Phóng viên ảnh Charlie Cole, tác giả của bức ảnh Tank Man qua đời ở tuổi 64

Phóng viên ảnh Charlie Cole, tác giả của bức ảnh Tank Man qua đời ở tuổi 64 | 50mm Vietnam

Trong những ngày giữa tháng 9, phóng viên Charlie Cole, tác giả bức ảnh Tank Man nổi tiếng ra đi ở tuổi 64, đây quả thực là sự mất mát lớn với giới báo chí phương Tây, khi ông là một nhà báo, phóng viên ảnh kì cựu kể từ thời kì chiến tranh lạnh.


Charlie Cole: tác giả bức ảnh Tank Man huyền thoại của thời kì chiến tranh lạnh qua đời

Vào trung tuần tháng 9, nhà báo Charlie Cole, tác giả của bức ảnh nổi tiếng cuối thời kì chiến tranh Lạnh “Tank Man” đã qua đời ở tuổi 64. Đối với thế giới truyền thông phương Tây, đây quả thực là tin tức đáng buồn khi một nhà báo, nhiếp ảnh gia tài năng đã ra đi, nhất là khi ông đã sống trong nửa cuối thế kỉ XX, chứng kiến những biến cố của lịch sử từ thời kì chiến tranh Lạnh chuyển sang trật tự thế giới đa cực vào những năm 2000.

Nhưng trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem ông là ai.

Charlie Cole sinh ra ở Bonham, bang Texas (Mỹ) vào năm 1955. Ông có bố là một cha tuyên úy trong không quân Mỹ, do đó, gia đình ông sinh sống gần căn cứ không quân Peterson (bang Colorado). Ông tốt nghiệp ngành báo chí ở đại học Texas, sau đó chuyển về làm việc tại tờ báo Colorado Springs Sun.

Trong nhiều năm sau đó, ông trở thành phóng viên ảnh tự do, bắt đầu hình thành nhiều mối quan hệ với các tòa báo lớn, trong đó có Newsweek. Khi tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) bắt đầu diễn ra cuộc biểu tình của sinh viên, ông đang có mặt ở gần quảng trường Thiên An Môn cùng nhiều nhà báo, nhiếp ảnh gia khác.

Phóng viên ảnh Charlie Cole, tác giả của bức ảnh Tank Man qua đời ở tuổi 64 | 50mm Vietnam
Charlie Cole (ngồi giữa) trong một cuộc biểu tình tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc vào năm 1987

Ông đã sống ở Bali trong 15 năm cuối đời, và cũng kết thúc cuộc sống của mình tại nơi này. Cuộc đời của ông không có nhiều điều để nói, nhưng dường như ông rất có duyên với những sự kiện nổi dậy của người dân chống lại chính quyền, như tại Phillipines năm 1985, Seoul (Hàn Quốc) năm 1987 và nổi nhất là quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh, Trung Quốc).

Phóng viên ảnh Charlie Cole, tác giả của bức ảnh Tank Man qua đời ở tuổi 64 | 50mm Vietnam
Charlie Cole (bên trái) tại Hàn Quốc năm 1987

Trong giai đoạn 1984 – 1985, ông đã dành rất nhiều thời gian di chuyển qua các khu vực có căn cứ quân sự của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Phillipines. Điều này góp phần giúp ông có hiểu biết về lực lượng quân đội Mỹ tại khu vực châu Á.

Vậy chuyện gì đã diễn ra khi Charlie Cole ở Bắc Kinh?

Phóng viên ảnh Charlie Cole, tác giả của bức ảnh Tank Man qua đời ở tuổi 64 | 50mm Vietnam
Người đàn ông vừa đi chợ quyết định lấy thân mình chặn đầu đoàn 17 chiếc xe tăng. Trên tháp pháo là ngôi sao “Bát Nhất”, quân huy của quân đội Trung Quốc

Vào ngày thứ 2, mùng 5/6/1989, sau khi cuộc biểu tình kết thúc với thỏa thuận từ chính quyền với sinh viên, khi đứng trên ban công phòng ở khách sạn Bắc Kinh, ông đã nhìn thấy khoảnh khắc 1 người dân đứng chặn mũi đoàn xe tăng đang tiến vào quảng trường, có vẻ vừa đi chợ về. Cũng đúng lúc này, trong tay ông có một bộ máy Nikon và ống kính 300mm.

