Với EOS-1D X Mark III được ra mắt, Canon kì vọng đây sẽ là một chiếc máy ảnh xuất sắc, làm được mọi công việc từ chụp ảnh đến quay phim, xứng vai đầu tàu của hệ Canon EOS.


Canon EOS-1D X Mark III ra đời: gánh trên vai trọng trách cao cả

Đúng như các tin đồn trước đó, đúng 8 giờ sáng ngày 7/1/2020 (theo giờ Việt Nam), tập đoàn Canon đã phát đi thông báo về sự xuất hiện của chiếc máy ảnh cao cấp nhất: EOS-1D X Mark III, thay thế cho “người tiền nhiệm” EOS-1D X Mark II đã được 4 năm tuổi, đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu tuổi tác và sự hụt hơi.

Xuất hiện trong thời buổi mirrorless hoành hành, chèn ép mảng DSLR, EOS-1D X Mark III mang theo rất nhiều kì vọng của Canon nhằm giữ vững ngôi đầu hãng máy ảnh lớn nhất thế giới, làm đầu tàu dẫn dắt cả hệ EOS trong năm 2020 cũng như nhiều năm tiếp theo.

Cần lưu ý rằng, năm nay có 2 sự kiện thể thao lớn vào mùa hè là Olympic Tokyo và UEFA Euro 2020, trong đó đặc biệt là sự kiện Olympic được tổ chức tại lãnh thổ Nhật Bản. Không chỉ ra mắt các máy ảnh dòng 1D vào các năm có Olympic, mà năm nay còn là dịp để Canon phô diễn tất cả những gì hãng có với chiếc máy ảnh hàng đầu này.

Trước khi đi sâu vào các đặc điểm và thông số cụ thể của EOS-1D X Mark III, chúng mình có thể đưa ra nhận xét ngắn gọn rằng: So với các thế hệ máy trước kia của dòng 1D, EOS-1D X Mark III lần này mang trong mình những điểm cải tiến vượt trội, đặc biệt là hệ thống AF qua ống ngắm cực kì tiên tiến cũng như khả năng quay phim tương tự nhiều máy quay cao cấp, điều Canon chưa từng làm với các máy ảnh của mình, trừ chiếc EOS-1D C trước kia.

Và giờ, chúng ta hãy cùng xem những đặc điểm từ ngoài vào trong của EOS-1D X Mark III.

Ngoại hình

Về cơ bản, thiết kế bên ngoài của EOS-1D X Mk III cũng không khác 1D X Mark II, với khung vỏ magie vuông vức tương tự “bánh chưng”.

Phần ụ vuông trên đỉnh máy là nơi đặt phần thu phát tín hiệu GPS, do đó được làm bằng nhựa.

Ở cạnh bên trái máy, chúng ta vẫn thấy sự xuất hiện của 8 cổng kết nối:

  • WFT (cho Wifi)
  • Mic
  • Tai nghe
  • Dây điều khiển
  • Cổng LAN RJ45
  • USB 3.1 gen 1
  • Mini HDMI
  • Flash

Tuy nhiên, vẫn có 2 điểm đáng mới của EOS-1D X Mark III bao gồm: nút có đèn phát sáng và nút AF-On cảm ứng.

Chi tiết nút có đèn phát sáng này lần đầu tiên được Canon sử dụng. Chúng mình cho rằng cải tiến này chỉ có ưu điểm, không có nhược điểm nào hết. Nó sẽ giúp người dùng khi đang tác nghiệp ở các khu vực thiếu sáng nhìn rõ được mình đang bấm vào đâu, đặc biệt khi họ đang làm việc ở ngoài thiên nhiên hoang dã.

Đối với nút AF-On, người dùng không chỉ ấn xuống như bình thường, mà giờ nó được tích hợp cảm ứng, giúp thay đổi điểm nét / vùng nét mà không cần chuyển ngón tay xuống joystick truyền thống. Do đó, có thể coi rằng EOS-1D X Mark III có tới 2 joystick, mặc dù chỉ dành cho AF qua ống ngắm.

Công nghệ bên trong

Cảm biến hình ảnh và bộ xử lý trung tâm

Tương tự EOS-1D X Mark II, EOS-1D X Mark III vẫn giữ nguyên độ phân giải của cảm biến hình ảnh là 20mpx (5472 x 3648). Tuy nhiên, Canon đã thay đổi thiết kế cảm biến với màng lọc quang thông thấp mới, giúp gia tăng hơn độ sắc nét của hình ảnh, tránh được hiện tượng moiré.

Tiếp theo, Canon đã sử dụng bộ xử lý trung tâm mới mang tên DIGIC X, thay vì DIGIC 9 hay 9+ theo nhiều đồn đoán trước đó. Không chỉ vậy, trước đây Canon hay dùng thiết kế bộ xử lý kép Dual DIGIC cho các máy ảnh dòng 7D và 1D, nhưng lần này chỉ là 1 bộ xử lý hình ảnh duy nhất. Điều này cho thấy Canon đã có những nỗ lực nhất định nhằm cải tiến hơn nữa phần cứng và thuật toán xử lý hình ảnh, cũng như hiện đại hóa dây chuyền sản xuất các mạch điện tử của mình.

Không rõ tại sao Canon lại chọn tên là DIGIC X, không rõ là số 10 La Mã hay tương tự Apple đặt tên cho sản phẩm của mình là iPhone X?

Nhờ thiết kế cảm biến và bộ xử lý trung tâm mới, cũng như giữ nguyên độ phân giải 20mpx, dải ISO của EOS-1D Mark III là 100 – 102400, mở rộng xuống 50 và lên đến 812900. Điều này chắc chắn sẽ giúp EOS-1D X Mark III có khả năng khử nhiễu cực tốt, tốt nhất trong tất cả các máy ảnh EOS của Canon hiện nay, việc chụp ảnh ở ISO 12800 hay 25600 giờ không còn là điều khó khăn nữa.

Ngoài ra, EOS-1D X Mark III hỗ trợ ghi hình định dạng HEIF 10-bit, cho độ chi tiết và lượng dữ liệu lớn hơn nhiều so với JPEG 8-bit hiện nay.

Hệ thống AF và khả năng chụp liên tiếp

Đây là lần đầu tiên Canon bước ra khỏi khuôn mẫu 61 điểm AF đã được duy trì từ năm 2012.

Canon vẫn giữ nguyên bố cục 3 cụm AF lớn, tuy nhiên số điểm, mật độ điểm AF và tỉ lệ bao phủ cũng lớn hơn trước đây rất nhiều

Cụ thể hơn, EOS-1D Mark III mang theo mình 191 điểm AF chia làm 3 cụm, trong đó có 155 điểm AF dạng cross-type. Để gia tăng hơn nữa hiệu quả AF của tính năng EOS iTR AF khi chụp hình thể thao, Canon đã ứng dụng công nghệ Deep Learning, giúp nhận diện đầu và mặt của chủ thể.

Nhờ Deep Learning, khi người dùng cài đặt AF và thực hiện bám theo 1 chủ thể duy nhất, dù trong khung hình có xuất hiện nhiều chủ thể khác đứng gần hơn hoặc đột ngột che khuất chủ thể chính trong khoảnh khắc, máy vẫn không bị mất AF. Điều này đảm bảo các nhiếp ảnh gia và phóng viên sẽ thu được các bức ảnh của vận động viên quan trọng một cách sắc nét, đúng vào các khoảnh khắc hiếm có nhất.

Ở điều kiện lí tưởng, EOS-1D X Mark III có thể AF ở mức sáng -4 EV, tương đương đêm trăng tròn. Cần lưu ý, người dùng phải sử dụng ống kính có khẩu độ f/2.8 cũng như chế độ One-shot AF để đạt được khả năng AF ở -4 EV.

Không nằm ngoài xu thế, EOS-1D X Mark III có live view hỗ trợ Eye-detection, khả năng nhận diện mắt rất chính xác.

Đối với tốc độ chụp liên tiếp, EOS-1D X Mark III có thể ghi hình ở mức 16 hình/giây với ống ngắm quang học hay tới 20 hình/giây với live view. Nhờ việc hỗ trợ chuẩn thẻ CFExpress mới nhất (2 khe CFExpress), dù chụp liên tiếp ở mức tối đa với ống ngắm hay live view, EOS-1D X Mark có thể ghi tới 1000 hình RAW hoặc JPEG + RAW trước khi bị “đứng hình”.

