Cuối cùng, sau bao ngày tháng chờ đợi với nhiều lần trì hoãn ra mắt, Panasonic đã chính thức giới thiệu Lumix GH6 – Chiếc máy ảnh cảm biến M4/3 quay phim tốt nhất thế giới, dành riêng cho nhà làm phim và trở thành cột mốc công nghệ của hãng trong năm 2022.
Đại khái là trông như một con Capoo
Như chúng mình đã nhắc trong bài viết trước đó về firmware mới của Lumix S5, người dùng của chiếc máy này sẽ có thêm hai hệ màu giả lập phim mới: L.ClassicNeo và L.Monochrome S. Hãy cùng 50mm Vietnam nhìn qua xem chúng có gì thú vị không nhé?
Đại khái là trông như một con Capoo
Vào đúng 7h sáng ngày 21-4-2020, Panasonic đã bất ngờ đăng tải thông tin về bản cập nhật phần mềm firmware mới nhất dành cho máy ảnh LUMIX S1H mang số hiệu 2.0. Đây là bản cập nhật đánh dấu sự thay đổi lớn về mặt vận hành cũng như thể hiện Panasonic đang tập trung vào việc chúng ta quay phim cinema trên máy ảnh như thế nào. Hãy cùng xem đó là gì nhé!
Đại khái là trông như một con Capoo
Cách đây vài năm, mình luôn có thành kiến về Fujifilm, không phải về hệ máy hay lens của họ mà là về định dạng RAF của Fujifilm. Nó quá khó để xử lý ra được một bức ảnh ưng ý mình. Nhưng kể từ phiên bản Lightroom 8.2 gần đây, một tính năng mới xuất hiện tên là “Enhanced Detail” dành riêng cho các file RAW và sau khi sử dụng, mình đã phải thốt lên một tiếng: Tuyệt! Giờ mọi thứ đã sẵn sàng cho Fujifilm rồi!
Câu chuyện quá khứ của định dạng RAF
Quay trở lại quá khứ một chút, vào thời mà Fujifilm tung ra chiếc máy cao câp đầu tiên X-T1, nối tiếp là X-T10, X-E2, X-E2s thuộc thế hệ cảm biến X-Trans II, đã bắt đầu có nhiều người nghĩ đến việc sử dụng hệ máy này cho công việc chuyên nghiệp khi mà nó đáp ứng nhiều điều kiện cơ bản: Chất lượng ảnh đẹp, thao tác tốt, AF ổn định và hệ ống kính tuy chưa phong phú nhưng cũng đã đủ những tiêu cự cơ bản.
Nhưng ở thời đó thì cũng có một thứ mà Fujifilm có lẽ đã quên khuấy mất: Phần mềm! Mọi phần mềm hỗ trợ cho Fujifilm lúc đó đã thiếu, lại còn yếu. Dẫn tới người dùng Fujifilm có ý định “go pro” đều lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười mỗi khi họ muốn chỉnh sửa bức ảnh của mình một cách kỹ hơn từ file RAF, không có phần mềm nào làm thỏa mãn người dùng cả, đặc biệt khi so sánh với các hãng máy ảnh khác.
Thậm chí, hãng phần mềm DxO PhotoLab (tiền thân là DxO Optics Pro) còn đăng hẳn một thông báo rằng họ không có kế hoạch gì cho việc support Fujifilm trong tương lai cả, thay vào đó hãng tập trung tối ưu phần mềm của mình cho các máy ảnh dùng cảm biến Bayer thông thường: Canon, Nikon, Sony, Pentax, Panasonic, Olympus, Leica…
Không gắt như DxO, người khổng lồ Adobe với phần mềm Lightroom lúc đó công bố hỗ trợ hết cho các máy của Fujifilm, nhưng hỗ trợ là một việc, dùng tốt không thì lại là một vấn đề khác. Hầu hết các file RAF đọc từ Lightroom đều sai lệch màu so với JPEG của máy, mất chi tiết, Shadows bị bệt, tình trạng lỗ sâu xuất hiện liên tục mỗi khi người dùng tăng sharpness lên.
Điều này đã tạo thành một vết hằn lên người dùng Fujifilm và nó vẫn còn bị lưu truyền đến giờ: “Thà chụp JPEG còn hơn là dùng file RAF của hãng!”
Vì đâu nên nỗi?
Một câu hỏi được đặt ra: Vấn đề gì đang xảy ra với định dạng RAW của Fujifilm vậy?
Câu trả lời này được một kỹ sư Adobe giải đáp: Việc Fujifilm sử dụng cảm biến X-Trans làm cho mọi thuật toán giải mã RAW trước đây vốn được tối ưu cho cảm biến Bayer đều “đổ xuống sông xuống biển”. Họ bắt buộc phải viết lại mọi thứ dành riêng cho X-Trans và điều đó rất tốn thời gian. Bản thân cảm biến X-Trans, về mặt lý thuyết, chất lượng ảnh cao hơn cảm biến Bayer nhưng nó cũng cần gấp rưỡi tài nguyên phần cứng đến từ máy tính để đảm bảo một hiệu năng ổn định.
Chung quy lại là với X-Trans, mọi thứ phải xây dựng lại từ đầu và nó rất tốn thời gian!
Cách giải quyết của Fujifilm
Fujifilm đã cố gắng khắc phục vấn đề bằng mọi giá: Hãng bắt tay với công cụ Silkypix Developer của Nhật Bản, ra mắt phần mềm convert RAF mang tên RAW FILE CONVERTER EX miễn phí đảm bảo chất lượng, tiếp đến là Iridient X-Transformer và gần đây nhất là một phần mềm do hãng tự viết là FUJIFILM X RAW STUDIO giúp người sử dụng có thể convert file RAF sang các định dạng ngoài RAW với tốc độ nhanh nhất bằng cách sử dụng chính chiếc máy ảnh của mình làm bộ xử lý cho file ảnh RAW của hãng.
Tuy nhiên, vấn đề duy nhất là hãng mới chỉ dừng lại ở bộ chuyển đổi RAW sang các file được giải mã sẵn như DNG, TIFF, JPG, nhưng khả năng tích hợp vào các workflow hiện tại với phần mềm của Adobe chưa cao. Người dùng vẫn phải làm thêm một vài bước nữa, trước khi bắt tay vào công việc chỉnh sửa hình ảnh của mình.
Mọi chuyện tưởng chừng vẫn chưa đâu vào với đâu thì trong khoảng cuối năm 2018, Fujifilm bất ngờ tung ra được giải pháp workflow hoàn chỉnh cho người dùng (bao gồm cả chuyển đổi + chỉnh sửa hình ảnh), hãng đã hợp tác với hãng Phase One để cho ra mắt một phiên bản “đặc biệt” của phần mềm chỉnh sửa hình ảnh chuyên nghiệp Capture One, với sự hỗ trợ 100% cho toàn bộ các file RAF của hãng ở mức chất lượng cao nhất.
