Cách đây 50 năm, chính phủ Hoa Kỳ đã từng đem con chim sắt Thunderchiefs F-105 (Thần sầm F-105) để làm náo loạn bầu trời Bắc Việt với tham vọng “đưa Việt Nam về thời kì đồ đá”. Phía sau mỗi chiếc máy bay đó, có những câu chuyện về người cầm lái và sau hơn nửa thập kỉ, chúng đã được kể lại bằng ảnh.
Nếu là một người yêu lịch sử và đã từng học về về chiến tranh Việt Nam, giai đoạn từ năm 1954-1975, thời chiến tranh “Chống Mỹ cứu nước”. Thời điểm đã diễn ra một sự kiện Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (phía quân đội Mỹ gọi là Chiến dịch Sấm Rền – Operation Rolling Thunder) diễn ra từ 1965 -1968. Trong giai đoạn này, chiếc máy bay Thunderchiefs F-105 (Thần sầm F-105) đã được sử dụng để oanh tạc Miền Bắc Việt Nam với mục đích phá hoại cơ sở hạ tầng, ngan cản đường tiếp viện của Quân Đội Bắc Việt vào chiến trường Miền Nam.
Cuộc chiến đó (được người Mỹ gọi lã Vietnam War), đã để lại nhiều dư chấn cho bên thắng và thua. Đối với người Mỹ mà hiện tại nó vẫn còn văng vẳng những người trải qua những kí ức đau buồn về một xã hội hỗn loạn. Sau khi chiến tranh chấm dứt, xã hội Hoa Kì xuất hiện hai nhóm người: Veterans (được sinh trong khoảng 1922 -1945) và Baby Boomers (những đứa trẻ sinh ra trong khoảng 1946 – 1964). Đây là hai thế hệ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Veterans là những cựu chiến binh hứng chịu bom đạn trên chiến trường phi nghĩa, có người may mắn trở về, có người mãi chôn xương nơi đất khách. Baby Boomer là những đứa trẻ được sinh ra trong thời kì chiến tranh chống Mỹ, phải chịu đựng rất nhiều biến động của xã hội cho chiến tranh đem lại. Những anh phi công ngày đó, sau nửa thế kỉ, đã trở thành những ông già, tuy chiến tranh đã kết thúc nhưng những kí ức về nó vẫn còn nguyên trong tâm trí của những cựu binh.
Vết thương chiến tranh đã để lại trong tinh thần và cơ thể của những cựu binh đó đã hơn nửa thế kỉ. Nó luôn là một câu chuyện buồn dai dẳng khó nói trong họ. Đã có một nhiếp ảnh gia người Mỹ, ghi lại những câu chuyện và chân dung của những phi công đã từ nắm tay lái trên những chiếc Thunderchiefs F-105 (Thần sầm F-105). Toàn bộ dự án được gói gọi trong cái tên Over War.
Nỗi đau, niềm vui, sự đồng cảm, tình đồng chí, niềm tự hào đều được khắc họa trên khuôn mặt họ. Khi họ trò chuyện với nhau và khi được tôi phỏng vấn, tôi đã cảm nhận được điều gì đó đang vang vọng trong ống kính của mình” – Một nhiếp ảnh gia trong dự án Over War chia sẻ với Petapixel
Với 27 tấm chân dung, 27 câu chuyện được kể lại một cách chân thật nhất. Dự án giúp mọi người có thêm một góc nhìn về Chiến tranh và Xã hội Mỹ lúc bây giờ qua con mắt của những cựu phi công trên chiếc Thunderchief F-105 lừng lẫy một thời.
Suốt một thuở thiếu thời, trong mắt tôi, những anh phi công hay người lính luôn là những người anh hùng. Họ luôn là vai quan trọng trong những bộ phim hay những câu chuyện, việc bay lượn trên trời luôn khiến tôi thấy thích thú. Ngày còn nhỏ, tôi luôn cao ước và vẽ nhưng chiếc máy bay, nó khiến tôi tự làm mô hình bay riêng cho mình. Và cuối những năm học Phổ thông, tôi đã có cho mình cơ hội được tham gia một khóa học bay ” – cựu binh Ed “Moose” Skowron chia sẻ
Chia sẻ về quá trình làm dự án Cade Martin – phụ trách dự án có nói:
Tôi đang triển khai rất nhiêu dự án, tuy nhiên, tôi có thể nói rằng “Over War” mang đến những cảm xúc sâu sắc nhất. Tôi đã từng hình dung ra một dự án có thể giúp cho những phi công tại chiến trường Việt Nam có được cơ hội đưa được góc nhìn của những người bay trên những chiến trường”
Trò chuyện thêm với Petapixel, Cade có chia sẻ thêm về việc hình thành dự án này. Anh đã được một người bạn động viên rất nhiều, và tạo cho anh được nguồn cảm hứng khi bắt tay vào xây dựng Over War. Chính nhờ đó, anh đã chịu bước ra khỏi vùng an toàn của mình, gặp gỡ những cựu binh tại một buổi gặp mặt thường niên, giúp họ ôn lại những kỉ niệm. Dự án đã giúp cho họ cơ hội được chia sẽ, bộc bạch về quá khứ chiến tranh tàn khốc, đau buồn.
Khi chạm đến những bức ảnh của dự án Over War, người đọc thấy được sự đơn giản đến lạ kì của những tấm ảnh. Tất cả chỉ đơn thuần là những tấm ảnh chân dung trực diện, được đánh sáng khá kịch tính. Tuy nhiên, điều mang đến ý nghĩa của dự án đó chính là ánh mắt của các cựu binh và những câu chuyện đằng sau mỗi con người họ. Từng câu chuyện là từng lát cắt lịch sự được ghép lại với nhau dưới con mắt của những con người từng bay trên chiến trường bom đạn khốc liệt.
Độc giả yêu lịch sử và nhiếp ảnh có thể xem thêm toàn bộ dự án Over War tại đây. Qua đây cũng sẽ có thêm một góc nhìn mới về lịch sử, góc nhìn độc đáo về một thời đan bom từng dày xéo trên đất nước Việt Nam.
P/s: Bọn mình không biểu dương hay loại trừ gì nội dung của những nội dung của những người cựu binh này, có thể sai, có thể đúng. Chúng tớ chỉ quan tâm đến những tấm ảnh.
“There are 365 days in a year. But there are only 2 days, when one cannot do anything. Yesterday, because it’s over. Tomorrow, because one can’t control it. So I live a day at a time and today is a beautiful day” – Celine Dion