Một khi bạn bấm nút chụp và film đã quay trong buồng máy, mọi thứ đã được ghi lại và không thể xóa đi. Bạn không có màn hình LCD như máy ảnh kỹ thuật số để biết kết quả cuối cùng ra sao. Tuy nhiên, chỉ cần mở nắp buồng máy thì trong tức khắc, những bức ảnh của bạn coi như bị cháy sáng. Vì tính chất nhạy sáng của film như vậy thì liệu làm ra một cuộn film sẽ khó đến thế nào đây? Hãy cùng trải nghiệm quy trình làm ra những cuộn film đen trắng ILFORD lừng danh này nhé!
ILFORD PHOTO có một bề dày lịch sử từ năm 1879 khi được tạo nên bởi Alfred Hugh Harman. Khi đó, ông đã bắt đầu làm những miếng tráng gelatin trong ngôi nhà của mình ở Ilford, Vương quốc Anh. Kể từ đó, cái tên Ilford đã trở thành cái tên lâu đời và có tầm ảnh hưởng quan trọng trong ngành công nghiệp nhiếp ảnh.
Công ty đã trải qua nhiều chủ sở hữu trong suốt 142 năm nhưng Ilford film vẫn đứng vững cho tới ngày nay. Kể cả những nhân viên làm tại nơi này cũng có bề dày kinh nghiệm lâu năm cống hiến cho nơi này. Trải qua nhiều công đoạn cực kỳ khắt khe và nhiều quá trình thử nghiệm nghiên cứu đã cho ra những cuộn film Ilford đen trắng có chất lượng cao, được bán khắp thế giới tới ngày hôm nay.
Công đoạn đầu tiên: Nhũ ảnh
Yếu tố quan trọng làm ra những cuộn film chính là nhũ ảnh. Film sau khi được phủ lớp hỗn hợp này khi gặp ánh sáng sẽ biến thành bạc nguyên chất. Điều này có nghĩa, càng có nhiều ánh sáng chiếu vào, film sẽ càng biến đổi nhiều.
Hợp chất nhũ ảnh này bao gồm tinh thể bạc halogenua phân tán trong lớp nhũ gelatin. Hợp chất nhũ ảnh này sau đó sẽ được giữ trong tủ đông lạnh và rải lên những những tấm phim.
Vì là chất cảm quang, rất nhạy sáng cho nên nhũ của Ilford phải được làm ra trong môi trường bóng tối hoàn toàn. Kích thước của những tinh thể bạc halogen đặc biệt quyết định đến các khía cạnh quan trọng của cuộn film, ví dụ như là hạt “grain” và độ nhạy sáng ISO. Vì thế tinh thể càng lớn thì độ nhạy sáng càng cao.
Quá trình kiểm tra chất lượng: Nghiên cứu
Trước khi hỗn hợp nhũ cảm quang được rải lên film và giấy thì nó phải trải qua nhiều lần kiểm tra của một bộ phận khác đó chính là bộ phận nghiên cứu. Các nhà khoa học ở đây sẽ có nghiệm vụ kiểm tra những đặc tính khác nhau của hợp chất nhũ film bao gồm cả độ hạt và độ cứng. Một khi đã được bộ phận nghiên cứu thông qua, nhũ film mới được mang tới bộ phận sản xuất và từ đây quá trình phủ nhũ lên những tấm film lớn mới được bắt đầu.
Bản film hoặc giấy sẽ được trải trên máy và sau đó được phủ nhiều lớp nhũ film khác nhau với tốc độ lên tới 3,200 m/s. Sau đó, film và giấy sẽ được làm khô từ từ theo thời gian để đạt được một độ hoàn hảo nhất định.
Sau đó, chúng sẽ được máy quét giám sát liên tục để đảm bảo được chất lượng và tính nhất quán của cuộn film. Lúc này những cuộn phim được phủ ở một kích thước cuộn to là những tấm tráng nguyên bản.
Các cuộn lớn này sau khi được phủ và làm khô xong sẽ được vận chuyển sang một quy trình cuối cùng đó là hoàn thiện.
