DxO Photolab 4 vs Adobe Lightroom: Lựa chọn nào tốt nhất cho việc khử nhiễu ảnh?

khu-nhieu-anh-feature

Bạn đang tìm kiếm một phần mềm giúp khử nhiễu hiệu quả cho bộ ảnh mới chụp. Nhưng sự đổ bộ của một loạt phiên bản nâng cấp các phần mềm chỉnh sửa ảnh khiến bạn bối rối. Thời điểm này, bạn nên chọn DxO Photolab 4 hay Adobe Lightroom? Hãy cùng 50mm Vietnam tìm ra đáp án qua bài viết “cân đo” khả năng khử nhiễu của hai phần mềm này dưới đây nhé!

Như bạn đã biết, Adobe Lightroom Classic là phần mềm chỉnh sửa và sắp xếp hình ảnh dành cho các nhiếp ảnh gia. Nó kết hợp một hệ thống đầu mục tuyệt vời với những gì được nhiều người coi là các hạng mục chỉnh sửa hình ảnh tiêu chuẩn công nghiệp, tích hợp trên cùng một công cụ xử lý ảnh raw như Adobe Camera Raw.

Trong khi đó, DxO có nền tảng về phân tích ống kính và máy ảnh để có thể sửa chữa những sai sót của chúng. Thông tin này được đưa vào phiên bản DxO PhotoLab 4 dưới dạng các mô-đun hiệu chỉnh được tải xuống và cài đặt cho mỗi tổ hợp máy ảnh và ống kính được sử dụng để tạo ra bức ảnh đó. DxO PhotoLab 4 tương thích với ảnh raw từ hơn 400 máy ảnh kỹ thuật số và có sẵn các mô-đun cho hơn 60.000 tổ hợp máy ảnh và ống kính. Bạn có thể trải nghiệm những điều trên qua bản dùng thử miễn phí PhotoLab 4.

dxo-photolab-4-1

Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là máy ảnh Fujifilm với cảm biến X-Trans CMOS là một ngoại lệ đáng chú ý vì phần mềm hiện không tương thích với ảnh RAW của dòng máy dùng cảm biến trên. Ngoài việc có thể tự động sửa các lỗi quang học như làm mờ nét ảnh, thiếu sắc nét, quang sai màu và biến dạng, cũng như cho phép bạn kiểm soát để tăng hoặc giảm các chỉnh sửa đó nếu bạn muốn, DxO PhotoLab 4 có một bộ sưu tập các điều chỉnh để thực hiện các thay đổi về global và local adjustment đến exposure, contrast và màu sắc của hình ảnh. DxO Photolab 4 cũng giới thiệu phiên bản mới nhất của công nghệ khử nhiễu của DxO, DeepPRIME. DeepPRIME được hỗ trợ bởi trí thông minh nhân tạo và ‘công nghệ máy học’ để thông báo khả năng giảm lượng nhiễu có thể nhìn thấy trong hình ảnh mà không làm mịn và mất chi tiết như một số hệ thống khử nhiễu khác. 

Nó được xây dựng dựa trên hệ thống trước đó của DxO, PRIME, cùng với một phương pháp khử nhiễu thậm chí còn cũ hơn (HQ), vẫn có sẵn trong PhotoLab 4. Ngay cả khi so sánh nhanh cũng đủ để thấy rằng DeepPRIME là phương pháp khử nhiễu tốt hơn PRIME và HQ, nhưng nếu so sánh với thuật toán khử nhiễu của Lightroom như thế nào?

Khử nhiễu bằng Adobe Lightroom

Các công cụ khử nhiễu của Lightroom Classic được đặt cùng với các tùy chỉnh Sharpening trong phần Detail của bảng điều khiển Develop. Phiên bản mới nhất của Lightroom Classic có sáu điều khiển trượt để khử nhiễu, theo quy luật, tốt nhất bạn nên sử dụng tùy chỉnh Color trước để loại bỏ nhiễu sắc độ (lốm đốm màu). Giá trị này thường được mặc định ở 25. Nếu bạn kéo điều khiển trượt sang trái, giảm giá trị xuống 0, bạn sẽ thấy hình ảnh không áp dụng khử nhiễu.

