Cuộc đọ sức giữa film thật và giả lập film Acros – Đâu là chân ái?

Cuộc đọ sức giữa film thật và giả lập film Acros - Đâu là chân ái? | 50mm Vietnam

Từ lâu, phe yêu thích chụp ảnh phim và chụp ảnh số luôn được coi là lệch sóng nhau với những cuộc tranh cãi không hồi kết. Người yêu phim thì luôn coi phim là điều gì đó vô cùng đặc biệt, là cái gốc của nhiếp ảnh, kẻ yêu ảnh số thì tôn thờ sự tiện lợi và chất lượng khi chụp thiếu sáng thì không phải bàn cãi. Vậy đâu mới là chân ái của bạn? 

Fujifilm là một cái tên lâu đời trong làng nhiếp ảnh, hãng đã chinh chiến qua cả cuộc cách mạng ảnh phim lẫn số và đều gặt được cho mình những thành công nhất định. Đối với ảnh phim, thì ai chụp ảnh phim có lẽ cũng đều giắt túi vài cuộn phim của Fuji, còn ảnh số thì những chiếc máy ảnh dòng X cũng đủ làm tan chảy con tim với vẻ đẹp vintage không thể khước từ.

Acros Film và Digital đọ sức

Mới đây, Fujifilm đồng loạt cho ra thị trường hai dòng sản phẩm trái ngược nhau, khiến fan hâm mộ nức lòng. Một chiếc máy ảnh số “giả phim” XPro3 với vẻ ngoài khiến ai cũng mê mệt. Một dòng phim chụp mang tên ACROS 100II mang tông màu đen – trắng mê hoặc.

Cuộc đọ sức giữa film thật và giả lập film Acros - Đâu là chân ái? | 50mm Vietnam

Nếu theo dõi từ lâu, những ai là fan máy ảnh Fuji yêu mến vì hệ thống ống kính chất lượng, thì những bộ màu giả lập phim cũng là thứ không thể bỏ qua.  Fuji đã làm rất tốt mục đích của mình khi tạọ ra những bộ màu rất chất lượng, khiến người trải nghiệm tương tư rất nhiều. Mới đây, để thấy được cuộc đọ sức “kẻ tám lạng, người nửa cân”, nhiếp ảnh gia người Úc, Dale Rogers đã đưa ra cuộc so sánh nhỏ giữa bộ màu đen trắng của cuộn phim ACROS 100II và màu phim giả lập của chiếc Xpro3 mới được tung ra thị trường.

Về phần thiết bị, những cuộn phim được lắp vào chiếc máy Yashica Electro 35 GSN cùng một lens 45mm f/1.7. Với chiếc Xpro3, tác giả sử dụng ống kính 27mm f2.8 (góc nhìn tương đương tiêu cự 41mm trên Full-frame) và sử dụng luôn bộ màu phim giả lập cùng tên với kẻ được so sánh.

Để ra được những tấm ảnh so sánh chân thực nhất, tác giả đã phải luôn mang theo 2 chiếc máy trong vòng 2 tuần, khung cảnh được chụp lại tại đảo Phillips, Australia. Khi mang những tấm ảnh phim ra thực tế, chiếc máy scan EPSON V550 đã góp công rất lớn khi truyền tải được rất nhiều chi tiết từ film gốc.

Và sau đây là phần so sánh – Lưu ý: Những bức ảnh bên trái hoặc bên trên sẽ là ảnh phim, còn ảnh bên phải hoặc phía dưới sẽ là ảnh số từ giả lập phim.

Cuộc đọ sức giữa film thật và giả lập film Acros - Đâu là chân ái? | 50mm Vietnam

Có thể thấy, Fujifilm đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình khi tái hiện lại chất màu của ACROS 100II trên chiếc máy XPro3. Điểm tương đồng là rất nhiều, tuy nhiên, chất film gốc của ACROS 100II có những điểm nổi bật hơn so với bản digital của mình. Với máy phim, phần vì là kích cỡ Full-frame, phần vì cách thu thận ánh sáng khác so với máy số nên người xem có thể cảm nhận được độ chi tiết tốt hơn. Bên cạnh đó, tại vùng highlight, những cuộn phim đã khiến ta thấy “no mắt” vì giữ được khá nhiều chi tiết, đây thực sự là một thử thách lớn đối với cảm biến số nói chung. Tuy nhiên, tại những vùng tối, chiếc XPro3 lại nhỉnh hơn khi người dùng có thể “cứu” một cách dễ dàng với những phần mềm chuyện dụng, đây là điều rất khó đối với những bức ảnh phim sau khi rửa và được scan lại.

Cả hai sản phẩm đều được Fujifilm làm kì công với những điểm nổi bật khác nhau. Với ACROS 100II cho người ta cái chất film với màu sắc, độ chuyển mượt mà. Xpro3 cũng đã làm tốt khi cố gắng đem lại màu sắc hoài cổ từ máy phim lên những tấm ảnh, với độ tiện lợi và đa dụng thì chiếc máy này cũng là một lựa chọn đáng giá cho những ai yêu màu phim.

Tạm kết

Đối với mỗi chiếc máy, chúng đều làm tốt ở từng mảng khác nhau, độ tiện lợi, chi tiết, hay màu sắc,…. Thật khó để nói chiếc máy nào tốt hơn. Đọc xong bài viết, có lẽ người yêu phim vẫn yêu sắc màu phim, người yêu số vẫn có lí do để chạy theo công nghệ. Còn bạn, bạn thích bên nào hơn?