại hội thể thao toàn quốc 2018

Và giờ thì hãy cùng 50mm Vietnam đến xem môn Taekwondo có gì hay ho nhé.

Bộ môn Taekwondo tại Đại hội thể thao toàn quốc 2018 ban đầu sẽ tổ chức ở cung điền kinh Mỹ Đình (Hà Nội). Tuy nhiên sau đó chuyển vị trí tới nhà thi đấu quận Bắc Từ Liêm, diễn ra từ ngày 2 đến 7/12/2018.

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam
“xoạc ngang” – một trong những động tác khởi động bắt buộc của Taekwondo, nếu muốn những đòn đá thật dẻo và chính xác. Xoạc được 180 độ như thế này thường chỉ có các vận động viên cao cấp, rèn luyện liên tục trong môi trường chuyên nghiệp (nếu không kể đến các võ sinh nhỏ tuổi, các cơ chưa phát triển hoàn toàn, “cứng” hẳn). Bên cạnh đó, các bạn nữ thường dẻo hơn nam.

Giáp điện tử được đưa vào sử dụng từ năm 2010, dần phổ biến từ 2011 với ý định giúp cho trận đấu có kết quả được công minh hơn. Tuy vậy, nó cũng tồn tại một vài vấn đề như dù vận động viên đã hứng chịu đòn tấn công của đối phương vào trúng giáp, với lực khá mạnh nhưng điểm vẫn không được tính, khiến các cổ động viên và huấn luyện viên mừng hụt.

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam
Thử giáp. Đây là khâu quan trọng trước mỗi trận đấu do giáp và mũ của vận động viên đã được trang bị hệ thống cảm biến, kết nối trực tiếp với máy tính của hội đồng trọng tài và điều hành thi đấu ngay trước sàn đấu. Hệ thống “giáp điện tử” đã được sử dụng phổ biến kể từ năm 2011 tại Việt Nam, do công ty Hàn Quốc KPNP cung cấp.

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam
Một vận động viên đang được huấn luyện viên nhắc nhở cũng như chỉnh trang bảo hộ trước khi bước vào hiệp đấu tiếp theo

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam

“Giáp đỏ” là võ sĩ Phạm Đăng Quang, dù mới 17 tuổi nhưng đã sở hữu nhiều thành tích ở cấp độ châu lục. Gần đây nhất, vào tháng 5 vừa qua, cậu đã giành được huy chương bạc đối kháng nam tại giải vô địch Taekwondo trẻ toàn châu Á, tổ chức tại nhà thi đấu Phú Thọ, TP HCM.

Từ vòng loại cho đến khi vào chung kết và giành huy chương vàng, cậu luôn luôn cho thấy sự áp đảo trước các đối thủ.

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam
Phạm Đăng Quang (giáp đỏ) – tài năng trẻ xuất sắc của Taekwondo Việt nam

Đáng chú ý nhất trong ngày 4/12 là 2 trận chung kết đối kháng nam giữa đội Hà Nội – CAND và TP HCM – Quân đội.

Chung kết nam giữa đội Hà Nội với Công an nhân dân chiều ngày 4/12. CAND là đơn vị có phong trào Taekwondo rất mạnh, do đây là môn võ quan trọng trong công tác huấn luyện chiến sĩ. Đây có lẽ là trận chung kết “nhộn” nhất do cả 2 võ sĩ đều đã thấm mệt sau cả ngày dài trong thời tiết mùa hè của tháng 12 (:v). Càng về cuối, điều này càng thể hiện rõ sau mỗi lần ra đòn và di chuyển, cả 2 võ sĩ phải dừng lại để… thở.

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam
Võ sĩ đội CAND đã mệt đến mức phải tựa đầu vào người đối phương. Tình trạng của bên HN cũng không khá hơn

Cả 2 đều là các đội lớn, do đó mỗi lần ra trận, các võ sĩ sẽ có lực lượng cổ động viên hùng hậu theo sau để hò hét và khích lệ tinh thần. Không khí tại nhà thi đấu lúc này không khác gì chỉ có Hà Nội và CAND.

Cuối cùng, đội Hà Nội đã giành được thắng lợi một cách kịch tính.

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam
Nhóm cổ động viên của bên Quân đội. Taekwondo là một trong số ít các môn thu hút rất đông khán giả và cổ động viên đến xem, đồng thời là môn thể thao có phong trào rất mạnh tại Việt Nam.

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam
Thầy Hồ Anh Tuấn – một trong các cán bộ cấp cao của Taekwondo Hà Nội, đang khiếu nại về việc trong tài chính đã bỏ sót lỗi của võ sĩ bên CAND.