Tuy nhiên, trong bài viết này, hãy khoan nói về phần mềm mới vội, quay lại với Lightroom bởi vì đây vẫn là một phần mềm phổ thông nhất và ngoài ra thì Adobe cũng có một món quà dành riêng cho các fan của Fujifilm đây.
Bước chuyển mình mới từ bản Lightroom 8.2
Về với thực tại, tính đến thời điểm này, Fujifilm đã ra mắt cảm biến X-Trans thế hệ thứ IV bao gồm: X-T3 và X-T30, thật may cũng là lúc người khổng lồ Adobe mới thật sự tìm ra một giải pháp để mang RAF về với đúng cái chất của nó: Bản cập nhật Lightroom 8.2 với tính năng năng “Enhanced Detail” mới mà bất kỳ ai cũng đọc được khi bấm nút Cập Nhật.
Vậy Enhanced Detail là gì? Dịch sát nghĩa thì nó là để mở rộng chi tiết đi. Vậy làm thế nào để mở rộng chi tiết khi ảnh chụp RAW nó chỉ có vậy? Mình có đọc qua blog của Adobe thì họ có nói như thế này
Bất kỳ một bức ảnh RAW nào sau khi chụp xong đều phải qua một bước giải mã hình ảnh (gọi là demosaic) để đưa thành một bức ảnh màu hoàn chỉnh. Trong bước này, phần mềm sẽ tự động dò từng pixel và nội suy ra giá trị màu của pixel đó, lần lượt cho tới hết ảnh.
Mấu chốt ở chỗ: Phần mềm có thể tính toán sai đối với một số chi tiết có độ phức tạp cao (vải vóc, tóc, trang sức, bề mặt đá) và điều này dẫn tới hiện tượng kém chi tiết hoặc sai màu trên ảnh. Để mọi thứ chính xác nhất có thể, phần mềm sẽ phải thực hiện thêm hàng loạt phép tính toán cực kỳ phức tạp để đưa ra kết quả chính xác nhất. Nhưng cái giá phải trả là hiệu năng Lightroom sẽ chậm hơn rất nhiều. Các kỹ sư phải có sự cân bằng giữa vấn đề chất lượng & hiệu năng.
Enhanced Detail là một tính năng mới của Adobe sử dụng trí tuệ nhân tạo Adobe Sensei AI mà hãng đã phát triển trong nhiều năm gần đây. Tính năng này sẽ sử dụng một hệ thống mạng nơ-ron xoắn của Adobe Sensei AI để phân tích ảnh ở cấp độ dữ liệu RAW, dựa trên những thông tin thu được, kết hợp nguồn tri thức học được từ hàng tỷ bức ảnh bị lỗi (do kỹ sư Adobe huấn luyện), con AI này sẽ tính toán chính xác được từng pixel phải gán những giá trị màu sắc gì. Kết quả là bạn thu được một tấm ảnh với độ chi tiết được tăng lên tới 30%, loại bỏ gần như hoàn toàn mọi hiện tượng sai lệch trước đây.
Như vậy là đã rõ, Adobe đã sử dụng đến vũ khí tối tân của họ: Một con AI được huấn luyện từ trước để đảm nhận việc giãi mã hình ảnh RAW cho các bạn. Nghe có vẻ khá tiềm năng, vì vậy mình đã tiến hành thử ngay với một loạt file RAF mình chụp được bằng máy Fujifilm X-T30.
Thử nghiệm thực tế với Enhanced Detail
Không có gì khó khăn trong việc kích hoạt tính năng Enhanced Detail cả, bạn chỉ việc chuột phải vào tấm ảnh đang chọn trong Lightroom và chọn Enhanced Detail (hoặc bấm tổ hợp phím CTRL + ALT + I), một cửa sổ sẽ hiện lên thông báo chi tiết cho bạn về thời gian xử lý cũng như hình ảnh xem trước, bấm nút Enhanced là đã có ngay một tấm ảnh mới đuôi DNG xuất hiện ngay bên cạnh tấm ảnh gốc trong Lightroom rồi.
Các ảnh do tính năng Enhanced Detail tạo ra sẽ có thêm tiền tố -enhanced để giúp bạn phân biệt ảnh nào là ảnh gốc và ảnh nào là ảnh đã được AI can thiệp.
Công đoạn phân tích hình ảnh bắt đầu, các ảnh to là ảnh đã được Enhanced và mình chỉ so sánh với ảnh gốc ở các chi tiết zoom cận cho dễ xem. Mở đầu là một tấm hình mình chụp trong quán cafe
Bạn có thể thấy lúc này trời nhá nhem tối, mọi đèn trang trí được bật sáng tạo thành các mảng sáng tối khác nhau. Đầu tiên, mình thử zoom vào các mảng tường lần lượt từ 100% – 200% và cho tới 300% thì nhận thấy các chi tiết con trên bề mặt tường của bản Enhanced nét hơn, nhưng nhìn toàn thể bức hình thì không có quá nhiều khác biệt.
Mình thử tăng thêm 150% sharpness xem hiện tượng “sâu to” bám trên ảnh ở các phiên bản Lightroom trước còn xảy ra với Fujifilm nữa không, kết quả là file Enhanced tốt hơn hẳn file RAW gốc khi bạn không thể nhìn ra được những con “sâu to” trên ảnh của mình ở mức 300% nữa, zoom-out ra thì càng không thấy gì và chi tiết thì lại nét lên hoàn toàn.
Tiếp theo là tấm ảnh thứ hai chụp chân dung cosplay
Ảnh này là ảnh chụp chân dung một bạn cosplay trong điều kiện ánh sáng khá mạnh, được làm mềm lại cho phù hợp. Mình áp thử Enhanced Detail thì thu được kết quả rất khả quan: Các đường vân da trên khuôn mặt bạn gái nổi bật hơn so với ảnh gốc, tương tự trường hợp trên.
Tuy nhiên, có một thứ mà mình chú ý đó là: Bông hoa hồng trên đầu bạn gái được phục hồi lại cực kỳ nhiều chi tiết, từ độ nét cho tới phần màu sắc của hoa. Nó làm mình cảm giác giống như đang chụp một tấm ảnh bị out focus xong nhìn sang một tấm ảnh đúng focus vậy, đây là một kết quả ngoài dự đoán của mình trong quá trình kiểm tra.
Có vẻ Enhanced Detail khá nhạy cảm với chi tiết có chứa nhiều tông màu đỏ, mình thử tiếp với một tấm ảnh khác cũng chứa nhiều tông đỏ như vậy.
Một bạn gái khác, rất xinh, nhưng hãy bỏ qua khuôn mặt xinh đẹp đó và tập trung vào một thứ hay ho hơn: Trang Phục. Cô ấy mặc một chiếc váy có khá nhiều họa tiết màu hồng và mình để ý rằng: Ảnh enhanced cho một màu sắc khác hoàn toàn khác so với ảnh RAW gốc. Khi mình zoom lên sâu hơn thì đúng! Có rất nhiều pixel màu đang từ trạng thái “mất màu” và “đồng màu” nay đã chuyển thành “có màu”, các đường may nổi bật hơn và yes! Bức ảnh chân dung trông hoàn hảo hơn nhiều rồi đấy.