Công đoạn hoàn thiện
Khu vực hoàn thiện film thì nằm ở một toà nhà khác và cách xa so với toà nhà làm ra hỗn hợp nhũ. Vậy thì làm thế nào để có thể vận chuyển một khối lượng lớn cuộn film sang toà nhà kia mà tránh được ánh sáng của mắt trời?
Chính là film và giấy cảm quang này sẽ được đặt trong một cái hộp chứa khá là giống “ quan tài “ này để tránh gặp ánh sáng khi được chuyển sang tòa nhà kia.
Sau đó, khi đã được chuyển sang là đi đến giai đoạn hoàn thiện cho ra những cuộn film Ilford đen trắng. Trong quá trình này, miếng phim lớn sẽ được cắt theo chiều rộng 35mm với chiều dài khoảng 600m. Sau đó film sẽ được cắt tiếp thành các cuộn dài 24 hoặc 36 kiểu và đặt trong băng kim loại do Ilford sản xuất. Tuy nhiên film 120 thì sẽ ko được đặt vào khung kim loại như những film 24, 36 mà sẽ được bọc xung quanh bởi 1 lõi nhựa với 1 lớp nền nhựa và sau đó mới được đóng gói.
Việc kiểm soát chất lượng trong tất cả các công đoạn là vô cùng sát sao, những vấn đề tiềm ẩn còn lại của khâu sản xuất sẽ được tìm ra và giải quyết. Cuối cùng chúng ta có những cuộn film đã được đóng gói hoàn thiện và được gửi đến những kho chứa nơi mà đang chờ đợi những đơn đặt hàng , cả trong Vương quốc anh và khắp thế giới.
Hãy xem video để hiểu hơn!
Để biết thêm chi tiết cũng như có những hình ảnh thể hiện cụ thể hơn những công đoạn làm nên những cuộn film này thì bên trên đây chính là video quy trình làm nên cũng cuộc film Ilford này.
Có một điều thú vị nếu các bạn để ý thì trong video chúng ta sẽ thấy máy phủ 14 là máy thứ 13. Có lẽ là liên quan đến một chút mê tín thì số 13 là một con số chỉ sự xui xẻo nên họ không đặt máy phủ film đấy là 13 chăng?
Dù sao thì cá nhân mình thấy đây cũng là một video rất thú vị để từ đó ta thấy được làm ra một cuộn film chất lượng thì một công ty đã trải qua bao nhiêu quá trình từ nghiên cứu, sản xuất rồi cả thử nghiệm ra sao. Xem xong mà mình mình muốn thử một cuộn Ilford này luôn để test xem chất lượng như thế nào luôn quá! Mỗi tội giờ giá cũng hơi cao đấy…
Một số bức ảnh chụp từ film đen trắng Ilford
Cuối cùng, cùng mình xem một số bức ảnh chụp bằng những cuộn film đen trắng ILFORD này nhé!
Nguồn: ILFORD PHOTO
Đừng quên ghé lại trang chủ của 50mm Vietnam để đọc thêm nhiều thông tin thú vị về nhiếp ảnh nhé!
Qua hai tập đầu của series Lên Phim Xuống Phố (#LPXP), rất nhiều bạn hỏi chúng tớ về chiếc máy phim nào tốt nhất cho người MỚI BẮT ĐẦU,
Không để mọi người đợi lâu, Chi Đoàn sẽ cho mọi người danh sách những chiếc máy mà bạn có thể dễ dàng tìm mua trên mạng ngay đây:
1. Minolta SRT-102
2. Minolta X-500 (hoặc X-700)
3. Nikon FM2
4. Olympus OM-10
5. Canon AE-1
Và nếu như bạn có một chiếc máy hay hơn, hãy để lại ở phần comment để mọi người được biết nhé!
