7 kỹ thuật bố cục nhiếp ảnh trong “The Queen’s Gambit”

7 kỹ thuật bố cục cảnh quay trong "The Queen's Gambit" | 50mm Vietnam

Có lẽ bộ phim truyền hình The Queen’s Gambit của nhà Netflix đã không còn quá xa lạ đối với khán giả chúng ta. Bộ phim không chỉ nhận về những cơn mưa lời khen của giới phê bình mà còn giành được nhiều sự yêu mến của khán giả. Một trong những điểm gây hứng thú với người xem bên cạnh nội dung lôi cuốn, chính là những cảnh quay đẹp với hiệu ứng thị giác đặc biệt thông qua những kỹ thuật bố cục rất kinh điển.

Phim thoạt đầu nghe có vẻ khô khan bởi nội dung chính của phim được làm xoay quay chủ đề là bộ môn thể thao cờ vua – bộ môn trí tuệ không phải ai cũng có hứng thú. Tuy nhiên, ngược lại với sự khô khan mà nhiều người sẽ nghĩ đến, The Queen’s Gambit thực chất là bộ phim thể loại Coming of Age (mô tả sự trưởng thành của nhân vật chính theo thời gian) và đề tài cờ vua thực chất là một yếu tố bổ trợ cho hành trình trưởng thành của nhân vật chính Beth Harmon , một thiên tài cờ vua nhưng cô độc do nữ diễn viên Anya Taylor-Joy thử vai.

Tuy nhiên chúng ta sẽ không bàn sâu đến nội dung phim, hay diễn xuất tuyệt vời của nữ diễn viên chính, mà là một chủ đề tôi cho là cũng rất thú vị đó là về bố cục hình ảnh trong phim. Bố cục là một trong những yếu tố rất quan trọng tạo nên hiệu ứng hình ảnh hợp lý và thu hút. Vì thế mà các yếu tố như góc quay, tông màu phim được sắp đặt một cách rất tinh tế.

Dưới đây sẽ là những phân tích về 7 kỹ thuật bố cục được tìm thấy về bộ phim này.

1. Sử dụng đường dẫn (Leading Lines)

Đường dẫn là một kỹ thuật bố cục tuyệt vời, giúp dẫn mắt người xem đến với chủ thể chính. Cũng giống như trong nhiếp ảnh, khi nhìn vào một bức ảnh có sử dụng kỹ thuật này, mắt ta sẽ được dẫn đến điểm có vật thể đó.

Kỹ thuật này đã được sử dụng bởi rất nhiều các nhiếp ảnh gia và hình ảnh trong The Queen’s Gambit đã đạt được những hiệu quả tuyệt vời khi áp dụng kỹ thật đó. Những đường thẳng hướng đến chủ thể, Elizabeth Harmon, nhấn mạnh cô ấy, hoặc để phát triển câu chuyện mà không cần lời thoại.

7 kỹ thuật bố cục cảnh quay trong "The Queen's Gambit" | 50mm Vietnam

2. Đối xứng (Symmetry)

Những đường dẫn thì cũng thường đi kèm với một bố cục có “quy tắc” hơn, ví dụ ở đây là bố cuc đối xứng. Mặc dù đối xứng chủ yếu được sử dụng trong nhiếp ảnh kiến trúc nhưng bạn cũng có thể tạo nên trong một bố cục liên quan đến con người. Đây là một kỹ thuật cần một sự sắp xếp tính toán kỹ lưỡng.

Trong The Queen’s Gambit ta có thể tìm thấy nhiều ví dụ. Nhân vật Beth được thể hiện trong cả bố cục đối xứng và bất đối xứng. Tùy theo sự phát triển của câu chuyện thì mỗi bố cục lại mang đến mục đích và tác động khác nhau.

7 kỹ thuật bố cục cảnh quay trong "The Queen's Gambit" | 50mm Vietnam

7 kỹ thuật bố cục cảnh quay trong "The Queen's Gambit" | 50mm Vietnam

3. Nhịp điệu và hoạ tiết (Patterns and Rhythm)

Một điều mà ta có thể dễ dàng nhận ra ở bộ phim đó chính là tính nhịp điệu và hoạ tiết xuất hiện thông qua các chi tiết được sắp đặt. Ta thấy được trong phim có rất nhiều hiệu ứng hình ảnh thú vị đặc biệt là ở phần background. Phim sử dụng các hoa văn, kiến trúc và thiết kế nổi bật mang âm hưởng những năm 50 và 60. Ta có thể thấy trong những cảnh quay với những chiếc giường ở trại trẻ mồ côi, tủ đựng đồ,… Tất cả những thứ này đều tạo ra những khung hình chuyển động và dẫn mắt người xem di chuyển qua các cảnh.

Nhịp điệu trong phim cũng là một yếu tố tạo nên sự kịch tính, tâm trạng phim và dẫn người xem đến đến các cảnh trong phim.

7 kỹ thuật bố cục cảnh quay trong "The Queen's Gambit" | 50mm Vietnam
Khi phần lớn các chi tiết xuất hiện trong khung hình đều mang những mẫu hoa văn lặp lại: Ga trải giường, giấy gián tường, đệm ghế, bàn cờ.
Các chi tiết lắp lại hoặc mang tính nhịp điệu ở phần trang trí hậu cảnh

4. Khung và khung phụ (Frames and Subframes)

Đây là một trong những kỹ thuật bố cục mà ta vẫn thường hay thấy trong các bộ phim. Cũng giống như kỹ thuật sử dựng đường dẫn thì với kỹ thuật này cũng có tác dụng hướng mắt người xem đến với chủ thể chính.