 

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam
Có ý kiến cho rằng, việc khiếu nại của đội Hà Nội cũng là cách câu giờ, tạo thêm những giây phút quý giá cho vận động viên hồi phục chút thể lực trong nửa sau hiệp 3 – khoảng thời gian nhạy cảm của trận đấu, khi đội HN đang dẫn trước, nhưng vẫn có nguy cơ bị “lật kèo”.

Chung kết nam giữa đội TP HCM (võ sĩ Phạm Đăng Quang) với Quân đội ngay sau trận trên.

Tại trận chung kết ở ĐHTT toàn quốc lần này, cậu đã giành chiến thắng trước những nỗ lực trong vô vọng của đối thủ.

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam
Đá tạt sau – Bandae chagi, đòn đá thường được thực hiện ở cự ly trung bình với lực ra đòn mạnh. Tuy nhiên với những vận động viên có cơ dẻo và trình độ cao như Đăng Quang, có thể thực hiện ra đòn chính xác ngay khi cả 2 đang đứng áp sát.

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam
Vẻ mặt bình thản của Đăng Quang khi chờ nhóm trọng tài điều khiển trận đấu xem lại đoạn ghi hình do khiếu nại – được coi như VAR của Taekwondo. Dù khiếu nại có đem lại kết quả tiêu cực hay không thì cậu vẫn cầm chắc chiến thắng, khi thời điểm này đã là nửa cuối hiệp 3 và tỉ số là 25 – 7. Trình độ của cậu là quá cao so với các đối thủ trong cùng hạng cân.

Quyền (Poomsae) – được ví như tinh hoa của Taekwondo. Phần đông mọi người đều nghĩ đòn tay trong Taekwondo ít hoặc vô dụng, nhưng thực tế trong các bài quyền, số đòn tay mới là chủ đạo. Các đòn chân không chiếm nhiều trong quyền.

Phần thi quyền được được tổ chức vào ngày 6/12. Hiển nhiên, không thể không có Châu Tuyết Vân – hot girl của làng thể thao Việt Nam.

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam
Quyền đồng đội nữ, do đội Quân đội thực hiện

 

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam
Quyền đồng đội đôi nam nữ, do đội thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Và kia là Châu Tuyết Vân, nhỏ nhắn cute hơn chúng ta tưởng tượng.

 

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam
Quyền đồng đội nữ, do đội TP HCM thực hiện.

 

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam
Quyền đơn nam, do vận động viên của đội Quân đội thực hiện.

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam

Đối kháng đồng đội là nội dung thi đấu được ấn định vào ngày cuối cùng (7/12). Theo đó, mỗi đội sẽ có 5 người, thi đấu trong 3 hiệp, mỗi hiệp 5 phút, thời gian nghỉ giữa hiệp là 1 phút. Bất cứ đội nào xin rút bớt người vì bất kì lí do gì, đội kia sẽ được cộng thêm 10 điểm.

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam
Trận đấu giữa đội Quân đội và Đồng Nai. Kết thúc với thắng lợi cách biệt cho Quân đội.

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam

Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam
Trận đấu giữa đội Quân đội và Đồng Nai. Kết thúc với thắng lợi cách biệt cho Quân đội.
Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam
Chung kết đối kháng đồng đội nữ giữa Hà Nội và Đà Nẵng. Với việc có sự tham dự của 2 vận động viên giàu kinh nghiệm, trong đó có Hà Thị Nguyên – giành 3 huy chương vàng SEA Games 2017, đội Hà Nội đã giành chiến thắng với tỉ số vô tiền khoáng hậu: 102 – 51. Mặc dù vậy, đội Đà Nẵng vẫn kiên cường cho đến những giây phút cuối cùng.
Dạo qua đại hội thể thao toàn quốc 2018 với Canon EOS 7D Mark II | 50mm Vietnam
Chung kết đối kháng đồng đội nam TP HCM – Thanh Hóa. Các vận động viên Thanh Hóa ăn mừng sau chiến thắng vất vả trước TP HCM, khi đối thủ nhiều thời điểm tưởng như đã “chắc ăn”.

Tạm kết

Đến đây, có lẽ những bạn nào có sở thích chụp ảnh thể thao đã phần nào hiểu thêm về thể loại mình đang muốn theo đuổi đúng không nào. Dĩ nhiên, để theo đuổi được một cách nghiêm túc cần khá nhiều công sức và tiền bạc. Dù vậy, chỉ cần bạn kiên trì, thành công sẽ sớm đến với các bạn. Chúc các bạn sẽ sớm có được những bức ảnh thể thao để đời!


Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.

