Rạng sáng 28/7 theo giờ Việt Nam, hiện tượng nguyệt thực toàn phần dẫn tới trăng máu sẽ kéo dài từ 0h14 cho đến sáng khi mặt trời mọc. Nguyệt thực lần này có pha toàn phần kéo dài tới tận 103 phút được thống kê là nguyệt thực toàn phần dài nhất trong thế kỷ 21. Trong khi đó nguyệt thực một phần cũng kéo dài đến hơn 4h đồng hồ cho tới gần sáng.
Toàn cảnh trăng máu tại Cần Thơ được chụp và ghép lại. Ảnh: Trung Nguyen / Hội nhiếp ảnh Canon Việt Nam.
Rất tiếc cho các bạn yêu thiên văn tại khu vực phía Bắc do thời tiết không ủng hộ nên khó có thể tận mắt chứng kiến nguyệt thực toàn phần. Vậy thì cùng chiêm ngưỡng một số bức ảnh mà chúng mình đã tổng hợp qua nhiều nguồn về hiện tượng thiên nhiên kì thú này nhé!

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và bị che khuất hoàn toàn. Khi nguyệt thực toàn phần xảy ra, ánh sáng đỏ từ Mặt Trời đi xuyên qua bầu khí quyển ở vùng rìa Trái Đất đến Mặt Trăng khiến cho Mặt Trăng phản xạ lại ánh sáng đỏ gây ra hiện tượng Mặt Trăng có màu đỏ tối, nhiều người hay gọi là trăng máu (Theo Fanpage Vật Lý Thiên Văn).



Việt Nam quan sát được các diễn biến quan trọng của lần nguyệt thực này. Nguyệt thực bắt đầu lúc 00:14 UTC+7 (giờ Việt Nam) và kết thúc lúc 06:28 UTC+7 (giờ Việt Nam). Tại Việt Nam có thể quan sát đến hết pha kết thúc nguyệt thực một phần, lúc 05:36. Tổng thời gian quan sát được nguyệt thực tại Việt Nam là 5 giờ 22 phút. Nguyệt thực đạt cực đại lúc 03:21 với độ sáng biểu kiến là 1,61 (Theo Fanpage Vật Lý Thiên Văn).

Nhiếp ảnh thiên văn là một thể loại chưa được nhiều người theo đuổi, nhưng chính là loại hình đem đến sự kì thú và bất ngờ cho người xem. Các hiện tượng thiên văn sẽ luôn là cơ hội tuyệt vời để những người yêu thiên văn và nhiếp ảnh có thể cho ra đời các tác phẩm thật thú vị như ở trên!