Kết luận
Qua 3 thử nghiệm ban đầu ở trên và rất nhiều các thử nghiệm khác mình kiểm tra sau đó, mình rút ra được một vài điều thú vị từ tính năng mới Enhanced Detail của phiên bản Lightroom 8.2 này, đó là:
- Các chi tiết con (fine-detail) được nổi lên nhiều hơn trong ảnh, mắt chúng ta cảm nhận ảnh sẽ nét hơn và khối hơn so với ảnh gốc, rất có ích đối với ảnh chân dung hoặc vật thể có nhiều chi tiết phức tạp trên bề mặt: Vải vóc, mặt kim loại của đồ trang sức là một ví dụ
- Enhanced Detail có khả năng phục hồi màu sắc trên những khu vực có sắc độ khác biệt, nằm liền kề nhau, đặc biệt là các vùng màu liên quan đến sắc đỏ. Như thử nghiệm ở phía trên, bạn có thể thấy với file gốc thì phần mềm sẽ đưa ra các giá trị màu đều nhau dẫn tới khu vực đó không có độ chuyển màu sắc. Chuyển sang tính năng mới thì điều này hoàn toàn được khắc phục.
- Các file DNG do Enhanced Detail là các file đã giải mã hết các pixel RGB trên toàn ảnh. Vì vậy, nó sẽ không còn các hiện tượng bị lỗi khi hậu kỳ như “sâu bám”, “màu nước”, “bết shadows” khi sử dụng các thanh công cụ tinh chỉnh trong Lightroom hoặc Camera RAW nữa.
- Các thay đổi của Enhanced Detail tác động đến một số khu vực trên ảnh tùy bối cảnh, bao gồm cả khu vực nhỏ nhất. Vì vậy, có một số thay đổi rõ rệt nhất chỉ khi bạn zoom ở mức 200% hoặc 300% mới có thể nhìn ra. Có thể bạn sẽ cho rằng nó quá ít, nhưng hãy nghĩ tới bước hoàn thiện ảnh bằng Photoshop hoặc in ấn khổ to thì cực kỳ lợi thế.
- Một điều quan trọng nữa, đó là: Enhanced Detail có vẻ đang làm việc tốt hơn với những bức ảnh được chụp no sáng ở mức ISO thấp nhất (trong trường hợp này là ISO 160). Cũng dễ hiểu khi mà chụp ở những thiết lập này, file RAF chứa rất nhiều thông tin về hình ảnh giúp tính năng này tái tạo mọi thứ tốt hơn.
Và vì đây mới chỉ là tính năng dạng thử nghiệm của Lightroom nên tất nhiên tính năng này còn có khá nhiều vấn đề:
- Dung lượng của file DNG do Enhanced Detail khá to, chính xác là phải gấp 3 lần so với file RAW bình thường. Giao động trong khoảng 100 – 250 MB tùy mức độ chi tiết của ảnh. Vì vậy, bạn không nên dùng nó với toàn bộ các ảnh mình import vào.
- Một vài ván đề liên quan tới khử quang sai của hình ảnh do ống kính gây ra thì Enhanced Detail không tác động vào được, viền tím vẫn là viền tím, viền xanh thì vẫn xanh. Nó chỉ khắc phục các vấn đề liên quan tới quá trình giải mã hình ảnh RAW.
- Các file DNG do Enhanced Detail tạo ra chỉ được dùng trong phạm vi phần mềm của Adobe, các phần mềm khác như Capture One, DxO dù có thể nhận diện được nhưng hầu hết không sử dụng được do bị sai bảng mã màu khá nặng.
Cuối cùng, theo quan điểm riêng của mình, mình hoàn toàn có thể bỏ qua các nhược điểm của Enhanced Detail mà vẫn vui vẻ sử dụng tính năng này. Bởi một lẽ: Đã khá lâu rồi mới có một phần mềm phổ thông khai thác tốt thế mạnh của các cảm biến X-Trans trên máy Fujifilm mà không cần đến bất kỳ sự can thiệp nào của một hãng thứ ba, đồng nghĩa là mình không cần trả thêm khoản phí nào nữa.
Giờ hệ thống Fujifilm đã quá đủ tốt, ống kính đủ dùng, đến phần mềm cũng không còn hạn chế gì nữa, việc còn lại là làm ra những bức ảnh thật tốt thôi.
Những lưu ý khi sử dụng tính năng Enhanced Detail
Trước khi kết thúc hoàn toàn bài viết, mình muốn lưu ý với các bạn về những yêu cầu tối thiểu để có thể chạy được tính năng A.I Enhanced Detail này
- Bạn sẽ cần update MacOS 10.13 và Windows 10 từ phiên bản 1809 hoặc mới hơn. Các phiên bản cũ hơn sẽ không được hỗ trợ.
- Card đồ họa rời là một thứ bắt buộc cho tính năng này hoạt động.
- Luôn update driver card đồ họa lên phiên bản mới nhất để tránh các lỗi sau khi tạo file ảnh.
- Chỉ có Lightroom 8.2 và Adobe Camera RAW 11.2 mới có tính năng này.
Nếu các bạn vẫn chưa hiểu rõ, cần sự hỗ trợ, đừng ngần ngại gửi câu hỏi lên fanpage của 50mm Vietnam để được giải đáp. Chúc mọi người sử dụng vui vẻ!
Đại khái là trông như một con Capoo
Đúng như bài viết trước đó, vào hôm nay (24/8/2017), Nikon đã chính thức tuyên bố sản phẩm chủ lực của hãng trong năm nay: Nikon D850 với nhiều công nghệ mới và ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với người tiền nhiệm trước của mình là Nikon D810.
Đại khái là trông như một con Capoo
Đêm qua, trang tin Nikon Rumors tiếp tục cập nhật cho chúng ta thêm nhiều thông tin nữa về sản phẩm Nikon D850 chủ yếu để củng cố nguồn tin về cấu hình lần trước và cho người đọc những hình ảnh chi tiết về sản phẩm mới này.
Đại khái là trông như một con Capoo
Cách đây vài giờ, Nikon đã chính thức hé lộ máy ảnh tiếp theo của hãng mang số hiệu D850 – Nối tiếp phân khúc máy ảnh cao cấp D810 được ra mắt vào năm 2014. Chiếc máy ảnh Nikon D850 này được cho là sẽ định nghĩa lại khái niệm về một chiếc máy ảnh Full Frame là như thế nào.
Đoạn video clip hé lộ có độ dài khá ngắn (khoảng 48 giây) mô tả cảnh một nhóm người đang di chuyển lên một quả đồi cát chuẩn bị setup máy móc để chụp. Sau đó, một loạt hình ảnh Time-lapse Milky Way hiện lên trong suốt clip còn lại, kết thúc bằng 3 dòng chữ A Universe of Endless Detail, 8K Time Lapse và Coming Soon. Tuy ít nhưng cũng đủ để chúng ta có một vài dự đoán như sau về chiếc máy này:
- Megapixels sẽ khá lớn, đủ để zoom in vào và thấy chi tiết ngôi sao được phơi lâu trên bầu trời
- Khả năng High-ISO sẽ rất ấn tượng và sạch sẽ vì bình thường những người phơi Milkyway phải phơi với ISO cao, mà trong clip thì ảnh khá sạch
- Khả năng quay được video Time-lapse độ phân giải 8K rất đáng giá cho những ai muốn làm các clip Time-lapse
- Chắc chắn máy sẽ được công bố trong tuần này hoặc tuần sau!
