Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2)

Kỉ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 1) | 50mm Vietnam

Tiếp theo phần 1 của Kỷ nguyên Canon EOS, 50mm Vietnam xin tiếp tục giới thiệu cho các bạn về những thành tựu 30 năm qua của một trong những hãng máy ảnh “to béo” nhất thế giới, Canon.

Ở phần 2 này, chúng ta sẽ đi rất sâu vào những yếu tố kĩ thuật cũng như nhận dạng nhưng chiếc ống kính của Canon. Đi kèm theo đó là những sự thật khá thú vị trong kỷ nguyên EOS này. Hãy cùng nghiên cứu nhé!

Kỉ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 1) | 50mm Vietnam

Đặc điểm và ký hiệu bên ngoài

Mọi ống kính đều có các ký hiệu ghi trên thân chứa đựng những thông tin quan trọng về đặc điểm của nó, nên bạn hãy lựa chọn ống kính một cách cẩn thận vì 2 ống kính tên gần như nhau nhưng giá cả khác nhau. Nhìn chung các ống EF dù cấp thấp hay dòng L thì vẫn có các nút chức năng giống nhau, tuy nhiên với các ống tele và siêu tele sẽ có thêm các nút khác, với các chức năng nâng cao.

1. Kí hiệu ngàm ống kính:

Có trên tất cả các ống EF, được dùng để thông báo về sự tương thích giữa máy và ống kính, ống EF thì có 1 chấm tròn đỏ được làm nổi lên, ống EF-S là 1 hình vuông trắng in lên thân ống kính hoặc được làm nổi. Ngàm ống kính của các thân máy EOS sử dụng cảm biến APS-C có cả dấu trắng và đỏ trên vành ngàm, trong khi các thân máy dùng film (hoặc cảm biến full-frame) thì chỉ có chấm đỏ.

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam
Lấy hình Body ra cho dễ tưởng tượng nhé. Đỏ thì cắm ống EF, trắng thì cắm EF-S

2. Vòng lấy nét

Tất cả các ống EF đều có, dùng điều chỉnh điểm hội tụ ánh sáng, hay điều chỉnh vùng ảnh rõ. Vòng này có thể xoay được, nằm ngoài thân ống. Tuy nhiên, đối với các ống rẻ tiền như 18-55mm, 28-80mm thì nó là một ống lồng vào thân ống, khi zoom hay lấy nét nó đều thò thụt.

3. Vòng zoom

Chỉ có trên các ống zoom, dùng điều chỉnh tiêu cự, ngoại lệ ống 35-80mm PZ không có. Vòng này được làm rất chắc chắn, luôn có số chỉ tiêu cự in trên thân ống. Số tiêu cự thường được in trắng. ở mép ống sát vòng zoom. Có 2 loại zoom: zoom xoay, có trên phần lớn các ống; zoom đẩy: có trên các ống như EF 28-300mm f/3.5-5.6L IS USM, 35-350mm f/3.5-5.6L USM, 100-400mm f/3.5-5.6L IS USM.

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam
2 ống EF dòng 100-400mm: phiên bản đầu dùng zoom đẩy (bên trái), phiên bản II dùng zoom xoay (bên phải) (Ảnh: dpreview).

4. Distance scale window

Đây thước đo khoảng cách, đo khoảng cách từ vật tới cảm biến ảnh. Tất cả các ống có thước đo này đều sử dụng motor siêu thanh dạng vòng (ring-type USM), ngoại lệ là ống 50-200mm f/3.5-4.5 AFD50mm f/1.8 phiên bản 1987 (hay thường gọi là 50mm f/1.8 đời 1) sử dụng motor AFD, 50mm f/1.4 USM sử dụng motor micro USM vẫn có thước đo. Nó được kết nối với vòng lấy nét.

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam
Thước đo khoảng cách trên các ống EF. Chỉ có các ống 1 tiêu cự mới có đánh dấu khoảng ảnh rõ tại các khẩu độ khác nhau.

Khi xoay, thước đo khoảng cách sẽ xoay, người dùng sẽ nhìn thấy khoảng cách thay đổi. Tại một số ống có thước đo còn có các chỉ số hồng ngoại, màu đỏ, đặt bên dưới thước đo. Nó được sử dụng để chỉnh vùng hội tụ khi người dùng chụp ảnh hồng ngoại, lấy nét chính xác khi chụp ảnh với quang phổ nhìn được sẽ trở thành mất nét với ảnh hồng ngoại. Để thực hiện điều chỉnh thì đầu tiên cần lấy nét vào vật thể, sau đó xoay vòng lấy nét tới chỉ số hồng ngoại đã được đánh dấu.