Điều này cho thấy Canon đã quyết định bắt kịp với xu thế và tạm biệt hoàn toàn với 2 chuẩn thẻ CFast, CF trước đây. Mặc dù CFExpress hiện tại chưa phổ biến, cũng như có giá thành rất cao. Nhưng với các cơ quan báo chí, chính phủ, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vốn là đối tượng khách hàng chính của EOS-1D X Mark III, việc sở hữu vài chiếc thẻ nhớ loại này không có gì là khó khăn.

Khả năng quay video

Trước đây, chúng ta đều biết các máy ảnh của Canon có khả năng quay video khá tốt, hoặc chỉ là “ổn” với những người dùng cao cấp. Tuy nhiên, với EOS-1D X Mark III, Canon quyết đẩy khả năng quay video của chiếc máy này lên ngang với một số máy quay chuyên nghiệp trên thị trường hiện nay, xuất hiện những tính năng quay phim tốt nhất mà chúng ta chỉ từng nghe thấy trên các máy ảnh mirrorless trước đây như các máy dòng Lumix S.

Cụ thể hơn, EOS-1D X Mark III có khả năng quay video 4K 60p 10-bit 4:2:2 toàn cảm biến, hỗ trợ Canon Log, hay ghi video RAW 5,5K 12-bit ngay trên máy. Tuy nhiên ở tùy chọn video RAW 5,5K, người dùng sẽ không có Dual Pixel AF.

Cổng HDMI của EOS-1D X Mark III có thể hỗ trợ xuất video 4K 60p.

Thông số kỹ thuật

  • Cảm biến hình ảnh CMOS Fullframe 20mpx, độ phân giải hiệu dụng (thường thấy khi dùng): 5472 x 3648 pixel, hay 19,9mpx; tỉ lệ khung hình 3:2
  • Bộ xử lý hình ảnh DIGIC X, cùng 1 bộ xử lý DIGIC 8 cho AF và đo sáng
  • ISO: 100 – 102400, mở rộng: 50 – 812900
  • AF quang học: 191 điểm AF, với 155 điểm crosstype, chia làm 3 cụm
  • AF live view: Dual Pixel AF, 3869 vị trí AF thủ công hoặc 525 vị trí AF tự động
  • Phạm vi AF: -4 – 21EV (ống ngắm quang học). -4EV với điều kiện ISO 100, f/2.8, One-shot AF
  • Tốc độ chụp liên tiếp tối đa: 16 hình/giây với ống ngắm quang học, 20 hình/giây với live view. Đã bao gồm hoạt động đo sáng và AF liên tục
  • Bộ nhớ đệm: 1000 hình RAW hoặc RAW + JPEG, khi sử dụng cả 2 khe thẻ CFExpress
  • Định dạng video: H.264, MPEG-4, H.265
  • Độ phân giải tối đa: 5,5K, 4K 60p
  • Hỗ trợ Canon Log, 10-bit 4:2:2
  • Có khả năng quay video 5,5K RAW 12-bit
  • Hỗ trợ quay video timelapse
  • Màn hình: cảm ứng, 3,2inch, 2,1 triệu chấm, không xoay lật
  • Ống ngắm quang học: Độ bao phủ 100% khung hình, độ phóng đại 0,76x
  • Khe thẻ nhớ: 2 thẻ nhớ CFExpress Type B
  • Cổng kết nối: USB 3.1, mic, tai nghe, dây điều khiển, flash, RJ45, Wifi WFT, HDMI
  • Wifi tích hợp: Có, yêu cầu các điện thoại với hệ điều hành Android 5.0 hoặc iOS  9.3 trở lên
  • Khung vỏ: Magie
  • Khối lượng: 1440g
  • Kích cỡ: 158 x 168 x 83 mm
  • Pin: LP-E19, tối đa 2850 hình khi sạc đầy
  • GPS: Có
  • Phụ kiện đi kèm: Pin LP-E19, khay sạc đôi, dây đeo đặc biệt của dòng 1D, dây sạc, dây USB type C, gá bảo vệ các cổng kết nối
  • Giá niêm yết: 6500$

Khi nào Canon EOS-1D X Mark III được bày bán?

Hiện tại sản phẩm này chưa có sẵn trên thị trường, cũng như chưa có thông tin về thời gian bày bán chính thức. Chúng ta chỉ có thể thực hiện đặt mua trước với EOS-1D X Mark III, với mức giá 6500$.

Nếu như năm 2016, chúng ta đã thấy Nikon đi trước Canon hẳn 1 tháng với quân cờ D5, mang theo mình các tính năng kỹ thuật rất khủng như ISO 3 triệu (dù chỉ có tính chất quảng cáo là chính), thì 4 năm sau đó, Canon lại đi trước Nikon với 1D X Mark III. Điều làm nhiều người dùng chú ý nằm ở việc Canon đã đưa những tính năng quay video rất mạnh mẽ vào chiếc máy ảnh này, biến 1D X Mark III thành chiếc máy ảnh “gì cũng làm được”. Trước đây, chiếc máy ảnh DSLR duy nhất của Canon mà chúng ta thấy có khả năng quay video cao cấp là sản phẩm EOS-1D C, nhưng nó không phổ biến do giá thành cao, chỉ dành cho dân chuyên.

Với các tính năng kỹ thuật đột phá, EOS-1D X Mark III chắc chắn sẽ trở thành sản phẩm sáng giá trong mắt các nhiếp ảnh gia, phóng viên, nhà làm phim chuyên nghiệp, đặc biệt khi các sự kiện thể thao quốc tế lớn của năm 2020 không còn xa nữa. Cũng không rõ rằng, EOS-1D X Mark III có mở đầu cho việc Canon đưa các tính năng quay video cao cấp xuống các máy dòng thấp hơn không, nhưng dù sao chúng ta cũng cảm thấy có cơ sở để đặt niềm tin.


Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé

 

Với việc Nikon D6 được chính thức trình làng, Nikon đã thêm lần nữa cho thấy dù theo đuổi mirrorless, nhưng những DSLR chiến lược cao cấp sẽ không bị bỏ rơi.


Nikon D6 và AF-S 120-300mm f/2.8E: Bộ đôi đẳng cấp

Vào trưa ngày 4/9/2019 theo giờ Việt Nam, Nikon Nhật Bản đã ra thông cáo báo chí về bộ đôi sản phẩm cao cấp dự kiến sẽ là “con bài chủ lực” về DSLR trong năm 2020. Cụ thể hơn, 2 sản phẩm này là: thân máy DSLR cao cấp nhất D6 và ống kính zoom cao cấp AF-S 120-300mm f/2.8E FL ED SR VR, đây cũng đồng thời là sản phẩm chiến lược để hướng tới kì Olympic năm tới được tổ chức tại chính Nhật Bản.

Nikon thông báo sắp ra mắt "anh cả" D6 và ống kính 120-300mm f/2.8 | 50mm Vietnam
Mặt trước của Nikon D6. Có thể thấy thiết kế ngoài với phần gù máy khá giống D850

Chưa dừng lại ở đó, theo thông cáo báo chí của Nikon, năm 2019 này là tròn 20 năm ra đời các máy ảnh DSLR Nikon, trong đó có chiếc Nikon D1 – máy ảnh cao cấp một số đầu tiên, cũng như mừng thọ 60 năm hệ ống kính ngàm F. Do vậy, để đánh dấu mốc thời gian rất trọng đại này, Nikon thông báo đến toàn thể cộng đồng người dùng thế giới về 2 sản phẩm trong tương lai của họ là thân máy D6 và ống kính 120-300mm f/2.8.

Nikon tự tin cho hay D6 sẽ là chiếc DSLR tân tiến nhất ở thời điểm nó được công bố, sẽ đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe nhất từ các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp về sự ổn định, hiệu năng làm việc. Do đó, D6 sẽ xứng vai anh cả mới nhất của làng DSLR.