Trong phim sử dụng khung hình và khung hình phụ khá nhiều. Bắt đầu từ bàn cờ, nó được đặt trong chiếc bàn tròn để tạo nên sự tương phản với hình vuông của bàn cờ.

Một trong những khung hình hay ho khác trong phim như khung cửa sổ và cửa ra vào để cô lập chủ thể. Nhằm cho thấy 2 thế giới khác nhau của Elizabeth và các nữ sinh khác.

Đôi khi sử dụng nhiều khung hình ít sự rõ ràng, ví dụ như cảnh khi mà Elizabeth xé rách chiếc màn để có thể nhìn lên trần nhà thì khi đó cũng tạo nên một khung hình thú vị.

7 kỹ thuật bố cục cảnh quay trong "The Queen's Gambit" | 50mm Vietnam

Thủ pháp này nhằm giúp cô đọng nội dung hạn chế được sự trống trải, dư thừa, nhờ đó mà hấp dẫn được tâm lý thị giác của người xem. Ngoài ra, khung hình còn mang giá trị ngữ cảnh, người xem có thể hình dung được bối cảnh, địa điểm quay…

5. Không gian âm (Negative space)

Không gian âm (Negative space) là vùng không gian làm nổi bật chủ thể và lôi cuốn sự chú ý người xem. Có thể thấy phim đã áp dụng kỹ thuật ảnh sáng một cách thông minh, tạo nhiều không gian âm khi bóng tối thì bao trùm còn ánh sáng thì ít nhưng tập trung vào chủ thể.

7 kỹ thuật bố cục cảnh quay trong "The Queen's Gambit" | 50mm Vietnam

Hiệu quả là nhiều không gian âm khiến vật thể như bị cô lập, nó giúp kể lên câu chuyện, thiết lập cảm xúc và hướng mắt khán giả vào chủ thể chính. Trong nhiếp ảnh, không gian âm thường được sử dụng để thể hiện sự trống trải hoặc cô đơn của đối tượng.

6. Chiều sâu và các lớp cảnh (Depth and Layers)

Sử dụng tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh rõ ràng để tạo ra điểm nhấn chiều sâu cho không gian, thiết lập nhân vật với môi trường xung quanh. Kĩ thuật này được khá nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng, bằng cách đặt ống kính ở phía trước một lớp tiền cảnh, sau đó đến chủ thể và rồi hậu cảnh sẽ tạo ra ít nhất là 3 lớp trong khùng hình, giúp khung hình trở nên có chiều sâu hơn so với việc chỉ có chủ thể và hậu cảnh.

7. Cận cảnh chân dung nhân vật (Closeups and Portraits)

Thường được dùng để bắt chọn cảm xúc của nhân vật đặc biệt là những lúc căng thẳng kịch tính nhất. Khi sự căng thẳng được đẩy lên cao thì cận cảnh nhân vật sẽ được quay ngày càng gần hơn, làm tăng cường bầu không khí trong phim.

Khi quay phim, có thể sử dụng kỹ thuật này, thậm chí kéo dài nó hoặc làm một động tác zoom từ từ vào để sự căng thẳng ngày càng được đẩy mạnh. Đây sẽ là điều mà những bức ảnh không thể làm được. Tuy nhiên, có một điểm chung mà ta có thể thấy giữa nhiếp ảnh và điện ảnh đó chính là khi sử dụng kỹ thuật này thì chúng buộc người xem phải tập trung hoàn toàn vào đối tượng và truyền tải được thông điệp tới người xem.

7 kỹ thuật bố cục cảnh quay trong "The Queen's Gambit" | 50mm Vietnam

Tạm kết

Bản thân cũng là một khán giả đã xem và yêu thích bộ phim, mình đã cảm thấy choáng ngợp trước sự sắp xếp bố cục cảnh quay của phim, rất nghệ thuật và độc đáo đến cả màu sắc cũng đồng điệu một cách kỳ lạ, nó mang tới một vẻ đẹp rất đặc biệt và không thường thấy ở những phim có chủ đề đấu trí với môn Cờ Vua. Thậm chí bất cứ khi nào bạn nhấn nút tạm dừng bộ phim thì cũng sẽ có một bức ảnh tuyệt vời trên màn hình. Một tràng pháo tay cho những kỹ thuật bố cục mà nhà làm phim đã mang tới cho khán giả.

Trong dịp Tết, chắc tất cả chúng ta đều rất háo hức mong chờ trong không khí rộn ràng niềm vui nhà nhà chuẩn bị sắm đồ đi chơi, tuy nhiên Tết năm này bởi vì dịch Covid vẫn còn nên có thể việc đi chơi bên ngoài sẽ phải hạn chế hơn. Vậy nên bạn cũng hoàn toàn có thể dành thời gian ở nhà trong những ngày Tết, cùng thưởng thức những bộ phim hay để kiếm tìm cảm hứng cho việc chụp ảnh, mình tin chắc cũng sẽ là một cách “vừa học, vừa chơi” cho dân chụp ảnh. Và The Queen’s Gambit chắc chắn sẽ là một bộ phim mà những người chơi ảnh nên xem.


Theo Petapixel