Ngoài ra, trên trang chủ của Nikon Asia cũng đã đăng tải một bài viết giới thiệu về chiếc máy này với nội dung như sau
THÔNG TIN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MÁY ẢNH SỐ SLR NIKON D850
Tâm điểm là chiếc máy ảnh định dạng FX với công nghệ chuyên sâu từ Nikon đang được vô cùng nhiều người đón đợi
TOKYO – Tập đoàn Nikon vui mừng thông báo sự phát triển của các máy ảnh SLR kỹ thuật số tốc độ cao, full-frame, độ phân giải cao và phiên bản sắp tới của Nikon D850.
D850 sẽ là một công cụ siêu mạnh cho những ai đam mê sáng tạo và không muốn làm ảnh hưởng đến tính linh hoạt và chất lượng hình ảnh vượt trội, bao gồm những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, giàu tham vọng cũng như những người ham mê chụp ảnh quang cảnh, thể thao thương mại, thời trang, đám cưới, và những người chuyên chịu trách nhiệm sáng tạo nội dung đa phương tiện.
D850 là dòng máy kế nhiệm của chiếc D810 vốn được người dùng đánh giá cao vì khả năng cho ra hình ảnh sắc nét, rõ ràng và tông màu phong phú. Chiếc máy ảnh số SLR định dạng FX mạnh mẽ mới này được trang bị nhiều loại công nghệ, tính năng mới và được cải thiện hiệu suất dựa trên phản hồi từ người dùng trong nhiều năm qua – những người vốn luôn đòi hỏi chất lượng cao nhất từ thiết bị máy ảnh của họ. D850 chắc chắn sẽ đáp ứng trên cả mong đợi của vô vàn nhiếp ảnh gia, những người luôn kiếm tìm chức năng tốc độ cao và độ phân giải cao mà chỉ có chiếc máy ảnh Nikon vượt trội kết hợp cùng ống kính NIKKOR mới có thể mang lại được.
* Thông tin về việc ra mắt sản phẩm này sẽ được thông báo sau.
KỶ NIỆM 100 NĂM NIKON
Hôm nay, Nikon Corporation kỷ niệm 100 năm ngày thành lập. Kể từ năm 1917, chúng tôi đã và đang tạo ra những giá trị độc nhất trên toàn thế giới bằng cách cung cấp thiết bị quang học cho ngành và người tiêu dùng, bao gồm hệ thống quang khắc, kính hiển vi và máy ảnh, dựa trên công nghệ chính xác và quang điện tử. Nikon sẽ tiếp tục sử dụng tính năng tiên tiến về mặt kỹ thuật mà hãng đã dày công xây dựng trong suốt quá trình phát triển lâu đời của mình, để đưa ra những giải pháp và sản phẩm tạo ảnh ưu trội trên khắp thế giới.
Thông tin chi tiết về Nikon D850 sẽ được 50mm Vietnam chúng tôi cập nhật liên tục. Vì vậy, bạn đừng quên hàng ngày ghé thăm website và fanpage 50mm Vietnam để được update thông tin nhé.
(Bài viết được tập hợp từ nhiều nguồn)
Đại khái là trông như một con Capoo
Chúng tớ mới được mở hộp Nikon D7500 đây! Hãy cùng xem có gì trong chiếc hộp mới cứng của D7500 nhé!
Đại khái là trông như một con Capoo
Mới đây, Carl Zeiss AG – Hãng ống kính máy ảnh đến từ Cộng hòa Liên bang Đức – đã chính thức giới thiệu một ống kính góc rộng dành riêng cho thể loại chân dung, đó là: Zeiss Milvus 35mm f/1.4.
Đại khái là trông như một con Capoo
Càng gần cuối tháng 6, những tin tức về Canon 6D Mark II càng lúc càng nhiều, giữa chúng lại có sự nối kết với nhau rất chắc chắn. Điều đó càng thể hiện độ chính xác về thông tin mà 50mm Vietnam sắp tiết lộ cho bạn ngay dưới đây.
Đại khái là trông như một con Capoo
Dù chưa được chính thức bày bán tại nhiều thị trường trên thế giới, nhưng các tấm hình từ Nikon D7500 liên tục được đăng tải và làm nức lòng những người đợi chờ về một chiếc máy crop có chất lượng tốt nhất trong tầm giá 20 triệu.
Đại khái là trông như một con Capoo
Một series bài viết về việc lựa chọn máy ảnh trong tầm giá nhằm giúp các bạn có thể biết được loại máy ảnh nào đang có trên thị trường và liệu chúng có thực sự phù hợp với mình.
Đại khái là trông như một con Capoo
Kể từ khi ra mắt, Sony A9 là chiếc máy ảnh không gương lật (Mirrorless) đầu tiên trên thế giới hứng chịu nhiều soi mói đến như vậy. Lời khen có, lời chê cũng có nhưng rốt cục thì mọi người đều phải công nhận: “Sony bắt đầu tiến vào thị trường máy ảnh chuyên nghiệp thật rồi!”
Một vũ khí bí mật mang tên: Stacked-CMOS Sensor
Bỏ qua mọi thông tin mang tính “tâng bốc” và nặng mùi “quảng cáo”, thứ tạo nên sự đặc biệt cho Sony A9 đó chính là cảm biến, nhiều người lúc này sẽ nghĩ: Máy cũng chỉ sử dụng một cảm biến 24.2 Megapixels, tương đương với dòng A7II thì có gì đáng nổi bật? Sai rồi! Cảm biến 24.2 MP của A9 khác hoàn toàn so với các cảm biến khác mà mọi người đang thấy trên thị trường. Nó được xây dựng dựa trên một kiến trúc hoàn toàn mới mà Sony gọi đó là “Stacked-CMOS Sensor”. Trong đó, một sensor hình ảnh giờ đây sẽ có 3 lớp:
- Lớp đầu tiên là lớp pixel thu nhận ánh sáng, hoạt động tương tự như mọi sensor khác
- Lớp thứ hai là lớp bộ nhớ RAM tích hợp kèm bộ chuyển đổi tín hiệu ADC (Analog Digital Converter), tín hiệu điện từ lớp đầu tiên sẽ được chuyển đổi ngay sang dạng số và lưu vào trong RAM trước khi chuyển cho lớp thứ ba
- Lớp thứ ba là bộ vi xử lý BIONZ X làm nhiệm vụ lấy dữ liệu từ lớp thứ hai để xử lý hình ảnh và sau đó ghi vào thẻ nhớ.
