Kỷ nguyên EOS: chặng đường 30 năm (phần 4)

Kỷ nguyên EOS: chặng đường 30 năm (phần 5) | 50mm Vietnam

Hi vọng bài viết sẽ làm các bạn sẽ thêm yêu quý hơn chiếc máy mang tên EOS mình đang có, cũng như các newbie còn đang lăn tăn thì sẽ sớm mua được chiếc máy như ý muốn.

Đã bao giờ các bạn xem video demo sản phẩm mới trên Youtube, hay có may mắn được mượn chiếc máy mơ ước và dùng thử một vài hôm? Hẳn rằng cảm giác sẽ rất phấn khích đúng không nào, mà chắc hẳn bạn sẽ tò mò, cố gắng tìm hiểu về sức mạnh thật sự ẩn chứa bên trong chiếc máy đó.

Tiếp nối loạt bài về hệ ống kính của Canon, lần này 50mm Việt Nam sẽ gửi tới các bạn Kỷ nguyên EOS: chặng đường 30 năm (phần 4), giới thiệu nguyên tắc thiết kế và sơ bộ lịch sử những thân máy EOS kể từ chiếc máy đầu tiên: EOS 650 (1987).

1) Thời kì đầu và nguyên tắc thiết kế

Nguyên tắc thiết kế

Như đã được kể trong phần 1, do áp lực quá lớn từ các đối thủ, cũng như chuỗi thành tích khá kém cỏi của hệ máy và ống kính FD đương thời, nên ban lãnh đạo Canon đã quyết định “đập đi xây lại từ đầu” với hệ EOS – EF.

Tìm hiểu về EOS: Lịch sử và những công nghệ bên trong | 50mm Vietnam

Chiếc thân máy đầu tiên: EOS 650, ra đời tháng 3-1987. Khác với những chiếc đương thời của đối thủ, cũng như hệ FD, đội ngũ kỹ thuật viên của Canon đã trang bị cho chiếc máy này rất nhiều những tính năng mới, có tính cách mạng, đưa máy ảnh SLR tiến đến một kỉ nguyên mới.

Vậy những tính năng mới đặc trưng của hệ EOS được nói đến là gì? Cảm biến AF độ nhạy cao (cũng chuyển motor AF từ thân máy trong quá khứ lên các ống kính), khả năng đo sáng, kiểm soát phơi sáng chính xác, điều khiển khẩu độ ống kính điện tử, thay vì dùng vòng chỉnh khẩu trên thân ống hay lẫy chỉnh khẩu cơ trên thân máy như ngàm F của Nikon.

Bên cạnh đó, Canon cũng cải tiến thiết kế ngoài, với phần bên phải được làm cong “mềm mại”, khác hẳn với thiết kế quy ước của các máy SLR lúc đó, cùng bánh răng điều chỉnh đặt ngay sau nút chụp, giúp người dùng cảm thấy thoải mái hơn nữa khi vận hành máy.

Trước khi bắt tay vào làm, ban giám đốc cũng như đội ngũ kỹ thuật viên đã thống nhất quan điểm về hệ EOS:

  1. Việc làm mới cơ chế AF không được sử dụng làm lý do để định giá máy ảnh EOS ở mức cao hơn nhiều so với các máy ảnh hiện hữu.
  2. Máy ảnh EOS phải có khả năng theo dõi AF với ống kính 300mm f/2.8 khi chụp ảnh cầm tay hoạt động thể thao trong nhà.
  3. Độ nhạy AF phải tương đương với độ sáng của độ nhạy đo sáng.

(Nguồn: Canon Asia)

Với ý đồ tự động hóa thân máy – ống kính, giúp quá trình vận hành được trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn, gần như tất cả mọi điều chỉnh được điều chỉnh trên thân máy qua các nút và vòng xoay, tín hiệu sẽ đi từ thân máy đến ống kính thông qua các chấu điện tử, hay nói ngắn gọn là thiết kế ngàm điện tử hoàn toàn, loại bỏ các yếu tố cơ học truyền thống.

Với thiết kế ngàm điện tử hoàn toàn, nó đảm bảo sự tương thích giữa các thân máy và ống kính của hệ, dù là thân máy – ống kính thời “cụ tổ” kết hợp với ống kính – thân máy “con cháu”.

Nhờ hệ thống chấu điện tử, ngàm EF gửi thông tin của ống kính đến máy ảnh sau khi nhận được yêu cầu từ máy ảnh, và máy ảnh điều khiển ống kính dựa trên thông tin nhận được.

