Những bức ảnh đẹp như mộng của nhiếp ảnh gia Monaris đã biến những thành phố thành những cảnh trong phim còn những người đi đường thì trở thành những nhân vật chính trong câu chuyện.
Nhiếp ảnh gia Monaris là ai?
Nhiếp ảnh gia Monaris tên thật là Paola Franqui, là một nhiếp ảnh gia người New Jersey sinh ra tại Puerto Rico. Ngoài là một nhíếp ảnh gia tài năng, cô còn được biết đến là Đại sứ cho thương hiệu Sony và là đối tác của Adobe Lightroom.

Bên cạnh niềm đam mê dành cho nhiếp ảnh và nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh (storytelling) thì Monaris sáng tạo cho mình một phong cách riêng biệt bằng sự chú trọng vào bố cục và quy tắc sử dụng màu sắc (color theory). Cô đã biến những khung cảnh đời thường của cuộc sống thành những khung cảnh đẹp như mộng chỉ có trong phim vậy.
Tính chân thực đằng sau những ống ngắm camera khiến chủ thế nên sống động và tạo nhiều xúc cảm cho người xem. Khả năng biểu đạt bức ảnh tuyệt vời của Paola có được là do kinh nghiệm nhiều môi trường làm việc và chuyên môn sâu của cô cho cô những cô hội đi nhiều nơi trên thế giới. Có thể nói từ việc biến một sở thích của bản thân nhiều năm trước thành đã thay đổi cả cuộc đời của Monaris thành một hành trình sáng tạo sang một trang khác. Nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ hình ảnh chính là chìa khóa tạo nên sự sáng tạo hình ảnh của Paola.
Chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt đẹp của Monaris














Các bạn thấy sao về những bức ảnh tuyệt đẹp này của nhiếp ảnh gia Monaris? Hãy comment cho chúng mình biết nhé!
Ở phiên bản Photoshop 2021, hãng chủ quản Adobe đã trình làng một tổ hợp bộ lọc (filter) mới, được đặt trong cụm Neural Filters, với nhiều tính năng thú vị và có ích nếu nó hoàn thiện hơn.
Adobe đã cho ra mắt phiên bản Photoshop 2021 với nhiều tính năng vượt trội kể đến là tính năng Sky Replacement, Pattern Preview, Neural Filters,… trong đó tính năng Sky Replacement – Thay nền trời thì 50mm Vietnam cũng đã có một bài viết cụ thể.
Hôm nay, 50mm Vietnam sẽ mô tả khái quát về một số tính năng xuất hiện trong cụm Neural Filters – Cụm tính năng mà chỉ dành cho những ai đăng ký gói subscription của hãng. Những tính năng này không thể thực hiện trên các phiên bản cr@ck, cũng như người dùng không có mạng internet, vì nó đòi hỏi việc xử lý thông qua AI kết nối với máy chủ của Adobe.
Tính năng Depth Blur
Chắc hẳn ai trong cũng chúng ta cũng đã có lần muốn xóa phông thêm một tí với những bức ảnh của mình, tuy nhiên, điều kiện máy ảnh, ống kính có thể không đáp ứng được thì chúng ta chỉ còn biết dựa vào phần mềm. Trong Photoshop, mặc dù bạn có thể làm mờ ảnh theo cách thủ công với việc tạo các vùng chọn, nhưng quá trình này khá phức tạp và mất thời gian.
Để hỗ trợ người dùng trong việc này, Adobe Photoshop hiện update một bộ lọc Neural Filters mới có tên Depth Blur, phiên bản cập nhật hồi tháng 5 của Adobe. Bộ lọc cho phép bạn chọn nhiều vùng chọn khác nhau và tự động làm mờ một cách hiệu quả, tương tự như tính năng của chế độ chụp chân dung xóa phông trên điện thoại thông minh.
Đây có vẻ sẽ là một điểm sáng quan trọng giúp bạn có thể xử lý nền của nhiều bức ảnh một cách nhanh gọn và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên sự thực thì không hẳn vậy.
Tính năng này được giới thiệu là hoạt động bằng việc tạo ra bản đồ độ sâu (depth map) mà có thể điều chỉnh độ sâu trường ảnh nhân tạo. Hiệu ứng cho ra hình ảnh mặc dù không phải được chụp từ ống kính có vòng khẩu độ nhưng vẫn có thể đạt được hiệu ứng tương tự. Bạn có thể bằng cách vào “Filters Menu” trong mục “Neural Menu”.


Dù vậy, bộ lọc Depth Blur hiển thị ở chế độ “Beta” (thử nghiệm) bởi có vẻ như tính năng này vẫn còn gặp một số khó khăn trong việc nhận dạng vật thể và mặt phẳng cự ly. Để cải thiện hơn, bạn có thể dùng “quick mask” để chỉnh sửa.
Trong bộ lọc có một số thanh trượt để bạn chỉnh sửa tùy theo mức độ hiệu ứng trên hình ảnh mà bạn muốn. Ví dụ như Blur Strength, Focal Range, Focal Distance, cũng như các thanh trượt Haze, Warmth, và Brightness. Trong khi thực hiện những điều chỉnh trên thì chế độ Preview sẽ được hiển thị trên đầu của bộ lọc, nơi mà bạn có thể nhấn vào vùng chọn mà bạn muốn để thay đổi độ sâu trường ảnh.
Có thể nói cập nhật bộ lọc mới Depth Blur là phiên bản update của công cụ Depth-Aware Haze ở các phiên bản Photoshop trước. Công cụ có các thanh Warmth, Haze và Brightness để điều chỉnh kéo trượt. Bạn có thể thấy màn hình làm việc của công cụ này ở phía trên.
Dưới đây là video chi tiết về tính năng của bộ lọc Depth Blur
Rõ ràng, ta thấy rằng theo quảng cáo về khả năng xóa phông nhanh gọn, tiện lợi tiết kiệm thời gian của bộ lọc Depth Blur thì có vẻ là ngon, nhưng sự thực thì bức ảnh nhìn vẫn khá là “giả”. Nhưng bởi phiên bản này đang ở chế độ Beta (bản thử nghiệm) nên người dùng có thể mong đợi hơn rằng sẽ có những thay đổi khác tốt hơn cho đến khi phiên bản chính thức được ra mắt.
Skin Smoothing – Làm mịn da
Trong bộ Neural Filters của Photoshop 2021, hữu dụng nhất chắc chắn là công cụ này. Với những người làm ảnh nghiệp dư, việc bạn không biết phải làm thế nào để làm mịn da cho đẹp cũng là một điều khá đau đầu. Tuy nhiên, Neural Filters với Skin Smoothing chính là một trong những công cụ giúp bạn dễ thở hơn.
Chỉ với hai tùy chọn là “Blur” và “Smoothness”, việc của bạn đơn giản chỉ là điều chỉnh hai thanh này và bấm preview qua lại đến bao giờ trông vừa mắt, không ảo quá là được. Sau khi bấm OK thì Photoshop sẽ tạo cho bạn phần làm mềm thành một layer mới, giúp bạn nếu cần thì có thể điều chỉnh thêm nếu cần.
Hãy cùng xem before and after của công cụ này.

Tuy vậy, công cụ này cũng có một điểm bất cập đấy là nếu nó không nhận diện được gương mặt của chủ thể (ví dụ quay quá nghiêng, hoặc quá tối), công cụ sẽ không hoạt động.
Smart Portrait – Thay đổi chi tiết trên gương mặt
Trong các tính năng “dùng được” của Neural Filters, chắc chắn smart portrait là một tính năng mang lại sự thú vị lớn nhất dành cho người viết, bởi lẽ, nó thực sự mang lại những sự khác biệt thú vị đến từ việc chỉnh sửa ảnh.
Trong Smart Portrait, bạn có khá nhiều tùy chọn, từ việc tăng độ vui vẻ, giận dữ cho chủ thể, cho tới việc làm chủ thể trẻ hơn, mắt liếc đi đâu v.v. Những tùy chọn này thực ra không phải cái nào cũng hữu ích, đặc biệt là việc tăng giảm độ giận dữ, vui vẻ thì đầy tính tấu hài. Tuy nhiên, ở phần xài được thì tùy chọn hạ tuổi hoặc tăng tuổi của chủ thể mình đánh giá khá cao, không chỉ dọn bớt các chi tiết đường nét trên khuôn mặt để chủ thể trẻ hơn, tính năng này còn chủ động dọn luôn các phần tóc con, tóc rối ở trên gương mặt. Việc này đôi lúc sẽ rất hữu ích, nhưng đôi khi cũng hơi phiền phức nếu bạn không để ý, vì nó hoàn toàn có thể cắt bớt một tai của chủ thể hộ bạn và thay bằng tóc.
Hãy cùng xem một bức ảnh before & after của việc làm chủ thể trẻ hơn ở dưới đây.