Đối với mọi dòng A7 trước đó, 3 thành phần này vốn được tách biệt và chiếm một vị trí trên bo mạch điện tử. Khi lên A9, Sony kết dính cả 3 thứ này vào một khối thống nhất. Điều này giúp rút ngắn khoảng cách kết nối của 3 thành phần, giảm suy hao tín hiệu, làm cảm biến của Sony A9 có thể truyền tải dữ liệu nhanh hơn dòng A7 gấp 20 lần.
Dựa vào lợi thế tốc độ truyền, Sony tiếp tục cải tiến màn trập điện tử. Nếu như các màn trập điện tử thế hệ trước, người sử dụng hay gặp hiện tượng méo hình khi chụp vật thể di chuyển với tốc độ cao. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở cơ chế hoạt động: Khi ấn nút chụp, sensor sẽ kích hoạt quá trình đọc dữ liệu của pixel lần lượt theo hàng từ trên xuống dưới, các pixel được kích hoạt sẽ phơi sáng theo tốc độ màn trập mà người sử dụng đã chỉ định. Quá trình kích hoạt lần lượt này thường diễn ra với tốc độ từ 1/10 đến 1/60 giây, tùy theo chất lượng sensor mà hãng sử dụng. Khi một vật thể chuyển động quá nhanh so với tốc độ mà sensor có thể kích hoạt méo hình chắc chắn xuất hiện.
Vấn đề được khắc phục bằng cách tăng tốc độ kích hoạt pixel của cảm biến lên mức nhanh hơn. Nhưng để làm được điều này, Sony cần phải tăng tốc độ truyền dữ liệu giữa cảm biến và chip BIONZ lên. Và chúng ta đã có Stacked CMOS-Sensor, chỉ cần tăng tốc độ kích hoạt lên thôi là được! Vậy là Sony A9 đã có một màn trập điện tử cao cấp với khả năng chụp ảnh “không méo”. Đấy là chưa kể, Sony còn khuyến mãi thêm tính năng “No Blackout” cực kỳ hữu dụng trong chụp thể thao, y hệt như “Pro Capture” mà Olympus đưa vào E-M1 Mark II vậy.
Thực sự, Stacked-CMOS Sensor đã giúp Sony vượt qua được mọi giới hạn từ trước đến giờ của dòng máy không gương lật khi so kè với DSLR truyền thống.
Trò cũ nhưng vẫn hiệu quả: Tăng điểm lấy nét và thời lượng pin
Việc các máy Mirrorless có nhiều điểm lấy nét theo pha hơn DSLR đang là một xu thế lớn trong việc cạnh tranh và Sony A9 cũng không phải là một ngoại lệ: Cảm biến Full Frame của máy đã được rải kín 693 điểm lấy nét, chỉ chừa lại phần viền là nơi khó lấy nét nhất do mọi tật xấu của ống kính (méo hình, quang sai, tối viền) đều nằm ở đây. Với việc sở hữu số điểm lớn như vậy, Sony A9 chắc chắn sẽ có những lợi thế sau:
- Khả năng bám nét chủ thể trở nên dễ dàng, khi các điểm lấy nét đã nằm kín hết khung hình của máy ảnh. Ngoài ra, độ chính xác cũng được cải thiện khi mà trong một vùng lấy nét, chúng ta có nhiều điểm lấy nét hơn trước.
- Đối với lấy nét một lần, nó quá tiện cho chụp ảnh chân dung khi kiểu gì bạn cũng có ít nhất một điểm pixel nằm ở các vị trí quan trọng như mắt, mũi hoặc môi trong khi nhiều máy DSLR khác lại không có được ưu ái như vậy. Các tính năng lấy nét theo vùng đối với chế độ này cũng nhận được những lợi ích tương tự như đã nói ở phần trên.
Còn về pin thì sao? Xem nào, Sony đã cho Sony A9 một cục pin mới có số hiệu NP-FZ100, trong khi cục pin cũ mà hãng hay sử dụng có số hiệu NP-FW50. 50 và 100 là hơn 2 lần. Điều này cũng có vẻ như Sony muốn ám chỉ thời lượng pin của Sony A9 sẽ gấp đôi so với pin của dòng A7 thông qua số hiệu. Thực tế thì thì đúng là như vậy:
- NP-FZ100 có dung lượng là 2280 mAh trong khi NP-FW50 chỉ là 1020 mAh.
- Một lần sạc của NP-FZ100 cho phép A9 chụp tối đa 480 tấm còn A7 II là 350 tấm
- NP-FZ100 có thể ghép với một cục tương tự nếu như bạn gắn grip cho A9, nâng tổng số shot chụp cho 1 lần sạc lên 960 tấm! Khá nhiều đối với 1 máy ảnh mirrorless.
Nhưng sạn thì vẫn còn
Công nghệ mới, pin trâu hơn, nhiều tính năng nổi trội sẽ khiến nhiều người nghĩ Sony A9 thực sự là một cỗ máy hoàn hảo cho việc chụp ảnh. Đúng! Điều đó sẽ xảy ra nếu như Sony không mắc một vài sai lầm được kể dưới đây.
Đầu tiên là về thiết kế, mọi thứ đối với gắn liền với chiếc máy này dường như to lên: Từ cục pin, khe thẻ nhớ gấp đôi và các lens telephoto mới ra mắt gần đây cũng thế. Nhưng, kích thước và trọng lượng của máy lại không tăng lên nhiều cho lắm và nó dẫn tới một vấn đề: Máy bị mất cân bằng khi gắn các lens quá to như Sony GM 100-400mm f/4.5 – 5.6 chẳng hạn. Sức nặng của lens sẽ dễ dàng làm body bị chúc xuống khi cầm, lực nắm ở body sẽ luôn luôn phải lớn hơn so với lực cầm ở lens để giữ thăng bằng. Ngoài ra, phần ngón tay của người dùng cầm vào báng cũng bị lens đè nén không thương tiếc.
Thứ hai, đó là về màn trập cơ học, xin nhắc lại là MÀN TRẬP CƠ HỌC chứ không phải là điện tử như nhiều người tưởng. Sony có lẽ vì quá tập trung cho màn trập điện tử của máy mà bỏ quên phần cơ học của máy. Sony A9 chỉ có màn trập cơ học tốc độ 5 fps và có độ trễ (shutter lag) khá cao so với nhiều máy Mirrorless khác, không phù hợp cho việc chụp chủ thể chuyển động.
Điều này thực sự khá khó chịu đối với dân chụp thể thao chuyên nghiệp khi phải chụp trong môi trường tối, cần phải đẩy ISO lên cao, màn trập điện tử luôn luôn gặp bất lợi về độ nhạy sáng vì phải hy sinh một phần của cảm biến dành cho công việc phơi sáng, còn màn trập cơ học thì không. Chính vì vậy, ảnh từ màn trập cơ học luôn có ít noise hơn so với màn trập điện tử khá nhiều và các máy mirrorless hướng thể thao như Olympus E-M1 Mark II thường phải làm thêm một màn trập cơ học tốc độ cao để giải quyết vấn đề này. Việc để một màn trập cơ học kém như Sony A9 thực sự khó chấp nhận.