#lpxp #chidoan #50mmvietnam
#lpxp #chidoan #50mmvietnam
1) Máy ảnh bọn mình hay dùng để quay phim:
– http://bit.ly/A6300_50mmVN
– http://bit.ly/CaM50_50mmVN
2) Ống kính hay sử dụng để quay phim:
– http://bit.ly/Ca18135_50mmVN
– http://bit.ly/Sigma1835_50mmVN
– http://bit.ly/Sigma35mm_50mmVN
3) Máy ảnh bọn mình hay dùng để chụp ảnh:
– http://bit.ly/Ca750D_50mmVN
– http://bit.ly/Ca6DII_50mmVN
– http://bit.ly/CaM6_50mmVN
– http://bit.ly/NiD750_50mmVN
– http://bit.ly/SonyA7II_50mmVN
4) Máy ảnh bọn mình khuyên mua cho người mới:
Canon:
– http://bit.ly/Ca750D_50mmVN
– http://bit.ly/CaM6_50mmVN
– http://bit.ly/CaM10_50mmVN
– http://bit.ly/CaM100_50mmVN
– http://bit.ly/CaM50_50mmVN
Nikon:
– http://bit.ly/NiD3400_50mmVN
– http://bit.ly/NiD7200_50mmVN
Sony:
– http://bit.ly/A6000_50mmVN
Fujifilm:
– http://bit.ly/FujiXA10_50mmVN
– http://bit.ly/FujiXA5_50mmVN
5) Ống kính bọn mình khuyên mua
For Canon:
– http://bit.ly/Ca50mmSTM_50mmVN
– http://bit.ly/Ca85mm_50mmVN
– http://bit.ly/Ca18135_50mmVN
– http://bit.ly/Sigma1835_50mmVN
– http://bit.ly/Sigma35mm_50mmVN
For Nikon:
– http://bit.ly/Nikon50mmF18D_50mmVN
– http://bit.ly/Nikon50mmF18G_50mmVN
– http://bit.ly/Ni35mmG_DX_50mmVN
– http://bit.ly/Sigma1750Ni_50mmVN
For Sony:
– http://bit.ly/Sony35mmf18OSS_50mmVN
– http://bit.ly/Sony50f18E_50mmVN
6) Phụ kiện khuyên dùng:
Thẻ nhớ để quay video hoặc chụp liên tiếp:
– Sandisk 64GB 95M Extreme Pro: http://bit.ly/2Fvonnh
– Sandisk 32GB 95M Extreme Pro: http://bit.ly/2S8qGz1 hoặc bit.ly/2CRFFZz
– Sandisk 32GB 90M Extreme: http://bit.ly/2PL6xk6
Thẻ nhớ chụp ảnh thông thường:
– Sandisk 16GB 80M: http://bit.ly/2SZ1awg
Chân
– QZSD-999S: bit.ly/2RTvbfM
Đầu đọc thẻ:
– Đầu đọc Transcend CF – SD – Micro SD: http://bit.ly/2OBi4xE
7) Đèn flash & trigger
For Canon:
– http://bit.ly/GodoxTT685Canon_50mmVN
– http://bit.ly/TriggerGodoxX1Ca_50mmVN
For Nikon:
– http://bit.ly/GodoxTT685Nikon_50mmVN
– http://bit.ly/TriggerGodoxX1Ni_50mmVN
For Sony:
– http://bit.ly/GodoxTT685Sony_50mmVN
– http://bit.ly/TriggerGodoxX1So_50mmVN
For Fuji:
– http://bit.ly/GodoxTT685Fuji_50mmVN
Đừng quên ghé thăm fanpage của chúng tớ tại: http://facebook.com/50mmVietnam
Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé.

“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Những cuộn Kodak Gold hay Kodak Color Plus chắc hẳn chả lạ gì những người chụp ảnh và những người chụp ảnh cũng chả lạ gì những cuộn phim này, vậy nhưng các bạn có biết làm thế nào để tạo ra được một cuộn phim như vậy?

“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Trong năm 2018 sắp tới, hãng Fujifilm quyết định sẽ cắt giảm sản xuất hàng loạt các loại phim. Điều này như một tia hy vọng vụt tắt cho những người có niềm đam mê bất tận với đam mê với style “sống chậm” này, nhất là khi thì trường phim chụp đang có dấu hiệu dần khởi sắc những năm gần đây.