Thước này rất hữu dụng, đối với mình thì khi chụp phong cảnh trong điều kiện trời tối, nếu không thể lấy nét tự động thì chỉ cần xoay vòng lấy nét đến kí hiệu vô cực, ấn chụp là xong.

5. Nút AF/MF

Đây là nút chuyển đổi lấy nét tay hoặc tự động, có trên tất cả các ống EF. Các ống được trang bị USM dạng vòng hỗ trợ full-time manual, hay canh nét tay toàn phần, người dùng vẫn có thể xoay vòng lấy nét dù đang gạt nút về phía AF.

Chức năng này chỉ phát huy hiệu quả khi người dùng tách chức năng lấy nét khỏi nút chụp và dùng thay bằng nút AF-ON (hoặc gán cho nút *) bởi khi đó người dùng có thể di chuyển máy để bố cục lại hình, và khi ấn nút chụp thì không sợ máy thực hiện lấy nét lại. Không nên lấy nét bằng tay trong khi mô-tơ lấy nét đang hoạt động, ta có thể làm hỏng mô-tơ hay làm nó quá tải. Cần chờ khi mô tơ ngừng hoạt động mới chỉnh bằng tay. Cũng cần tránh lấy nét tay khi để chế độ AI Servo, vì mô-tơ có thể được kích hoạt bất kỳ lúc nào.

6. Nút giới hạn khoảng cách lấy nét

Xuất hiện các ống tele, siêu tele, macro: nhằm giới hạn khoảng cách lấy nét khi sử dụng ở AF. Hầu hết các ống kính đều có 2 chế độ: từ nhỏ nhất tới vô cực hoặc từ một nửa khoảng lấy nét cho tới vô cực. Điều này giúp giảm thời gian lấy nét tự động. Khi người chụp không chắc chắn về khoảng cách lấy nét, việc giới hạn là cần thiết, giảm bớt thời gian lấy nét.

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam
Nút chuyển AF/MF và nút giới hạn khoảng cách trên ống 70-200mm (Ảnh: Wikimedia Commons)

7. Nút Image Stabilizer – IS (ổn định hình ảnh – chống rung)

Hệ thống chống rung xuất hiện trên các ống kính có kí hiệu IS. Mục đích như tên của nó, để chống lại các chuyển động rung của người chụp. Nút gạt có 2 chế độ “on”(|), “off”(o)

8. Nút Image stabilizer mode (chế độ ổn định hình ảnh – chống rung)

Có trên các ống có tiêu cự dài, có 2 chế độ: Mode 1Mode 2. Phiên bản một số phiên bản ống IS II có thêm Mode 3 (như 300mm f/2.8L, 400mm f/2.8L, 500mm f/4L và 600mm f/4L), 200–400mm f/4L IS  100–400mm f/4–5.6L IS II)

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam
Các nút điều chỉnh ổn định hình ảnh trên ống EF (Ảnh: Wikimedia Commons)

Mode 1 là chế độ thông thường, khi chủ thể đứng yên. Mode 2 cho lia máy, dùng cho nhiếp ảnh thể thao hoặc thú hoang dã, khi mà đối tượng di chuyển đột ngột và cần lia máy. Mode 3 là dùng khi bám theo hành động của đối tượng, tương tự Mode 2 ở việc lia máy. Một số ống kính như EF-S 18-200mm, EF-S 55-250mm IS STM, EF 70-200 f/2.8L IS II USM có khả năng xác định lia máy và tự động tắt IS theo chiều vuông góc với chiều lia máy mà không yêu cầu phải tắt IS.

9. Nút Autofocus stop (Dừng AF)

Có thể tìm thấy trên các ống kính siêu tele hoặc tele từ 200mm đổ lên. Được dùng để tạm thời dừng lấy nét. Để dùng nút này, người dùng phải bật lấy nét tự động, sau đó ra lệnh dừng lấy nét, ấn và giữ nút đó. Để tiếp tục lấy nét, ấn 1 lần nữa để nhả nút. Một số thân máy mới có chức năng này, ví dụ EOS 7D, có thiết lập cài đặt nút để khởi động tính năng này.

Ở ống kính mới, chức năng của nút này được đặt mặc định là dừng AF khi ấn vào. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, người dùng có thể gán tùy ý.