Thứ ba, Sony A9 có hai khe thẻ SD, nhưng chỉ 1 trong số đó hỗ trợ chuẩn UHS-II tốc độ cao, khe còn lại chỉ chạy ở UHS-I. Điều đó phát sinh một vấn đề: Nếu bạn chụp ở chế độ chụp tốc độ cao 20 fps và gắn 2 thẻ nhớ, máy sẽ bị “đơ” một lúc để ghi dữ liệu lên hai thẻ này rồi xóa bộ nhớ đệm. Dù khe thẻ UHS-II được ghi xong trước, bạn sẽ vẫn phải đợi máy ghi xong ở khe UHS-I. Cách duy nhất để tăng tốc là chỉ sử dụng 1 khe thẻ UHS-II, nhưng điều đó sẽ tăng rủi ro dữ liệu cho chính người sử dụng. Bản thân người viết cũng cảm thấy không thích việc xuất hiện của khe thẻ SD trên một thân máy chuyên nghiệp như Sony A9, thay vào đó Sony nên để 2 khe thẻ XQD để khai thác triệt để khả năng của máy.
Thứ tư, Dynamic Range của máy không thực sự cao như dòng Sony A7, cũng không phải là dạng ISO-Invariance (ISO bất biến), việc chỉnh sửa hình ảnh RAW sẽ bị hạn chế cực kỳ nhiều. Lý giải cho việc này, Sony đã đánh đổi Dynamic Range của máy để đổi lại tốc độ xử lý. Dữ liệu ít hơn thì kích thước sẽ nhỏ hơn, thời gian truyền và xử lý cũng sẽ ít hơn, giúp máy đạt được tốc độ chụp liên tiếp 20 fps với cảm biến full frame. Nghe có vẻ hay, nhưng thực tế thì sự tráo đổi này sẽ đẩy máy vào tình cảnh:
- Không phù hợp để chụp chân dung, phong cảnh như dòng A7R
- Không quá tốt để chụp thể thao trong điều kiện thiếu sáng, hiệu năng chụp tối chỉ ngang A7RII thay vì sánh ngang với D5 hoặc 1DX Mark II
Trước đó, Nikon cũng từng làm một điều tương tự với sản phẩm D5 khi hy sinh hết phần Dynamic Range tại ISO thấp để đổi lại một hiệu năng ISO cao cực kỳ khủng khiếp. Tuy nhiên, hãng cũng phải chấp nhận điều tiếng khi bị các trang mạng đánh giá hiệu năng Dynamic Range rất thấp so với đối thủ là Canon 1DX Mark II, không phù hợp cho việc chụp các thể loại bình thường như người cũ D4S. Sony cũng sẽ phải đối mặt với sự chỉ trích này khi hãng chấp nhận đổi cả 2 (ISO thấp và ISO cao) để lấy tốc độ 20 fps cho dòng A9.
Mọi sự trao đổi đều phải trả giá, điều quan trọng là liệu người sử dụng có muốn đánh đổi hay không. Đối với quan điểm người viết, Sony A9 cũng tương tự như vậy, nếu bạn thực sự coi trọng những đột phá về tốc độ mà nó mang lại và sẵn sàng bỏ qua mọi khuyết điểm, GO FOR IT! Nó rất đáng đó.
Bài viết được dựa theo ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau.
Đại khái là trông như một con Capoo
“Nikon làm ơn hãy cho chúng tôi những ống kính góc rộng đẳng cấp như Canon và Sigma đi nào!” – Đó là những gì mà bộ phận marketing của hãng thường xuyên phải nghe trên mọi trang mạng xã hội. Đến hôm nay, họ đã chính thức đáp ứng nguyện vọng của người hâm mộ khi tung ra 3 ống kính góc rộng cực kỳ chất lượng.
Đại khái là trông như một con Capoo
Đúng như dự đoán, vào buổi chiều ngày 12/4/2017, Nikon đã chính thức công bố chiếc máy ảnh mới nhất của hãng với tên gọi: Nikon D7500, nối tiếp người tiền nhiệm Nikon D7200. Rất nhiều fan Nikon đã mong chờ giây phút này, tất cả đã òa lên rồi lại thất vọng chỉ vì một lý do duy nhất: Máy bị cắt nhiều quá!
THIẾT KẾ MỚI VỚI SỨC MẠNH CỦA D500
Trong lần xuất hiện này, Nikon đã đem một triết lý thiết kế hoàn toàn mới cho chiếc máy ảnh D7500 của mình: Toàn thân máy giờ đây được bọc một lớp vỏ đen nhám, vuông vức, với khu vực báng cầm được làm nhỏ lại và lõm sâu vào trong. Phía trên của D7500, ta có thể thấy phần gù trung tâm khá là to nhưng lại nhô ra rất ngắn, đủ để không làm ảnh hưởng tới việc điều khiển các lens Tilt-Shift mà hãng vừa ra mắt trong thời gian gần đây. Các thành phần khác như màn hình LCD phụ, nút bấm, bánh xe chế độ đều bố trí gần nhau hơn giống như D750 vậy.
Một thay đổi đáng giá khác: Máy sử dụng màn hình LCD cảm ứng có khả năng lật lên xuống, giúp người chụp ảnh có thể chụp ở những góc khó (trên cao, hất từ dưới lên, chụp ngang hông) mà bình thường không thể ngắm được.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là phần bề nổi của Nikon D7500, còn phần chìm của nó là hệ thống máy móc, Nikon đã mang tất cả những thứ tinh túy nhất của D500 xuống một máy ảnh nằm ở phân khúc thấp hơn, bao gồm:
- Cảm biến APS-C 20.9 Megapixels
- Dải ISO 100-51200
- Chip xử lý hình ảnh Expeed 5
- Cân bằng trắng thế hệ mới
- Cảm biến đo sáng 180,000 điểm ảnh RGB có khả năng nhận diện khuôn mặt và trợ giúp bắt nét chuẩn xác khi chụp ở tốc độ cao. Hỗ trợ tính năng đo sáng ưu tiên Highlight
- Tốc độ chụp cao với 8 khung hình / giây (thấp hơn một chút so với 10 hình / giây của D500)
- Hỗ trợ Radio Trigger không dây, giúp điều khiển đèn flash thế hệ mới của Nikon (SB-5000)
- Khả năng lấy nét và bám nét theo nhóm điểm AF
- Cửa trập thế hệ mới với tuổi thọ 150.000 Shot tích hợp bộ theo dõi điện tử đảm bảo luôn được đánh chính xác khi chụp ở tốc độ cao.
- TÍch hợp Bluetooth + Wifi, thay vì là NFC + Wifi như trước
Điều đó cũng có nghĩa: D7500 có khả năng chụp thiếu sáng rất tốt, y hệt như D500 vậy. Nói một cách chi tiết hơn, bạn cứ nghĩ: Một bức ảnh “chấp nhận được” đối với thế hệ trước là tầm ISO nằm trong khoảng 1600 đến 3200 thì giờ nó sẽ được nâng lên khoảng 6400 đến 12800 trên cảm biến của D500. Bù lại, bạn sẽ mất đi 3 megapixels so với cảm biến thế hệ cũ để đạt được điều trên, nhưng ai ngồi bận tâm so sánh giữa 21 Megapixels và 24 Megapixels chứ?
