Những điều có thể bạn chưa biết về những chiếc ống kính Canon EF

Những điều có thể bạn chưa biết về những chiếc ống kính Canon EF | 50mm Vietnam

Dưới đây là những bí mật nho nhỏ có thể bạn chưa từng nghe về ống kính Canon EF. Có những điều nghe tưởng khó tin, nhưng nó lại hoàn toàn là sự thật.

Những điều khó tin, nhưng là sự thật

Dàn “công nhân” robot như phim viễn tưởng, giày chống tĩnh điện, hay những kĩ sư chuyên “bắt bệnh” cho từng thấu kính… Đó chỉ là một vài điều về nhà máy sản xuất chủ lực sản xuất ống kính Canon EF nói chung, cũng như dòng ống L nói riêng của Canon tại thành phố Utsunomiya (Nhật Bản). Qua 30 năm được khai sinh và phát triển, ống kính dòng L đã được biết tới là những sản phẩm có chất lượng tuyệt vời về cả hình ảnh cũng như thiết kế ngoài, góp phần đưa Canon vươn lên thành nhà sản xuất máy ảnh hàng đầu xứ sở mặt trời mọc cũng như thế giới.

Tuy nhiên, phần lớn chúng ta lại không biết được trước khi đến tay mình thì  những ống kính này đã trải qua quá trình sản xuất nghiêm ngặt và khắt khe như thế nào. Và 10 sự thật dưới đây có thể hé mở phần nào cho các bạn về những quá trình một ống L ra đời.

Các kỹ sư có mặt ở khắp nơi

Nhà máy sản xuất ống kính Utsunomiya nằm cách Tokyo 100km về phía bắc (tầm 50 phút nếu đi tàu hỏa cao tốc Shinkansen). Trong đó, có một khu riêng biệt chuyên về sản xuất ống kính L, dài 220m và rộng 160m, diện tích tương đương 4,7 sân bóng tiêu chuẩn. Tại đây, nhiệt độ luôn được duy trì ở mức 0,5 độ C (gần ngang (ngang với Sapa thời kì chính đông).
Những điều có thể bạn chưa biết về những chiếc ống kính Canon EF | 50mm Vietnam
Để vào khu vực lắp ráp và thử nghiệm, dù thăm quan hay làm việc, tất cả cán bộ, nhân viên cũng như khách tham quan đều phải mặc đồ bảo hộ, gồm giày chống tĩnh điện và dép đặc chủng. Tuy nhiên, chừng đó cũng chưa đủ, mọi người còn phải bước qua một thiết bị được gọi là “vòi sen không khí”, nhằm loại bỏ bụi đến mức tối đa, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho quá trình sản xuất.

Những kĩ sư “bắt bệnh” cho thấu kính
Những điều có thể bạn chưa biết về những chiếc ống kính Canon EF | 50mm Vietnam

Trong khi phần nhiều trong quá trình sản xuất ống kính được thực hiện tự động hóa, thì vẫn có một đội ngũ thợ thủ công vô cùng lành nghề, được gọi là Takumi. Tất cả họ đều đã trải qua quá trình học việc dài hàng năm trời, cùng hàng chục năm kinh nghiệm. Một Takumi có tên Toshi Saito chia sẻ rằng, với mỗi thấu kính được giao, ông sẽ đặt vào đó tất cả tâm huyết, kinh nghiệm trong suốt 25 năm làm việc của mình.

Những điều có thể bạn chưa biết về những chiếc ống kính Canon EF | 50mm Vietnam
Ông Toshi Saito – Một Takumi giàu kinh nghiệm và chiếc khay kim cương

Chúng tôi có một “cái khay” (tạm dịch) bằng kim cương với các hộc để dựng các thấu kính.

Khi một thấu kính chạm vào cái khay đó nó sẽ phát ra âm thanh, và tôi hoàn toàn có thể cảm nhận là chiếc thấu kính này có vấn đề hay không, thông qua âm thanh của nó sẽ phát ra.

Bên cạnh đó, ông có thể điều khiển máy móc, giúp tái tạo lại dung sai của các thấu kính, đạt tới độ chính xác cực cao, tùy theo yêu cầu của nhà thiết kế.