Như các bạn có thể thấy, gương mặt chủ thể được dọn tương đối sạch sẽ, phần râu vẫn giữ được độ chi tiết những cũng được chải lại cho nuột hơn. Phần tóc nhô ra ở 1 số chỗ cũng được cắt tỉa lại, tuy nhiên lại mất độ bóng ở phần hất lên. May mắn là tính năng Smart Portrait này sẽ tạo ra một layer mới đè lên trên layer gốc, vì vậy bạn hoàn toàn có thể lấy công cụ tẩy (eraser) và xóa bớt những phần bạn cảm thấy vô lý.
Một điểm trừ của Smart Portrait là cũng giống với Skin Smoothing ở trên, gương mặt trong bức ảnh phải được nhận diện, nếu không thì filter cũng không hoạt động.
Tạm kết
Neural Filters hiện tại mới chỉ ở mức beta (thử nghiệm), vì vậy sẽ rất khó tránh các lỗi ngớ ngẩn, hay độ hoàn thiện kém. Tuy nhiên, với sự gia tăng số lượng filter (hiện tại là gần 10), cộng thêm với việc sức mạnh công nghệ có thể tăng tiến nhanh theo thời gian, bộ công cụ này sẽ là một trợ thủ đắc lục với những người chụp và chỉnh sửa ảnh không chuyên.
Hiện tại gói Adobe Creative Cloud với các phần mềm thông dụng như Photoshop, Illustrator, Premier Pro có hình thức thanh toán chưa linh hoạt ở Việt Nam, vì vậy nếu bạn muốn mua thì sẽ cần thông qua một bên trung gian khác.
Những bức ảnh xoay quanh thủ đô Helsinki của đất nước Phần Lan nơi được mệnh danh là “thành phố hạnh phúc nhất thế giới” liệu có làm bạn thấy tò mò?
Thành phố Helsinki
Với những ai chưa biết thì Helsinki được biết đến là thủ đô của đất nước Phần Lan. Nơi đây được biết đến như là cái nôi của chính trị, giáo dục, tài chính và văn hoá của đất nước này. Không chỉ nổi tiếng tiếng thế giới bởi hệ thống giáo dục tuyệt vời mà thành phố Helsinki còn có những địa điểm du lịch và khí hậu 4 mùa phong phú. Vậy nên dường như Helsinki trở thành thành phố mơ ước trong lòng của nhiều người.
Nếu bạn cũng hứng thú thành phố Helsinki như mình thì bạn có thể truy cập vào Website Helsinkiphotos.fi, nơi chứa hơn 65,000 bức ảnh miễn phí về thành phố này, để chúng ta có thể ngắm và có thể sử dụng cho mục đích cá nhân.
Kho tàng ảnh Helsinki
Bộ ảnh bắt đầu được sưu tầm từ năm 2017 bởi Bảo tàng Thành phố Helsinki, nơi lưu giữ duy nhất những giá trị lịch sử và văn hoá của thành phố Helsinki. Hiện nay, bộ sưu tầm đã lên đến khoảng 1 triệu bức ảnh. Phần lớn trong số đó đã được chuyển sang dữ liệu số và công bố trên mạng cho người xem.
Bằng cách truy cập tìm kiếm trang web trên thì bạn có thể dễ dàng tìm thấy được những bộ ảnh từ năm 1840 đến nay.
Khi ấn vào bức ảnh, ta sẽ thấy được đầy đủ thông tin của bức ảnh đó. Thậm chí, bạn có thể tải về bằng nhiều độ phân giải khác nhau hoặc có thể mua bức ảnh đó để làm thiệp hoặc poster.
Tất cả những bức ảnh thì được cấp phép bởi Creative Commons By 4.0, có nghĩa là chúng ta cũng có thể sử dụng nhiều mục đích miễn là để credit đúng theo quy định của Bảo tàng Helsinki và nhiếp ảnh gia gốc.
Theo như bên bảo tàng: “Bạn có thể sử dụng cho mạng xã hội, website hay trên những nền tảng khác nhau. Thậm chí bạn có thể thoải mái sử dụng cho tạp chí, poster,… Với những bức ảnh có độ phân giải cao có thể được dùng để nghiên cứu và giảng dạy. Những bức ảnh có thể được sử dụng cho mục đích thương mại trong một giới hạn cho phép. Có thể sẽ có một số trường hợp hi hữu liên quan đến việc sử dụng danh tính nhân vật trong bức ảnh, quyền riêng tư và quyền tác giả.”
Khoảnh khắc Helsinki
Dưới đây là một số bức ảnh mà bạn có thể tìm thấy trên trang web Helsinkiphotos.fi. Những bức ảnh được chụp ở nhiều địa điểm khác nhau và chụp lại những khoảnh khắc của cuộc sống đời thời của người dân thành phố Helsinki.