Bên cạnh D6, Nikon cho hay họ đang trong quá trình thử nghiệm ống kính AF-S 120-300mm f/2.8E FL ED SR VR. Đây là sản phẩm để Nikon cạnh tranh sòng phẳng với chiếc Sigma 120-300mm f/2.8 DG OS HSM Sports ra mắt cách đây vài năm. Với tiêu cự và khẩu độ như trên, chúng mình dự đoán ống kính này sẽ có mức giá dao động trong khoảng 5500 – 7500 USD.

Nikon thông báo sắp ra mắt "anh cả" D6 và ống kính 120-300mm f/2.8 | 50mm Vietnam
Hình ảnh chính thức của ống kính AF-S 120-300mm f/2.8E FL ED SR VR

Đáng chú ý ở ống kính 120-300mm là 2 chữ cái “SR”. Không rõ SR là viết tắt của yếu tố kĩ thuật nào, nhưng khả năng đây là đột phá mới của Nikon về quang học dành cho các ống kính cao cấp.

Nếu bạn nào đang thắc mắc về tên ống kính Nikon trong thời gian vài năm gần đây thì chúng mình sẽ giải thích như sau, lấy ví dụ là ống kính AF-S 120-300mm f/2.8E FL ED SR VR:

  • AF-S: ống kính có AF, sử dụng motor siêu thanh, nhanh và êm (S: silent, hoặc cũng có thể hiểu khác là supersonic. Motor AF siêu thanh được Nikon gọi là SWM: Silent Wave Motor).
  • E: Electronic Diaphragm: điều khiển khẩu độ điện tử, loại bỏ lẫy chỉnh khẩu cơ ở đuôi ống kính, các lá khẩu độ sẽ không khép lại khi tháo ống khỏi thân máy. Công nghệ này mới được áp dụng kể từ năm 2013 với ống kính AF-S 800mm f/5.6E FL ED VR, khác với các ống kính G vẫn giữ lại lẫy chỉnh khẩu ở đuôi.
  • ED: Extra Dispersion: thấu kính tán xạ cực thấp, giúp điều chỉnh vấn đề quang sai màu hay khiếm khuyết khác về quang học, khiến hình ảnh trở nên sắc nét hơn.
  • FL: Flourite: còn được gọi là “Huỳnh thạch”, có công thức hóa học CaF2, được dùng điều chế làm thấu kính, có khả năng chống quang sai màu tốt hơn ED, nhưng khá nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ, dễ bị nứt. FL hiện tại chỉ có trên các ống kính siêu tele và zoom tele cao cấp từ 200mm trở đi.
  • SR: Chưa được công bố
  • VR: Vibration Reduction: Giảm rung, hay thường gọi là chống rung.

Khi nào chúng ta sẽ có thông tin về thông số kỹ thuật, thời điểm bày bán và mức giá chính thức?

Hiện tại, những thông số kĩ thuật mà chúng ta được biết về Nikon D6 bao gồm như sau:

  • Hỗ trợ chống rung cảm biến
  • Ống ngắm có độ bao phủ 100%, độ phóng đại 0,76x đến 0,78x
  • 2 khe thẻ XQD, có thể cập nhật firmware và tương thích với CFexpress
  • Tích hợp wifi
  • Màn hình cảm ứng hoàn toàn
  • Khả năng AF tốt hơn D5

Trong quá khứ, chúng ta thường thấy Canon và Nikon ra mắt các DSLR “đỉnh” ở thời điểm gần nhau, thường là đầu tháng 1 và đầu tháng 2 các năm diễn ra Olympic, ví dụ D4EOS-1D X năm 2012, D5EOS-1D X Mark II năm 2016. Do đó, chúng ta sẽ còn vài tháng chờ đợi cho tới khi tất cả các thông tin được công khai.


Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé

Để tìm mua các sản phẩm máy ảnh, máy tính…ưng ý, các bạn có thể ghé thăm tại đây nhé

youtube abonnees kopen

Cuối cùng chúng ta có thể hình dung được sức mạnh của Canon EOS 90D, sản phẩm được Canon định hướng gộp dòng 7D và “2 số” về làm 1 dòng như thời kì EOS 50D.


Canon EOS 90D ra mắt: Dấu chấm hết cho dòng thể thao 7D

Mới đây, trang web Canon Rumors đã đăng tải bài viết kèm theo video rò rỉ mà họ nhận được về chiếc máy Canon EOS 90D. Mặc dù thời lượng video chỉ 1 phút 39 giây, nhưng nội dung bên trong đã tóm tắt hết những đặc điểm kĩ thuật chủ chốt của chiếc máy này, giúp chúng ta hình dung khá cụ thể về sức mạnh của EOS 90D.

Thiết kế bên ngoài

Thiết kế ngoài khá tương đồng với EOS 80D, cộng thêm phần gù máy bên trên gần giống EOS 70D. Màn hình xoay lật cảm ứng vẫn được giữ lại.

Rò rỉ video giới thiệu Canon EOS 90D: thực sự xứng đáng kế thừa 7D Mark II? | 50mm Vietnam

Phía bên trái máy vẫn đầy đủ 5 cổng kết nối gồm:

Nếu như các bạn quan tâm chiếc máy này sử dụng bao nhiêu thẻ nhớ, chưa có thông tin cụ thể. Tuy nhiên, dựa theo thiết kế như hình dưới đây thì khả năng cao EOS 90D chỉ có 1 thẻ nhớ như truyền thống của dòng “2 số”. Không rõ EOS 90D sẽ sử dụng chuẩn thẻ nhớ UHS-I hay UHS-II, nếu UHS-I thì sẽ là điểm trừ rất lớn cho chiếc máy này.

Rò rỉ video giới thiệu Canon EOS 90D: thực sự xứng đáng kế thừa 7D Mark II? | 50mm Vietnam

Đáng chú ý, ở mặt sau máy được bổ sung thêm joystick, chi tiết đã biến mất khỏi dòng “2 số” kể từ khi EOS 60D ra đời. Đây thực sự là một trợ thủ đắc lực cho những người thiên về chụp ảnh, thao tác chỉnh ảnh với joystick là cực kì sung sướng và nhanh chóng.

Công nghệ bên trong

Cảm biến hình ảnh

Tương tự các sản phẩm kể từ năm 2018 đến nay, EOS 90D được trang bị bộ xử lý DIGIC 8. Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất nằm ở độ phân giải của cảm biến hình ảnh, đạt tới 32,5mpx. Không rõ công nghệ cảm biến của EOS 90D có cải tiến gì nhiều hơn so với EOS 80D, nhưng theo nhiều nguồn tin, cảm biến của 90D chính là cắt từ miếng cảm biến sẽ xuất hiện trên chiếc EOS R có độ phân giải cao sắp tới.

Rò rỉ video giới thiệu Canon EOS 90D: thực sự xứng đáng kế thừa 7D Mark II? | 50mm Vietnam

Mặc dù vậy, sản phẩm này hướng đến đối tượng khách hàng nâng cao và “tay mơ” nhưng tài chính tốt, độ phân giải cao 32,5mpx có vẻ là hơi to một chút. Đối với nhu cầu tầm trung trở xuống, độ phân giải tối đa từ 20 đến 24mpx đã đáp ứng đủ cho phần lớn người dùng. Với một máy ảnh megapixel lớn, người dùng cũng sẽ phải tính toán đến dàn máy xử lý hậu kì phải đáp ứng được file RAW này nữa.

Thêm vào đó, độ phân giải cao sẽ đặt ra nghi vấn nhiễu ở ISO cao của EOS 90D có tốt hay không. Câu trả lời cho vấn đề này sẽ có sau một vài tuần nữa, khi Canon chính thức ra mắt sản phẩm, cũng như một số người dùng hoặc kênh được gửi máy thực hiện đánh giá, ví dụ điển hình nhất là DPReview.