Kim cương được dùng trên các thiết bị đánh bóng thấu kính

Thực ra thì điều này cũng không có gì bất ngờ lắm, bởi lẽ kim cương là khoáng vật cứng nhất trên trái đất, do đó nó được chọn làm thiết bị để cắt gọt các tấm kính. Các kỹ sư của Canon đã sử dụng máy tính cùng phần mềm CAD để tính toán các đặc tính vật lý của thấu kính, dù các phân tử oxit kim loại cùng các chất khác sắp xếp theo dạng thù hình xác định (Pha lê), vô định hình (Thủy tinh). Mỗi phiến kính thô được mài phẳng, nhẵn, đánh bóng theo đúng yêu cầu.

Cụ thể hơn, đầu tiên mỗi thấu kính sẽ được mài ở xung quanh để loại bỏ các phần thừa, sau đó sẽ được mài nhẵn, giúp tránh nứt vỡ. Tiếp theo, các phiến kính sẽ được mài mỏng ở phần rìa, sao cho phần chính giữa ống kính là chuẩn xác. Qua công đoạn thứ 3 này, các thấu kính đã dần thành hình. Cuối cùng, các thấu kính sẽ được mài nhẵn, làm cho các vết nứt trở nên mịn, gọt giũa cho tròn hơn, làm cho trong suốt.Và thấu kính đã sẵn sàng cho các công đoạn kiểm tra tiếp theo rồi lắp vào ống.

Sản xuất thấu kính phi cầu từ thủy tinh nung chảy

Những điều có thể bạn chưa biết về những chiếc ống kính Canon EF | 50mm Vietnam
Mặt cắt ống kính EF-S 15-85mm f/3.5-5.6 IS USM: A là các thấu kính phi cầu, B là thấu kính tán xạ thấp, C là cụm thấu kính của hệ thống chống rung.

Trong cả ngàn năm qua kể từ khi được tìm ra đến nay, thủy tinh là vật liệu hàng đầu cho việc sản xuất thiết bị quang học, nhờ đặc tính hóa học không bị biến đổi dù trong nhiệt độ cao, đặc tính vật lý trong suốt cũng như sự vô định hình – tuy nhiên làm việc với thủy tinh lại không dễ dàng cho lắm.

Mặc định mọi thấu kính sẽ có dạng hình cầu, tuy nhiên do những vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng khiến cho các kỹ sư phải vắt óc ra để tìm giải pháp, và một trong số đó là thêm vào các thấu kính dạng “phi cầu”. Bởi vì hình dạng “phi cầu” của nó nên quy trình sản xuất ra nó cũng khác với thông thường, vô cùng tốn kém và phức tạp. Nhưng Canon đã dùng đến máy tính để tạo hình từ các phôi thủy tinh nóng chảy và cắt gọt, mài thấu kính theo đúng thiết kế của mình. Các khuôn được thiết kế vô cùng tỉ mỉ, có tính đến sự thay đổi khi các thấu kính nguội dần và cứng lại.

Robot chạy loăng quăng thay người

Do diện tích của nhà máy vô cùng lớn, nên công việc phân phối giữa các khu vực được thực hiện bởi robot. Để giúp chúng di chuyển một cách chính xác, các kĩ sư đã làm “đường” cho chúng bằng các vệt sơn vàng trên nền nhà. Bên cạnh đó, chúng cũng được trang bị hệ thống nhận diện sự có mặt của một robot khác hoặc con người ở gần, giúp tránh va chạm đáng tiếc.

Máy móc có thể tự phát hiện và chỉnh sửa thấu kính

Những điều có thể bạn chưa biết về những chiếc ống kính Canon EF | 50mm Vietnam

Để đảm bảo quá trình sản xuất được tối ưu, Canon đã áp dụng công nghệ triệt để, nên ngay cả trong quá trình đánh bóng và mài ống kính, máy móc cũng có thể phát hiện lỗi trên các thấu kính và điều chỉnh rồi sửa ngay. Tuy công nghệ ưu việt là vậy, nhưng không có nghĩa nó thay thế được sự khéo léo cùng kỹ năng của các Takumi.

Thuật toán tinh vi tạo ra thấu kính độ chính xác cực cao

Những điều có thể bạn chưa biết về những chiếc ống kính Canon EF | 50mm Vietnam
Bên cạnh các ống kính máy ảnh/máy quay EF và CN-E ngàm EF thì Canon còn sản xuất các ống kính truyền hình, giá lên tới hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn USD, như trong ảnh là UHD digisuper 90, xấp xỉ 188 ngàn USD.

