Đại dịch Covid đã khiến cho cả thế giới chao đảo trong năm này, tuy nhiên, hoàn cảnh không định người tài. Bằng sự sáng tạo của mình, một nhiếp ảnh gia người Nhật đã tự chế tạo nên chiếc máy ảnh bằng LEGO của riêng mình.
Product Placement Blog là một website cho người dùng biết được các thương hiệu được xuất hiện trên màn ảnh, và có một hạng mục khá thú vị đó là những chiếc máy ảnh. Cùng điểm qua một số chiếc máy ảnh đã được sử dụng trong phim hay các show truyền hình nhé!
Chiếc máy ảnh rơi xuống biển cách đây hơn 2 năm trước, du hành từ Nhật Bản tới Đài Loan, và giờ lại về với chủ cũ. Nghe rất hoang đường nhưng lại có thật.
“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Khi nói tới sự kết hợp của cũ và mới, của ảnh phim và ảnh số, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay tới việc lắp những ống kính “quay tay” cổ lên máy ảnh số hiện đại phải không nào? Yashica có câu trả lời khác cho bạn: chụp ảnh số theo phong cách máy phim!
Chiếc iPhone 8 Plus mới nhất của Apple đã được DxOMark đánh giá rất cao trong các bài thử nghiệm và xuất sắc giành vị trí đầu bảng trong bảng xếp hạng các smartphone có camera đẹp nhất.
Có lẽ các fan Sony sẽ cảm thấy thích thú khi hãng này vừa ra mắt máy quay siêu nhạy sáng UMC-S3CA, họ hàng xa của chiếc máy ảnh không gương lật A7S II, với khả năng biến đêm thành ngày tương tự.
Đúng như dự đoán, vào buổi chiều ngày 12/4/2017, Nikon đã chính thức công bố chiếc máy ảnh mới nhất của hãng với tên gọi: Nikon D7500, nối tiếp người tiền nhiệm Nikon D7200. Rất nhiều fan Nikon đã mong chờ giây phút này, tất cả đã òa lên rồi lại thất vọng chỉ vì một lý do duy nhất: Máy bị cắt nhiều quá!
THIẾT KẾ MỚI VỚI SỨC MẠNH CỦA D500
Trong lần xuất hiện này, Nikon đã đem một triết lý thiết kế hoàn toàn mới cho chiếc máy ảnh D7500 của mình: Toàn thân máy giờ đây được bọc một lớp vỏ đen nhám, vuông vức, với khu vực báng cầm được làm nhỏ lại và lõm sâu vào trong. Phía trên của D7500, ta có thể thấy phần gù trung tâm khá là to nhưng lại nhô ra rất ngắn, đủ để không làm ảnh hưởng tới việc điều khiển các lens Tilt-Shift mà hãng vừa ra mắt trong thời gian gần đây. Các thành phần khác như màn hình LCD phụ, nút bấm, bánh xe chế độ đều bố trí gần nhau hơn giống như D750 vậy.
Một thay đổi đáng giá khác: Máy sử dụng màn hình LCD cảm ứng có khả năng lật lên xuống, giúp người chụp ảnh có thể chụp ở những góc khó (trên cao, hất từ dưới lên, chụp ngang hông) mà bình thường không thể ngắm được.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là phần bề nổi của Nikon D7500, còn phần chìm của nó là hệ thống máy móc, Nikon đã mang tất cả những thứ tinh túy nhất của D500 xuống một máy ảnh nằm ở phân khúc thấp hơn, bao gồm:
- Cảm biến APS-C 20.9 Megapixels
- Dải ISO 100-51200
- Chip xử lý hình ảnh Expeed 5
- Cân bằng trắng thế hệ mới
- Cảm biến đo sáng 180,000 điểm ảnh RGB có khả năng nhận diện khuôn mặt và trợ giúp bắt nét chuẩn xác khi chụp ở tốc độ cao. Hỗ trợ tính năng đo sáng ưu tiên Highlight
- Tốc độ chụp cao với 8 khung hình / giây (thấp hơn một chút so với 10 hình / giây của D500)
- Hỗ trợ Radio Trigger không dây, giúp điều khiển đèn flash thế hệ mới của Nikon (SB-5000)
- Khả năng lấy nét và bám nét theo nhóm điểm AF
- Cửa trập thế hệ mới với tuổi thọ 150.000 Shot tích hợp bộ theo dõi điện tử đảm bảo luôn được đánh chính xác khi chụp ở tốc độ cao.