AF và tốc độ chụp liên tiếp

Nếu như AF qua live view trên EOS 80D đã làm hài lòng một bộ phận lớn người dùng, thì giờ chúng ta cũng có thể hi vọng EOS 90D sẽ còn tốt hơn nữa. Cụ thể hơn, những điều nâng cấp đã bị lộ như sau:

  • AF nhanh hơn và chụp liên tiếp nhanh hơn, đặc biệt nếu người dùng muốn chụp với Servo AF
  • Eye-detection AF: Canon sẽ phải đưa tính năng này lên, nếu không muốn bị chê lạc hậu

Đối với AF qua ống ngắm, theo video mô tả, Canon đã nâng cấp cảm biến đo sáng hồng ngoại và RGB từ 7560 pixel trên EOS 80D lên 220.000 pixel, cũng như thêm tính năng EOS iTR AF, vốn chỉ có trên các máy cao cấp từ 1DX trở đi (ngoại trừ 5D Mark III). 220k pixel là tương đương 61,11% cảm biến tương tự trên EOS-1D X Mark II (360k pixel), hay gấp ~1,5 lần EOS 7D Mark II (150k pixel).

Rò rỉ video giới thiệu Canon EOS 90D: thực sự xứng đáng kế thừa 7D Mark II? | 50mm Vietnam
Minh họa cấu trúc bên trong của một máy ảnh DSLR về thiết kế AF. Hình dưới đây là của EOS-1D X Mark II.

Cảm biến đo sáng độ phân giải cao hơn sẽ giúp tính toán đo sáng và AF được chuẩn xác hơn. Ngoài ra, EOS iTR AF được coi như Face Detect của AF qua ống ngắm, dựa trên thông số về màu sắc, khoảng cách, khuôn mặt chủ thể. Do đó về lý thuyết, EOS 90D sẽ có khả năng AF tốt hơn EOS 7D Mark II.

Tuy nhiên, việc sử dụng lại bộ AF 45 điểm từ EOS 80D có thể sẽ là điểm kém hơn so với EOS 7D Mark II với 65 điểm AF, cũng như Canon đã cắt bớt 2 tùy chọn nhóm điểm AF: 1 điểm giữa và 4 điểm hỗ trợ, 1 điểm giữa và 8 điểm hỗ trợ sẽ khiến EOS 90D có phần kém linh hoạt hơn khi cần thực hiện công việc chuyên biệt như ghi hình sự kiện sự thể thao.

Rò rỉ video giới thiệu Canon EOS 90D: thực sự xứng đáng kế thừa 7D Mark II? | 50mm Vietnam
Hệ thống menu dành riêng cho AF trên 7D II, được kế thừa từ 1DX

Cuối cùng, liệu Canon có đưa hệ menu AF riêng biệt từ EOS 7D Mk II lên EOS 90D? Hồi sau sẽ rõ.

Về khả năng chụp liên tiếp, EOS 90D có thể chụp tối đa tới 10 hình/giây, với ý định phần nào gánh vác vai trò của 7D Mark II.

Quay phim

Ở phần cấu hình quay phim, Canon EOS 90D đã có sự cải thiện tương đối rõ ràng so với người tiền nhiệm khi có thể quay video 4K 30/25p, FHD 120/100p, bit-rate từ 20mpbs – 100mbps (khá giống Sony A6400), nhưng lưu ý trong một số trường hợp, khung hình sẽ bị crop lại.

Việc khung hình bị hẹp lại trong một số tùy chọn đã bị người dùng Canon phàn nàn trong thời gian dài nhưng vẫn chưa được cải thiện hoàn toàn. Liệu chiếc 90D này khi quay phim sẽ bị crop đến bao nhiêu? Chúng ta sẽ phải đợi thêm ít ngày nữa.

Bên cạnh đó, cũng không có thông tin về việc Canon sẽ bổ sung C-Log lên EOS 90D. Điều này hoàn toàn là dễ hiểu vì đến EOS RP cũng không có được tính năng này.

Khi nào Canon sẽ ra mắt EOS 90D?

Hiện Canon vẫn chưa có bất kì thông tin chính thức liên quan đến thời điểm ra mắt EOS 90D. Tuy nhiên chúng mình dự đoán thời điểm sẽ rơi vào trưa thứ 2 hoặc thứ 4 tuần sau theo giờ Việt Nam.

Vậy chúng ta có thể trông chờ gì ở EOS 90D?

Tất nhiên là có, một sự nâng cấp “khá nhiều” so với EOS 90D, mặc dù vẫn có những điểm chưa tối ưu hẳn, cũng như những điểm hơi thừa (như độ phân giải tới 32mpx). EOS 90D có thể sẽ là sản phẩm tốt, thay thế cho 80D và phần nào là đảm đương luôn cả vai trò của dòng 7D trong bối cảnh Canon cho thấy họ có vẻ đã muốn bỏ rơi dòng máy ảnh cảm biến crop cho dân thể thao này.

Ngoài ra, 90D có thể cũng là một sự lựa chọn để những người dùng Canon đang cần những tính năng quay phim ở các máy Sony có thể cân nhắc, để không phải đào tẩu chuyển hệ.

Tuy nhiên, không dễ để đưa ra bất cứ điều gì ở thời điểm này, khi sản phẩm còn chưa chính thức được ra mắt. Hãy chờ thêm vài tuần nữa, khi chúng ta sẽ có thêm nhiều thông tin và dữ liệu để đánh giá.


Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé

Để tìm mua các sản phẩm máy ảnh, máy tính…ưng ý, các bạn có thể ghé thăm tại đây nhé

Không có bất cứ thông tin cụ thể nào được chia sẻ về chiếc EOS R tiếp theo, thông tin duy nhất mà chúng ta biết đó là (dường như) Canon đang dồn sức cho sản phẩm ở cấp cao nhất.


Mới đây Canon Rumors đã đăng tải bài viết có nội dung liên quan đến dòng EOS R của Canon. Cụ thể hơn, Canon dường như đang thực hiện các công đoạn cuối cùng trước khi trình làng một chiếc EOS R, với vai trò và tính năng tương tự như chiếc máy đầu bảng EOS-1D X Mark II !

Rò rỉ thông tin về chiếc EOS R mới của Canon | 50mm Vietnam
Ông vua 1D X Mark II sắp bị phế bỏ?

Hiện tại thì chúng ta chưa có thông tin về thời điểm nào chiếc EOS R này được ra mắt, cuối năm nay hoặc đầu năm sau cho kịp thế vận hội 2020? Dù gì thì đây cũng là nước cờ “cứng” của Canon, thể hiện tham vọng cạnh tranh với a9 của Sony. Không phủ nhận rằng a9 có những thông số kỹ thuật tốt, nhưng các sản phẩm của Canon trước giờ luôn được tiếng “đáng tin cậy” và khá dễ để làm chủ sản phẩm.

Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới Canon Professional Services, hay CPS: dịch vụ hỗ trợ cho các phóng viên, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đang sở hữu các thân máy 1D, 5D, 7D và ống kính L… Có nhiều quyền lợi cho thành viên tham gia CPS, trong đó thành viên đang tác nghiệp tại các sự kiện thể thao lớn như Olympic, Asiad, World Cup có thể mượn thiết bị của Canon.

Bên cạnh Canon, chỉ duy nhất 1 hãng khác có dịch vụ tương tự là Nikon với Nikon Professional Services. Do đó, dù thông số trên giấy có thể không vượt trội so với a9, nhưng chiếc EOS R này sẽ có ưu thế hơn nhờ dịch vụ hỗ trợ CPS.

Ngoài ra, khả năng trong tháng 7/2019 sẽ xuất hiện những ống kính RF cao cấp, có thể là một ống tele hoặc siêu tele để đi kèm chiếc EOS R cao cấp tiếp theo thành bộ hoàn chỉnh, phục vụ ghi hình Olympic mùa hè 2020.

Tiếp sau Nikon, đến lượt Canon đánh tiếng về một chiếc máy mirrorless cao cấp nhất. Không rõ chiếc EOS R này sẽ thay thế hoàn toàn dòng 1D, hay là một phiên bản song song cùng dòng 1D? Để biết điều này, có lẽ chúng ta sẽ phải chờ tới tháng 9 năm nay, thậm chí là sang tháng 2/2020 mới có thông tin chi tiết.

Theo Canon Rumors


Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé

Có phải Olympus đang chuẩn bị “đánh lớn” bằng việc mở màn năm 2019 của họ với siêu phẩm flagship OM-D E-M1X?