Bạn có thể tìm thấy nhiều bức ảnh hơn khi truy cập website Helsinkiphotos.fi. Hơn nữa nếu đăng ký tài khoản trên trang web, bạ cũng có thể chọn những bức ảnh yêu thích và tạo nên tạo nên album của riêng mình.
Một phiên bản hiếm và có thể thu gọn của Meyer Primoplan 5cm f/1.9 LTM Leica M39mm RF trị giá lên đến 50,000$ được đem đi đấu giá và thu mua chỉ trong chưa đầy một ngày. Tuy nhiên, điều ít người biết là chỉ mới vài tháng trước thôi, chiếc ống kính Leica này được bán ở những phiên chợ đường phố với giá chỉ 10$.
Nguồn gốc ống kính
Đây là một phiên bản hiếm và có thể thu gọn (collapsible) củaMeyer Primoplan 5cm f/1.9 LTM Leica M39mm RF– Ống kính thuộc loại vặn lấy nét bằng tay do Meyer Primoplan sản xuất. Công ty này hoạt động trong thời chiến nhưng cũng vài lần phải đối mặt với nguy cơ phá sản, do vậy tuy nó cực kỳ hiếm, nhưng thông tin nguồn gốc của chiếc ống kính này thì lại không có ghi chép nào cụ thể cả.
“Vậy nên những chiếc ống kính như này đặc biệt rất khó phân loại và định giá”. Jean-Louis Beek, chủ của tiệm máy ảnh cổ Cameratique đồng thời cũng là chủ sở hữu ống kính này cho biết.
Điểm thú vị và của câu chuyện bắt đầu từ khi Beek kể lại rằng: Chỉ mới ba tháng trước, chiếc ống kính này được mua ở một chợ bán đồ cũ ở Nam Phi, mà khi đi đó giá của nó chỉ khoảng 10$ thôi.
“Người chủ mới (sau khi mua được giá $10) đã rao bán lại chiếc ống kính trên một trang web bán đấu giá online, khi đó một nhiếp ảnh gia phát hiện ra giá trị của nó nên anh ấy đã mua lại chiếc máy với giá cao hơn, sau đấy thì chiếc máy được bán cho tôi. Cuối cùng, tôi mang chiếc máy này đến một phiên chợ đấu giá quốc tế, nơi mà có lẽ sẽ có nhiều nhà sưu tập muốn sở hữu chiếc máy này” – Beek nói.
“Vấn đề với những thứ như thế này là chúng rất hiếm, vì có ít hoặc không có những mẫu ống kính tương tự giống nó. Việc không có ảnh trên mạng, không có một lịch sử được bán ra trước đó là yếu tố làm giá trị tăng lên chóng mặt. Thêm nữa là khả năng sử dụng dễ dàng được với những chiếc máy ảnh hiện đại ngày nay và cho ra được những bức ảnh vượt trội là một yếu tố quyết định về độ “hot” của chiếc ống kính này.”
Bức ảnh dưới đây được chụp bởi chiếc ống kính Leica cho ta thấy được chất lượng quang học của ống kính cho tới ngày nay.
Đặc điểm
Chiếc ống kính thì mặc dù đã được mua, nhưng đang trong giai đoạn đợi thẩm định nên vẫn đang có thông tin trên trang Cameratique. Ống kính được mô tả như sau:
“Khi sử dụng đèn chiếu vào ống kính thì có thể nhìn thấy rõ bụi ở trong, tuy nhiên điều này không làm ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng ảnh cho ra từ ống kính. Nếu nhìn bằng mắt thường thì sẽ khó phát hiện ra những sợi trắng li ti – dấu hiệu của nấm ở giai đoạn đầu. Khi kiểm tra thấu kính phía trước bằng kính lúp thì các vết lau chùi nhẹ và các vết xước cũng sẽ xuất hiện một chút. Tuy nhiên thấu kính phía sau thì hoàn hảo.
Không có dấu hiệu ống kính bị mờ, 10 lá khẩu hoạt động trơn tru cho ra hiệu ứng bokeh đẹp mắt. Ống kính cho thấy vài vết tích sử dụng là dấu hiệu về sự tồn tại lâu đời của nó. Chiếc ống kính đã được test sử dụng với điều kiện ánh sáng trong nhà qua bức ảnh trên. Khi lấy nét với ống kính này thì có chút khó khăn nếu đem so sánh với những ống kính hiện đại ngày nay, nhưng thực chất nó vẫn hoạt động hoàn hảo. Tuy nhiên tôi cho rằng nếu được sửa chữa cẩn thận thì tất cả sẽ được cải thiện.
Vì vậy, để chụp ra chất lượng hình ảnh hoàn hảo từ chiếc ống kính này, nó cần được phải làm sạch cẩn thận. Tôi chưa làm việc này, vì tôi tin rằng với một ống kính tầm cỡ như thế này thì người chủ sẽ muốn tự làm điều đó với những người thợ tốt nhất.
Cuối cùng, sẽ không có một chiếc ống kính nào như chiếc ống kính này với ngàm vặn Leica M 39 LTM mà bạn có thể tìm thấy trong bất cứ một nơi nào trên thế giới và kể cả sau này!
Tạm kết
Food Photographer of the Year 2021 by Pink Lady hứa hẹn là một bữa tiệc thịnh soạn cho những ai đam mê nhiếp ảnh ẩm thực. Xem xong là có cảm hứng đi chụp ảnh đồ ăn luôn!
Food Photographer of the Year?
Cuộc thi Food Photographer of the Year 2021 là cuộc thi nhiếp ảnh, do Pink Lady® – một thương hiệu táo đến từ nước Anh tổ chức từ năm 2011, nhằm vinh danh những cái tên đứng đầu thế giới về nhiếp ảnh ẩm thực và phim. Cuộc thi cũng được đồng tài trợ và đồng hành bởi nhiều nhãn hàng lớn như Fujifilm, Mark & Spencer .v.v
Năm nay, trên trang web của mình, Pink Lady® đã tiếp tục công bố những nhiếp ảnh gia dành chiến thắng ở các hạng mục về nhiếp ảnh ẩm thực, trong đó Việt Nam cũng đóng góp vài cái tên cùng tác phẩm thú vị.
Hội đồng ban giám khảo năm nay đứng đầu là nhiếp ảnh gia ẩm thực huyền thoại David Loftus. Trưởng bộ phận Nhiếp ảnh của tờ báo The Guardian, bà Fiona Shields. Nhà văn và giám tuyển Susan Bright. Nhiếp ảnh gia và nhà văn Nik Sharma. Đầu bếp Simone Zanoni của hai nhà hàng Le George và Four Seasons Paris. Ông Alison Jacques, chủ phòng trưng bày Alison Jacques Gallery và cuối cùng là Vitalie Taittinger, tổng giám đốc của hãng rượu Champagne Taittinger.
Ở cuộc thi năm nay, đã có hàng nghìn bức ảnh được gửi về từ rất rất nhiều quốc gia trên thế giới, và bức ảnh với tiêu đề “Taste” của nhiếp ảnh gia người Trung Quốc Li Huaifeng là bức ảnh đã giành chiến thắng chung cuộc của cuộc thi, trong hạng mục “Food for the Family”.

Bức ảnh này được chụp ở Licheng, Shanxi (Sơn Tây, Trung Quốc), vào một ngày nắng ấm. Mô tả khung cảnh một gia đình đang sum vầy, quây quần bên nhau chuẩn bị thức ăn. Đạo diễn, người sáng lập cuộc thi Food Photographer of the Year, Caroline Kenyon, đã chia sẻ đôi lời về bức ảnh giành chiến thắng chung cuộc:
“Bức ảnh đã cho thấy kỹ thuật sử dụng ánh sáng và phối cảnh tuyệt vời, nhưng điều khiến nó trở nên thực sự đặc biệt đó là chiều sâu của bức ảnh, những lớp lang về cách kể chuyện và cảm xúc trong bức ảnh. Ở đây, khung cảnh tràn ngập tình yêu thương của gia đình.”
Dưới đây là các hạng mục khác và người chiến thắng trong các hạng mục khác:
Bring Home the Harvest

Champagne Taittinger Wedding Food Photographer

Errazuriz Wine Photographer of the Year

Food Influencers

Food for Celebration sponsored by Champagne Taittinger

Food in the Field

Food Stylist Award





Fujifilm Award for Innovation

Food at the Table

Marks & Spencer Food Portraiture

One Vision Imaging Cream of the Crop

Spayne Lindsay On the Phone

The Claire Aho Award for Women Photographers

The Philip Harben Award Food in Action

Pink Lady® Apple a Day

Politics of Food

Production Paradise Previously Published

Street Food

Student Food Photographer of the Year supported by The Royal Photographic Society

Winterbotham Darby Food for Sale

World Food Programme Food for Life

Young (15 – 17)

Young (11 – 14)

Young (10 and under)

Tạm kết
Food Photography vốn là một chủ đề gần gũi với chúng ta và nó luôn luôn là cần thiết vì đơn giản con người không thể sống thiếu đồ ăn. Do chúng quá gần gũi như vậy nên việc tạo nên một bức ảnh hẳn phải là một thử thách lớn đối với các nhiếp ảnh gia. Thông qua những bức ảnh đoạt giải trong cuộc thi ngoài việc ta được một bữa tiệc đầy màu sắc mà những bức ảnh ẩm thực mang đến mà những lớp tầng nghệ thuật ẩn dưới đó.
Điều vui nhất ở đây còn là Việt Nam cũng có tên trong danh sách này. Trong hạng mục “Street Food” thì bức ảnh “Enjoy” của nhiếp ảnh gia Trần Văn Việt đã giành chiến thắng hoặc Breakfast at Weekly Market của Thong Nguyen được chụp tại một địa điểm trông khá quen thuộc với dân du lịch (chợ Đồng Văn?). Đây là một dấu hiệu tuyệt vời cho thấy nhiếp ảnh Việt Nam, hay những chất liệu, câu chuyện của nước ta chưa bao giờ là cũ kĩ ở những cuộc thi quốc tế.
Sẽ có một triển lãm của những người lọt vào vòng chung kết năm 2021 sẽ được công chiếu lần đầu tại Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoàng gia, một trong những hiệp hội nhiếp ảnh lâu đời nhất thế giới, ở Bristol, nước Anh. Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 20/11 đến ngày 12/2 năm 2021. Ngoài ra nếu các bạn thấy hứng thú thì có thể tham khảo cuộc thi tại đây
Khi mà bạn không có một từ nào có thể mô tả được năm 2020 đầy biến động vừa qua thì hãy ngắm những bức ảnh trong The Most Powerful Photos 2020, để ngẫm và để hiểu thêm thế giới đang phải đối mặt với những thực trạng gì.
The Most Powerful Photos 2020?
Tại sao tiêu đề lại là những bức ảnh mang tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất năm 2020? Bởi lẽ, những bức ảnh đẹp này không chỉ truyền cảm hững cho bạn, mà còn là những bức ảnh đem lại sự ám ảnh, khả năng bóc trần thực tại nhất, cho chúng ta thấy rằng hiện thực khốc liệt của cuộc sống đang diễn ra. Những bức ảnh này mang giúp chúng ta hiểu giá trị của tình người trong sự khó khăn, là tiếng nói cho những sự bất công, là hiện thực tàn khốc đang diễn ra trong cuộc sống mà ảnh hưởng đến toàn thế giới (mặc dù vậy phải khoảng hơn 50% những bức ảnh này đến từ Mỹ).
Tất cả những sự kiện như: Đại dịch ảnh hưởng trên toàn thế giới Corona, đến những xung đột liên quan đến phân biệt chủng tộc, những cuộc bầu cử, hay biến đổi khí hậu, tất cả được thể hiện một cách chân thực hơn bao giờ hết ở những tấm ảnh dưới đây, trong chuyên mục Most Powerful Photos 2020 của BuzzFeed.























































