Nhân năm mới 2020, Canon tuyên bố đã hoàn tất việc xây dựng hệ ống kính ngàm EF cho DSLR. Việc sản xuất ra tiêu cự mới sẽ chỉ diễn ra khi người dùng có nhu cầu rõ ràng và đủ lớn.
Mới đây, trang web Digital Camera World đã đăng tải bài phỏng vấn của họ với Canon châu Âu nhân dịp năm mới 2020. Theo đó, Canon sẽ tập trung vào việc nghiên cứu và sản xuất mới các chủng loại ống kính ngàm RF, cũng như hệ ngàm EF đã được xây dựng hoàn tất. Canon sẽ chỉ sản xuất các chủng loại ống kính EF mới trừ khi thị trường có nhu cầu lớn.
Richard Shepherd, giám đốc tiếp thị sản phẩm của Canon châu Âu chia sẻ:
Như các bạn đã biết, Canon đã ra mắt máy ảnh EOS R và hệ ngàm RF từ cuối năm 2018. Từ đó cho tới nay, Canon vẫn tiếp tục phát triển hệ RF, trong khi vẫn hỗ trợ người dùng DSLR với ống kính EF. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục ra mắt các loại ống kính EF mới, nếu như thị trường có nhu cầu.
Tuy vậy, mục tiêu chính của chúng tôi vẫn là tập trung cho hệ RF.
[…] Khi được Canon ra mắt vào năm 1987, nó là một dòng sản phẩm hoàn toàn mới, thay thế cho hệ FD.
Khó mà tưởng tượng những gì mà chúng ta đã đạt được với hệ ngàm này trong 33 năm qua. Các ống kính mà bạn mong muốn như ống kính trượt TS-E, ống kính macro, ống kính zoom mắt cá, ống kính góc cực rộng, ống kính siêu tele..đều đã được sản xuất. Gần như không còn sản phẩm nào mà hệ EF chưa có, vậy nên hệ EF không còn gì nhiều để tiếp tục mở rộng hơn nữa.
Tất nhiên, điều ấy không có nghĩa chúng tôi sẽ ngừng hệ EF lại. Khi thị trường có nhu cầu sản phẩm mới hoàn toàn, chúng tôi sẽ ra mắt thêm ống kính.
Mặc dù một nhân viên cấp cao của Canon phát biểu rằng hệ EF sẽ không bị ngừng lại, nhưng điều ấy không khỏi làm nhiều người dùng chúng ta không lo lắng. Không ai biết trước được, vào một ngày đẹp trời trong tương lai, Canon tuyên bố dừng hoàn toàn hệ EF.
Tất nhiên, chúng ta vẫn có thể dùng ngàm chuyển để sử dụng ống kính EF cho các máy mirrorless, nhưng điều ấy chắc chắn sẽ làm những người ưa thích DSLR truyền thống cảm thấy “cụt hứng”. Một điều chắc chắn rằng, không phải ai cũng thích máy ảnh và ống kính mirrorless, dù chúng đều có chất lượng và hiệu năng tốt.
Vậy nên, với các bạn đang sử dụng và ưa thích DSLR Canon, hãy thực hiện những mong muốn của bạn với Canon, chụp thật nhiều ảnh đẹp với ống EF. Và nếu có thể, hãy sưu tập nhiều ống kính EF nhất có thể, vì biết đâu chúng sẽ không còn được sản xuất nữa, cũng như chúng ta không còn có thể mua mới được nữa.
Theo Digital Camera World
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé
Nắp ống kính tích hợp ẩm kế thực sự là một phụ kiện đáng giá cho nhiều anh em, nhưng liệu có thực sự hữu ích khi chúng ta luôn lưu trữ ở tủ chống ẩm khi không sử dụng?
Mới đây, một công ty tại Nhật Bản mang tên UN đã trình làng một món phụ kiện vô cùng độc lạ: nắp ống kính tích hợp ẩm kế và nhiệt kế. Thông tin này ngay sau khi được đăng tải lên trang Twitter của DC Watch đã nhận được những phản hồi khá tích cực.