Lá cờ đầu của Olympus

Mặc dù không phải là kẻ mở bát của năm 2019 (Sony mới là kẻ châm ngòi năm nay bằng a6400 cùng loạt firmware nâng cấp), nhưng Olympus lại bắt đầu năm mới của họ bằng một siêu phẩm cao cấp mang tên O-MD E-M1X vào lúc 13 giờ 24/1/2019 (theo giờ Việt Nam) tại London (Anh).

Được định hướng là sản phẩm cao cấp nhất, thay thế cho E-M1 Mark II, cũng như giành giật chỗ đứng trong thế giới mirrorless vốn đang quá “hỗn loạn”, Olympus đã thiết kế sản phẩm này với rất nhiều những đột phá, biến E-M1X trở thành “khủng long thu nhỏ” của làng mirrorless.

Diện mạo và sức mạnh khủng long ẩn bên trong là trái tim nhỏ nhắn

Vẻ ngoài miễn chê

Điều dễ nhận ra nhất ở bên ngoài chiếc máy này là một vẻ ngoài cực chuyên nghiệp, nam tính và chắc chắn với lớp vỏ kim loại cứng cáp, cùng một thiết kế hoài cổ cực đẹp.

Olympus lên tiếng với siêu phẩm OM-D E-M1X | 50mm Vietnam

Vẫn với thiết kế của dòng máy ảnh chuyên nghiệp với grip dọc liền thân máy, đồng nghĩa với không gian cầm nắm của OM-D E-M1X cũng lớn hơn và thao tác thuận tiện hơn khi cầm máy dọc, chiếc grip này cho phép chứa đến 2 pin bên trong.

Với 2 pin bên trong grip, tổng số ảnh có thể chụp được với máy này trên lý thuyết là 870 hình, thực tế có thể lên đến 2850 tấm.

Sức mạnh bên trong

Mặc dù phải chịu thua thiệt rất nhiều trước các đối thủ cùng dòng như EOS-1D X Mark II, D5 hay a9 vì vấn đề sử dụng cảm biến cỡ nhỏ, tuy nhiên Olympus đã bù lại bằng rất nhiều những tính năng kĩ thuật khác.

Không phải Sony, mà Olympus và Panasonic mới là những thương hiệu có truyền thống bê các tính năng và các thông số kỹ thuật khủng lên sản phẩm của mình.

Với chuẩn USB Power Delivery, việc sạc pin cho OM-D E-M1X giờ đây còn nhanh và tiện hơn nữa thông qua cổng sạc USB. Cả 2 cục pin có thể được sạc đầy cùng lúc chỉ trong 2 giờ. Điều này thực sự hữu ích với những người dùng phải di chuyển liên tục, không có nhiều thời gian lưu lại một địa điểm.

Chống rung thân máy – Tính năng khiến cả giới máy ảnh ngả mũ thán phục

Ở bên trong, nổi bật hơn cả là chống rung trong thân máy. Mặc dù không phải người đầu tiên có ý tưởng về tính năng này nhưng Olympus mới là kẻ thành công nhất. Ở E-M1X, khả năng chống rung trong thân máy đã được nâng lên tới 7,5 stop, con số mà tất cả các hãng máy ảnh có nằm mơ cũng chưa thể làm được.

Kỉ lục cho tới lúc này là 6,5 stop, cũng do Olympus nắm giữ trên chiếc E-M1 Mark II (khi sử dụng cùng ống kính 12-100mm). Với 7,5 stop, Olympus đã tự phá kỉ lục của chính mình, đưa họ đến ngưỡng mới của chống rung trong thân máy.

Với con số lý thuyết lên tới 7,5 stop, chúng ta hoàn toàn có thể chụp phơi sáng dài cầm tay lên tới 20 giây! Chưa rõ thực tế đến đâu, nhưng điều này thực sự hữu ích cho những người dùng có trí nhớ không tốt, bỏ quên chân máy ở nhà.

Không chỉ cho chụp ảnh, chống rung trong thân máy còn hiệu quả khi quay phim 4K. Mặc dù với dân quay phim, tripod, monopod, gimbal, steadicam luôn là phụ kiện không thể thiếu. Nhưng nếu chẳng may quên thì tính năng chống rung sẽ chữa cháy rất tốt.

Tính năng quay phim tốt nhưng chưa ấn tượng

Về phần quay phim Olympus OM-D E-M1X được trang bị thông số và công nghệ ở mức tạm ổn.

Với khả năng quay phim 4K ở các frame rate 24/25/30/50/60p và FullHD 24/25/30/50/60/120p nghe qua khá ấn tượng, tuy nhiên về mặt chất lượng thì lại chỉ dừng lại ở 8 bit 4:2:0, hoặc 4:2:2 khi sử dụng bộ ghi rời. Một điểm thua thiệt khá xa so với đối thủ GH5s khi đã có thể quay 10 bit từ lâu.

Olympus O-MD E-M1X cũng được trang bị thêm cả OM-Log400, một profile cho việc quay phim có thể giữ được nhiều chi tiết hơn, tuy nhiên với độ phân giải màu sắc chỉ là 8 bit 4:2:0, chi tiết này cũng chỉ mang tính tô điểm là nhiều.

Một vài tính năng khác

Bên cạnh đó, Olympus đã đưa lên E-M1X một hệ thống cảm biến – kết nối hỗn hợp mang tên “field sensor”: bao gồm cảm biến nhiệt, cảm biến độ sâu, la bàn, GPS. Hệ thống field sensor này đã xuất hiện trên các máy quay hành trình từ khá lâu, tuy nhiên đây là lần đầu nó được đưa lên máy ảnh (Trừ GPS).

Tính năng GPS hiện giờ vô cùng phổ biến trên các máy ảnh, cùng với wifi, NFC, Bluetooth hợp thành bộ 4 tính năng kết nối không dây. GPS trên các máy ảnh hiện nay được thiết kế để kết nối với 3 hệ thống định vị toàn cầu gồm: GPS (Mỹ), Glonass (Nga) và QZSS Michibiki (Nhật).

Có cảm giác như Olympus đang biến chiếc máy ảnh flagship của mình trở thành chiếc action cam cỡ lớn. Cũng như chưa rõ việc đặt nhiều chủng loại cảm biến vào nhằm mục đích gì. Nhưng rõ ràng, một chiếc máy ảnh có thể đo được cả nhiệt độ, độ sâu.. ngoài thực địa nghe qua vô cùng hấp dẫn.

Các thông số kĩ thuật của OM-D E-M1X

  • Cảm biến micro four thirds, 17,4 x 13mm, độ phân giải hiệu dụng 20,37mpx, 5184 x 3888
  • Tự làm sạch cảm biến: Rung ở tần số cực cao
  • Chống rung cảm biến: lên đến 7,5 stop (khi dùng ống Zuiko 12-100mm) hoặc 7 stop với ống kính Zuiko 12-40mm.
  • Bộ xử lý hình ảnh: 2 chip
  • AF: 121 điểm (cross-type), có thể AF -3,5 đến 20 EV (ở ISO 100 và ống kính khẩu độ f/2.8)
  • Tốc độ màn trập tối đa: màn trập điện tử lên tới 1/32000 giây hoặc 1/8000 giây với màn trập cơ; tuổi thọ tối đa 400.000 chu kì.
  • Tốc độ chụp liên tiếp tối đa: trên lý thuyết tới 18 hình/giây; lên tới 15 hình/giây ở định dạng RAW, lưu được 103 hình
  • Đo sáng: 2-20 EV, ở ISO 100 và khẩu độ f/2.8, có thể chụp anti-flicker (tránh nhấp nháy dưới ánh sáng nhân tạo như đèn ống)
  • Picture mode: i-finish, rực rỡ, tự nhiên, phẳng, chân dung, đơn sắc, tùy chọn, e portrait, nước, “color creator”, “art filter”.
  • ND filter: tích hợp
  • Quay video: 4K UHD 24/25/30/50/60p IPB; FHD 24/25/30/50/60p/120p
  • Quay video timelapse: 4K 5fps, FHD 5/10/15fps, HD 5/10/15/30fps.
  • Ống ngắm điện tử: 2,36 triệu điểm ảnh, 120fps, thời gian trễ 0,005 giây
  • Màn hình: cảm ứng xoay lật
  • Thẻ nhớ: 2 khe thẻ SD chuẩn UHS-II
  • Ngôn ngữ: 34 ngôn ngữ khác nhau
  • Cấu trúc: khung vỏ magie hoàn toàn
  • Chống chịu: chuẩn chống nước IPX1
  • Kết nối không dây: wifi
  • Hệ thống hỗ trợ khác: GPS (ghi lại hành trình di chuyển của máy, kết nối với GLONASS của Nga, Quasi-Zenith Michibiki của Nhật), cảm biến đo áp suất, nhiệt độ, gia tốc
  • Pin: thực tế tối đa tới 2850 tấm khi sạc đầy, 2 pin BLH-1
  • Kích thước: 44.4 mm x 146,8mm x 75,4mm
  • Nặng: 849g chỉ thân máy