Do các ống kính là những sản phẩm có độ chính xác cực cao, vô cùng tinh vi nên nó đòi hỏi quá trình đo đạc, thiết kế phải chuẩn. Các ống kính phục vụ cho truyền hình 4K/8K là những ống kính chính xác nhất mà Canon từng sản xuất, dung sai chỉ 30 nanomet. Để dễ hình dung, một thấu kính có đường kính tới 300m sẽ chỉ chênh lệch độ dày cỡ 0,03mm!

1. Những ống kính khó sản xuất nhất

Những điều có thể bạn chưa biết về những chiếc ống kính Canon EF | 50mm Vietnam
EOS 5Ds với EF 11-24mm f/4L USM

Chắc các bạn đã nghe tới ống kính góc rộng cho fullframe (không mắt cá) góc rộng nhất thế giới EF 11-24mm f/4L USM rồi đúng không, với thấu kính trước cong lồi khá lớn, chưa 4 thấu kính phi cầu, cho góc nhìn rộng tới 117 độ. Và bạn chắc băn khoăn liệu đây là đã là ống kính khó sản xuất nhất của Canon chưa. Toshi Saito chia sẻ rằng:

Có khó đấy, nhưng chỉ là giai đoạn ban đầu, chứ chưa phải khó nhất đâu.

Trên thực tế, các ống khó làm lại là các ống tele/super tele, ví dụ EF 100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM, việc lắp ráp tốn thời gian gấp 4 lần ống góc rộng EF 16-35 f/2.8L III USM.

2. Công cuộc đổi mới vẫn luôn tiếp diễn

Những điều có thể bạn chưa biết về những chiếc ống kính Canon EF | 50mm Vietnam
Canon 100mm f/2.8L Macro IS USM – ống kính đầu tiên sử dụng IS hỗn hợp: 2 stop khi chụp ở độ phóng đại 1,0x, và 4 stop khi ở các độ phóng đại nhỏ hơn. Ảnh: blog do zack

Canon là nơi nhà sản xuất phát minh ra khá nhiều công nghệ trên ống kính. Ví dụ đầu tiên là hệ thống chống rung hình ảnh. Xuyên suốt nhiều năm họ vẫn chỉ trung thành với quan điểm chống rung trên ống kính thay vì làm trên thân máy, với lý do chống rung trên ống kính sẽ giúp việc ngắm qua ống ngắm được thoải mái hơn.

Một ví dụ khác có thể kể ra là việc sử dụng thấu kính bằng vật liệu hữu cơ BR (Quang khúc xạ phổ xanh) cho ống kính góc rộng một tiêu cự EF 35mm f/1.4L II USM vào năm 2015, giúp gia tăng độ sắc nét và khúc xạ ánh sáng xanh mạnh, cũng như triệu tiêu quang sai.

3. Ống kính Canon có thể đang bao phủ nửa địa cầu

Vào tháng 10-2017, Canon công bố rằng họ đã đạt kỉ lục mới khi cán mốc 130 triệu ống kính ngàm EF được sản xuất ra (gồm cả ống kính cho Cinema EOS), mà nếu xếp thẳng hàng thì có thể dài nửa đường xích đạo. Hàng loạt công nghệ mới đã được giới thiệu qua các ống kính đó. Quan điểm của họ là thử nghiệm các công nghệ mới trên các ống dòng L, sau đó hạ dần xuống các ống tầm trung rồi cuối cùng là các ống cho người mới chơi, giúp mọi người đều có thể được hưởng lợi từ sự tiến bộ của khoa học công nghệ.

Tạm kết

Đến đây có thể các bạn đã phần nào hiểu hơn về quá trình một ống kính Canon ra đời, và thêm trân trọng sản phẩm mình đang có, dù chỉ là ống kit 18-55 phải không nào. Biết đâu, sau bài này có thể các bạn nhận ra ống kính nào sẽ là cái đích phấn đấu của mình 🙂

Có thể bạn chưa biết: Canon không chỉ sản xuất ống kính, mà họ còn tham gia sản xuất kính thiên văn cho cơ quan thiên văn quốc gia Nhật Bản, mang tên Subaru, đặt tại đỉnh Mauna Kea, quần đảo Hawaii.

Những điều có thể bạn chưa biết về những chiếc ống kính Canon EF | 50mm Vietnam
Kính thiên văn Subaru giữa biển mây. Nguồn: Wikimedia.

Những điều có thể bạn chưa biết về những chiếc ống kính Canon EF | 50mm Vietnam

Kính thiên văn này có đường kính lên tới 8,5m, được đặt tại độ cao 4139m, được coi là kính thiên văn chủ lực của Nhật Bản.