2) Thời kì chuyển tiếp

Thập niên 90 chứng kiến sự chuyển dịch từ nhiếp ảnh phim sang nhiếp ảnh kỹ thuật số. Kodak, tên tuổi cực lớn trên thế giới lúc đó về lĩnh vực hình ảnh, ra mắt chiếc máy ảnh DSLR đầu tiên trên thế giới: DCS-100 vào năm 1991. Ngay sau đó, một loạt các hãng máy ảnh SLR cùng nhau nhảy vào cuộc chơi mới.

Tìm hiểu về EOS: Lịch sử và những công nghệ bên trong | 50mm Vietnam
EOS DCS-3 – đứa con chung giữa Canon và Kodak, tiền đề cho EOS sau này.

Không muốn bị tụt lại phía sau đường đua, Canon đã gửi lời đề nghị hỗ trợ đến Kodak, và Kodak đã đồng ý lời thỉnh cầu này. Lần lượt EOS DCS-3 và DCS-1, những đứa con chung đã ra đời từ sự hợp tác của 2 hãng máy ảnh lớn. Khác với con cháu ngày nay, thế hệ DSLR ngày đó khá cồng kềnh, thiết kế không được “mượt mà”, như DCS-3 dựa trên thiết kế của EOS-1N, phần vi mạch xử lý được làm riêng và gắn phía dưới máy, mà nhìn qua có phần giống với các grip hiện giờ.

Tìm hiểu về EOS: Lịch sử và những công nghệ bên trong | 50mm Vietnam
EOS D30 – sản phẩm “cây nhà lá vườn” đầu tiên của Canon

Mãi tới năm 2000, chiếc EOS D30, được thiết kế và sản xuất hoàn toàn bởi Canon, cũng là mở màn cho DSLR hệ EOS, đánh dấu thời kỳ kỹ thuật số lên ngôi và dần dần thế chỗ các máy EOS film.

D30 được trang bị cảm biến CMOS 3,25 megapixel, và dĩ nhiên là phải có màn hình LCD ở đằng sau, giá niêm yết tương đương 3200 USD. Nếu so với các máy ảnh DSLR khác tại thời điểm đó thì đây là mức giá vô cùng “yêu thương” bởi các đối thủ niêm yết tới 18.000 USD (!)

Khác với các đối thủ, ví dụ như Nikon, Canon tự nghiên cứu và sản xuất các cảm biến (cũng như ống kính) cho riêng mình, chứ không đặt hàng gia công hoặc mua đứt cảm biến.

Tìm hiểu về EOS: Lịch sử và những công nghệ bên trong | 50mm Vietnam

Với những nỗ lực không ngừng, Canon đã giành được những thành tựu đáng kể, duy trì vị thế số 1 thế giới suốt 14 năm liên tiếp (từ 2003), cán mốc 90 triệu thân máy vào ngày 20/9/2017 (thân máy 5D Mk IV), cùng ống kính thứ 130 triệu vào ngày 12/10/2017 (Tính chung các ống kính cho máy ảnh, cũng như các ống kính EF Cinema. Ống thứ 130tr là EF 16-35 f/2.8L III USM).

3) Công nghệ bên trong

Bên trong mỗi thân máy EOS chưa đựng rất nhiều công nghệ,

Ở trong phạm vi bài viết này, mình sẽ chỉ nói về những gì được sử dụng trong các thân máy DSLR.

a. Cảm biến hình ảnh

Cặp đôi ống kính và cảm biến ảnh được coi như con mắt của máy ảnh, mà trong đó cảm biến ảnh sẽ đóng vai trò võng mạc.

Với cùng một ống kính, máy ảnh nào có cảm biến lớn hơn sẽ cho góc nhìn rộng hơn, cũng như ảnh ít nhiễu hơn ở ISO cao.

Có nhiều cách phân loại cảm biến, mà nếu phân chia theo thiết kế thì gồm 2 loại: CCD và CMOS.

CCD được sử dụng rộng rãi lúc ở các DSLR thời kì đầu do ưu thế dải nhạy sáng cao, ít bị rạn ảnh, đặc biệt ở những bức ảnh có độ phân giải cao.. dù chi phí sản xuất khá cao.

Cảm biến ảnh CMOS thuở ban đầu có chất lượng khá “lởm”, tuy nhiên nó có ưu thế rất lớn do có khả năng tích hợp nhiều công nghệ vào trong cảm biến, dẫn đến CMOS sớm muộn sẽ đuổi kịp CCD về độ phân giải, độ mịn, độ nhạy sáng. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất CMOS rẻ hơn CCD rất nhiều.