10. Nút Focus preset

Có trên hầu hết ống tele và siêu tele. Các nhiếp ảnh gia có thể sử dụng tính ăng này để ghi sẵn khoảng lấy nét mong muốn, sau đó trong một số trường hợp, có thể sử dụng luôn mà không cần lấy nét lại. Nút này có 3 cài đặt: off (o), on (|), hoặc on with sound, nếu như có âm thanh được lập sẵn.

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam
Nút focus preset trên ống EF (Ảnh: Canon Digital Learning Center)

11. Ngàm filter

Thông thường thì chúng ta sẽ thấy ngàm lắp filter này nằm ở đầu ống kính. Tuy nhiên, sự thực thì với ống kính Canon, chúng ta có tới 3 loại: ngàm đằng trước, ngàm bên trong, gá giữ gel.

Các ống siêu tele đều sử dụng filter tích hợp, chúng được đặt vào nhờ 2 nút giữ trên ngàm, ấn nút và đặt filter vào trong. Đối với gá giữ gel thì người dùng có thể cắt một miếng nhỏ gelatin, sau đó bỏ vào gá giữ ở đuôi ống kính. Tất cả các ống EF đều có thể dùng filter, và có 1 hoặc 2 trong 3 loại trên.

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam
Đây có thể là những loại filter mà bạn chưa gặp bao giờ

12. Ngàm hood

Mọi ống EF đều có. Nó được sử dụng để gắn hood. Ngàm hood có dạng xoay trên phần lớn các ống EF, hoặc dạng cài như trên một số ống kính từ cũ như EF 85mm f/1.8 USM tới mới như EF 24-70 f/2.8L II USM (2012), 24-105 f/4L IS II USM (2016), 100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM.

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam
Các ống tele và siêu tele với vòng gắn tripod (Ảnh: The Digital Picture)

13. Vòng gắn tripod (Collar Ring)

Thường được dùng cho các ống có tiêu cự dài và macro. Nó được dùng để gắn ống kính lên tripod. Có 2 loại là: một loại gồm 2 mảnh, mở ra, gắn vào vị trí đã định trên thân ống, đóng lại và vặn chặt khóa, ví dụ vòng gắn của họ 70-200mm. 1 loại khác được gắn trực tiếp vào ống kính, không tháo ra được, nhưng có thể xoay ngược đế gắn lên trên trong người dùng cầm tay, ví dụ 200-400 f/4L IS USM hay các ống 1 tiêu cự 300, 400mm

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam

Đối với các ống zoom/1 tiêu cự có tiêu cự dài như 70-200mm, 100-400mm, 200-400mm, 200mm, 300mm… thì việc có vòng gắn tripod là cần thiết, do khối lượng ống thường nặng hơn thân máy, ngay cả dòng 1D

14. Thử đọc kí hiệu trên một chiếc ống kính

Bây giờ chúng ta hãy thử đọc xem tên ống kính EF 70-200mm f/2.8L IS II USM Φ77mm có chứa những thông tin gì:

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam

  • EF: ống kính này chỉ có thể lắp lên các máy DSLR của Canon, không tương thích với các máy EOS dòng M cũng như máy của các hãng khác (có thể dùng nhưng cần ngàm chuyển).
  • 70-200mm: chiều dài tiêu cự của ống kính. Ống kính này có thể thay đổi tiêu cự từ góc rộng nhất ở 70mm cho đến 200mm. Tất cả các giá trị tiêu cự đều tính theo đơn vị mm.
  • f/2.8: khẩu độ của ống kính. Một ống kính tiêu cự dài mà có khẩu độ f/2.8 thường có giá khá đắt do chế tạo khá tốn kém và phức tạp.
  • L: Luxury – Sang trọng: Canon kí hiệu các ống kính chất lượng cao của mình với chữ L, kèm viền đỏ ở đầu ống. Các ống dòng L thường có chất lượng kết cấu cũng như quang học rất tốt.
  • IS: Image Stabilizer: ổn định hình ảnh. Cơ cấu này giúp người dùng có thể chụp ảnh với tốc chậm mà không bị rung nhòe. Số II cho biết IS trên ống này là phiên bản thứ 2 của dòng 70-200.
  • USM: Ultrasonic motor: motor lấy nét siêu thanh. Vì ống kính này thuộc dòng L nên sử dụng motor USM dạng vòng.
  • Φ77mm: đường kính loại kính lọc có thể lắp vừa lên ống này.
  • Nút 1,2 – 2,5m: cho biết khoảng focus của ống kính này. 70-200mm f/2.8 IS II có thể AF đầy đủ từ 1,2m cho tới vô cực, hoặc từ một nửa biên độ dịch chuyển của cụm AF bên trong thì khoảng focus sẽ bắt đầu từ 2,5m.
  • Stabilizer mode 1, 2: ống kính này được trang bị 2 chế độ chống rung.
  • Vòng tripod: Có, vì ống kính này khá nặng, 1490g chưa bao gồm 2 nắp, hood, filter hay cả vòng tripod.