Di chuyển dần thanh Color sang bên phải để khử nhiễu, nhưng hãy để ý đến mức độ chi tiết trong ảnh và đừng lạm dụng nó. Bản xem trước hình ảnh chính cho thấy tác động của các cài đặt này, nhưng cũng có một cửa sổ xem trước nhỏ ngay phía trên các thanh điều khiển hiển thị 100% một phần của hình ảnh. Bạn có thể nhấp và kéo vào phần này để chọn một khu vực khác để xem trước hoặc nhấp vào biểu tượng lựa chọn ở trên cùng bên trái của bản xem trước, sau đó nhấp vào phần hình ảnh mà bạn muốn xem.khu-nhieu-anh-1

Bạn cũng có thể sử dụng các điều khiển Detail và Smoothness để tinh chỉnh khử nhiễu màu. Thiết lập mặc định của cả hai đều ở giá trị 50. Thanh trượt Detail kiểm soát ngưỡng màu và hữu ích để giữ lại các cạnh đầy màu sắc. Trong khi đó, thanh Smoothness rất hữu ích khi bạn có các vùng lớn có màu đồng nhất – hoặc các vùng lớn NÊN có màu đồng nhất. Tiếp theo, xử lý nhiễu độ sáng bằng thanh trượt Luminance. Di chuyển nó sang bên phải để tăng mức độ khử nhiễu sẽ che giấu kết cấu dạng hạt vốn là đặc điểm của ảnh raw chụp ở ISO cao.

Tuy nhiên, nếu bạn đẩy nó quá xa, hình ảnh bắt đầu trông quá mịn và bị mất chi tiết. Bạn có thể hạn chế điều này ở một mức độ nào đó bằng thanh trượt Detail, điều chỉnh ngưỡng và giảm mức độ khử nhiễu được áp dụng khi bạn tăng giá trị của nó. Sử dụng thanh trượt Contrast để khôi phục một số độ tương phản bị mất do khử nhiễu. Sử dụng khử nhiễu trong Lightroom là một hành động tạo cân bằng. Hãy thiết lập thanh Color đến một điểm ngay sau khi đốm màu biến mất, đừng đẩy nó xa hơn mức cần thiết. Nói chung, hãy thận trọng hơn với thanh Luminance, một chút kết cấu rõ nét sẽ dễ chấp nhận hơn là một hình ảnh quá mịn.

Khử nhiễu bằng DeepPRIME ở DxO PhotoLab 4

DeepPRIME nằm trong phần Detail của DxO’s PhotoLab 4. Nó không được kích hoạt theo mặc định, nhưng tất cả những gì bạn phải làm là nhấp vào nút DeepPRIME và tính năng khử nhiễu sẽ được kích hoạt. Theo mặc định, thanh trượt Luminance điều chỉnh mức độ khử nhiễu về độ sáng được áp dụng được đặt ở giá trị 40 và thanh trượt Dead pixels được đặt ở giá trị 24. Các cài đặt này hoạt động tốt đối với những hình ảnh được người dùng thử nghiệm DeepPRIME chia sẻ, nhưng bạn cũng nên kiểm tra kĩ các phần ảnh khác để đảm bảo bức hình đạt kết quả như ý.

DxO áp dụng tính năng khử nhiễu ở giai đoạn xuất ảnh và bạn không thể xem trước tác động của nó trong bản xem trước hình ảnh ở chính giữa màn hình, nhưng có một cửa sổ xem trước nhỏ trong bảng điều khiển DxO Denoising Technologies. Nó có biểu tượng loại hình chữ thập ngay bên phải của nút DeepPRIME. Nếu bạn nhấn vào nút này để chuyển sang màu xanh lam, thì bạn có thể nhấp vào hình ảnh chính để chọn khu vực để xem trước.