Tạm kết
Qua những bức ảnh trên chúng ta như được lướt qua những sự kiện lớn xảy ra trên toàn thế giới. Bên cạnh những cuộc biểu tình về phân biệt chủng tộc, cuộc bầu cử của tổng thống Mỹ thì có rất nhiều thứ để lại cho mình những ám ảnh và suy nghĩ. Hình ảnh em bé mới sinh đeo khẩu trang trong tủ kính, thi thể một người đàn ông chết vì COVID được bọc trong túi đựng thi thể tại phòng chăm sóc đặc biệt của Trung tâm Y tế United Memorial ở Houston, những nấm mồ chôn những thi thể bệnh nhân chết vì dịch bệnh hay những bất công xảy ra dẫn đến những cuộc biểu tình đánh đổi bằng máu và những đám cháy bùng lên khắp nơi. Những bức ảnh đã cho thấy một thực tại đen tối và trần trụi.
Hơn nữa, càng nóng hơn khi thời điểm hiện tại, năm 2021 thế giới vẫn đang gánh chịu những hậu quả nặng nề của đại dịch bệnh. Khi nhìn những bức ảnh, mình đã nghĩ sẽ còn bao nhiêu sinh mệnh vô tội phải hy sinh vì căn bệnh này nữa đây?
Có thể nói những bức ảnh trên đúng với tên của chúng “The Most Powerful Photos”, không chỉ cho chúng ta một cái nhìn lại trong năm 2020 tăm tối mà còn là những suy nghĩ và ý nghĩa thật sự của việc tường thuật lại thực tế của cuộc sống, đó chính là bài học và cách để thay đổi, chiến đấu lại những khó khăn.
Có lẽ, mỗi khi nói về chủ đề Báo ảnh thì từ trước đến nay chúng ta sẽ thường nghĩ đây là một lĩnh vực do nam giới thống trị. Tuy nhiên, những nữ phóng viên ảnh không hề bị lép vế. Họ đã tạo ra những ảnh hưởng cũng như thành công nhất định trong lĩnh vực này.
Dự án về những phóng viên ảnh nữ
Nhiều người vẫn thường nghĩ nam giới từ trước đến nay nắm quyền thống trị trong lĩnh vực Báo ảnh. Tuy nhiên, trong suốt lịch sự của lĩnh vực này, những người phụ nữ cũng đã để lại dấu ấn riêng của họ. Yunghi Kim là một trong số đó, cô luôn mong muốn bản thân mình và các nữ đồng nghiệp nhận được sự công nhận một cách xứng đáng. Điều này càng đặc biệt khi họ là những nữ phóng viên ảnh bắt đầu sự nghiệp của mình trong kỷ nguyên ảnh film, thời điểm trước khi thị trường ảnh kỹ thuật số bùng nổ.
Về Yunghi Kim, cô là một phóng viên ảnh từng đoạt nhiều giải thưởng, được mệnh danh là người đã đưa tin về các câu chuyện trên khắp thế giới. Cô là “founder” của trang web Trailblazers of Light, một trang web tôn vinh những người phụ nữ trong lĩnh vực Báo ảnh và những đóng góp mà họ đã thực hiện. Một trong những dự án nổi tiếng nhất mà cô thực hiện là những câu chuyện tài liệu về “comfort women” ở Hàn Quốc, về những nô lệ tình dục bị quân đội Nhật Bản sử dụng trong Thế chiến thứ hai.
Yunghi Kim cho rằng có một thế hệ những “nữ phóng viên ảnh thầm lặng” bị bỏ qua. Và có lẽ công việc của họ sẽ không bao giờ được ai biết đến. Tác phẩm của họ có thể đang nằm trong một tầng hầm cũ kĩ nào đó chất đầy những tờ báo, tạp chí và ảnh. Chúng có thể bị chôn vùi trong một kho lưu trữ mà họ không biết đến hoặc có thể không bao giờ có cơ hội được tiếp cận. Cô nói: “Họ rất can đảm. Họ không hề sợ hãi. Và họ là những người đi trước trong trong một biển những người đàn ông”. Vì thế nên Yunghi Kim đã tự làm điều đó. Cô lập một Website Trailblazers of Light để vinh danh những người tiên phong trong lĩnh vực Báo ảnh.
Tên của hơn 500 phóng viên ảnh đã được liệt kê trên trang web này, bắt đầu từ cuối thế kỷ 19. Những người phụ nữ đã thực hiện phóng sự từ khắp nơi trên thế giới, phần nhiều là ở những vùng có chiến sự hoặc những nơi nguy hiểm. Yunghi Kim nói: điều quan trọng là những cống hiến của họ không bị lãng quên.
Điểm qua một vài cái tên nữ phóng viên nhé!
Và để hiểu hơn về những nữ phóng viên ảnh can đảm này, chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh tiêu biểu cùng một số thông tin tóm tắt về họ:

































Tạm kết
Rõ ràng là qua những bức ảnh cũng như những thông tin về những nữ phóng viên ảnh được lồng ghép đan xen, chúng ta có thể thấy những đóng góp to lớn mà họ đã mang lại cho xã hội. Tuy nhiên nếu không có những trang web tôn vinh họ như Trailblazers of Light của Yunghi thì có lẽ những cống hiến này sẽ chả có ai biết đến. Trong số họ đã những người trong lúc đi làm nhiệm vụ phải bỏ mạng vì bom đạn, có người phải vào nhà giam đến 2 lần khi ghi lại những trận chiến khốc liệt. Tại sao họ vẫn kiên trì theo đuổi công việc? Cá nhân người viết cho rằng họ không chỉ liều mình vì công việc mà hơn cả họ chỉ đơn giản muốn cống hiến, đóng góp sức mình cho những giá trị sau này.
Trong những bức ảnh về các nữ phóng viên ảnh trên, mình đặc biệt ấn tượng với Heidi Levine với câu nói truyền cảm hứng mạnh mẽ : “Một số người nhìn chúng tôi như những cong nghiện quá khích, nhưng đối với tôi và phần lớn các đồng nghiệp mà tôi đã biết trong suốt sự nghiệp của mình, chúng tôi chỉ đơn giản là nghiện tạo ra sự khác biệt trong thế giới này”.
“Tôi muốn khán giả biết rằng, đối với tôi, công cụ quan trọng nhất tôi mang theo không phải là máy ảnh, mà là trái tim và sự đồng cảm của tôi dành cho những người mà tôi đã ghi lại.”
Vậy còn bạn? Bạn cảm nhận về những nữ phóng viên ảnh “phi thường” này như thế nào? Hãy bình luận cho 50mm Vietnam biết nhé!
Nguyên mẫu máy ảnh Leica, chiếc Leica M final (RED) thiết kế bởi Cựu Giám đốc thiết kế Apple, Jony Ive, và nhà thiết kế Marc Newson lừng danh dự kiến sẽ được bán đấu giá trên €250,000.
Chiếc Leica phiên bản đặc biệt của Jony Ive và Marc Newson
Cho những ai chưa biết thì Jony Ive (Jonathan Ive) sinh năm 1967 ở Luân Đôn. Ông được mệnh danh như là phù thuỷ thiết kế, là một trong những nhà thiết kế có tầm ảnh hưởng lớn nhất hiện nay, là tượng đài của dân designer. Ông từng là Giám đốc thiết kế cho công ty Apple, dưới đế chế của Steve Jobs, ông như một cánh tay phải đắc lực, hỗ trợ phát triển nên những sản phẩm mang tính thời đại như iPod, iPhone, iPad hay iOS với thiết kế giao diện phẳng (flat design).