- TÍch hợp Bluetooth + Wifi, thay vì là NFC + Wifi như trước
Điều đó cũng có nghĩa: D7500 có khả năng chụp thiếu sáng rất tốt, y hệt như D500 vậy. Nói một cách chi tiết hơn, bạn cứ nghĩ: Một bức ảnh “chấp nhận được” đối với thế hệ trước là tầm ISO nằm trong khoảng 1600 đến 3200 thì giờ nó sẽ được nâng lên khoảng 6400 đến 12800 trên cảm biến của D500. Bù lại, bạn sẽ mất đi 3 megapixels so với cảm biến thế hệ cũ để đạt được điều trên, nhưng ai ngồi bận tâm so sánh giữa 21 Megapixels và 24 Megapixels chứ?
Dưới đây là bảng so sánh thông số kỹ thuật của D7500 với D7200 và D500
Tính năng / Máy ảnh | D500 | D7500 | D7200 |
Độ phân giải | 20.9 Megapixels | 20.9 Megapixels | 24.2 Megapixels |
Dải ISO | 100-51200 | 100-51200 | 100-25600 |
Chip xử lý hình ảnh | Expeed 5 | Expeed 5 | Expeed 4 |
Đo sáng | 180,000-pixel RGB Sensor 3D Color Matrix Metering III | 180,000-pixel RGB Sensor 3D Color Matrix Metering III | 2,016-pixel RGB sensor 3D Color Matrix Metering II |
Tự cân nét lens | Có | Có | Không |
Số điểm lấy nét | 153 điểm | 51 điểm | 51 điểm |
Tốc độ chụp | 10 fps | 8 fps | 6 fps |
Hỗ trợ trigger flash không dây | Có | Có | Không |
Khe thẻ nhớ | SDXC + XQD | 1x SDXC | 2x SDXC |
Màn hình | LCD cảm ứng, lật 170 độ | LCD cảm ứng, lật 170 độ | LCD bình thường |
Kết nối không dây | Wifi + NFC + Bluetooth | Wifi + Bluetooth | Wifi + NFC |
Trọng lượng | 760g | 640g | 675g |
Giá khởi điểm | 1999 USD | 1250 USD | 1200 USD |
VÀ LỊCH SỬ CHÍNH THỨC LẶP LẠI!!
Nếu như bạn theo dõi bài viết trước tại 50mm Vietnam, tôi đã từng nhắc đến một trường hợp Nikon đưa những thứ tinh túy nhất của dòng cao cấp xuống một máy ảnh cấp thấp hơn để giúp nó chiếm lĩnh thị trường lúc đó là D90 và D300. Đến hôm nay, điều đó lại xảy ra một lần nữa trên chính D7500 và D500, bạn có thể sẽ rất vui mừng và nghĩ là mình được mua D500 với một mức giá rẻ hơn. Không hẳn vậy! Nikon đủ khôn để nhận ra điều này, hãng không muốn việc ra mắt D7500 động chạm đến doanh số của dòng D500 cao cấp, cũng giống như D90 không thể chạm vào D300. Một loạt những hạn chế đã được tung ra nhằm tách biệt rõ ràng giữa hai phân khúc Advanced (D500/D750) và Mid-end (D7500/D610) thay vì bị hòa lẫn như thời D7000 đổ đi, đó là:
- Cắt giảm số lượng khe thẻ SD từ 2 khe thẻ xuống còn 1 khe, chỉ hỗ trợ thẻ nhớ ở tốc độ UHS-I
- Loại bỏ lẫy đo sáng lens MF AI/AI-S, bạn vẫn có thể cắm các lens Nikon MF cổ để chụp, nhưng không còn khả năng đo sáng trên Viewfinder nữa
- Không còn cổng kết nối grip bên ngoài máy nữa, hãng cũng không làm grip chính thức cho máy, bắt buộc phải đợi grip đến từ các hãng thứ ba.
- Thời lượng pin bị giảm, còn 950 kiểu so với 1100 kiểu của thế hệ trước dù dùng pin thế hệ mới mang mã hiệu EN-EL15a có dung lượng cao hơn.