Sản phẩm tiềm năng

Chưa rõ E-M1X có làm cho Olympus trở nên đáng quan tâm hơn với số đông người dùng chúng ta không khi điểm yếu cố hữu là cảm biến nhỏ so với các sản phẩm cùng dòng flagship hiện nay. Những người dùng cao cấp thường là cơ quan báo chí lớn, họ cũng không thiếu tiền để đầu tư những sản phẩm mang nhãn Canon và Nikon vốn có cảm biến lớn hơn, phù hợp khi chụp thiếu sáng.

Dù sao, nỗ lực của của Olympus cũng rất đáng hoan nghênh, đặc biệt trong thời kì mảng mirrorless đang vô cùng hỗn loạn. Sony đã có động thái dằn mặt cả thế giới đầu năm, Canon và Nikon có vẻ “ngầm” bắt tay nhau đánh lại Sony. Panasonic đã thành lập liên minh 3 hãng nhằm củng cố vững chắc hơn vị trí của mình trong thế giới mirrorless.

Dự kiến sản phẩm này sẽ được bán ra với mức giá 3000$, nghe qua thì có vẻ hơi chát cho một chiếc máy sử dụng cảm biến micro four thirds, dù là flagship. Nhưng cứ đợi xem, biết đâu những gì mà chiếc máy này thể hiện lại xứng đáng với số tiền phải bỏ ra.

Hi vọng rằng chúng mình sẽ sớm cơ hội trên tay sản phẩm này, mang đến sân vận động và nhà thi đấu để kiểm chứng sức mạnh thật sự của OM-D E-M1X.

Một số hình ảnh demo từ trang DPReview của OM-D E-M1X

Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé

Có lẽ rằng, không đơn thuần chỉ là tích hợp thêm chống rung cảm biến 5 trục, mà dường như Canon có thể đang ấp ủ điều gì đó cho các sản phẩm trong tương lai.


Chống rung cảm biến 5 trục: EOS R được chắp thêm cánh?

Mới đây, trang web Canon Rumors cùng nhiều nguồn khác đã đăng tải thông tin về việc Canon chuẩn bị đưa công nghệ chống rung cảm biến 5 trục vào trong thế hệ EOS R tiếp theo.

Nếu điều này thực sự xảy ra, thế hệ EOS R tiếp theo sẽ trở thành “con cưng” của Canon trong nhiều năm, kéo lại một bộ phận không nhỏ khách hàng đã rời bỏ hệ máy ảnh DSLR EOS để chuyển sang các sản phẩm của đối thủ.

Vậy công nghệ này có gì ghê gớm mà nhiều người dùng quan tâm đến thế?

Chống rung cảm biến 5 trục (5 axis in-body image stabilization) là công nghệ chống rung hình ảnh được hãng Olympus sáng tạo năm 2007 và đưa vào sản xuất hàng loạt đầu tiên trên thế giới (chiếc DSLR E-510). Khác với công nghệ chống rung trong ống kính, việc ổn định hình ảnh sẽ phụ thuộc vào cơ chế “lắc” cảm biến trong thân máy.

Khả năng chống rung trong thân máy sẽ phụ thuộc nhiều vào kích cỡ cảm biến. Cảm biến càng nhỏ, hiệu quả càng cao. Tính đến nay, tất cả các sản phẩm có khả năng chống rung trong thân máy tốt nhất đều thuộc về Olympus, do hãng này sử dụng cảm biến m4/3, nhỏ hơn crop khá nhiều (tối đa lên tới 6,5 stop). Trong khi đó, Chống rung trong ống kính hiện nay tối đa mới đạt tới 4,5 – 5 stop.

Chống rung cảm biến 5 trục - con bài tủ cho thế hệ EOS R tiếp theo?
EF 70-200mm f/4L IS II USMEF 100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM là 2 ống kính có chống rung đến 5 stop của Canon. Trong ảnh là 70-200mm f/4 IS II. Nguồn: ephotozine.

Chưa kể đến, có nhiều tin đồn năm sau hãng này sẽ ra mắt sản phẩm chống rung lên tới 7,5 stop, con số mà các hãng khác sẽ phải chạy dài mới đuổi kịp.

Tuy nghe ghê gớm là vậy, nhưng nó cũng có những nhược điểm nhất định. Trong đó là hiệu quả chống rung khi sử dụng các ống kính tele sẽ khác với các ống kính góc rộng. Khối lượng ống kính nặng, góc nhìn khác sẽ làm giảm hiệu quả (người dùng sẽ mỏi cơ sau thời gian dài. Đến một ngưỡng nào đó, sự rung ở tay người sẽ vượt quá khả năng chống đỡ của thân máy).

Trong khi đó, chống rung trong ống kính được thiết kế riêng cho từng ống, đảm bảo hiệu quả ở mức tối đa.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Canon sử dụng công nghệ này?

Canon đánh dấu bước chân đầu tiên của mình trong thế giới mirrorless fullframe của mình với chiếc EOS R vào tháng 9/2018. Ngay lập tức, sản phẩm này đã nhận được những lời tán dương cùng không ít đánh giá tiêu cực, trong đó EOS R không bao gồm chống rung cảm biến.

Những cá nhân này cho rằng, thiếu chống rung cảm biến sẽ làm cho EOS R là chiếc máy nửa vời, khó lòng đọ sức với dòng Alpha 7 đình đám của Sony.

Chống rung cảm biến 5 trục - con bài tủ cho thế hệ EOS R tiếp theo?
Chống rung cảm biến 5 trục – công nghệ mà Sony vẫn tự hào bấy lâu nay với dòng A7.

Dĩ nhiên, một chiếc máy đánh dấu sự xuất hiện của phân khúc mới sẽ tồn tại khá nhiều vấn đề, cũng như bước thăm dò cho những hành động tiếp theo.

Với kinh nghiệm hàng chục năm sản xuất ống kính cùng chất lượng đã được khẳng định, hoàn toàn có thể tin rằng ở thế hệ EOS R tiếp theo, chúng ta sẽ thấy sự đột phá chưa từng có. Khi chống rung trên ống kính kết hợp cùng thân máy, EOS R sẽ trở thành đối tượng nguy hiểm trong thế giới mirrorless fullframe.

Chống rung cảm biến 5 trục - con bài tủ cho thế hệ EOS R tiếp theo?
Với việc không bị giới hạn cơ học của hộp gương lật cản trở, một chiếc EOS R flagship hoàn toàn có cơ sở để thành hình.

Bên cạnh công nghệ chống rung, chúng mình cũng tin rằng Canon sẽ lần đầu sử dụng công nghệ cảm biến Back-Side Illuminated (BSI) trên máy ảnh ống kính rời, cũng như có thể thí điểm Stacked Sensor đối với EOS R phiên bản EOS-1D X Mark II (nhiều tin đồn dự đoán về phiên bản này).

Mới đến giữa tháng 12/2018 thôi, sẽ còn rất lâu chúng ta mới biết chuyện gì xảy ra ở các phiên bản EOS R kế tiếp.

Theo Canon Rumors


Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.

Ra mắt RF 12-35mm f/2.8L, hủy bỏ phát triển một dòng DSLR…đó là những gì Canon sẽ làm vào năm sau, mà chắc chắn các Canonian có thể sẽ không thích tin thứ 2.


Siêu phẩm góc rộng RF 12-35mm f/2.8L sắp hiện hình?