 

 

Đây dường như sẽ là một chuyến trải nghiệm khá thú vị cùng siêu phẩm mirrorless Nikon Z7 với thể loại thể thao, trong điều kiện ánh sáng không được đầy đủ.


Khi siêu phẩm Nikon Z7 được đem đi thử sức chụp thể thao

Sau một loạt các buổi chụp thử ngoài trời với các thể loại phong cảnh, đường phố và âm nhạc, mới đây trang web uy tín DPReview đã đăng tải bài viết trải nghiệm của họ với siêu phẩm mirrorless Nikon Z7 cùng ống kit Nikkor Z 24-70mm f/4 S. Đây là một chuyến thử nghiệm Z7 với sới vật DEFY wrestling.

Bằng trải nghiệm này, Z7 đã được đưa vào thử thách ở thể loại thể thao trong nhà. Mặc dù có khá nhiều đèn nhưng ánh sáng cũng không hoàn toàn lý tưởng và được xem như một trong các bài thử “khó nhằn” nhất với các máy ảnh nói chung. Dù sao, bài thử này cũng khá thú vị, chúng ta sẽ có cơ hội thấy Z7 thể hiện hết những tinh túy mà Nikon đã đặt vào.

Và giờ hãy cùng 50mm Vietnam đi xem đấu vật thôi.

Ghé thăm sới vật với siêu phẩm Nikon Z7 | 50mm Vietnam
70mm, 1/1000 giây, f/4, ISO 4000, 70mm, -1,7EV

Ghé thăm sới vật với siêu phẩm Nikon Z7 | 50mm Vietnam
33,5mm, 1/1000 giây, f/4, ISO 7200, -1,7EV

Ghé thăm sới vật với siêu phẩm Nikon Z7 | 50mm Vietnam
70mm, 1/1000 giây, f/4, ISO 5000, -1,7 EV

Ghé thăm sới vật với siêu phẩm Nikon Z7 | 50mm Vietnam
24 mm, 1/1000 giây, f/4, ISO 1800, -1 EV

Ghé thăm sới vật với siêu phẩm Nikon Z7 | 50mm Vietnam
58 mm, 1/1000 giây, f/4, ISO 5000, -1 EV

Ghé thăm sới vật với siêu phẩm Nikon Z7 | 50mm Vietnam
26 mm, 1/1000 giây, f/4, ISO 6400, -1 EV

Ghé thăm sới vật với siêu phẩm Nikon Z7 | 50mm Vietnam
24 mm, 1/1000 giây, f/4, ISO 12800, -1 EV

Ghé thăm sới vật với siêu phẩm Nikon Z7 | 50mm Vietnam
58 mm, 1/1000 giây, f/4, ISO 16000, -1 EV

Ghé thăm sới vật với siêu phẩm Nikon Z7 | 50mm Vietnam
25 mm, 1/1000 giây, f/4, ISO 5600, -1 EV

Ghé thăm sới vật với siêu phẩm Nikon Z7 | 50mm Vietnam
31 mm, 1/1000 giây, f/4, ISO 5000, -0.67 EV

Ghé thăm sới vật với siêu phẩm Nikon Z7 | 50mm Vietnam
24 mm, 1/1000 giây, f/4, ISO 10000, -0.67 EV

Ghé thăm sới vật với siêu phẩm Nikon Z7 | 50mm Vietnam
27 mm, 1/1000 giây, f/4, ISO 11400, -0.67 EV

Tạm kết

Không khó để thấy Nikon Z7 (và có thể cả Z6) đã có thể hoàn thành khá tốt nhiệm vụ trong nhiều điều kiện chụp khác nhau. Mặc dù vậy, ở các giá trị ISO lớn hơn 6400, có thể do độ phân giải cao đến 45,7mpx, chất lượng ảnh từ Z7 không được tốt như những máy 24mpx ở cùng giá trị ISO. 

Mặc dù không phải được thiết kế cho mục đích “bắn nhanh” như D5 hay D500, chắc chắn Z7 sẽ được thừa hưởng tính năng từ các dòng máy mirrorless dòng 1 “yểu mệnh” trước đây và được cải thiện hiệu năng. Điều này đã được chứng minh qua bộ ảnh trên, Z7 hoàn toàn có thể bắt được một cách sắc nét khoảnh khắc vận động viên đang bay trên không.

Mặc dù còn một vài nhược điểm, nhưng với những gì đã thể hiện, Z7 nói riêng cũng như Nikon nói chung vẫn cho thấy sức mạnh ghê gớm của mình. Nikon Z7 hoàn toàn đủ khả năng khiến các đối thủ phải dè chừng và xứng đáng với danh hiệu siêu phẩm mà giới nhiếp ảnh dành tặng.

Theo DPReview


Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.