Dưới đây là bảng so sánh thông số kỹ thuật của D7500 với D7200 và D500
Tính năng / Máy ảnh | D500 | D7500 | D7200 |
Độ phân giải | 20.9 Megapixels | 20.9 Megapixels | 24.2 Megapixels |
Dải ISO | 100-51200 | 100-51200 | 100-25600 |
Chip xử lý hình ảnh | Expeed 5 | Expeed 5 | Expeed 4 |
Đo sáng | 180,000-pixel RGB Sensor 3D Color Matrix Metering III | 180,000-pixel RGB Sensor 3D Color Matrix Metering III | 2,016-pixel RGB sensor 3D Color Matrix Metering II |
Tự cân nét lens | Có | Có | Không |
Số điểm lấy nét | 153 điểm | 51 điểm | 51 điểm |
Tốc độ chụp | 10 fps | 8 fps | 6 fps |
Hỗ trợ trigger flash không dây | Có | Có | Không |
Khe thẻ nhớ | SDXC + XQD | 1x SDXC | 2x SDXC |
Màn hình | LCD cảm ứng, lật 170 độ | LCD cảm ứng, lật 170 độ | LCD bình thường |
Kết nối không dây | Wifi + NFC + Bluetooth | Wifi + Bluetooth | Wifi + NFC |
Trọng lượng | 760g | 640g | 675g |
Giá khởi điểm | 1999 USD | 1250 USD | 1200 USD |
VÀ LỊCH SỬ CHÍNH THỨC LẶP LẠI!!
Nếu như bạn theo dõi bài viết trước tại 50mm Vietnam, tôi đã từng nhắc đến một trường hợp Nikon đưa những thứ tinh túy nhất của dòng cao cấp xuống một máy ảnh cấp thấp hơn để giúp nó chiếm lĩnh thị trường lúc đó là D90 và D300. Đến hôm nay, điều đó lại xảy ra một lần nữa trên chính D7500 và D500, bạn có thể sẽ rất vui mừng và nghĩ là mình được mua D500 với một mức giá rẻ hơn. Không hẳn vậy! Nikon đủ khôn để nhận ra điều này, hãng không muốn việc ra mắt D7500 động chạm đến doanh số của dòng D500 cao cấp, cũng giống như D90 không thể chạm vào D300. Một loạt những hạn chế đã được tung ra nhằm tách biệt rõ ràng giữa hai phân khúc Advanced (D500/D750) và Mid-end (D7500/D610) thay vì bị hòa lẫn như thời D7000 đổ đi, đó là:
- Cắt giảm số lượng khe thẻ SD từ 2 khe thẻ xuống còn 1 khe, chỉ hỗ trợ thẻ nhớ ở tốc độ UHS-I
- Loại bỏ lẫy đo sáng lens MF AI/AI-S, bạn vẫn có thể cắm các lens Nikon MF cổ để chụp, nhưng không còn khả năng đo sáng trên Viewfinder nữa
- Không còn cổng kết nối grip bên ngoài máy nữa, hãng cũng không làm grip chính thức cho máy, bắt buộc phải đợi grip đến từ các hãng thứ ba.
- Thời lượng pin bị giảm, còn 950 kiểu so với 1100 kiểu của thế hệ trước dù dùng pin thế hệ mới mang mã hiệu EN-EL15a có dung lượng cao hơn.
Như vậy, nếu như trước đây phân khúc Mid-end APS-C của Nikon vốn đóng luôn vai trò là máy ảnh cho phân khúc người nâng cao Advanced (cận chuyên nghiệp, cận high-end) vì sự thiếu vắng của các máy crop sau D300 trong một thời gian dài (trước khi có D500) thì giờ mọi thứ đã trở nên rất rõ ràng. Muốn có những tính năng chuyên nghiệp ư? Hãy mua D500 hoặc D750, không thì chí ít mua máy ảnh Full Frame dòng đại trà như D610 của chúng tôi đi!! Không thì bạn vẫn có thể hạnh phúc với chất lượng hình ảnh của D500, nhưng chịu khó mang thêm cục pin và thẻ nhớ xịn nhé.
Quay trở lại lịch sử D90 và D300 một chút, hồi hai chiếc máy này mới ra mắt, đã khá nhiều người (trong đó bao gồm cả tôi) nghĩ rằng chỉ cần mua D90 thôi là đủ, tại sao lại phải cần D300 làm gì khi sự chênh lệch lúc đó là: AF, đo sáng MF, thẻ nhớ thực sự là không cần thiết, chỉ cần một thẻ SD dung lượng cao là đủ. Điều quan trọng nhất là ISO, chất lượng hình ảnh của hai máy là tương đương nhau không có gì phải chối cãi. Ấy vậy mà khi sử dụng một thời gian dài sử dụng, tôi thực sự cảm thấy khó chịu khi hệ thống AF của máy (bị cắt giảm) có quá ít điểm lấy nét, thẻ nhớ thì từng chết 1 cái ngay trong khi chụp và không có cái nào để backup cùng lúc. Và sau một thời gian dài chụp chính với D90, tôi quyết định mua luôn D750 và đẩy D90 trở thành máy backup cho công việc của mình. Mọi thứ sau đó đều thực sư suôn sẻ và tôi khá hài lòng với combo này.
VẬY D7500 CÓ PHẢI LÀ CHIẾC MÁY ĐÁNG MUA KHÔNG?
Câu trả lời là có! Nếu như bạn đang sở hữu D3300, D5300 và muốn nâng lên một chiếc máy đời cao hơn một chút, chụp tối ngon lành, nhiều công nghệ mới và quan trọng là không phải thay đổi ống kính thì D7500 là một lựa chọn tối ưu. Ngoài ra, đối với dân chuyên nghiệp, đang sở hữu một chiếc máy ảnh Full Frame làm công việc chính, D7500 cũng là một lựa chọn tốt để làm máy ảnh backup cho công việc của mình nhờ trọng lượng nhỏ, tốc độ chụp ảnh nhanh và bộ AF 51 điểm lấy nét cao cấp của mình. Một lý do khác đó là dòng D7500 thường xuống giá rất nhanh so với dòng D500, nên chắc chắn người mua sẽ có giá hời chỉ sau 1 năm ra mắt.
Câu trả lời là không! Nếu như bạn đã sở hữu D7100 hoặc D7200 trước đó, Full Frame luôn là một lựa chọn tốt hơn cho những người đang sở hữu hai chiếc máy này, cả về chất lượng hình ảnh cũng như những tính năng đi kèm. Tại sao bạn phải đổi ngang phân khúc với chất lượng không thay đổi nhiều trong khi bạn lại có thể vươn lên phân khúc Full Frame đại trà?