温湿度計が付いたレンズのリアキャップを買ってみた。
— こ~や? (@pingu1134) December 10, 2019
まだマイクロフォーサーズ用しか販売してないみたい。(UNX-8595) https://t.co/HYIcYwp5rz pic.twitter.com/FK5yEeUNoM
Được biết rằng, loại nắp đuôi ống kính này tích hợp ẩm kế và nhiệt kế, hiện tại chỉ có cho người dùng các máy ảnh hệ M4/3 như Olympus hay Panasonic. Với các anh em sử dụng máy ảnh nhãn hiệu khác muốn sử dụng “nắp lạ” này, cần phải kiên nhẫn chờ đợi vào tương lai xa hơn.
Để có thể tích hợp ẩm kế và nhiệt kế, độ dày của nắp ống kính được tăng lên gấp đôi so với hiện nay. Với thiết kế ban đầu khá mỏng của nắp đuôi ống kính ngàm M4/3, việc dày lên gấp đôi cũng không phải điều gì “to tát”, nhưng với các loại nắp của Canon EF / EF-S, Nikon F, Fujifilm X, làm dày lên hơn nữa có thể sẽ gây ra ý kiến phàn nàn.

Về cơ bản, việc tích hợp này chắc chắn sẽ giúp người dùng biết được độ ẩm và nhiệt độ ở môi trường hiện tại như thế nào. Nhiệt độ và độ ẩm cao thực sự là môi trường cực kì thuận lợi cho việc hình thành và phát triển mốc bên trong ống kính. Điển hình là Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao trên 60% quanh năm, trừ thời kì cuối thu và nửa đầu mùa đông khi thời tiết hanh khô.
Việc hình thành nấm mốc bên trong ống kính thực sự gây rất nhiều phiền toái cho khổ chủ, đặc biệt khi chúng xuất hiện trong các ống kính dòng đắt tiền như Canon L, Nikon N. Thiết kế phức tạp sẽ khiến chi phí lau chùi, bảo dưỡng không rẻ.
Mặc dù nghe qua khá hữu ích, giúp khổ chủ biết được nhiệt độ và độ ẩm thực tế, tuy nhiên có thể món đồ này lại khá vô dụng. Nói là vô dụng vì nếu không được sử dụng, chúng ta sẽ lưu trữ trong tủ hoặc hộp chống ẩm, với độ ẩm 35 – 45%, sau đó thì không cần quan tâm đến điều kiện bên ngoài. Hay khi đang phải làm việc, biết được điều kiện bên ngoài đang có độ ẩm cao thì chúng ta cũng không thể dừng lại và cất hết thiết bị đi.
Tuy nhiên, đây vẫn là một phụ kiện thú vị đáng để trông đợi. Chúng ta hãy chờ xem liệu có sản phẩm tương tự xuất hiện tại Việt Nam không.
Theo DC Watch
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.
Để tìm mua các sản phẩm máy ảnh, máy tính…ưng ý, các bạn có thể ghé thăm tại đây nhé.
Sau nhiều ý tưởng/bằng sáng chế mang tính phô diễn nhiều hơn thực tế, mới đây những nguồn tin “vỉa hè” đang nói tới những điều tích cực và thực tế hơn nhiều, về một chiếc máy ảnh có thể sử dụng ống kính ngàm EF và RF không cần ngàm chuyển.

“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Với chiếc máy quay RED Komodo, phải chăng ngàm Canon RF mới ra mắt nhưng đã sớm cho thấy tiềm năng trong lĩnh vực quay phim chuyên nghiệp chẳng kém gì ngàm EF trong cả chục năm qua?
Mới đây hãng sản xuất máy quay nổi tiếng RED vốn được dùng trong các dự án phim hay movie clip ca nhạc đình đám từ Việt Nam cho đến thế giới, đã rò rỉ hình ảnh ngàm của máy quay mới nhất của họ: chiếc RED Komodo.