Tìm hiểu về EOS: Lịch sử và những công nghệ bên trong | 50mm Vietnam
EOS-1D – DSLR flagship đầu tiên của Canon, cũng là chiếc DSLR duy nhất mà Canon dùng cảm biến CCD

Tất cả các DSLR của Canon kể từ chiếc đầu tiên EOS D30 đều được trang bị cảm biến CMOS, ngoại lệ duy nhất EOS-1D năm 2001 dùng CCD. Và cũng kể từ sau EOS-1D, CCD được coi như tuyệt chủng trên các máy EOS, chỉ còn xuất hiện trong các máy ảnh compact rẻ tiền, ví dụ dòng IXUS.

Canon đã đi trước các đối thủ trong việc đưa CMOS lên các máy ảnh của mình. Chiếc EOS D60 với cảm biến CMOS có độ phân giải cao chưa từng có ở thời điểm đó (6,3 mpx, chỉ bị vượt mặt bởi EOS-1Ds 11,1mpx sau đó vài tháng) đã khiến cho các đối thủ phải dè chừng Canon, đồng thời cũng đánh dấu thời điểm CMOS đuổi kịp CCD về chất lượng hình ảnh.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể phân chia theo kích thước.

Trong hơn 17 năm kể từ D30, Canon đã sử dụng 3 khổ cảm biến khác nhau:

Đứng đầu là Full-frame. Đây là loại cảm biến lớn nhất, tốt nhất, và giá thành cũng..đắt nhất. Và đây cũng là cái mà phần lớn chúng ta thèm muốn. Cảm biến Full-frame sẽ xuất hiện trên các DSLR dòng 1Ds, 1D X, 5D, 6D.

Tìm hiểu về EOS: Lịch sử và những công nghệ bên trong | 50mm Vietnam
So sánh kích thước của fullframe với crop 1.6x

Đứng thứ hai là APS-H (hay crop 1,3x), vốn đã dừng sản xuất cách đây 6 năm. APS-H xuất hiện trên các DSLR dòng 1D*, với dụng ý cân bằng giữa giá cả vừa phải, mà vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh tốt gần bằng full frame.

*: Trước khi EOS-1D X ra đời, Canon duy trì 2 dòng flagship 1D. 1D “thường” sử dụng APS-H, dành cho dân báo chí, thể thao. 1Ds dùng cảm biến full frame, độ phân giải rất cao, hướng tới đối tượng người dùng trong studio, hoặc in ấn khổ lớn. Đến cuối 2011, Canon hợp nhất 2 dòng này vào làm 1, ra đời dòng “1D X”, dùng cảm biến full frame nhưng độ phân giải chỉ ở mức “vừa phải” để vẫn duy trì được tốc độ chụp liên tiếp cao và AF nhanh cho người dùng báo chí và thể thao. Vai trò “siêu phân giải” của dòng 1Ds sau này được 5Ds/5DsR (tháng 2-2015) kế thừa.

Bét bảng là APS-C (hay crop 1,6x): dễ chế tạo nhất, giá rẻ nhất, phổ thông nhất. Phần lớn các máy của Canon hiện nay sử dụng cảm biến này. Trong khi các đối thủ như Nikon, Sony, Fuji sử dụng crop 1,5x thì Canon “một mình một phách” với 1,6x, dẫn tới với cùng một tiêu cự ống kính thì góc nhìn của Canon hẹp hơn một chút, cũng như cùng độ phân giải thì diện tích thu sáng ở mỗi điểm ảnh của Canon nhỏ hơn.

APS-C xuất hiện trên các máy EOS dòng M, xxxxD, xxxD, xxD, 7D.

b. Bộ xử lý hình ảnh

Nếu như cảm biến là võng mạc, thì bộ xử lý DIGIC được coi như bộ não của EOS, xử lý dữ liệu trong quá trình tạo ảnh, thực hiện tính toán với mức độ rất cao trong khi chụp. Bên cạnh đó, DIGIC còn có nhiệm vụ điều chỉnh màu sắc, sửa quang sai, cầu sai, tối góc, hiển thị video khi chụp trong chế độ Live view.

DIGIC được Canon phát triển từ năm 1996, và chính thức được sử dụng lần đầu trên EOS D30, nhưng trên D30/D60 thì chưa được đặt tên, mà kể từ EOS 1D mới được gọi là DIGIC. Cho tới thời điểm này, DIGIC 7 là thế hệ bộ xử lý mới nhất của Canon, tuy nhiên, trên các máy mạnh nhất của Canon lại sử dụng DIGIC 6 hoặc 6+.