Về chiếc máy ảnh máy ảnh Leica được sáng tạo bởi nhà thiết kế nổi tiếng Jonathon Ive và Marc Newson, đó đơn thuần là một chương trình collab (cộng tác) với những người nổi tiếng mà Leica thường xuyên thực hiện, tuy nhiên với danh tiếng của Jony Ive, sản phẩm này thực sự gây được chú ý của những người yêu Leica.
Chiếc máy này từng được bán đấu giá tại Leitz Photographica Auction vào tháng 6 năm 2013. Đây là chiếc máy có một không hai tưng được kỳ vọng đấu giá sẽ được $500,000-$750,000 nhưng cuối cùng vượt ngoài sự mong đợi trong cuộc đấu giá từ thiện thì chiếc máy ảnh đã đấu giá được $1,800,000 (khoảng 41,3 tỉ đồng)!
Phiên bản Prototype cũng có giá trị liên thành
Sản phẩm hoàn thiện đẹp sang trọng là vậy, nhưng ít ai biết rằng trước khi chiếc máy hoàn chỉnh ra mắt, còn có sự tồn tại của một phiên bản mẫu thử nghiệm (prototype) cũng có cấu trúc gần như giống hệt với chiếc Leica M final (RED). Không khó để nhận ra vài điểm khác biệt bên ngoài, đặc biệt là thân máy có bề mặt phản chiếu bóng và trơn láng trong khi chiếc Leica M final (RED) được bán ở buổi đấu giá lại có lớp sơn hoàn thiện mờ hơn, cùng với thiết kế lưới lỗ tròn bọc xung quanh 2/3 thân máy ảnh.
Nguyên mẫu cũng thiếu những dấu hiệu nhận biết trên thân chiếc ống kính APO-Summicron-M 50mm F2 ASPH, chiếc ống kính mà có trong phiên đấu giá; cũng như các dấu hiệu tối thiểu trên mặt dial hiển thị tốc độ màn trập và các chế độ chụp ở trên nóc máy giống với phiên bản cuối Leica M final (RED) .
Dựa theo những thông tin trên trang chủ của phiên đấu giá thì mẫu thử nghiệm này là bước phát triển cuối cùng trước khi chiếc máy ảnh Leica M final (RED) phiên bản hoàn chỉnh được ra mắt, sau hàng trăm mẫu thử được chế tạo và nghiên cứu.
Giá thầu cho chiếc máy ảnh dự kiến sẽ bắt đầu từ €100,000 (khoảng 2,7 tỉ đồng) và dự kiến sẽ đạt được đề nghị cuối cùng trong khoảng €200,000 (khoảng 5,4 tỉ đồng) đến € 250,000 (khoảng 6,76 tỉ đồng)
Tạm kết
Tạm kết, dù chưa có thông tin cụ thể rằng chiếc máy ảnh này liệu có chức năng hay không nhưng về mặt ngoại hình thì chiếc máy đã rất xứng đáng về khía cạnh sưu tầm rồi. Hơn nữa bởi chiếc Leica M final (RED) sau phiên đấu giá thì đã thu về gấp đôi giá trị so với ước tính cao nhất thì với nguyên mẫu chiếc máy này thì mình cũng mạnh dạn đoán rằng giá trị của chiếc máy cũng có thể cao hơn so với ước tính € 250,000.
Các bạn thì sao? Hãy comment cho bọn mình biết nhé !
Mặc cho muôn vàn những khó khăn trong việc di chuyển mà ta có thể tưởng tượng một Travel photographer đã phải đổi mặt trong năm 2020 này thì cũng không ngăn cản được tài năng, sự sáng tạo đam mê và nhiệt huyết của họ được thể hiện rõ nhất qua những tấm ảnh. Trong cuộc thi “Travel Photographer of the Year 2020 đã có sự tham gia của hơn 25,000 bức ảnh nổi bật đến từ 147 đất nước khác nhau.
“Travel Photographer of the Year” (TPOTY) được thành lập bởi một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, Chris Coe cùng vợ và đối tác kinh doanh Karen, một nhà tư vấn tiếp thị và PR. Cuộc thi được tổ chức hàng năm và là cuộc thi mang tính toàn cầu – dù cho bạn ở đâu trên thế giới, là nghiệp dư hay chuyên nghiệp, người mới bắt đầu hay chuyên gia, già hay trẻ. Trong cuộc thi 2020 đã có sự tham gia của hơn 25,000 bức ảnh nổi bật đến từ 147 đất nước khác nhau.
Theo như lời của người thành lập nên cuộc thi “Travel Photographer of the Year”, Chris Coe đã có lời phát biểu sau: “Nhiếp ảnh du lịch trong năm nay thực sự đã phải đổi mặt với nhiều trở ngại, khi mà cả thế giới phải hứng chịu ảnh hưởng của đại dịch Corona, với sự nhiều lệnh cấm đi lại được ban hành. Tuy vậy, các nhiếp ảnh gia đã khắc phục được bằng sự ứng biến “linh hoạt” của họ. Bằng chứng là những tác phẩm tuyệt vời mà ta có trong cuộc thi. phải gặp khó khăn với những điều kiện như vậy nhưng cũng không làm trở ngại trước đam mê của họ.
Những người chiến thắng đã mang đến những tác phẩm ngoạn mục về vẻ đẹp, sự hùng vĩ, kịch tính, sự tinh tế và trong một số trường hợp còn là sự chua xót. Trong những giai đoạn khó khăn, họ đã mang đến những tia ấm hy vọng, niềm vui với mọi người. Đó chính là tầm nhìn sâu sắc và nghệ thuật mang Travel photography mang lại.”
Người chiến thắng chung cuộc
Trong cuộc thi Travel Photographer of the Year (TPOTY) năm nay, danh hiệu cao nhất đã thuộc về một nhiếp ảnh gia người Nga, Vladimir Alekseev. Ông đã xuất sắc thể hiện được khả năng sáng tạo và kỹ thuật của mình để mang đến một bộ ảnh ấn tượng là sự kết hợp tuyệt hảo giữa con người, động vật với thiên nhiên hùng vĩ. Do đó mà bộ ảnh đã hoàn toàn chinh phục được ban giám khảo.
Qua tìm hiểu một số thông tin thì ông từng có hơn 50 chuyến đi thám hiểm nghiên cứu chụp ảnh tới các vùng lục địa khác như từ Bắc Cực, Nam Cực, Amazon, Patagonia hay là các vùng khó tiếp cận nhất Nga. Những bức ảnh và bài viết của ông cũng đã được xuất bản từ năm 2007 trong những ấn phẩm như National Geographic (Nga, Ý, Đức, Pháp), Geo (Đức, Pháp), Around the World, Continent Expedition,…
Cuộc thi có hai hạng mục là ảnh đơn và ảnh bộ giải thưởng cao nhất là người có đầu tư tốt nhất và rõ ràng Alekseev đã làm được điều đó. Dưới đây là những tác phẩm của ông trong cuộc thi:








Những tác phẩm của người thắng cuộc theo những hạng mục
Young Travel Photographer of the Year 2020 – Indigo Larmour, Ireland (12 tuổi)




Young Travel Photographer of the Year: Winner, 15-18 yrs – Ben Skaar, USA (17 tuổi)




Young Travel Photographer of the Year 2020: Winner, 14 yrs & under – Miguel Sánchez García, Spain (11 tuổi)