Như vậy, nếu như trước đây phân khúc Mid-end APS-C của Nikon vốn đóng luôn vai trò là máy ảnh cho phân khúc người nâng cao Advanced (cận chuyên nghiệp, cận high-end) vì sự thiếu vắng của các máy crop sau D300 trong một thời gian dài (trước khi có D500) thì giờ mọi thứ đã trở nên rất rõ ràng. Muốn có những tính năng chuyên nghiệp ư? Hãy mua D500 hoặc D750, không thì chí ít mua máy ảnh Full Frame dòng đại trà như D610 của chúng tôi đi!! Không thì bạn vẫn có thể hạnh phúc với chất lượng hình ảnh của D500, nhưng chịu khó mang thêm cục pin và thẻ nhớ xịn nhé.
Quay trở lại lịch sử D90 và D300 một chút, hồi hai chiếc máy này mới ra mắt, đã khá nhiều người (trong đó bao gồm cả tôi) nghĩ rằng chỉ cần mua D90 thôi là đủ, tại sao lại phải cần D300 làm gì khi sự chênh lệch lúc đó là: AF, đo sáng MF, thẻ nhớ thực sự là không cần thiết, chỉ cần một thẻ SD dung lượng cao là đủ. Điều quan trọng nhất là ISO, chất lượng hình ảnh của hai máy là tương đương nhau không có gì phải chối cãi. Ấy vậy mà khi sử dụng một thời gian dài sử dụng, tôi thực sự cảm thấy khó chịu khi hệ thống AF của máy (bị cắt giảm) có quá ít điểm lấy nét, thẻ nhớ thì từng chết 1 cái ngay trong khi chụp và không có cái nào để backup cùng lúc. Và sau một thời gian dài chụp chính với D90, tôi quyết định mua luôn D750 và đẩy D90 trở thành máy backup cho công việc của mình. Mọi thứ sau đó đều thực sư suôn sẻ và tôi khá hài lòng với combo này.
VẬY D7500 CÓ PHẢI LÀ CHIẾC MÁY ĐÁNG MUA KHÔNG?
Câu trả lời là có! Nếu như bạn đang sở hữu D3300, D5300 và muốn nâng lên một chiếc máy đời cao hơn một chút, chụp tối ngon lành, nhiều công nghệ mới và quan trọng là không phải thay đổi ống kính thì D7500 là một lựa chọn tối ưu. Ngoài ra, đối với dân chuyên nghiệp, đang sở hữu một chiếc máy ảnh Full Frame làm công việc chính, D7500 cũng là một lựa chọn tốt để làm máy ảnh backup cho công việc của mình nhờ trọng lượng nhỏ, tốc độ chụp ảnh nhanh và bộ AF 51 điểm lấy nét cao cấp của mình. Một lý do khác đó là dòng D7500 thường xuống giá rất nhanh so với dòng D500, nên chắc chắn người mua sẽ có giá hời chỉ sau 1 năm ra mắt.
Câu trả lời là không! Nếu như bạn đã sở hữu D7100 hoặc D7200 trước đó, Full Frame luôn là một lựa chọn tốt hơn cho những người đang sở hữu hai chiếc máy này, cả về chất lượng hình ảnh cũng như những tính năng đi kèm. Tại sao bạn phải đổi ngang phân khúc với chất lượng không thay đổi nhiều trong khi bạn lại có thể vươn lên phân khúc Full Frame đại trà?
Đại khái là trông như một con Capoo
Một series hoàn toàn mới của Nhiếp Ảnh 360, chỉ với 2 chữ Cơ Bản. Và chúng ta sẽ bắt đầu bằng câu hỏi: Tại sao lại phải mua một chiếc máy ảnh?
“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Nếu bạn người yêu thích những thí nghiệm nho nhỏ về nhiếp ảnh, thích mày mò tìm hiểu nguyên lí mà những bức ảnh được tạo nên, hay chỉ đơn giản là yêu thích những chiếc máy ảnh tự chế đơn giản mà không kém phần độc đáo. Vậy bài viết này chính là dành cho bạn.
Nếu bạn là người có sở thích trải nghiệm những vùng đất mới, muốn ghi lại mọi khoảnh khắc phiêu lưu của mình, và đang tìm kiếm chiếc máy ảnh đủ sức chịu đựng những chuyến đi dài. Hãy đọc ngay bài viết này!