Công nghệ bên trong

Canon sử dụng khá nhiều công nghệ cho ống kính của mình, ống kính càng cao cấp càng được áp dụng nhiều. Cụ thể thế nào thì đó là bí mật của Canon, chúng ta chỉ có thể biết tên và nguyên lý chung của nó mà thôi, có thể kể tên một số ra như: Motor lấy nét siêu thanh USM, ổn định hình ảnh IS, thấu kính chống tán xạ DO, thấu kính flourite, lớp phủ SWC chống bóng ma và lóe hình…

1. Thấu kính phi cầu:

Các thấu kính hình cầu truyền thống không thể đảm bảo rằng các tia sáng đi vào từ các vùng ngoại biên và đi từ tâm thấu kính hội tụ tại cùng một điểm. Nói chung, một mình thấu kính hình cầu khó có thể chỉnh quang sai hình cầu trên các thấu kính có đường kính lớn cũng như hiện tượng méo trên các ống kính góc rộng. Ngược lại, thấu kính phi cầu có có bề mặt với đường cong khác nhau, được thiết kế để đảm bảo các tia sáng hội tụ tại cùng một điểm.

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam

Quy trình sản xuất thấu kính phi cầu đòi hỏi công nghệ gia công cao cấp và các kỹ thuật đo chính xác để tạo ra đường cong thấu kính nhằm đạt được điểm tạo ảnh lý tưởng. Thấu kính phi cầu đã sớm được Canon sử dụng cho các ống kính của mình, bắt đầu từ năm 1971 thì đã thương mại hóa các sản phẩm này. Ngày nay tất cả các ống kính của Canon đề sử dụng thấu kính phi cầu, kể các ống kit rẻ tiền như 18-55mm hay 18-135mm.

2. Thấu kính Flourite:

Flourite có công thức phân tử là CaF2, hay Canxi florua, trong tự nhiên thì chúng thường được thấy ở dạng tinh đám, dạng đất, tinh thể lập phương, cát khai khối tám mặt hoàn chỉnh. Tính chất vật lý quan trọng nhất của canxi florua là hệ số khúc xạ thấp và tán sắc thấp. Và do đó chúng được Canon sử dụng với mục đích triệt tiêu hiện tượng quang sai, góp phần cho bức ảnh chi tiết, sắc nét hơn. Hiện tượng viền tím như ảnh dưới là một trong các loại quang sai.

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam
Hiện tượng viền tím và xanh. Nguồn aescript

Tuy nhiên với các dạng tồn tại trong tự nhiên thì canxi florua không thể dùng ngay làm thấu kính được. Sau một thời gian nghiên cứu, năm 1969, Canon đã phát minh ra công nghệ sản xuất fluorite nhân tạo, đi cùng các quy trình mài, đánh bóng rất công phu, tỉ mỉ. Đồng thời Canon cũng là hãng đầu tiên trên thế giới thương mại hóa thành công ống kính có thấu kính làm bằng flourite.

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam
Tinh thể Canxi florua (Ảnh: Wikimedia Commons).

Thấu kính flourite được sử dụng từ hệ ống FD, truyền sang EF. Do quy trình sản xuất vô cùng phức tạp nên giá thành của nó rất đắt, chỉ dùng trên các ống tele, siêu tele dòng L như 70-200mm, 200mm, 300mm…

3. Thấu kính tán xạ thấp (UD), tán xạ cực thấp (Super UD)

Được Canon phát triển vào cuối thập niên 70, 2 loại thấu kính này được sử dụng nhằm triệt tiêu hiện tượng quang sai. Do có chi phí sản xuất rẻ hơn CaF2 nên chúng được sử dụng cho nhiều ống EF hơn, từ các ống kính góc cực rộng như EF 11-24mm f/4L USM cho tới EF 800mm f/5.6L IS USM.