DIGIC 5 DIGIC 5+ DIGIC 6 DIGIC 6+ DIGIC 7
xD 1DX (2 chip cùng 1 DIGIC 4 cho đo sáng)
5D Mk III6D
7D Mk II (2 chip) 1DX Mk II (2 chip cùng 1 DIGIC 6 cho đo sáng).
5D Mk IV
6D Mk II
xxD 70D 80D 77D
xxxD 700D 750D/760D 800D, 200D
M M3, M10 M5
M6
M50
M100

c. ISO

Cách đây 7-8 năm, ISO 6400 đã là một cái gì đó khá là ghê gớm đối với các máy cả crop lẫn FF nói chung. Nhưng kể từ 6D (đối với các máy FF) hoặc sử dụng DIGIC 6 (đối với các máy crop), khả năng khử nhiễu của các máy đã được cải thiện một cách đáng kể. Và đặc biệt là việc cải thiện cấu trúc cảm biến trên một số máy giúp lượng ánh sáng trên mỗi “điểm ảnh” đi vào nhiều hơn.

ISO trên một số máy hiện nay như sau:

100 – 12800, mở rộng 25600: 70D, 750D/760D, 700D, M3, M10

100 – 16000: 7D Mk II (H2 51200), 80D (H 25600)

100 – 25600, H 51200: 800D, 77D, 200D, M5, M6, M100; 5D Mk III, 6D (cùng có H2: 102400)

100 – 32000, H2 102400: 5D Mk IV

100 – 40000, H2 102400: 6D Mk II

100 – 51200, H3 409600: 1D X Mk II

Một số tính năng liên quan đến ISO trên các EOS:

d. MSNR (Multi Shot Noise Reduction): Giảm nhiễu nhiều tấm:

Tính năng này bắt đầu xuất hiện kể từ năm 2012. Khi bật tính năng này lên, máy sẽ tự động chụp liên tục 4 tấm rồi chồng lại, cho ra kết quả “khá khẩm” hơn nhiều so với chỉ chụp 1 tấm như bình thường. Tuy nhiên lưu ý tính năng này chỉ dùng cho chụp ảnh JPEG.

Ví dụ (Nguồn: Canon USA):

Tìm hiểu về EOS: Lịch sử và những công nghệ bên trong | 50mm Vietnam
Hình ban đầu như thế này, ISO 12800
Tìm hiểu về EOS: Lịch sử và những công nghệ bên trong | 50mm Vietnam
Đây là khi bạn chọn giảm nhiễu ở ISO cao: thấp
Tìm hiểu về EOS: Lịch sử và những công nghệ bên trong | 50mm Vietnam
Khi bạn chọn mức chuẩn thì nhìn tử tế hơn
Tìm hiểu về EOS: Lịch sử và những công nghệ bên trong | 50mm Vietnam
Nhưng khi chọn mức cao nhất thì lại “lởm” đi
Tìm hiểu về EOS: Lịch sử và những công nghệ bên trong | 50mm Vietnam
Kết quả sau khi chụp với chức năng giảm nhiễu phơi sáng dài, sản phẩm có vẻ tốt hơn cả.

Có thể sẽ có bạn lăn tăn rằng chức năng này chỉ dùng được ISO cao. Tuy nhiên nó vẫn có thể dùng được ở ISO thấp như 100-200, và kết quả đương nhiên sẽ tốt hơn nhiều so với các giá trị cao. Nhưng hãy nhớ đừng quên chân máy nhé.

e. Dải ISO tự động

Tìm hiểu về EOS: Lịch sử và những công nghệ bên trong | 50mm Vietnam
Ví dụ 5D Mk III có ISO chuẩn tối đa là 25600. Tuy nhiên trong cài đặt mặc định, với Auto ISO range thì chỉ chạy đến 12800

Các EOS nói chung đều được trang bị tính năng ISO tự động, người dùng “phó mặc” cho máy “tự xử”, theo đó chúng ta chọn một giá trị ISO cao nhất mà máy cho phép, sau đó chúng ta cứ chụp, máy sẽ đo sáng và chọn giá trị ISO phù hợp theo từng thời điểm và môi trường mà máy “chĩa” vào.

Riêng các máy tầm xxD trở lên sẽ được trang bị tính năng cài đặt cả giá trị ISO tự thấp nhất và cao nhất theo ý mình, sau đó, nếu cài tự động thì các giá trị ISO chỉ “chạy” trong khoảng đã chọn.

Tạm kết

Trên đây mới chỉ là một chút điểm qua về những chiếc thân máy EOS mà các bạn cầm trên tay hằng ngày thôi. Hãy kiên nhẫn chờ đợi nhé vì còn rất nhiều những điều thú vị mà chúng mình sẽ gửi tới các bạn trong các kì sau.