Định nghĩa “máy chụp ảnh lấy liền” hay còn được gọi với cái tên Instant Camera có lẽ không còn quá xa lạ với các bạn trẻ ngày nay. Khi mà những Fuji Instax hay Leica Sofort đang gây những cơn sốt trong cộng đồng.
Máy ảnh và ống kính là cặp bài trùng của lịch sử phát triển công nghê thế giới! Đã có những cái tên tạo ra những chiếc máy ảnh không cần ống kính và đến hiện tại, tất cả cũng chỉ thoi thóp trên thị trường. Tuy nhiên, đến hiện tại vẫn có kẻ cố gắng tạo nên một chiếc máy ảnh như vậy, và có tham vọng thương mại hóa nó trong thời gian tới!
“There are 365 days in a year. But there are only 2 days, when one cannot do anything. Yesterday, because it’s over. Tomorrow, because one can’t control it. So I live a day at a time and today is a beautiful day” – Celine Dion
Bạn là một tín đồ selfie và ham chụp những góc ảnh thật lạ? Bạn muốn thử “tự sướng” khi uống Coca nhưng không biết làm thế nào? Như thấu hiểu “nỗi lòng” của rất nhiều tín đồ Coca thích selfie, thương hiệu này đã giới thiệu sản phẩm mới với miếng đế chai có-gắn-một-chiếc-camera. Thật lạ lùng phải không?
Chắc hẳn các bạn bẫn còn nhớ bài viết của 50mm Vietnam về sự trở lại của huyền thoại Kodak, một sự trở lại với đồn đoán là một chiếc smartphone với camera siêu chất. Và lời đồn đó đến nay đã được giải đáp!
“There are 365 days in a year. But there are only 2 days, when one cannot do anything. Yesterday, because it’s over. Tomorrow, because one can’t control it. So I live a day at a time and today is a beautiful day” – Celine Dion
Nhắc đến máy chụp ảnh lấy ảnh ngay (Instant Camera), người ta hay nhắc đến Fujifilm với Instax Mini hay Lomo’Instant Automat của Lomography. Tuy nhiên hai cái tên này nên dè chừng vì sắp có một huyền thoại tham gia vào lãnh địa này, đó chính là kẻ hút máu – Leica.
“There are 365 days in a year. But there are only 2 days, when one cannot do anything. Yesterday, because it’s over. Tomorrow, because one can’t control it. So I live a day at a time and today is a beautiful day” – Celine Dion
Sau thông tin về việc ra mắt bộ ba ống kính Milvus dành cho hệ DSLR, Zeiss đã gây một trận sóng gió không hề nhỏ cho những ai trót yêu mình. Không dừng lại ở đó mới đây Zeiss đã chính thức công bố sự hiện của một ống kính mới, dành cho máy ảnh ngàm E của Sony.
“There are 365 days in a year. But there are only 2 days, when one cannot do anything. Yesterday, because it’s over. Tomorrow, because one can’t control it. So I live a day at a time and today is a beautiful day” – Celine Dion
Tiếp tục với những kiến thức căn bản về hậu kỳ, lần này, 50mm Vietnam sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc histogram của một tấm ảnh ngay trên máy ảnh hoặc trên màn hình của phần mềm hậu kỳ. Đây là một trong những thứ rất quan trọng để giúp bạn có thể đưa tấm ảnh của mình về đúng trạng thái với những gì mà mắt bạn đã nhìn thấy.
Vậy histogram là gì?
Histogram là một đồ thị hình chữ nhật mô tả việc phân bố các pixels của tấm ảnh trên từng khu vực sáng tối. Trong đó, trục tung (chiều dọc) của Histogram biểu thị số lượng pixel đang có tại khu vực đó, càng dâng cao thì tức là chi tiết của ảnh đang nằm ở khu vực đó. Ngược lại, có khu vực quá thấp thì đồng nghĩa với việc không có nhiều chi tiết tại khu vực này. Còn trục hoành, nó biểu thị tông sáng của tấm ảnh theo theo chiều từ trái sang phải, từ tối sang sáng.
