Một trong những giải thưởng danh giá nhất nước Mỹ – Pulitzer vừa qua đã tuyên bố người thắng cuộc. Hãy cùng 50mm Vietnam đi tìm xem những nhiếp ảnh gia đó là ai nhé.
OSCAR của ngành báo chí
Chà, trước khi bước vào xem người thắng cuộc là ai chúng ta phải xem nguồn gốc giải thưởng này như thế nào mà nghe có vẻ oai thế nhỉ. Vì có lẽ cái tên Pulitzer vẫn hơi lạ lẫm với phần lớn các bạn đọc của 50mm Vietnam. Câu chuyện có vẻ dài dòng, chúng ta hãy bắt đầu từ cái tên Pulitzer trước nhé.
Joseph Pulitzer được sinh ra năm 1847 tại mảnh đất là Hungari ngày nay. Năm 17 tuổi ông di cư sang Mỹ. Với gốc là người dân Do Thái, ông đã có một cuộc sống khá cơ cực tại “đất nước trên đỉnh đổi” này. Mọi chuyện đã thay đổi khi ông “mua rẻ” lại tờ New York World đang trên bờ vực phá sản và bắt đầu kinh doanh trong ngành báo chí, truyền thông.
Nhờ việc kinh doanh đó mà Pulitzer trở nên giàu có. Tuy nhiên đến năm 43 tuổi ông bị mù và từ bỏ hết công việc kinh doanh. Năm 1911 Pulitzer qua đời. Ông đã để lại 2 triệu USD cho trường Đại học Tổng hợp Columbia để mở khoa báo chí và giải thưởng báo chí. (2 triệu có vẻ ít so với bây giờ, nhưng các bạn hãy nhớ đó là đầu thế kỷ XX đấy nhé. Hồi mà Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ấy).
Tuy vậy, phải đến 5 năm sau giải thưởng báo chí mang tên Pulitzer mới được bắt đầu và được trao lần tiên vào năm 1917. Ban đầu J.Pulizer đề ra 13 giải: 4 cho báo chí, 4 cho văn học, 4 cho sân khấu và 1 cho giáo dục. Nhưng “ai rồi cũng sẽ khác”. Tới nay giải thưởng có tới 21 nội dung, trong đó có nhiếp ảnh báo chí. Và đó là điều mà chúng ta quan tâm ở đây.
À quên, phải nói một chút về những người cầm cân nảy mực nữa chứ nhỉ. Giải thưởng có Hội đồng quản lý gồm 19 thành viên là những nhà báo, nhà xuất bản, giáo sư… uy tín. Hội đồng này sẽ chọn ra ban giám khảo – những người cầm cân nảy mực. Ban giám khảo sẽ đề cử và trình lên Hội đồng để quyết định. Thật không đơn giản đúng không nào.
Trải qua hơn một thế kỷ, Pulitzer đã trở thành giải thưởng danh giá và được ví như giải Oscar hay Grammy của ngành báo chí Mỹ.
“Khoảnh khắc quyết định” đã thắng cuộc
Người thắng giải thưởng Pulizer năm 2018 vừa được công bố. Nhiếp ảnh gia Ryan Kelly của tờ The Daily Progress đặt tại Charlottesville, Virginia đã giành giải tại hạng mục Nhiếp Ảnh Tin Nóng (Breaking News Photography) với bức ảnh đóng băng khoảnh khắc một chiếc ô tô tấn công vào một cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại thị trấn của anh – cuộc biểu tình sau đó đã trở thành một tiêu điểm thời sự của quốc gia Virgina.
Một chiếc ô tô xông vào một nhóm người biểu tình đang diễu hành dọc theo đường NE số 4 tại Downtown Mall ở Charlottesville vào cuộc tập hợp “Đoàn kết phe hữu khuynh*” vào thứ ngày 12/08/2017.” – Caption của bức ảnh mô tả lại
(*tên gốc là Unite the Right – vấn đề chính trị nghe hơi khó nhắn chút TT_TT)
Hội đồng Pulitzer cho rằng bức ảnh đã “phản ánh sự phản xạ và sự tập trung của nhiếp ảnh gia”.
Bức ảnh này được chụp vào ngày làm việc cuối cùng của Kelly tại tòa soạn. Anh đã chuyển qua làm truyền thông cho một nhà máy bia và trở thành nhiếp ảnh gia tự do.
The photo was taken by then-staff photographer @RyanMKellyPhoto on his last day at the paper.https://t.co/yLvrwy228U
— The Daily Progress (@DailyProgress) 16 tháng 4, 2018
Giải thưởng cho hạng mục Nhiếp ảnh “Vấn đề-Sự kiện” đã được trao cho Ban hình ảnh của tờ Reuters vì “những bức ảnh gây shock đã phơi bày với thế giới những gì người tị nạn Rohingya phải đối mặt khi chạy trốn ở Myanmar” (bạn có thể xem toàn bộ bộ ảnh tại đây)
Ban hình ảnh của Reuters đã dự thi ảnh hạng mục Breaking News. Tuy nhiên Hội đồng Pulitzer đã quyết định chuyển bài thi sang mục “Vấn đề-sự kiện”.
All the @reuters photo managers happen to be at a dinner together as the news of the #Pulitzer win comes through. Global head of Pix @rickeyrogers almost in tears! pic.twitter.com/z2nygdENW2
— Jane Barrett (@NewsEdJane) 16 tháng 4, 2018
Kelly và Nhóm ảnh Reuters nhận được 15,000 đô tiền mặt và giấy chứng nhận của Giải thưởng Pulitzer.
Pulitzer gọi tên Chiến Tranh Việt Nam
Sắp bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4 rồi, chúng ta cùng nhau ôn lại một chút chuyện ngày xưa nhé. Chiến tranh Việt Nam là một đề tài nóng cho truyền thông vào giữa thế kỷ XX. Và đương nhiên, những bức ảnh đạt giải Pulitzer vào thời gian đó cũng không nằm ngoài đề tài này.
Dưới đây là một số hình ảnh Chiến tranh Việt Nam đạt giải Pulitzer. Những bức ảnh được chụp từ nhiều nhiếp ảnh gia trên thế giới. Trong đó có NAG Nick Út với bức ảnh Em bé Napal nổi tiếng.