Ngay lập tức, ông đã bấm máy, mà không ngờ rằng bức ảnh này sau đó giúp ông đạt giải báo chí thế giới 1990. Ông cảm thấy hồi hộp và lo lắng không biết liệu kíp lái xe tăng có đạp ga cán chết người này hay không, nhưng thực tế sau đó diễn ra hoàn toàn khác: cả đoàn xe dừng lại và tìm cách đi vòng qua người này.

Phóng viên ảnh Charlie Cole, tác giả của bức ảnh Tank Man qua đời ở tuổi 64 | 50mm Vietnam
Hình ảnh quân đội Trung Quốc tập trung ở thủ đô Bắc Kinh nhằm đề phòng cho các trường hợp bạo loạn lật đổ

Biết chắc chắn rằng công an Trung Quốc sẽ tìm cách tịch thu các tư liệu văn bản, hình ảnh của các phóng viên, nhà báo tại khu vực này (nhằm phòng tránh việc họ sẽ chia sẻ các vấn đề sai sự thật, vấn đề luôn diễn ra ở truyền thông phương Tây), ông đã giấu cuộn phim chứa bức ảnh Tank Man vào dưới bồn tắm. Sau đó, ông đã có thể mang bức ảnh này đến Associated Press và gửi về Newsweek.

Khi bức ảnh này được đăng tải lên, ông mới biết là có thêm 3 tấm ảnh của 3 phóng viên khác với góc nhìn tương tự. Họ bao gồm: Jeff Widener của hãng AP, Stuart Franklin của tờ Magnum và Arthur Tsang của hãng Reuters.

Phóng viên ảnh Charlie Cole, tác giả của bức ảnh Tank Man qua đời ở tuổi 64 | 50mm Vietnam
Bộ binh Trung Quốc đang di chuyển cùng các xe Type 59-II nhằm đối phó với các nỗ lực gây bạo loạn ở Bắc Kinh

Một điều có thể bạn chưa từng biết: cuộc biểu tình của sinh viên tại Thiên An Môn và đàn áp là 2 sự việc khác nhau. Cuộc biểu tình của sinh viên vốn là ôn hòa, sau một cuộc đàm phán nhanh giữa chính quyền và sinh viên, mọi chuyện kết thúc êm thấm, không có đổ máu. Cuộc đàn áp thực sự diễn ra cách Thiên An Môn 3 dặm, quần chúng nổi loạn đã khiến 3000 bộ đội bị thương, bị chết, hàng trăm phương tiện bị đốt phá.

Chính quần chúng gây bạo loạn đã khiến cuộc đàn áp xảy ra. Nhưng dưới bàn tay truyền thông phương Tây, 2 sự việc đã được xào nấu vào làm 1. Năm 2012, Wikileaks đã tiết lộ một bản điện tín của đại sứ quán Mỹ từ Bắc Kinh gửi về chính phủ Mỹ, thực sự tại Thiên An Môn lúc đó hoàn toàn không có đàn áp hay đổ máu.

Đối với thế giới phương Tây, sau khi bức ảnh được trao giải báo chí thế giới 1990, “Tank Man” được ca tụng như biểu tượng cho sự dũng cảm của người dân dám chống lại chính quyền chuyên chế và độc tài, cũng như “phơi bày sự thật trước việc chính quyền Trung Quốc muốn xóa bỏ sự thật lịch sử“.


Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé

Để tìm mua các sản phẩm máy ảnh, máy tính…ưng ý, các bạn có thể ghé thăm tại đây nhé

buy windows 10 home