So sánh trực tiếp

Hình ảnh này được chụp trên Olympus OM-D E-M1 Mark II ở ISO 3200 trong điều kiện thử nghiệm. (Bạn có thể nhấp vào bất kỳ hình ảnh nào để mở phiên bản kích thước đầy đủ để kiểm tra chi tiết.)

khu-nhieu-anh-3

Mặc dù kết quả khá giống nhau, nhưng nhìn kỹ vào cằm của đối tượng và các sợi lông trên cẳng tay của anh ta cho thấy rằng DxO PhotoLab 4 đã giữ lại được nhiều chi tiết tốt hơn.

khu-nhieu-anh-4

Hình ảnh người lướt ván dưới đây được chụp trên Canon EOS 5D Mark III ở ISO 10.000.

khu-nhieu-anh-5

Mặc dù cân bằng trắng được cài đặt ở cùng một giá trị trong cả hai phần mềm, hai hình ảnh này có màu sắc khác nhau một chút. Ngoài cân bằng trắng, điều chỉnh duy nhất được áp dụng cho hình ảnh này là khử nhiễu. Không có nhiều chi tiết trong khuôn mặt của cậu bé và tính năng khử nhiễu của Lightroom cần điều chỉnh, cân đối một chút, nhưng kết quả tạo ra trong vài giây với DxO PhotoLab 4 thì tốt hơn. Ít tiếng ồn hơn và hiển thị nhiều chi tiết hơn – ngay cả logo trên ván lướt sóng cũng rõ ràng hơn.

khu-nhieu-anh-6

Hình ảnh cuối cùng này được chụp trên Canon EOS-1D Mark IV ở ISO 4000.

khu-nhieu-anh-7

Các điều chỉnh chi tiết màu sắc, độ tương phản màu, chi tiết độ sáng và độ sáng mịn của Lightroom không khả dụng cho hình ảnh được chụp từ năm 2010 này. Người dùng đã đẩy thanh trượt  Luminance và Color lên giá trị tối đa (100), nhưng vẫn có một số khu vực nhiễu có thể nhìn thấy trong nền và trên khuôn mặt của nhạc công. Kết quả từ PhotoLab 4 với DeepPRIME với cài đặt mặc định của nó có phần tốt hơn, nền gần như không có hạt và ít nhiễu sắc độ trên khuôn mặt hơn.

khu-nhieu-anh-8

Lời kết

Mặc dù việc điều chỉnh thông số thường rất thú vị nhưng sự tự động hóa khi sử dụng DxO DeepPRIME cũng khá tiện lợi. Với Lightroom, bạn có thể đạt được kết quả tốt, nhưng bạn sẽ phải điều chỉnh các thanh trượt tới lui và một số điều chỉnh dường như hoàn tác những gì bạn đạt được với một điều chỉnh khác trước đó. Vì vậy bạn luôn phải cân đối các điều chỉnh để đạt được kết quả như ý với Lightroom.

Về tính năng khử nhiễu trong Lightroom Classic và DxO PhotoLab 4, bạn có thể nhận được kết quả hài lòng từ Lightroom, còn kết quả từ DxO DeepPRIME cũng chỉ tốt hơn một chút. Trong một số trường hợp, phần mềm của DxO thực hiện công việc khử nhiễu ấn tượng hơn. Một số trường hợp khác, Lightroom khử nhiễu khá tốt nhưng hình ảnh không có độ chi tiết như hình ảnh sau khi xử lý bằng DxO PhotoLab 4. Với kết quả này, chiến thắng trong cuộc đua khử nhiễu hẳn là thuộc về DxO PhotoLap 4 và DxO DeepPRIME.

buy windows 10 enterprise