4. Thấu kính DO

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam
Minh họa tác dụng của thấu kính DO (Ảnh: Canon Europe)

Với mục đích làm giảm quang sai đến mức tối thiểu, cũng như làm giảm kích cỡ ống kính, Canon là hãng đầu tiên nghiên cứu và phát triển thành công thấu kính DO (Diffractive Optics). Trong các thấu kính DO, các lớp nhiễu xạ có hình dạng tương tự như lưỡi cưa được đặt trong nhiều lớp thấu kính khác nhau, chúng được sắp xếp với kích cỡ khác nhau và khoảng cách khác nhau. Với thiết kế như vậy, các ống kính sử dụng thấu kính DO có khả năng triệt tiêu quang sai, lóe hình rất tốt. Ngoài ra, do thiết kế các thấu kính gần nhau nên kích thước ống kính cũng giảm đáng kể.

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam
Đây là ống viền xanh

Không may là, đây là một công nghệ rất phức tạp, nên giá thành các ống DO vô cùng đắt. Hiện nay Canon mới chỉ sản xuất 3 ống kính DO: EF 70-300mm f/4.5-5.6 DO IS USM, 400mm f/4 DO IS USM, 400mm f/4 DO IS II USM (hình trên). Tương tự các ống L có dấu hiệu nhận biết là viền đỏ ở đầu ống, các ống DO được Canon sơn viền xanh lá cây.

5. Thủy tinh hữu cơ BR (Blue Spectrum Refractive: Quang Khúc Xạ Phổ Xanh)

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam

Thấu kính BR được sản xuất từ vật liệu hữu cơ do Canon phát triển, và có các tính chất tán sắc bất thường tương đương hoặc mạnh hơn fluorite. Công nghệ này là đặt một thấu kính BR chen vào giữa thấu kính lồi và thấu kính lõm, nhờ đó, có cho hiệu quả triệt tiêu quang sai rất cao, vượt trội hơn tất cả các công nghệ hiện có. Công nghệ này mới chỉ có trên ống EF 35mm f/1.4L II USM.

Đó là các công nghệ quang học, tiếp theo là các công nghệ “cơ học”.

6. Mô-tơ siêu thanh (Ultrasonic motor)

Canon là hãng đầu tiên trên thế giới thương mại hóa các ống kính trang bị motor lấy nét siêu thanh này, mà ống đầu tiên là EF 300mm f/2.8L USM (tháng 11-1987, ảnh dưới)

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam
Nhìn thế thôi mà nay đã 29 tuổi rồi (Ảnh: Ken Rockwell)

Với các ống EF sử dụng motor micro hoặc AFD, cơ cấu lấy nét gồm một mô-tơ điện nhỏ kèm một vài bánh răng truyền động. Khi ta gạt nút chuyển ở vị trí AF trên ống kính thì không thể xoay vòng lấy nét được. Đặc điểm của 2 loại mô-tơ này là hoạt động khá ồn và chậm, đối với một vài bạn thì tiếng “rột rột” này không lấy làm dễ chịu lắm.

Do đó, Canon đã nghiên cứu cơ cấu truyền động mới, dùng từ trường với một phần đứng im (stator) và một phần chuyển động (rotor). Canon đã thành công trong việc đưa nó lên các ống EF của mình, rồi đặt cho cái tên Ultrasonic motor (USM).

Sau Canon thì các hãng khác cũng lần lượt nghiên cứu và cho ra đời các ống kính sử dụng USM, nhưng với những cái tên khác nhau, như Nikon với SWM (silent wave motor), Sigma với HSM (Hypersonic motor), Tamron với USD (Ultrasonic drive, đừng nhầm lẫn với US Dollar), Sony với SSM (Supersonic wave motor).

USM vận hành ống kính bằng cách biến rung động siêu âm thành năng lượng xoay. Các ưu điểm của USM có thể kể ra đây như: Khả năng lấy nét nhanh hơn, chính xác hơn, tiết kiệm pin hơn, êm hơn. Từ lúc cho ra đời đến nay, Canon đã sản xuất 3 loại USM khác nhau:

* USM dạng vòng: đây là cái mà các bạn cần, loại USM này nhanh nhất, tốt nhất và cũng…đắt nhất.

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam

Loại USM này gồm 2 vòng kim loại, hoạt động dựa vào dao động siêu cao tần. USM dạng vòng hỗ trợ full-time manual như đã nói ở trên. Đối với các ống bình dân, không thuộc dòng L, muốn nhận biết đâu là các ống có sử dụng USM dạng vòng, các bạn chỉ cần xem ống đó có cả 2 đặc điểm sau hay không: Thước đo (distance scale window) và in chữ Ultrasonic màu vàng ở gần đuôi ống (ví dụ hình dưới).