Mới đây trang web Canon Rumors đã đưa tin về sự xuất hiện của một ống kính zoom góc cực rộng với khẩu độ f/2.8 cho EOS R. Điều đáng chú ý ở ống kính này là tiêu cự nhỏ hơn 16mm.

Nghe có vẻ viễn tưởng vì 16-35mm là ống kính góc rộng nhất lúc này mà Canon sử dụng f/2.8 và ống rộng nhất của Canon hiện tại là 11-24mm thì chỉ có khẩu độ F/4 mà thôi (không tính ống mắt cá nhé).

Tuy nhiên khi EOS R ra đời, Canon đã tạo đột phá chưa từng có bằng RF 28-70mm f/2. Do đó việc Canon làm ống kính có góc rộng hơn 16mm mà vẫn giữ f/2.8 hoàn toàn khả thi.

Tin được không? Canon sắp ra mắt RF 12-35mm f/2.8L và hủy bỏ một dòng DSLR? | 50mm Vietnam
EF 16-35mm f/2.8L III USM – ống kính góc rộng nhất lúc này có f/2.8 của Canon. Với việc thiết kế hệ ngàm – ống mới, việc sản xuất ra ống kính vẫn có f/2.8 mà góc rộng hơn là hoàn toàn khả thi, dù giá sẽ hơi chát. Nguồn: DPReview.

Cách đây chưa lâu, Canon Rumors đã đăng tải tin tức về bộ ba ống kính RF sẽ ra mắt trong năm sau (16-35, 24-70, 70-200), trong đó dự kiến một ống là 16-35mm. Dựa theo những tin tức hiện có thì khả năng cao chính ống này sẽ rộng hơn 16mm.

Bên cạnh đó, CR cho biết Canon đang thử nghiệm 2 nguyên mẫu RF 12-35mm f/2.8L và 14-35mm để quyết định đi theo hướng nào.

Tin được không? Canon sắp ra mắt RF 12-35mm f/2.8L và hủy bỏ một dòng DSLR? | 50mm Vietnam
RF 24-105mm f/4L IS USM nằm cạnh RF 28-70mm f/2L USM – dễ thấy 28-70 béo gấp 2 lần “đồng bọn”. Nguồn: ephotozine

Ở thời điểm hiện tại Canon đã đăng ký quyền sở hữu 3 thiết kế ống kính 14-21mm f/1.4L, 16-35mm f/2.8L và 12-20 f/2L. Từ đây chúng ta không khó để đoán thiết kế RF 12-35mm f/2.8L đang nằm “kèo trên” so với 14-35mm.

Về phần Nikon đã tính toán năm sau sẽ trình làng sản phẩm 14-30mm f/4S, vậy nên chắc chắn Canon sẽ phải trình làng ngay sản phẩm có tính đột phá để làm đối trọng.

Hủy bỏ một dòng DSLR?

Thêm một tin nữa từ Canon Rumors, nhưng trái ngược với bên trên rất tích cực, tin này lại có tính tiêu cực, đặc biệt với các tín đồ DSLR.

Theo một nguồn tin giấu tên chia sẻ với Canon Rumors, Canon đã quyết định hủy bỏ kế hoạch nghiên cứu sản phẩm DSLR mà thay bằng mirrorless.

Nguồn tin này cũng cho hay khả năng cao có 3 dòng DSLR crop sẽ được ra vào năm sau, nhưng không nói gì đến fullframe. Mẫu kế tiếp cho EOS-1D X Mark II đang trong quá trình hoàn thiện thiết kế, nhưng chắc chắn phải qua tháng 1/2020 chúng ta mới biết cụ thể.

Tin được không? Canon sắp ra mắt RF 12-35mm f/2.8L và hủy bỏ một dòng DSLR? | 50mm Vietnam
EOS 5Ds/5DsR – sản phẩm mà 50mm Vietnam tin chắc hậu duệ của bộ đôi này sẽ bị “lên đĩa” và gia nhập EOS R. Nguồn: ephotozine

Bên cạnh đó, Canon cũng chia sẻ họ sẽ phải ra thêm tới 3 mẫu EOS R nữa cùng 5 ống RF. Nhưng cho đến nay tất cả mọi tin tức về các thân máy đều rất mù mờ, không có gì rõ ràng.

Việc hủy bỏ 1 dòng DSLR và thay bằng mirrorless của Canon chắc chắn sẽ nhận nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên trong xu thế chuyển dịch từ gương sang “không gương” hiện nay thì nó là hợp lý.

Khả năng in ấn to như một ngôi nhà với độ phân giải 50,6mpx của 5Ds

Dựa trên những gì đã quan sát được kể từ 2014 cho đến nay, chúng mình nhận thấy nếu điều này xảy ra, khả năng rất cao dòng 5Ds sẽ bị “lên đĩa” bởi tính đặc thù của nó: độ phân giải rất cao, dải ISO chỉ đến 6400 (không kể ISO H 12800).

Và để có được độ phân giải lên tới 50,6mpx đó là giá thành khá đắt, chỉ dành cho những người dùng dịch vụ cần in ấn khổ cực lớn hoặc chụp quảng cáo.

Kết hợp cùng tin tức RF 12-35mm f/2.8L ở bên trên, chúng mình càng có thêm cơ sở để tin vào dự đoán của mình, những khách hàng sở hữu 5Ds/5DsR sẽ luôn luôn phải có ống góc rộng bên mình.

Tạm kết

Mặc dù chưa biết được điều gì sẽ xảy ra thực sự vào năm sau, nhưng những tin tức ở trên đều có độ tin cậy tương đối cao. Qua đó chúng ta có thể lờ mờ nhìn ra Canon năm sau sẽ làm gì: nửa đầu năm với 2 sản phẩm crop, cuối năm với 1 chiếc EOS R, 1 DSLR và cả tá ống kính? Hãy cứ chờ xem.

Theo Canon Rumors


Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.

Sau một năm tương đối bứt phá với 2 sản phẩm gây ấn tượng đặc biệt là Canon EOS M50 và EOS R. Trong năm 2019, chúng ta sẽ xem Canon có bài tủ gì đây?

Sau nhiều ngày im hơi lặng tiếng, không phản đối hay bác bỏ, Canon đã ngầm xác nhận sự xuất hiện của một loạt sản phẩm mới vào ngày 5-9 tới đây, trong đó có chiếc mirrorless fullframe đầu tiên mang tên EOS R.


Siêu phẩm lộ diện?

 

Trong lúc cả thiên hạ đang sôi sục lên về bộ đôi mới Z6 Z7 của Nikon, cũng như những cuộc tranh cãi về sự hơn thua của bộ đôi này với các sản phẩm tương tự từ Sony, thì Canon ngầm xác nhận một loạt sản phẩm sẽ xuất hiện trước kì Photokina tới đây, mà cụ thể là vào ngày 5-9 (chọn đúng ngày khai giảng :v ), trong đó có chiếc mirrorless fullframe đầu tiên mang tên EOS R.

Danh sách các sản phẩm này bao gồm:

  • Body EOS R
  • Báng pin cho máy BG-E22
  • Ống kính RF 35mm f/1.8 IS Macro STM (nặng 306g)
  • Ống kính RF 50mm f/1.2L USM (50mm f/1.8 hay f/1.4 thì chưa thấy đâu mà đã có luôn f/1.2)
  • Ống kính RF 28-70mm f/2L USM (ống zoom chuẩn fullframe f/2 đầu tiên của Canon)
  • Ống kính RF 24-105mm f/4L IS USM
  • Ống kính EF-M 32mm f/1.4 STM
  • Ống kính EF 400mm f/2.8L IS III USM
  • Ống kính EF 600mm f/4L IS III USM
  • Ngàm chuyển EF – EOS R
  • PD – E1 (chưa rõ đây là thiết bị gì).

Nhìn qua thì chúng ta có thể thấy rõ Canon sẽ ra mắt các sản phẩm từ dòng phổ thông cho tới hàng chuyên nghiệp có giá trăm triệu, ít nhất là làm hài lòng cho giới nhà báo, những người đang dùng các máy dòng M, nhưng lại không có ống kính DSLR nào cho người dùng phổ thông (hơi buồn).