Sẽ không có gì đáng nói, nếu như hình ảnh ngàm của chiếc máy quay RED Komodo được nhiều nguồn cho hay là giống ngàm Canon RF – dành cho hệ máy ảnh EOS R/RP. Hình ảnh lộ ra của chiếc ngàm của RED Komodo giống ngàm RF từ thiết kế cho tới phần chấu điện tử ở phía bên phải ngàm có 4 chấu.
Mặc dù tất cả chúng ta sau khi “soi” thật kĩ đều thấy giống ngàm RF (thậm chí tin chắc 99,9999% rằng đây là ngàm RF), nhưng RED vẫn chưa đưa bất kì ý kiến nào về việc này. Tuy nhiên, theo nhiều dự đoán cho rằng đây sẽ là máy quay ống kính rời loại nhỏ dùng ống kính RF, có mức giá rẻ hơn nhiều so với các máy quay điện ảnh 5K và 8K có giá lên đến 40.000$.
Có thể thấy ngàm RF đã sớm cho thấy tiềm năng rất lớn của mình với mảng quay phim điện ảnh, chẳng kém gì “tiền bối” EF, vốn cũng từng được dùng cùng các máy quay của RED ở những production house. Cũng phải nói thêm rằng có thể hệ máy quay của Canon chưa thực sự có độ phủ thị trường tốt như máy ảnh, tuy nhiên hệ ống kính ngàm EF của họ thì lại có chỗ đứng khá vững chắc với giới làm phim.
Thực tế, trên các máy quay RED khi được mua về, luôn có một bộ lẫy, người dùng có thể chọn để dùng ngàm PL hoặc EF. Với ưu thế vượt trội và độ phổ biến của mình trên thị trường máy ảnh, các ống kính EF cũng là sự lựa chọn của những người quay phim từ nghiệp dư cho đến chuyên nghiệp với budget hạn chế.
Việc sử dụng các ống kính khác nhau sẽ cho các cảm nhận khác nhau, đạo diễn sẽ đưa ra yêu cầu cho đạo diễn hình ảnh để họ chọn lựa ống kính phù hợp mong muốn của mình. Có lẽ đâu đó đã có những đạo diễn hình ảnh có gợi ý cho RED về những chiếc ống kính RF của Canon chăng? Chúng ta hãy cùng đợi thêm thông tin trong thời gian tới nhé.
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé
Để tìm mua các sản phẩm máy ảnh, ống kính, máy tính…ưng ý, các bạn có thể ghé thăm tại đây nhé.
Với video dưới đây, các bạn sẽ có thể hiểu thêm ngàm ống kính RF hiện giờ sẽ có gì tốt hơn và kém hơn so với hệ ngàm EF truyền thống 32 năm qua.
Video giải thích ngàm RF hơn EF đến từ Canon
Mới đây, một trong những trang youtube chính thức của Canon là Canon Imaging Plaza đã đăng tải một video mới, mô tả những ưu điểm của hệ ngàm RF so với EF. Video chỉ dài 4 phút rưỡi nhưng vẫn nêu được những điểm chính liên quan đến kích cỡ ngàm, chất lượng quang học và giao thức giữa thân máy và ống kính.
Khoảng cách từ thấu kính cuối tới cảm biến ngắn hơn
Các ống kính DSLR có khoảng cách từ thấu kính cuối đến cảm biến khá xa, dẫn tới việc sửa lỗi ống kính khó hơn. Giải pháp cho việc này là làm thấu kính lớn hơn, cũng như kích thước cả ống kính cũng phải lớn theo.
Đối với dòng RF, do khoảng cách từ thấu kính cuối đến cảm biến ngắn hơn EF khá nhiều lần, do đó việc chỉnh sửa lỗi quang học dễ dàng hơn, hình ảnh tại vùng rìa tốt hơn, sắc nét hơn do giảm thiểu được hiện tượng tán xạ ánh sáng.
Mặc dù vậy, kích thước các ống kính RF cũng lớn hơn so với ống kính EF có tiêu cự tương đương, sở dĩ có điều này vì Canon muốn việc chất lượng hình ảnh thu được tốt hơn.
