Chụp ảnh sử dụng ánh sáng cực tím (UV) là cách thức được ít các nhiếp ảnh gia dùng đến. Nhưng thực ra nó rất thú vị và đáng để trải nghiệm, chưa kể chi phí và các vật dụng cần đến không hề tốn kém như nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ.
Những tấm ảnh được ghi lại với ánh sáng cực tím, vốn không thể nhìn được bằng mắt thường. Các sự vật bình thường hàng ngày mà ta vẫn thấy sẽ mang những diện mạo cực kì độc đáo và mới mẻ. Sử dụng loại ánh sáng vượt qua khỏi quang phổ của chúng ta là một cách khác lạ và thú vị để bước vào thế giới nhiếp ảnh với ánh sáng cực tím.
Với nhiếp ảnh sử dụng ánh sáng cực tím, ta có thể phân chia thành hai loại: phản xạ UV và huỳnh quang UV. Phản xạ UV sử dụng nguồn sáng có chứa ánh sáng cực tím (như ánh sáng mặt trời hoặc nguồn ánh sáng toàn phổ) và chỉ thu nguồn ánh sáng cực tím chạm tới cảm biến máy ảnh. Cách này đòi hỏi việc can thiệp điều chỉnh máy ảnh tương tự khi bạn muốn chụp ảnh hồng ngoại, nhưng là ở đầu bên kia của quang phổ.
Những bông hoa dưới ánh sáng cực tím sẽ xuất hiện những thứ mà chỉ có côn trùng mới nhìn thấy, như họa tiết hình mắt bò ở hoa hướng dương. Những họa tiết này cũng là cách để các loài hoa thu hút côn trùng đến thụ phấn.
Bạn có thể nhìn bông hoa dưới đây với các ánh sáng khác nhau trông sẽ như thế nào. Lần lượt phía dưới bông hoa được chụp theo phong cách huỳnh quang là hình ảnh một bông hoa được chụp với ba cách thức. Bông bên phải được chụp sử dụng ánh sáng cực tím, bông ở giữa được chụp với ánh sáng thường và bông hoa bên trái thì được chụp với ánh sáng hồng ngoại.
Ở ảnh với ánh sáng cực tím, ta thấy phần họa tiết tối có phần thú vị. Tuy nhiên, phần kì diệu hơn có lẽ là những phần được sáng lên (trong bức ảnh to) hay gọi là huỳnh quang. Huỳnh quang UV cần sử dụng một chiếc máy ảnh không bị điều chỉnh, nhưng phải chú ý rằng chỉ có phần ánh sáng cực tím chiếu vào chủ thể, nếu không, máy ảnh sẽ thu lại cả phần ánh sáng mà ta thường thấy.
Một điều thú vị là mọi thứ trong tự nhiên đều có thể huỳnh quang ở một mức độ nào đó. Hẳn bạn đã từng nghe về một số loài bọ cạp hay cóc phát sáng dưới ánh sáng cực tím, nhưng nếu bạn có đủ ánh sáng cực tím “thuần khiết”, bạn có thể làm mọi thứ phát sáng lấp lánh. Vấn đề quan trọng nhất ở đây là cường độ và độ thuần khiết của nguồn sáng, vì chỉ cần một phần trăm nhỏ ánh sáng tràn vào dải phổ sẽ khiến kết quả không còn được như mong đợi.
Đây là một thiết lập điển hình cho tấm ảnh với ánh sáng cực tím. Mỗi chiếc đèn flash Yongnou 685 đều được điều chỉnh để tạo ra ánh sáng cực tím, Thật ra nó cũng không quá phức tạp khi chỉ cần khoảng năm phút là xong. Đây là một thiết lập điển hình cho một bức ảnh cực tím. Mỗi đèn flash Yongnuo 685 đã được sửa đổi để tạo ra ánh sáng cực tím độc đáo.
Bạn cần phải tháo rời đèn flash (Cảnh báo: đây là thiết bị có điện áp cao, có thể gây thương tổn thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu bạn làm không đúng cách hay chạm vào những phần sơ hở. Nếu không chắc chắn, hãy nhờ tới sự trợ giúp của những người thực sự biết cách làm), tháo rời hai miếng nhựa ở trước ống đèn xenon vì chúng có thể ngăn cản ánh sáng cực tím.
Ta sẽ thấy hai con ốc vít và một vài kẹp dưới vòng tròn cao su ở hai bên của đèn flash, không mấy khó khăn để xử lý. Làm hết các bước ở trên, ta lắp lại chiếc đèn flash, đến công đoạn lọc ra ánh sáng cực tím. Nhiếp ảnh gia đã sử dụng hai kính lọc đường kính 77mm là Hoya U340 và MidOpt BP365. Mỗi chiếc kính lọc chỉ cho lọt rất ít ánh sáng trong quang phổ mà có thể thấy được: một chiếc cho lọt ánh sáng đỏ, chiếc còn lại là ánh sáng tím. Còn khi kết hợp với nhau, chúng sẽ chặn hoàn toàn những ánh sáng này. Cách này cho phép cả tia hồng ngoại đi qua, nên bạn hoàn toàn có thể dùng nó với nhiều mục đích chụp ảnh.
Kinh phí để điều chỉnh chiếc đèn flash như vậy tốn khoảng $500, con số ít hơn hình dung của nhiều người. Với số tiền này là bạn đã có thể khám phá một thể loại nhiếp ảnh cực kì độc đáo.
Với ba đèn flash đánh thẳng vào chủ thể 100%, ta vẫn cần để ISO ở mức 5000 để có thể nhìn thấy huỳnh quang. Mắt côn trùng thường huỳnh quang màu xanh da trời, còn các loại hoa có huỳnh quang rất nhiều màu khác nhau.
Quan trọng là bạn hãy chụp thử thật nhiều chủ thể. Một vài loài hoa có huỳnh quang không thực sự đặc sắc, trong khi một vài loài khác sẽ khiến bạn choáng ngợp. Côn trùng có thể nhìn thấy ánh sáng cực tím phản chiếu, như tấm ảnh ve sầu dưới đây.
Nhưng nếu bạn chụp con ve này trong phòng tối và thu lại những ánh sáng thấy được, đôi cánh trong suốt của nó sẽ phát ra một màu xanh mang hơi hướng viễn tưởng. Điều tương tự cũng xảy ra với chuồn chuồn, mặc dù những loài có cánh nhỏ hơn thì rất khó để nhìn thấy. Một vài nghiên cứu khoa học lý giải hiện tượng phát sáng này là do sự liên kết các protein đàn hồi “resilin” với hàm lượng nitơ của nó.
Những bức ảnh trên là những tuyệt phẩm nhiếp ảnh với ánh sáng cực tím của Don Komarechka – nhiếp ảnh gia chuyên về thiên nhiên, phong cảnh, macro tại Barrie, Canada. Ông có đam mê rất lớn trong việc khám phá “phần thế giới chưa được nhìn thấy”. Ta có thể tìm đọc thêm các bài viết của ông trên website tại đây, và chiêm ngưỡng thêm các tác phẩm nghệ thuật của ông trên Facebook và Flickr.