Ảnh chụp thật màu giả lập phim L.ClassicNEO trên Lumix S5 của Panasonic

Ảnh chụp thật màu giả lập phim L.ClassicNEO trên Lumix S5 của Panasonic | 50mm Vietnam

Như chúng mình đã nhắc trong bài viết trước đó về firmware mới của Lumix S5, người dùng của chiếc máy này sẽ có thêm hai hệ màu giả lập phim mới: L.ClassicNeo và L.Monochrome S. Hãy cùng 50mm Vietnam nhìn qua xem chúng có gì thú vị không nhé?

Màu giả lập phim của Panasonic có gì thú vị?

Điều đầu tiên khi nói về màu giả lập phim, sự xuất hiện của nó giống như một liều thuốc thử dành cho giới nhiếp ảnh khi họ đang tìm kiếm một điều gì đó thú vị từ hệ máy Panasonic Lumix S. Thật vậy, bởi lẽ với những tính năng quay phim? Lumix đã quá nổi tiếng từ GH5 cho tới S1H. Còn với chụp ảnh? Thì không nhiều người có hứng thú với cảm biến M43 để chụp hình, cũng như chưa một tính năng chụp ảnh nào của máy làm chúng ta cảm thấy thú vị đến mức muốn dành hàng giờ cho chúng cả.

Hệ màu giả lập phim mới được kỳ vọng sẽ là điều khiến bạn bạn có thể bỏ thêm thời giờ cho mảng chụp ảnh với hệ máy mirrorless có cảm biến full-frame của hãng. Hiện tại màu này mới chỉ xuất hiện trên chiếc Lumix S5 của hãng.

Ảnh chụp thật màu giả lập phim L.ClassicNEO trên Lumix S5 của Panasonic | 50mm Vietnam
Cách tìm giả lập phim mới của Panasonic

Để bật tính năng giả lập phim mới này, rất đơn giản! Chỉ cần cập nhật firmware mới nhất của máy của máy ảnh Lumix S5 lên phiên bản mới nhất (Tính đến thời điểm lúc này là phiên bản 2.0). Sau đó, truy cập vào phần Photo Style từ nút Menu/Set của máy ảnh, tìm và lựa chọn giữa các profile có sẵn như Standard, Portrait,….Bạn sẽ sớm thấy sự xuất hiện của hai hệ màu mới là L.ClassicNeoL.Monochrome S

  • L.ClassicNeo: Hệ màu giả lập phim theo chuẩn điện ảnh. Rất tiếc là hãng không nói là nó giống màu của phim analog nào.
  • L.Monochrome S: Hệ màu giả phim đen trắng với độ tương phản thấp. Nó là dị bản của hệ màu phim điện ảnh đen trắng L.Monochrome
Ảnh chụp thật màu giả lập phim L.ClassicNEO trên Lumix S5 của Panasonic | 50mm Vietnam
Bảng tùy chỉnh màu giả lập phim của Lumix S5

Khám phá vào phần tùy chỉnh chuyên sâu phía dưới, ta sẽ thấy nhà sản xuất đã bỏ vào đó một vài tùy chọn nâng cao để giúp việc giả lập phim trở nên thú vị. Đó là “Grain” với hai kiểu Grain có sẵn

  • Grain: Hạt màu dạng đơn sắc, phù lên trên bề mặt tấm ảnh
  • Color Noise: Hạt màu dạng đa sắc phủ lên trên bề mặt tấm ảnh, giúp việc giả phim trên máy nhìn giống với phim thật hơn.

Cả hai chế độ giả phim mới đều chỉ áp dụng trong chế độ chụp ảnh JPEG. Đối với các ảnh RAW, chúng ta cần phải đợi cú bắt tay lần nữa của Panasonic và Adobe để người dùng có thể lựa chọn màu phim mới từ Profile có sẵn của Lightroom và Camera RAW

Nói vậy có lẽ đã đủ, giờ chúng ta sẽ bắt đầu “mổ xẻ” hệ màu phim mới ClassicNeo này lên thôi. Về hệ màu L.Monochrome, 50mm Vietnam sẽ có một bài viết thêm vào dịp tới.

Ảnh chụp với hệ màu phim L.ClassicNeo mới

Mình đã tiến hành chụp thử hệ màu phim L.ClassicNeo tại quán café Rand&Moroc, đây là một trong những quán café mình khá thích bởi vào tầm chiều, quán luôn có ray nắng chiếu xen kẽ vào không gian tối và cổ điển. Môi trường trong quán lúc này có độ tương phản rất cao và sẽ không dễ dàng để chụp JPEG ăn tiền ngày với bất kỳ chiếc máy ảnh nào.

Và kết quả mình thu lại rất khả quan, profile màu L.ClassicNeo xử lý tương phản cao khá tốt khi nó thể hiện được rõ chi tiết vùng tối trong khi vùng highlight vẫn giữ được sự chuyển tiếp mượt mà. Các bạn có thể click vào ảnh để xem độ phân giải lớn hơn.

Ảnh chụp thật màu giả lập phim L.ClassicNEO trên Lumix S5 của Panasonic | 50mm Vietnam

Ảnh chụp thật màu giả lập phim L.ClassicNEO trên Lumix S5 của Panasonic | 50mm Vietnam

Ảnh chụp thật màu giả lập phim L.ClassicNEO trên Lumix S5 của Panasonic | 50mm Vietnam

Ảnh chụp thật màu giả lập phim L.ClassicNEO trên Lumix S5 của Panasonic | 50mm Vietnam

Ảnh chụp thật màu giả lập phim L.ClassicNEO trên Lumix S5 của Panasonic | 50mm Vietnam

Về màu sắc, mình nhận ra L.ClassicNeo cho một tông màu khá trầm và nhạt, nói theo ngôn ngữ chuyên ngành thì bạn có “muted color”. Toàn bộ vùng shadows của hệ màu này đều được ám nhẹ màu xanh lá cây nhạt trong khi màu vàng bình thường thì dịch chuyển nhẹ sang màu vàng chuối xanh, hơi có nét giống các phim âm bản thế hệ đầu.

Nếu như bạn để chế độ White Balance theo Auto, L.Classicneo sẽ luôn cho màu cảm giác lạnh hơn rất nhiều do Saturation bị giảm kèm ám xanh. Trong khi đó, nếu như set ở hai mức White Balance phổ biến trên phim chụp (Daylight hoặc Tungsten) thì nhận được một kết quả khác: Màu ấm hơn, nhưng ám xanh lá vẫn còn và cảm giác giống màu film hơn nếu như chụp dưới trời nắng.

Ảnh chụp thật màu giả lập phim L.ClassicNEO trên Lumix S5 của Panasonic | 50mm Vietnam

Ảnh chụp thật màu giả lập phim L.ClassicNEO trên Lumix S5 của Panasonic | 50mm Vietnam

Kết luận

Mặc dù mới chỉ xuất hiện trên chiếc máy mới nhất Lumix S5 nhưng điều đó đã thể hiện sự quan tâm của Panasonic tới những người dùng máy ảnh Lumix thích chụp ảnh. Ngoài ra, với những chơi hệ quay phim thích thử nghiệm, bạn cũng có thể hoàn toàn dùng giả lập màu này để quay video.

Vấn đề duy nhất mà bạn có thể quan tâm lúc này đó là: Bao giờ thì hệ màu giả lập L.ClassicNeo này sẽ được phổ biến trên các máy khác? Và bao giờ chúng ta sẽ có thêm những hệ màu phim mới bên cạnh L.ClassicNeo?