Histogram có thể được kích hoạt trong quá trình xem ảnh trên tất cả các máy ảnh DSLR có trên thị trường với nhiều hiển thị khác nhau. Bạn cũng có thể xem nó trên phần mềm xử lý ảnh chuyên nghiệp như: Photoshop, Lightroom hoặc thậm chí là trên phần mềm miễn phí đi kèm máy ảnh như ViewNX chẳng hạn. Có 3 loại histogram đang phổ biến là:
- Red, Green, Blue biểu thị cho từng kênh màu của ảnh
- RGB là gộp chung giá trị của ba kênh trên thành 1 giá trị duy nhất
- Luminosity biểu thị sự phân bố pixel theo tông sáng, không tồn tại khái niệm màu sắc, sử dụng với ảnh đen trắng. Nếu bạn để ý thì Luminosity luôn có hình dạng khác so với RGB
Trong điều kiện thông thường, nếu để chế độ xem mặc định ở các máy ảnh, dữ liệu mà chúng ta nhìn thấy chủ yếu là Luminosity Histogram có độ chính xác về ánh sáng khá cao. Khi mang vào phần mềm xử lý ảnh như Lightroom chẳng hạn, nó lại được chuyển về dạng RGB để phục vụ công việc hậu kỳ màu sắc. Nhưng, dù là kiểu gì đi chăng nữa, chúng ta vẫn có thể phát hiện ra ảnh của mình bị cháy sáng hoặc tối ảnh dựa theo độ nghiêng của nó. Mà nghiêng như thế nào thì sẽ được đề cập ở ngay phần dưới đây.
Câu truyện về tông sáng trên trục hoành của histogram
Quay lại về vấn đề trục hoành của histogram, như tôi đã nói ở trên, nó là nơi biểu thị tông sáng của tấm ảnh, từ mức tối đen cho tới trắng bệch, tức là có liên quan đến việc cháy sáng và tối ảnh và cũng liên quan luôn tới khái niệm kỹ thuật Full RGB Level (0-255) mà chúng ta hay thấy khi mua TV/Monitor. Nhưng, có một điều khá buồn cười là không ai thích áp dụng đánh số từ 0 đến 255 cho trục hoành cả. Thay vào đó, họ chia trục hoành thành 5 khu vực và gọi các khu vực này bằng những cái tên dễ thương hơn như:
- Blacks: Đúng như tên gọi, Blacks là khu vực được coi là tối nhất trên ảnh. Các pixel tại đây gần như không thể nhìn thấy rõ ràng trên màn hình, thường được coi là màu đen mặc dù nhìn theo tham số kỹ thuật, nó không phải là màu đen hoàn toàn.
- Shadows: Đây là khu vực nằm trên Black, thường là khu vực có màu xám đậm, vẫn được tính là khu vực tối nhưng mắt người hoàn toàn có thể nhìn thấy chúng trên ảnh. Tôi có thể lấy ví dụ như hình ảnh một người đang ngồi dưới bóng cây giữa trời nắng, ảnh được phơi sáng chuẩn thì các pixel của người đó sẽ nằm hết ở khu vực Shadows.
- Midtones (Lightroom gọi là Exposures): Đây là khu vực nằm ở giữa histogram, có độ xám trung tính. Các pixel ở khu vực này được thể hiện với độ sáng / tối vừa đủ để chi tiết có thể nổi bật trên bức hình ngay sau khi chụp xong, điển hình là da người nếu như bạn tập trung đo sáng vào chúng, trong điều kiện ánh sáng đầy đủ.
- Highlights: Đối lập với Shadows, đây là khu vực thể hiện ánh sáng mạnh nhưng không trắng hoàn toàn, các chi tiết vẫn được hiển thị rõ trên màn hình và có độ sáng cao hơn hẳn so với Midtones.
- Whites: Đối lập với Blacks, đây được coi là khu vực sáng nhất. Các pixel gần như không thể nhìn rõ trên màn hình và được coi là màu trắng, từ trắng đục cho tới màu trắng bệch hoàn toàn.
Thực chất, cách phân chia này được xây dựng trên cơ sở The Zone System (Hệ thống vùng sáng) của Ansel Adams và Fred Archer vào năm 1939. Trong hệ thống này, hai tác giả đã vẽ ra một Dải nhạy sáng (Dynamic Range) của phim cuộn đen trắng, chia nó thành 11 vùng khác nhau, đánh số thứ tự la mã từ 0 cho tới X, mỗi vùng tương ứng với 1 stop và chú thích các vùng này nên dành cho những chi tiết nào trên ảnh, tạo thành thước đo sáng hữu hiệu cho những bức hình được chụp ra.