Lớp phủ giải quyết lóa và bóng ma
Thêm nữa, việc rút ngắn khoảng cách từ thấu kính cuối đến cảm biến cũng gia tăng hơn việc xuất hiện bóng ma và lóe hình. Để giảm bớt hiện tượng này, Canon đã đưa 2 công nghệ phủ thấu kính đời mới nhất, đang có trên các ống EF dòng L là ASC (Air Sphere Coating) và SWC (Subwavelength Structure Coating).
SWC là cấu trúc phủ dạng nêm có kích cỡ nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng mà con người nhìn được, có tác dụng bẻ cong ánh sáng khi đi qua lớp phủ, vào thấu kính, làm giảm đến tối đa hiện tượng bóng ma, lóe hình.
Số lượng chấu tiếp xúc tăng
Cuối cùng là giao thức giữa ống kính và thân máy. Ngàm RF được thiết kế tới 12 chấu tiếp xúc, so với 8 chấu của ngàm EF. Điều này giúp lượng thông tin trao đổi qua lại giữa thân máy và ống kính được nhiều hơn và nhanh hơn, đảm bảo AF được chính xác (đặc biệt với Eye AF), cũng như chống rung trên thân máy trong tương lai.
Tạm kết
Mặc dù đây chỉ là video về các sản phẩm Canon, nhưng những kiến thức này cũng khá đúng với Nikon khi so sánh ngàm Z với ngàm F lâu nay, các bạn sẽ có thể hiểu thêm nhiều về những gì 2 ông lớn lâu năm Canon và Nikon đang làm hiện nay.
Bên cạnh đó, không thể phủ nhận những ưu điểm của “ngàm to – khoảng cách ngắn” so với ngàm của DSLR hiện tại, nhưng chúng cũng tồn tại nhược điểm như kích thước ống kính lớn hơn, giá cả đắt hơn khá nhiều các ống kính DSLR.
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé
Với việc cả hai hãng cùng chế tạo ra sản phẩm mirrorless fullframe, giờ đây nhờ ngàm chuyển CANIKON, những người dùng Nikon muốn đổi gió với ống kính Canon hoàn toàn có thể tự tin khoe cá tính.
Cuối cùng Nikon cũng đã vượt mốc 110 triệu ống kính Nikkor được sản xuất – một con số khổng lồ, nói lên những cố gắng không mệt mỏi của đội ngũ kĩ sư nhằm đưa hãng này đến được tầm cao mới.
Vững chắc ngôi vị ông lớn quang học
Nhắc đến DSLR, chắc chắn phần lớn chúng ta sẽ nhớ ngay đến 2 ông lớn đang thống trị thị trường là Canon và Nikon. Và khi mà họ “thống trị thị trường”, số lượng sản phẩm của họ nằm trong top đầu cũng là một lẽ dễ hiểu.
Canon nhờ tiềm lực tài chính hùng hậu, thực hiện các chương trình quảng bá liên miên trên toàn thế giới từ năm này qua năm khác đã cán mốc 100 triệu ống kính vào tháng 4/2014. Ở một diễn biến khác, Nikon lại lặng lẽ hơn. Mang tiếng có Mitsubishi là công ty mẹ, nhưng Nikon lại phải tự xoay sở lấy mọi thứ và thành tích đến chậm hơn đối thủ kha khá.
Để dễ hình dung hơn, Canon đã mất 27 năm để đi từ con số 0 đến mốc 100 triệu ống kính EF vào năm 2014. Đến tháng 10/2017, Canon đã cán mốc 130 triệu ống kính được cho “ra lò”. Về phía Nikon, hãng này chính thức chạm tay tới dấu mốc 100 triệu vào 7/2016 và mất thêm 2 năm nữa để đạt tới mốc 110 triệu ống kính Nikkor vào đúng ngày 20/11/2018.
Để đánh dấu thời khắc lịch sử này, mới đây Nikon đã ra thông cáo báo chí, cũng như cảm ơn các khách hàng đã đồng hành và ủng hộ cho Nikon trong suốt chiều dài lịch sử.