Winner: Landscapes & Earth Elements – Alessandro Carboni, Italy




Winner: Nature, Sealife, Wildlife – Marco Steiner, Austria




Winner: People of the World – Mouneb Taim, Syria




Winner: Travel Folio – Jordi Cohen, Spain








Phần thưởng dành cho người chiến thắng
Phần thưởng dành cho những nhiếp ảnh gia dành chiến thắng sẽ bao gồm tiền mặt, một máy ảnh Fujifilm X-T4 kèm theo ống kính, một bộ quần áo ngoài trời cao cấp từ thương hiệu Páramo, một chuyến đi du lịch nước ngoài với Chris Weston Photography, được in sách portfolio bằng da hoặc iFolios từ Plastic Sandwich, học phí chụp ảnh Photo Iconic, bản in triển lãm Genesis Imaging, một bộ lọc của LEE Filter và được là thành viên của Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoàng gia.
Nếu các bạn hứng thú với cuộc thi này và muốn được hiểu cách thức tham gia cuộc thi thì có thể tham khảo tại đây
Tạm Kết
Các tác phẩm tuyệt vời thuộc những hạng mục khác nhau thực sự cho ta thấy được đúng tinh thần của cuộc thi Travel Photographer of the Year (TPOTY). Thứ nhất cuộc thi đã khẳng định được uy tín của mình thông qua sự đa dạng về cách thể hiện cũng như chất lượng của những bức ảnh. Thực sự mình đã được mãn nhãn với bữa ăn thịnh soạn này!
Thứ hai, đúng với những gì giới thiệu thì thì những tác phẩm trong cuộc thi đến từ nhiều quốc gia khác nhau, không phân biệt già hay trẻ, người mới bắt đầu hay chuyên nghiệp đã cho ra những tác phẩm đa dạng và nhiều màu sắc. Mình đặc biệt ấn tượng với Indigo Larmour đã dành chiến thắng trong hạng mục Young Travel Photographer of the Year 2020 khi mà bé mới chỉ có 12 tuổi nhưng bé đã có một góc nhìn nghệ thuật rất “đời” và chân thực. Cách sử dụng những bức ảnh đen trắng cũng là một kỹ thuật làm nổi bật sự tương phản sáng tối qua đó khiến những bức ảnh trở nên thu hút, chủ thể được lột tả chân thực hơn. Quả thật, Travel Photography qua cuộc thi càng chứng tỏ được sức hút và sự sáng tạo mà nó có thể mang lại. Hy vọng trong những năm tiếp theo, cuộc thi sẽ ngày càng phát triển và tìm ra thêm nhiều nhiếp ảnh gia tài năng hơn.
Một câu chuyện thần kì và tràn đầy cảm hứng về một người nhiếp ảnh gia đang tuyệt vọng, vô tình tìm dược “chiếc phao cứu sinh” của cuộc đời, đáng chú ý “chiếc phao” này có ghi tên Oprah Winfrey – người dẫn chương trình danh tiếng toàn nước Mỹ.
Cách đây không lâu, tạp chí nhiếp ảnh Anh và tờ 1854 đã công bố những người thắng cuộc trong cuộc thi ảnh Chân dung nhân loại (Portrait of Humanity). Đây là một giải thưởng ảnh chân dung phạm vi toàn cầu nhằm tôn vinh nhiều gương mặt xuất sắc của nhân loại. Mục đích của cuộc thi được tạo ra để tạo ra sự kết nối với con người dù cho có ở bất cứ đâu bất cứ lục địa nào.
Một khi bạn bấm nút chụp và film đã quay trong buồng máy, mọi thứ đã được ghi lại và không thể xóa đi. Bạn không có màn hình LCD như máy ảnh kỹ thuật số để biết kết quả cuối cùng ra sao. Tuy nhiên, chỉ cần mở nắp buồng máy thì trong tức khắc, những bức ảnh của bạn coi như bị cháy sáng. Vì tính chất nhạy sáng của film như vậy thì liệu làm ra một cuộn film sẽ khó đến thế nào đây? Hãy cùng trải nghiệm quy trình làm ra những cuộn film đen trắng ILFORD lừng danh này nhé!
ILFORD PHOTO có một bề dày lịch sử từ năm 1879 khi được tạo nên bởi Alfred Hugh Harman. Khi đó, ông đã bắt đầu làm những miếng tráng gelatin trong ngôi nhà của mình ở Ilford, Vương quốc Anh. Kể từ đó, cái tên Ilford đã trở thành cái tên lâu đời và có tầm ảnh hưởng quan trọng trong ngành công nghiệp nhiếp ảnh.
Công ty đã trải qua nhiều chủ sở hữu trong suốt 142 năm nhưng Ilford film vẫn đứng vững cho tới ngày nay. Kể cả những nhân viên làm tại nơi này cũng có bề dày kinh nghiệm lâu năm cống hiến cho nơi này. Trải qua nhiều công đoạn cực kỳ khắt khe và nhiều quá trình thử nghiệm nghiên cứu đã cho ra những cuộn film Ilford đen trắng có chất lượng cao, được bán khắp thế giới tới ngày hôm nay.
Công đoạn đầu tiên: Nhũ ảnh
Yếu tố quan trọng làm ra những cuộn film chính là nhũ ảnh. Film sau khi được phủ lớp hỗn hợp này khi gặp ánh sáng sẽ biến thành bạc nguyên chất. Điều này có nghĩa, càng có nhiều ánh sáng chiếu vào, film sẽ càng biến đổi nhiều.
Hợp chất nhũ ảnh này bao gồm tinh thể bạc halogenua phân tán trong lớp nhũ gelatin. Hợp chất nhũ ảnh này sau đó sẽ được giữ trong tủ đông lạnh và rải lên những những tấm phim.
Vì là chất cảm quang, rất nhạy sáng cho nên nhũ của Ilford phải được làm ra trong môi trường bóng tối hoàn toàn. Kích thước của những tinh thể bạc halogen đặc biệt quyết định đến các khía cạnh quan trọng của cuộn film, ví dụ như là hạt “grain” và độ nhạy sáng ISO. Vì thế tinh thể càng lớn thì độ nhạy sáng càng cao.
Quá trình kiểm tra chất lượng: Nghiên cứu
Trước khi hỗn hợp nhũ cảm quang được rải lên film và giấy thì nó phải trải qua nhiều lần kiểm tra của một bộ phận khác đó chính là bộ phận nghiên cứu. Các nhà khoa học ở đây sẽ có nghiệm vụ kiểm tra những đặc tính khác nhau của hợp chất nhũ film bao gồm cả độ hạt và độ cứng. Một khi đã được bộ phận nghiên cứu thông qua, nhũ film mới được mang tới bộ phận sản xuất và từ đây quá trình phủ nhũ lên những tấm film lớn mới được bắt đầu.
Bản film hoặc giấy sẽ được trải trên máy và sau đó được phủ nhiều lớp nhũ film khác nhau với tốc độ lên tới 3,200 m/s. Sau đó, film và giấy sẽ được làm khô từ từ theo thời gian để đạt được một độ hoàn hảo nhất định.
Sau đó, chúng sẽ được máy quét giám sát liên tục để đảm bảo được chất lượng và tính nhất quán của cuộn film. Lúc này những cuộn phim được phủ ở một kích thước cuộn to là những tấm tráng nguyên bản.
Các cuộn lớn này sau khi được phủ và làm khô xong sẽ được vận chuyển sang một quy trình cuối cùng đó là hoàn thiện.
Công đoạn hoàn thiện
Khu vực hoàn thiện film thì nằm ở một toà nhà khác và cách xa so với toà nhà làm ra hỗn hợp nhũ. Vậy thì làm thế nào để có thể vận chuyển một khối lượng lớn cuộn film sang toà nhà kia mà tránh được ánh sáng của mắt trời?
Chính là film và giấy cảm quang này sẽ được đặt trong một cái hộp chứa khá là giống “ quan tài “ này để tránh gặp ánh sáng khi được chuyển sang tòa nhà kia.
Sau đó, khi đã được chuyển sang là đi đến giai đoạn hoàn thiện cho ra những cuộn film Ilford đen trắng. Trong quá trình này, miếng phim lớn sẽ được cắt theo chiều rộng 35mm với chiều dài khoảng 600m. Sau đó film sẽ được cắt tiếp thành các cuộn dài 24 hoặc 36 kiểu và đặt trong băng kim loại do Ilford sản xuất. Tuy nhiên film 120 thì sẽ ko được đặt vào khung kim loại như những film 24, 36 mà sẽ được bọc xung quanh bởi 1 lõi nhựa với 1 lớp nền nhựa và sau đó mới được đóng gói.
Việc kiểm soát chất lượng trong tất cả các công đoạn là vô cùng sát sao, những vấn đề tiềm ẩn còn lại của khâu sản xuất sẽ được tìm ra và giải quyết. Cuối cùng chúng ta có những cuộn film đã được đóng gói hoàn thiện và được gửi đến những kho chứa nơi mà đang chờ đợi những đơn đặt hàng , cả trong Vương quốc anh và khắp thế giới.
Hãy xem video để hiểu hơn!
Để biết thêm chi tiết cũng như có những hình ảnh thể hiện cụ thể hơn những công đoạn làm nên những cuộn film này thì bên trên đây chính là video quy trình làm nên cũng cuộc film Ilford này.
Có một điều thú vị nếu các bạn để ý thì trong video chúng ta sẽ thấy máy phủ 14 là máy thứ 13. Có lẽ là liên quan đến một chút mê tín thì số 13 là một con số chỉ sự xui xẻo nên họ không đặt máy phủ film đấy là 13 chăng?
Dù sao thì cá nhân mình thấy đây cũng là một video rất thú vị để từ đó ta thấy được làm ra một cuộn film chất lượng thì một công ty đã trải qua bao nhiêu quá trình từ nghiên cứu, sản xuất rồi cả thử nghiệm ra sao. Xem xong mà mình mình muốn thử một cuộn Ilford này luôn để test xem chất lượng như thế nào luôn quá! Mỗi tội giờ giá cũng hơi cao đấy…
Một số bức ảnh chụp từ film đen trắng Ilford
Cuối cùng, cùng mình xem một số bức ảnh chụp bằng những cuộn film đen trắng ILFORD này nhé!
Nguồn: ILFORD PHOTO
Đừng quên ghé lại trang chủ của 50mm Vietnam để đọc thêm nhiều thông tin thú vị về nhiếp ảnh nhé!
Có lẽ bộ phim truyền hình The Queen’s Gambit của nhà Netflix đã không còn quá xa lạ đối với khán giả chúng ta. Bộ phim không chỉ nhận về những cơn mưa lời khen của giới phê bình mà còn giành được nhiều sự yêu mến của khán giả. Một trong những điểm gây hứng thú với người xem bên cạnh nội dung lôi cuốn, chính là những cảnh quay đẹp với hiệu ứng thị giác đặc biệt thông qua những kỹ thuật bố cục rất kinh điển.
Nikon đã trải qua một khoảng thời gian khó khăn khi chỉ số doanh thu trong năm bị sụt giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid. Kết quả là chỉ số mới đây cho thấy tình hình tài chính của họ đang tồi tệ đến mức nào. Kết quả là công ty đã đưa ra thông báo ngừng sản xuất máy ảnh ở Nhật Bản sau hơn 70 năm đóng trụ sở tại đây.