Cho tới ngày nay, hệ thống này vẫn đúng với thế hệ máy DSLR hiện tại. Nhưng, do hạn chế của định dạng file JPG và màn hình máy tính nên mọi chi tiết chỉ thể hiện tốt trong phạm vi từ Vùng III cho tới Vùng VII. Mọi chi tiết nằm sau 2 vùng này đều có thể bị mất khi xem trên các thiết bị điện tử khác nhau, vì vậy bạn hãy lưu ý điều này khi hậu kỳ một tấm ảnh!
Cuối cùng là đọc histogram của tấm ảnh nào
Với lượng kiến thức thu được ở trên, có lẽ bạn đã phần nào hiểu được histogram và có thể mường tượng nó quan trọng như thế nào khi hậu kỳ rồi. Vì vậy, tôi sẽ chia sẻ luôn với các bạn ba bước căn bản để đọc histogram trong quá trình hậu kỳ của mình.
- Nhìn qua ảnh, chưa quan tâm đến histogram, dùng mắt thường phán đoán là ảnh bị cháy sáng hoặc bị tối bệt
- Nhìn vào histogram để xác định lại bước 1 lần nữa dựa trên số Pixel đang dồn tại các khu vực nào. Nếu bị nghiêng hết về cạnh trái mà cảnh lúc chụp là trời sáng, ảnh có thể bị tối. Làm điều ngược lại khi bị nghiêng về cạnh phải.
- Bắt đầu tìm kiếm 5 khu vực: Blacks, Shadows, Midtones, Highlights, Whites trên ảnh. Xác định rõ chủ thể của bức ảnh, độ sáng của nó trước khi chụp trông như thế nào, tìm cách đưa nó về đúng vị trí tương ứng trên histogram.
Để minh họa rõ hơn cho bước trên, các bạn hãy xem hai bức ảnh ví dụ dưới đây. Trong ảnh thứ nhất, tôi đã chỉ ra 3 trường hợp cơ bản với histogram mà bạn thường hay gặp. Sang ảnh thứ hai, đây là kết quả phân tích và đánh dấu các vị trí tương ứng với 5 khu vực trên Histograms, dựa theo sự quan sát vùng sáng. Bạn hãy lấy nó làm tham chiếu cho những tấm hình khác.
Vậy là đã xong công việc phân tích, các bạn hãy chuẩn bị tinh thần cho số tiếp theo của series Hậu kỳ căn bản. Lần tới, tôi sẽ hướng dẫn các bạn thao tác hậu kỳ một bức ảnh thật sự và có tư vấn nhanh trên fanpage của 50mm. Đừng bỏ qua nhé!
Đại khái là trông như một con Capoo
Không một sự vật nào có thể tồn tại mãi mãi dưới bàn tay khắc nghiệt của thời gian. Những tác phẩm hội họa cũng vậy, luôn phải chịu sự đe dọa từ các yêu tố khách quan và có thể bị hư hỏng bất cứ lúc nào. Thấy được sự thật đó, những nhà khoa học luôn cố gắng lưu trữ chúng dưới dạng file số, nhưng với giới hạn của công nghệ thì nhiều năm qua đây vẫn là một vấn đề gây đau đầu cho những nhà bảo tồn văn hòa nghệ thuật.
Và rồi bất ngờ Google có được lời giải đáp thỏa đáng.
“There are 365 days in a year. But there are only 2 days, when one cannot do anything. Yesterday, because it’s over. Tomorrow, because one can’t control it. So I live a day at a time and today is a beautiful day” – Celine Dion
Hậu kỳ – Một khâu quan trọng đến mức có thể chiếm đến 30% thành công của những bức ảnh, theo như nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cho biết. Vậy với những người chụp ảnh phổ thông, bạn đã trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về hậu kì chưa?
Đại khái là trông như một con Capoo
Nếu mắt người là một chiếc máy ảnh thì bạn cho rằng nó sẽ có thông số thế nào và có trị giá là bao nhiêu tiền nhỉ?
“There are 365 days in a year. But there are only 2 days, when one cannot do anything. Yesterday, because it’s over. Tomorrow, because one can’t control it. So I live a day at a time and today is a beautiful day” – Celine Dion