Đại khái là trông như một con Capoo
Trong khi các đối thủ như Canon, Sony, Fujifilm đều đã tung ra những sản phẩm chủ lực hoặc lộ trình sản phẩm rõ ràng trong năm 2017 thì Nikon vẫn im hơi lặng tiếng sau thông tin về việc tái cơ cấu của hãng. Tuy nhiên, từ một nguồn tin thân mật là Nikon Rumors, Nikon vẫn đang chuẩn bị sản phẩm mới để trở lại rực rỡ trong năm nay.
Nikon D7300
Chiếc máy ảnh thuộc phân khúc máy ảnh APS-C bán chuyên nghiệp dành cho mọi người, nối tiếp Nikon D7200 ra mắt vào năm 2015. Thông tin ban đầu mà Nikon Rumors cung cấp, đó là chiếc máy ảnh này sẽ có cảm biển 20 Megapixels giống Nikon D500, khả năng quay video 4K, 51 điểm lấy nét, chụp 8 khung hình / giây cùng công nghệ truyền dữ liệu lên điện thoại Nikon Snapbridge.
Nếu điều này trở thành sự thực, có lẽ Nikon sẽ lặp lại lịch sử của mình khi đưa những tính năng của phân khúc cao cấp xuống phân khúc thấp hơn, giống như D300 và D90 vậy. Điều này có thể giúp D7300 áp đảo được đối thủ cùng phân khúc ngay từ khi ra mắt.
Nikon D820
Một bài toán đau đầu cho Nikon khi cả hai đối thủ chính của hãng là Sony và Canon đều có những sản phẩm thuộc phân khúc chụp thương mại – studio lần lượt lên độ phân giải là 42.4 Megapixels và 50 Megapixels, cao hơn hẳn mức 36.3 Megapixels của Nikon D810 trước đây. Chắc chắn, Nikon phải ra được một sản phẩm có độ phân giải lớn hơn hoặc nằm trong khoảng 40 – 50 Megapixels. Bên cạnh đó, hãng cũng phải giữ lại được cái “chất” của dòng D8XX khi hai người tiền nhiệm D800 và D810 đều là những sản phẩm mang tính bước ngoặt về công nghệ (Bỏ bộ lọc khử răng cưa, chạm được tới mức ISO 64), rất đáng để sở hữu.
Không có một thông tin rõ ràng nào về Nikon D820, chỉ có một vài lời đồn về mối quan hệ không tốt lắm giữa Nikon và Sony nên nhiều khả năng: Nikon sẽ không được phép sử dụng cảm biến BSI 42.4 Megapixels của Sony (đang được dùng trên A7RII), thay vào đó hãng chỉ có thể sử dụng loại 36.3 Megapixels cũ hoặc đi tìm một hãng sản xuất cảm biến khác, nhiều khả năng là Samsung khi ông lớn Hàn Quốc này cũng đang chào mời đối tác mua cảm biến máy ảnh của mình.
Nikon Df2
Một máy ảnh full frame được ra mắt vào đúng ngày sinh nhật lần thứ 100 của Nikon. Được tiết lộ tại hội chợ Photokina năm ngoái, nhiều khả năng Nikon DF2 sẽ không còn là DSLR nữa mà thay vào đó là một máy ảnh Mirrorless cảm biến Full Frame, tích hợp hai tính năng quan trọng nhất: EVF và MF Peaking để phục vụ đối tượng khách hàng chuyên sử dụng ống kính MF đời cổ.
Về cấu hình, theo ý kiến của 50mm Vietnam, nhiều khả năng Nikon Df2 sẽ sử dụng cảm biến 24 Megapixels, không bộ lọc khử răng cưa, dải ISO nằm trong khoảng từ 64 – 6400, hỗ trợ 1 thẻ nhớ SD card lẫn công nghệ Nikon Snapbridge, điều quan trọng nhất: Nhiều khả năng Nikon Df2 sẽ mang thiết kế giống như Nikon F4, thay vì là dòng Nikon FM như trước đây.
Các ống kính nano siêu rộng
Trong khoảng thời gian từ năm 2013 cho tới 2016, Nikon dường như đã bỏ quên hẳn phân khúc ống kính góc rộng, để mặc cho đối thủ thỏa sức tung hoành đủ các loại “mark” lên các tiêu cự chủ lực như 16-35 để thu hút người dùng. Vì vậy, năm 2017 là năm được người dùng mong đợi sự trở lại của các ống kính siêu rộng nhất, đặc biệt là sau khi Nikon đã hoàn tất các ống kính ở tiêu cự telephoto. Một ống kính góc rộng lúc này là hoàn toàn hợp lý:
- Tiêu cự nằm trong khoảng từ 11mm đến 24mm, lý tưởng nhất là 16-35mm
- Khẩu độ f/2.8 hoặc f/4
- Sử dụng coating Nano cao cấp đến từ hãng
- Sở hữu những thấu kính công nghệ mới như Fluorite hoặc Fresnel
- Độ sắc nét cao, màu sắc trung thực
- Công nghệ chống rung quang học thế hệ thứ III, có khả năng lên tới 4.5 Stops
- Trọng lượng nhẹ
Thời gian ra mắt những chiếc ống kính này có thể là vào khoảng giữa năm 2017, khi lúc này đã vào hè và nhu cầu chụp hình chuyên nghiệp lại tăng cao, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sẽ dễ dàng bị thu hút bởi những sản phẩm cao cấp.
Đại khái là trông như một con Capoo
Ngày 4/3/2017 vừa qua, tôi đã có dịp được tham dự lễ ra mắt sản phẩm máy ảnh mới do Fujifilm Vietnam tổ chức. Tại đây, Fuijfilm đã giới thiệu 3 máy ảnh mới nhất của hãng: Fujifilm X-T20, Fujifilm X100F và cuối cùng là máy ảnh Medium Format Fujifilm GFX 50S – Thứ để lại cho tôi nhiều suy nghĩ trong 1 tuần sau đó.
Đại khái là trông như một con Capoo
“Im thin thít và lặn mất tăm” một thời gian dài, đến hôm nay, Tamron đã trở lại là chính mình bằng việc ra mắt cùng lúc hai ống zoom nằm ở dải tiêu cự phổ biến: 70-200mm f/2.8 và đặc biệt hơn một chút: 10-24mm f/3.5-4.5
Đại khái là trông như một con Capoo
Dù không phải là một công ty Châu Á, nhưng DxO Labs vẫn biết chọn đúng thời điểm để “lì xì” cho người dùng đặc sản cây nhà lá vườn của hãng, đó chính là phần mềm xử lý ảnh RAW mang tên DxO Optics Pro 9.
Đại khái là trông như một con Capoo
Năm hết, tết đến, hãy dẹp bỏ mọi lý thuyết khô khan và nặng nề, cùng 50mm Vietnam khám phá những địa điểm cực kỳ thú vị mà bất kỳ ai cũng có thể đến chụp trong những ngày đầu năm mới, miễn là bạn ở Hà Nội.
Đại khái là trông như một con Capoo