Nhiều người vẫn thường nghĩ những đồ “made in Japan” chắc chắn là đồ chất lượng rồi. Nếu phải chọn lựa giữa những sản phẩm “made in China”, “made in Thailand” với “made in Japan”, chắc chắn phần lớn số đông sẽ chọn phương án còn lại. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì Nhật Bản từ lâu đã khiến cả thế giới phải thán phục không chỉ là tác phong làm việc người Nhật, mà còn là tâm lý tin tưởng chất lượng sản phẩm ở tất cả mọi lĩnh vực mang nhãn hiệu “made in Japan”.
Và với quyết định sẽ không tiếp tục sản xuất máy ảnh tại Nhật Bản này, Nikon cũng sẽ việc mất đi nhãn hiệu “made in Japan”, có thể khiến nhiều người khá dè chừng đây.
Nguồn gốc sản xuất của máy ảnh Nikon?
Theo như thông tin trên website chính thức, Nikon có 2 nhà máy sản xuất máy ảnh: Một đặt tại Sendai thuộc tỉnh Miyagi, phía Bắc Nhật Bản và chi nhánh còn lại thì đặt tại Thái Lan. Một số thông tin về công ty Nikon ở Sendai cho biết thì chi nhánh này được mở cửa năm 1971 và hoạt động như là đầu tàu cho Nikon trong gần nửa thế kỷ. Tuy nhiên đến năm 2011, nhà máy đã bị thiệt hại nặng nề do trận động đất xảy ra cùng năm đó.
Vào năm 1990, công ty Nikon tại Thái Lan được thành lập và trở thành nhà máy chính của Nikon sản xuất máy ảnh và ống kính rời trong hơn 30 năm. Tuy nhiên, nhà máy ở Thái Lan mới chỉ chịu trách nhiệm sản xuất những sản phẩm ở phân khúc người mới cho tới tầm trung; còn những máy ảnh cao cấp của hãng như Nikon D6, Z6 hay Z7 và một số ống kính đầu bảng như 24-70mm f/2.8, 70-200mm f/2.8 v.v. của hãng, thì vẫn được sản xuất tại Sendai, Nhật Bản.
Đến nay, Nikon đã chuyển sản xuất máy ảnh không gương lật Z6 và Z7 sang nhà máy ở Thái Lan và giờ đây công ty sẽ chuyển nốt máy ảnh D6 DSLR vào khoảng cuối năm 2021 đồng nghĩa với kỷ nguyên những chiếc máy ảnh Nikon với xuất xứ “made in Japan” kết thúc từ đây.
Việc chuyển đổi công ty sang Thái Lan
Tờ báo Asahi của Nhật Bản đưa tin rằng việc Nikon rút dây chuyền sản xuất máy ảnh tại Nhật Bản và chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất sang Thái Lan, nhằm để cắt giảm chi phí. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của dịch bênh Covid-19 đã gây ra tác động lớn đến doanh thu trong năm bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này có thể đã là tác động dẫn đến việc Nikon đưa ra quyết định này dù đã hoạt động đến nay gần được 70 năm rồi.
Trong thông cáo báo chí gửi tới Asahi, Nikon đã nói rằng việc sản xuất máy ảnh sẽ được chuyển ra khỏi Nhật Bản hoàn toàn. Tuy nhiên, nhà máy Sendai sẽ tiếp tục công việc sản xuất các sản phẩm có liên quan đến video video, cũng như đóng vai trò là một vườn ươm cho “các mô hình kinh doanh mới có thể hỗ trợ tương lai cho Nikon”.
Suy nghĩ của bọn mình
Mặc dù đây sẽ là một sự thay đổi đáng lo ngại vì dù sao về mặt tâm lý thì những chiếc máy ảnh với hiệu “made in Japan” nghe cũng “tín” hơn và cũng đã có lịch sử hơn 70 năm rồi.
Nhưng về mặt lý thuyết, một tập đoàn vơi danh tiếng như Nikon thì dù có “Made in anywhere” thì cũng không tạo ra khác biệt gì quá lớn với những chiếc máy ảnh cả. Đơn giản là vì công ty nào cũng có một quy trình sản xuất theo công thức riêng biệt nên dù có ở đâu thì quy trình sản xuất cũng sẽ được bảo toàn như vậy.
Như mọi người biết thì đợt trước, 50mm Vietnam cũng đã có bài viết về tin tức triển lãm thiết bị hình ảnh thường niên nổi tiếng thế giới Photokina bị huỷ bỏ vào năm 2019, nhưng cuối tháng vừa rồi đã có một thông báo được phát đi về việc Photokina sẽ đóng cửa vô thời hạn!
Vì đâu Photokina đóng cửa?
Sau gần 70 năm nắm giữ vai trò là hội chợ thiết bị ngành ảnh lớn nhất thế giới tại thành phố Cologne, CHLB Đức, nhiều khả năng Photokina sẽ không còn hoạt động lại nữa. Giữa tháng 12 vừa rồi, ban tổ chức hội chợ Photokina đã đưa ra thông báo này với lí do: “ Vì sự sụt giảm lớn trên thị trường của các sản phẩm hình ảnh, nên hội chợ này sẽ bị ngừng vô thời hạn”.
Đây sẽ là một sự mất mát lớn cho những ai đang ngóng chờ hội chợ này mở cửa lại sau những lần bị hoãn và huỷ bỏ.
Một số thông tin cơ bản cho những ai chưa biết thì hội chợ Photokina lần đầu tiên được tổ chức tại Cologne vào năm 1950. Trở thành sự kiện diễn ra hai năm một lần vào năm 1966. Ở những năm sau đó, triển lãm liên tục trở thành một trong những địa điểm chính mà các hãng sản xuất máy ảnh lớn như Nikon, Sony, Canon,… giới thiệu các sản phẩm hiện đại mới đến thế giới.
Những dấu hiệu “đau yếu”
Việc Photokina đưa ra thông báo sẽ đóng cửa vô thời hạn thực sự là một điều đáng buồn, tuy nhiên, đây không phải là một quyết định đột ngột, năm 2020 với bệnh dịch thực ra chỉ là giọt nước làm tràn ly mà thôi. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy một sự thay đổi lớn có thể mang đến rủi ro chính vào năm 2017, Photokina tuyên bố rằng hội chợ hai năm một lần sẽ trở thành một sự kiện thường niên và đa dạng hóa hơn là chỉ có máy ảnh.
Vào năm 2018, một lần nữa Photokina lại thông báo rằng phiên bản 2019 sẽ bị hủy bỏ để các nhà sản xuất có thêm thời gian để mang đến một diện mạo khác đến với Photokina.
Tiếp đến, vào năm 2019, các thương hiệu lớn bao gồm Nikon, Leica, Olympus và Fujifilm thông báo họ sẽ không tham dự Photokina 2020 (Canon, Sony và Panasonic thì cam kết về sự có mặt của họ trong hội chợ tiếp theo).
Cuối cùng, thì không có một thương hiệu nào có mặt trong hội chợ 2020 do đại dịch COVID-19. Có vẻ như lần hủy bỏ mới nhất này là nhát dao chí mạng dẫn đến sự đóng cửa vô thời hạn của Photokina, cũng như giúp cho những nhà tổ chức có thể quyết tâm đóng cửa hội chợ ngành ảnh với lịch sự gần 70 năm này.
Ban tổ chức cũng đưa ra thông báo mới nhất: ”Trong bối cảnh thị trường sản phẩm hình ảnh ngày càng sụt giảm nghiêm trọng, Koelnmesse đã quyết định ngừng tổ chức Photokina tại địa điểm Cologne trong thời điểm hiện tại.“
Tạm kết
Với những người yêu thích thiết bị ngành ảnh, việc Photokina phải đóng cửa thực sự là một tin buồn. Nhưng thực ra đây cũng là một kết quả dễ hiểu vì trong bối cảnh thị trường máy ảnh đang sụt giảm nghiêm trọng, với doanh số giảm tới 50% vào năm 2020. Nếu tình hình không khởi sắc hơn thì tỷ lệ phần trăm có thể mở cửa lại Photokina sẽ chỉ ở trong tưởng tượng mà thôi.
Đó là suy nghĩ của bọn mình về Photokina. Còn các bạn thì sao? Hãy comment cho chúng mình biết những ý kiến của các bạn nhé!
Đại dịch Covid đã khiến cho cả thế giới chao đảo trong năm này, tuy nhiên, hoàn cảnh không định người tài. Bằng sự sáng tạo của mình, một nhiếp ảnh gia người Nhật đã tự chế tạo nên chiếc máy ảnh bằng LEGO của riêng mình.
Với những tay chơi film thì hẳn luôn tìm kiếm những gì thuộc về cổ điển vì căn bản chơi film như là một thú chơi sưu tầm vậy. Đương nhiên những người chơi film chắc cũng thích có những phụ kiện làm phong phú thú vui đó hơn chăng? Vậy nên, chúng ta có hộp đựng film làm bằng kim loại thuộc hãng Kodak, một thiết kế cổ điển mang âm hưởng những năm 70.
Một điều thú vị là chính hãng sản xuất Kodak cũng thường tự hỏi rằng: ‘’Nếu bạn đã chụp ảnh film rồi thì tại sao không mở rộng thú chơi của mình hơn?” Do vậy mà Retopro sau khi được cấp phép thương hiệu của Công ty Eastman Kodak đã “thổi hồn” thương hiệu Kodak bằng cách mang đến những chiếc hộp đựng film được thiết kế logo Kodak đặt bên vỏ của hộp đựng.
Những đặc điểm thú vị của chiếc hộp đựng phim Kodak
Thiết kế này từng được sử dụng vào những năm 70 nhưng những năm sau đó chúng được đổi sang dùng với chất liệu nhựa. Tuy nhiên đến năm 2020 này, những chiếc hộp này đã được làm lại và đem đến chúng ta.
Hộp có thiết kế đơn giản với mục đích nhấn mạnh vào tên thương hiệu ảnh film Kodak được in rõ ràng bên ngoài vỏ hộp nhôm và có nắp được làm bằng thép. Với kích thước dài-rộng-cao lần lượt là 148mm-56mm-47mm, hộp khá gọn nhẹ chỉ nặng khoảng 160g.
Hộp đựng cuộn film Kodak được tạo ra với mục đích sử dụng rất đơn giản. Hộp kim loại mỏng nhẹ có thể chứa được đến 5 cuộn film trong đó có đặt những khay để cố định film bằng nhựa. Bạn có thể tháo rời ra tùy mục đích sử dụng để chứa những đồ vật khác. Đây là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những chuyến đi chơi xa khi mà bạn có thể một lúc chụp nhiều cuộn film nhưng muốn bảo quản chúng ở một mới khô thoáng, sạch sẽ trước khi mang đi tráng.
Thiết kế đa dạng
Ngoài thiết kế với vỏ “Classic” mang những tông màu chủ đạo như thân màu vàng, nắp xanh hoặc đỏ thì hộp đựng film có thêm 2 phong cách thiết kế với vỏ phát quang thân màu bạc, nắp vàng hoặc bạc và cuối cùng là vỏ’ Tông xuyệt tông” với thân và nắp đều cùng màu có thêm cả màu trắng và đen.