Đến đây, có thể sẽ có nhiều bạn băn khoăn cái tên Nikkor từ đâu mà ra đúng không?
Đôi điều về cái tên ống kính Nikkor
Nikkor vốn là tên thương hiệu cho các ống kính của Nikon. Nó bắt nguồn từ tên sơ khai của Nikon là Nippon Kōgaku (日本光学工業株式会社, hay “quang học Nhật Bản”), sau đó biến thành Nikko (日光 – ánh sáng mặt trời) và ghép thêm chữ R.
Trên thực tế, Nikon khi xưa khởi đầu là một đơn vị sản xuất thiết bị quang học, không phải nhà sản xuất máy ảnh (ngược lại với Canon). Những công nghệ ban đầu họ có được trong tay là nhờ “học mót”, thậm chí là sao chép thành tựu của Leica (giống như cách một vài quốc gia trên thế giới đã từng làm, giúp cho họ sau này tạo dựng được một nền công nghiệp sản xuất hùng mạnh, mà điển hình là Trung Quốc).
Những sản phẩm tiêu biểu của Nikon
- Hệ ống kính ngàm F cho SLR và DSLR
- Hệ ống kính “1” cho các máy mirrorless dòng 1 (đã chết yểu do sự cạnh tranh quá lớn từ các đối thủ).
- Hệ ống kính ngàm S cho các máy film dòng S và rangefinder Leica.
- Kính hiển vi
Canon làm thân máy, Nikon làm ống kính. - Ống kính cho sản phẩm máy ảnh đầu tiên của Canon mang tên “Hansa Canon”.
- Khí cụ quang học cho quân đội phát xít Nhật trong thế chiến II.
- v.v..
Mặc dù nhiều như vậy, nhưng đáng chú ý nhất chỉ có hệ ống kính ngàm F, góp phần tạo dựng tên tuổi Nikon hàng chục năm nay. Năm 1959, Nikon ra mắt máy ảnh SLR ngàm F, đánh dấu sự xuất hiện của ống kính Nikkor F, mà bắt đầu với ống 50mm f/2.
Thêm một con số đáng chú ý, có thể làm cho các Nikonian kinh ngạc: cho tới nay, ống kính F đã có hơn 400 chủng loại khác nhau. Đây là một số lượng cực lớn, dễ khiến cho những đối thủ sừng sỏ nhất của Nikon phải ngả mũ chào thua.
Tạm kết
Cho đến nay đã gần 60 năm, nhưng hệ ống kính F vẫn chứng tỏ được sức mạnh của mình. Ngàm F vẫn luôn luôn được Nikon nghiên cứu, cải tiến, giành được sự tin tưởng từ các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lẫn người dùng phổ thông.
Với việc tiếp tục ra mắt bộ đôi mirrorless fullframe đầu tiên của mình cùng hệ ống S, Nikon tiếp tục làm phong phú hơn cho thương hiệu ống kính Nikkor lừng danh của mình, mà chắc chắn trong tương lai số lượng ống Nikkor sẽ tăng thêm.
Hãy chờ đợi xem, có thể chúng ta sẽ được nhìn thấy nhiều đột phá hơn ở từ Nikon với các sản phẩm của mình và hãy cùng chờ đón một ngày không xa Nikon cán mốc 200 triệu ống kính Nikkor nhé!
Theo Nikon Rumors
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.
Dưới đây là những bí mật nho nhỏ có thể bạn chưa từng nghe về ống kính Canon EF. Có những điều nghe tưởng khó tin, nhưng nó lại hoàn toàn là sự thật.
Tin này có lẽ sẽ làm nức lòng cho các fan của Lomography, cũng như làm phong phú thêm các sự lựa chọn cho những bạn ưa thích lens for theo phong cách cổ.
Tiếp theo phần 1 của Kỷ nguyên Canon EOS, 50mm Vietnam xin tiếp tục giới thiệu cho các bạn về những thành tựu 30 năm qua của một trong những hãng máy ảnh “to béo” nhất thế giới, Canon.