Nhiếp ảnh phim như phượng hoàng lửa trỗi dậy từ đống tro tàn, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Mới đây, những người chơi phim đã có một triẻn lãm nho nhỏ của riêng mình.

“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Nếu là một người thích chỉnh ảnh trên Photoshop, chắc hẳn nhiều bạn sẽ biết về Nik Collection (hoặc còn được biết đến rộng rãi với Nik Color Efex), phần mềm mới bị Google tuyên bố bỏ rơi.

“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”
Thời đại hiện nay là kỉ nguyên của công nghệ số, mọi thứ đều phải ngay lập tức hoặc rất nhanh. Và với máy ảnh cũng vậy, người sử dụng đã quá quen với việc chụp xong phải có ảnh hiện ra ngay, chính vì vậy mà các hãng máy ảnh lẫn thẻ nhớ đua nhau nâng cấp công nghệ, làm sao để chụp nhanh nhất, hiển thị tốt nhất, để chiếm thị phần người tiêu dùng.
Ấy vậy mà vẫn có những người đi ngược dòng chảy của xu hướng, họ chầm chậm ngắm nhìn, không vội vã khi bấm nút, trân trọng khoảnh khắc đến và sau đó thì mới hối hả, nóng lòng chờ đón thành phẩm của mình. Họ là những người chụp phim.
Có thời điểm, tưởng như số phận của những cuộn phim đã sắp chấm dứt, càng ngày càng ít người sử dụng nó, thậm chí những nhà máy sản xuất phim của các hãng danh tiếng còn phải đóng cửa hàng loạt. Và họ nói vui rằng nhiếp ảnh phim cũng giống như những cuộn phim hết đát với tương lai thật tù mù và lỗi thời.
Nhưng rồi mọi thứ xoay chuyển thật bất ngờ. Với một sức sống mãnh liệt, một sự hấp dẫn lạ thường với những người chụp ảnh, họ tìm lại những cuộn phim cũng như để tìm lại những cảm xúc vẹn nguyên khi bấm những bức hình đầu tiên năm nào. Và những chiếc máy phim, những cuộn phim một lần nữa lại tái sinh.
Ngày nay, trên những con phố của những thành phố lớn, bạn thi thoảng có thể bắt gặp những thanh niên trẻ cầm những chiếc máy phim đã cũ, xoay vặn hồi lâu rồi nín thở bấm chụp, trông thật kì công và tốn thời gian phải không? Nhưng với người chụp lại khoảnh khắc đó, đó là phút giây họ đang dồn tất cả tâm sức của mình, để rồi họ có thể cảm thấy hạnh phúc hoặc đôi chút thất vọng nếu cuộn phim được tráng ra thật đẹp, hoặc có những khoảnh khắc không toàn vẹn. Sự hạnh phúc hoặc thất vọng đó, chính là lí do để những cuộn phim có thể trỗi dậy mạnh mẽ.
Và rồi gần đây, tôi thấy một trào lưu thật hay đang được cổ động, đại loại nó như thế này: “Bạn có thể kiếm tiền bằng nhiếp ảnh sổ, những hãy sáng tác bằng những cuộn phim”. Thật vậy, nếu bạn là một người có khả năng kiếm tiền với những bức ảnh của mình, việc rời xa những chiếc máy số là không thể, hãy cứ cùng nó chinh chiến đủ loại: Sự kiện, cưới hỏi, chân dung, kỉ yếu v.v. Nhưng những lúc bạn muốn tìm lại niềm yêu thích với nhiếp ảnh, sống những khoảnh khắc của đam mê chụp choẹt, tại sao lại không phải một chiếc máy phim nhỉ?
Về tác giả: Cop 223 là một người chụp ảnh được 5 năm và đa phần thời gian của anh là với máy số. Trong một vài thời điểm nhất định, anh chọn một chiếc máy ảnh phim, có thể là di du lịch hoặc đơn giản chỉ là lượn một vài con phố, chỉ để tìm lại những cảm xúc vẹn nguyên khi được cầm chiếc máy ảnh và bấm những bức hình đầu tiên.

“If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.”