Giá như nào? Mua ở đâu?
Với cá nhân mình thì mình cực thích phiên bản có vỏ “ Classic”, một phần nhỏ thì là mình lòe loẹt đi thì mình thực sự thích cái cảm giác hoài niệm mà thiết kế này mang lại. Có thể chúng ta đã quen với những chiếc hộp đựng film bằng nhựa vừa rẻ lại nhẹ nhưng sở hữu những chiếc hộp đựng film này có giá trị sưu tầm rất cao chưa kể thiết kế đơn giản nhưng cực kỳ hút mắt !
Các bạn thì sao? Liệu những thiết kế này có làm các bạn mê mẩn giống như mình? Nếu thấy hứng thú, các bạn có thể đặt pre-order tại đây, giá hiện tại cho mỗi hộp đựng là 25$.
Với những người yêu thích nhiếp ảnh thì tiếng màn trập (shutter) đã trở thành một âm thanh mang tính biểu tượng của những chiếc máy ảnh. Hãy cùng lắng nghe một đoạn nhạc ngắn ghi lại âm thanh của những chiếc máy ảnh này nhé.
Bạn có thể cảm thấy thật kỳ lạ khi nghe về những người sở hữu cả bộ sưu tập máy ảnh chỉ với mục đích được nghe tiếng “tách”, “xoạch xoạch” của màn trập máy ảnh. Sở dĩ họ yêu thích âm thanh này là do nó tạo nên “chất” riêng cho từng chiếc máy ảnh, từ mạnh mẽ cho đến nhẹ nhàng, dễ chịu. Hơn nữa, mỗi khi gạt cần và nhấn một cái “tách”, nó như thể báo hiệu khoảnh khắc ra đời của một tấm ảnh.
Bằng cách so sánh âm thanh khác nhau của những chiếc máy ảnh ảnh cổ, nhiếp ảnh gia Ace Noguera đã làm một video mang tới sự thoả mãn về cả mặt âm thanh lẫn hình ảnh cho những người “nghiện” tiếng tách của màn trập. Video có tựa đề tiếng anh là The Evolution Of Camera Shutter Sounds (tạm dịch: Sự tiến hóa của âm thanh màn trập máy ảnh).
Trong một bài phỏng vấn, anh cũng từng giải thích: “ Tôi chỉ nghĩ đơn giản sẽ thật tuyệt và thú vị khi chúng ta cùng nhau theo dõi được sự thay đổi theo thời gian của những chiếc máy ảnh và thấy được không chỉ thiết kế mà cách ta đã dần ứng dụng những thiết bị điện tử để tự động hóa khả năng chụp của máy.
Video ghi lại âm thanh và hình ảnh của 9 máy. Bắt đầu là máy Argus Argoflex 75 từ năm 1949 và kết thúc với chiếc Olympus Trip XB3 khoảng giữa những năm 90. Xen giữa có thể thấy những mẫu máy ảnh đình đám như Zeiss-Ikon Ikonta 35, Kodak Duaflex IV, Kodak Instamatic 100, Canon AE-1, Nikon EM, Minolta Weathermatic-A và chiếc máy ảnh “ độc nhất vô nhị” của tạp chí TIME tặng cho người đăng ký vào năm 1980.

Khiếu nại duy nhất của bản thân thì mình thực sự mong là độ dài video sẽ dài hơn vì chỉ với 1 phút 45 giây thì khá là có cái cảm giác bị tụt cảm xúc giữa chừng. Âm thanh của tiếng màn trập (shutter) mỗi khi nhấn nút chụp là một cảm giác “kích thích” và “thỏa mãn” đến kì lạ nên giá mà video có thể có nhiều hơn các tiếng “tách” của nhiều máy ảnh khác nhau, hoặc sẽ còn tuyệt hơn nếu có thể có một video với những chiếc ảnh ảnh từ trước những năm 1945 và kéo dài đến thời đại máy ảnh kỹ thuật số.
Tuy nhiên, nói thế chứ dù sao video cũng rất thú vị và sự mê mẩn cùng tạo hình đặc trưng của các hãng cũng khiến chúng ta phải trầm trồ.
Đó là ý kiến của mình, còn bạn thì sao? Hãy cho chúng mình biết suy nghĩ của các bạn sau khi xem video này nhé! Bạn có thể xem toàn bộ video ở bên trên đầu hoặc trên kênh Youtube của Noguera để biết thêm chi tiết.
Vừa qua, tờ báo Deadline đưa tin MGM đã được cho phép thực hiện bộ phim về đề tài ô nhiễm môi trường “Minamata” với người thủ vai chính là “thuyền trường của tàu ngọc trai đen” – Johnny Depp. Bộ phim không chỉ thu hút nhiều sự chú ý nhờ sự có mặt của Johnny Depp trong tạo hình cho nhân vật W. Eugene Smith, một nhiếp ảnh gia nổi tiếng với bộ ảnh kinh điển để đời tại Minamata mà còn là những tranh cãi xoay quanh bức ảnh nổi tiếng nhất của ông.
Cuối tháng 10 vừa rồi, Manfrotto đã chính thức công bố hai sản phẩm: pin và bộ sạc pin kép đầu tiên của mình. Hãy cùng chúng mình bắt đầu tìm hiểu ngay thôi!