Nóng: Canon lộ hình chiếc máy ảnh mirrorless fullframe đầu tiên mang tên EOS R | 50mm Vietnam
RF 24-105L

Nóng: Canon lộ hình chiếc máy ảnh mirrorless fullframe đầu tiên mang tên EOS R | 50mm Vietnam
RF 35mm

Nóng: Canon lộ hình chiếc máy ảnh mirrorless fullframe đầu tiên mang tên EOS R | 50mm Vietnam
RF 50mm f/1.2L

Về dòng sản phẩm mrl mà chúng ta đã ầm ầm lên mấy ngày qua, bên cạnh thân máy, chúng ta đã thấy Canon đã “chế” sẵn 4 ống kính cho chiếc EOS R, đáng kể nhất trong đó là ống 50mm f/1.2L và 28-70mm f/2L. Có vẻ 50mm f/1.2L giờ là đặc sản của Canon, khi mà f/1.8 hay f/1.4 còn chưa thấy đâu thì đã có ngay f/1.2. Dù sao thì đối tượng khách hàng khi đã có đủ tiền mua được máy này thì chắc chắn chả thiếu tiền đầu tư cho ống kính, nên một chiếc ống f/1.8 ban đầu cũng không cần thiết lắm.

Nóng: Canon lộ hình chiếc máy ảnh mirrorless fullframe đầu tiên mang tên EOS R | 50mm Vietnam

Bên cạnh đó là ống kính zoom chuẩn f/2 đầu tiên kia. Chắc chắn rằng giá cho chiếc ống 28-70 kia sẽ không nhẹ nhàng chút nào, có lẽ sẽ rơi vào mức 35-40 triệu khi về tới Việt Nam.

Nóng: Canon lộ hình chiếc máy ảnh mirrorless fullframe đầu tiên mang tên EOS R | 50mm Vietnam
Màn hình phụ của EOS R. Nút bắt đầu/kết thúc quay video đặt phía trên, không được tiện lắm.

Thế EOS R có thông số ra sao

Về chiếc mirrorless FF đầu tiên của Canon, cho tới thời điểm này, các thông số cơ bản nhất đã được biết như sau:

  • Tên: EOS R (không hiểu tại sao lại là R).
  • Cảm biến CMOS FF 30,3 mpx (có khả năng là dùng chung cảm biến với EOS 5D Mk IV), với Dual Pixel CMOS AF, độ bao phủ tối đa 100% chiều dọc x 88% chiều ngang.
  • Có thể AF ở -6 EV (tối mù, -3 EV là đã tương đương điều kiện chỉ có ánh trăng. Phải lắp các ống kính f/2.8 trở lên mới có thể AF ở mức -6).
  • Khả năng quay video 4K (Không rõ có ở mức 4K 60p không).
  • Màn hình cảm ứng xoay lật.
  • Wifi, Bluetooth
  • Khung thân Magie, chống bụi, nước.
  • Pin: LP-E6N.
  • Báng pin: BG-E22.
  • Kích thước: 136mm chiều dài x 98mm chiều cao.
  • Nặng: 580g (tương đương body entry EOS 750D).

Nóng: Canon lộ hình chiếc máy ảnh mirrorless fullframe đầu tiên mang tên EOS R | 50mm Vietnam
Ngàm khá to so với máy.

  • Ngàm: đường kính trong 54mm, khoảng cách từ thấu kính cuối đến cảm biến: 20mm; 12 chấu điện tử.
  • Ngàm chuyển: EF – EOS R, “control ring mount EF – EOS R” (không rõ là gì).
  • Ống kit: RF 24-105mm f/4L IS USM (107mm x 83mm, 689g; so với EF 24-105mm f/4L IS II USM 118mm x 83mm, 795g)

Nhìn qua các thông số kể trên, có thể cảm thấy máy này đánh vào phân khúc khách hàng bán chuyên, cao cấp, khi các thông số nghe đều khá mạnh. Chắc chắn rằng Canon đang kì vọng rất nhiều vào đứa con này, sẽ giúp giành lại một phần đáng kể khách hàng đã rời bỏ để chuyển sang sản phẩm mang nhãn hiệu Nikon hoặc Sony, mà ở đây chủ yếu là Sony, với A7 III.

Nóng: Canon lộ hình chiếc máy ảnh mirrorless fullframe đầu tiên mang tên EOS R | 50mm Vietnam
EOS R gắn ống kính 100-400L IS II USM với ống nhân tiêu cự 2x thông qua ngàm EF – EOS R. Lưu ý rằng bên dưới cổng mic là cổng tai nghe, vốn chỉ có trên các máy bán chuyên và flagship 1DX.

Bên cạnh đó, có một đặc điểm khiến mình tin R sẽ đánh vào đối tượng khách hàng “có kinh nghiệm” là việc được trang bị cổng tai nghe, vốn là đặc điểm riêng có của các máy bán chuyên và “đỉnh”, bao gồm: EOS 80D, EOS 5D Mk III/IV, EOS-1D X Mk II/1D C.

Nóng: Canon lộ hình chiếc máy ảnh mirrorless fullframe đầu tiên mang tên EOS R | 50mm Vietnam
EOS R khi so sánh với EOS 5D Mk IV.

 

Bao giờ thì các sản phẩm này được bán

Điều này thì chúng ta chưa được rõ, tuy nhiên, nhanh nhất thì chắc phải cuối tháng 9 hoặc sang giữa tháng 10 chúng ta mới biết. Đối với chiếc EOS R, khả năng giá niêm yết sẽ ở mức 50 triệu, khi thực tế về đến nước ta chắc sẽ thấp hơn ~7 triệu. Dù sao, với thực tế chiếc M50 khi gắn ngàm chuyển vào không làm giảm tốc độ lấy nét thì có thể tin ở EOS R, người dùng vẫn thoải mái dùng ống kính DSLR mà không lo AF chậm.

Bên cạnh đó, mình đoán có thể Canon Marketing Vietnam sẽ trưng bày các sản phẩm này trong kì Canon Photomarathon tới đây, nên nếu có thể thì các bạn hãy tham gia cuộc thi này, vừa tăng cường khả năng sáng tác nhanh, cũng như có thêm trải nghiệm sản phẩm mới.

50mm Vietnam sẽ tiếp tục cập nhật tới các bạn ngay khi có thông tin mới về sản phẩm trên.

Theo Canon Rumors

Hi vọng bài viết sẽ làm các bạn sẽ thêm yêu quý hơn chiếc máy mang tên EOS mình đang có, cũng như các newbie còn đang lăn tăn thì sẽ sớm mua được chiếc máy như ý muốn.

Hãy cân nhắc trước khi xem, bởi lẽ nếu không giữ được bình tĩnh sau khi ngắm những hình ảnh về kho thiết bị khủng dưới đây thì hầu bao của các bạn sẽ vơi đi đáng kể đấy.

Có lẽ đội ngũ kỹ thuật viên ở Olympus đã thành công sau nhiều nỗ lực trong việc đưa chụp ảnh phơi sáng dài lên một tầm cao mới: CHỤP DẢI NGÂN HÀ (MILKY WAY) KHÔNG CẦN CHÂN MÁY.

Sự ra đời của chững chiếc máy mới như 77D và 800D trong thời gian gần đây đã làm khó cho người tiêu dùng khi phải lựa chọn giữa 800D/77D được thừa hưởng mọi tính năng tốt nhất từ 80D hay 750D/760D với chi phí “nhẹ nhàng hơn”. Và sau đây là một vài phân tích kĩ càng hơn của 50mm Vietnam muốn gửi tới các bạn.

Mới đây Canon UK đã ra mắt một bộ sưu tập với loạt các sản phẩm như áo phông, áo khoác và phụ kiện như mũ, ô dành riêng cho các Canonian!

Cuối tháng 9 vừa qua, hiệp hội CompactFlash vừa tuyên bố họ đang bắt đầu nghiên cứu thế hệ thẻ nhớ mới, có tên CFexpress với tốc độ đọc-ghi nhanh không tưởng so với các thế hệ thẻ CF đang lưu hành trên thị trường hiện nay, kể cả XQD hay CFast.