Ngoại lệ duy nhất là ống EF 50mm f/1.4 USM dùng micro USM nhưng vẫn có thước đo. Còn các ống dòng L thì đương nhiên được trang bị USM dạng vòng, ngoại trừ các ngoại lệ đã dừng sản xuất và việc tìm kiếm chúng còn khó hơn cả mò kim đáy bể.

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam

* USM dạng “tí hon” (micro USM): một dạng USM khác, ít ấn tượng hơn USM dạng vòng, được sử dụng cho các ống giá rẻ. Vẫn là siêu thanh, nhưng đi kèm cơ cấu bánh răng, lấy nét khá êm nhưng kém hơn USM dạng vòng, 2 ống điển hình cho cơ cấu này bao gồm: 50mm f/1.4 USM (hình dưới)70-300mm f/4-5.6 IS USM.

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam
Ống Canon EF 50mm f/1.4 USM

* USM dạng nano: loại USM mới nhất, ra đời năm 2016, cùng lúc với EOS 80D, được thiết kế tối ưu cho chụp ảnh với live view và quay video, cũng hỗ trợ full-time manual (Nhưng bắt buộc phải được gắn trên máy, đang bật nguồn. Điều này là tương tự STM) Mới chỉ có 2 ống (tính đến hết năm 2016) mang motor này: EF-S 18-135mm f/3.5-5.6 IS USM EF 70-300mm f/4-5.6 IS II USM (Ống này là ống đầu tiên được trang bị màn hình điện tử trên thân ống, hiển thị khẩu độ, tiêu cự..)Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam

Ưu điểm của USM dạng nano là tốc độ cực nhanh của USM dạng vòng, cũng như độ yên lặng STM. Tất nhiên, giá thành của các ống kính dùng Nano USM cao hơn so với ống kính được trang bị STM.

Tính đến 4/2020, motor USM dạng nano đã được ứng dụng trên một số ống kính hệ RF.

7. Mô-tơ bước (STM)

Đây là công nghệ mô-tơ lấy nét được ra mắt vào tháng 6-2012. Khác với USM, STM thực hiện qua hệ thống dây điện. STM được thiết kế tối ưu hóa cho chụp ảnh qua live-view và quay video, sẽ phát huy hiệu quả với các máy có Hybrid CMOS AF hoặc Dual Pixel CMOS AF, kể từ EOS 650D trở đi. STM cũng hỗ trợ full-time manual, tuy nhiên, khi tắt máy, không có nguồn điện vào thì xoay vòng lấy nét vẫn không làm dịch chuyển thấu kính trong ống. Ống kính phổ thông điển hình có sử dụng STM là EF 50mm f/1.8 STM kit EF-S 18-55mm.

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam
8. Ổn định hình ảnh – Chống rung (IS)

Đây là công nghệ của Canon nhằm khắc phục hiện tượng rung nhòe khi chụp ảnh. Công nghệ này dựa vào cảm biến con quay hồi chuyển (gyroscope sensor), phát hiện những rung chuyển nhỏ nhất từ tay người dùng, dịch chuyển một nhóm thấu kính bên trong ống để giữ cho hình ảnh sắc nét. IS hiện nay của Canon có thể giữ ổn định tới 5 stop, ví dụ như bạn đang dùng tiêu cự 300mm thì với IS 5 stop, bạn có thể chụp với tốc tối thiểu 1/60 giây.

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam

Cần lưu ý IS không giúp bạn đóng băng chuyển động, nó chỉ giúp bạn chụp với tốc chậm mà phải cầm tay. Nên giữa 2 ống cùng tính năng, mà 1 ống khẩu nhỏ như f/4 có IS và 1 ống f/2.8 nhưng không có IS, hãy chọn ống f/2.8 nếu bạn hay chụp chuyển động nhanh, thể thao. Ống f/4 sẽ phù hợp hơn nếu bạn chụp tĩnh.

Các công nghệ IS mà Canon đã ra mắt tới nay:

  • Phiên bản đầu tiên được sử dụng trên ống 75-300mm (1995), đạt mức 2 stop.
  • Ống 300mm f/4L IS USM, ra mắt năm 1997 là ống đầu tiên dùng IS có Mode 2, nhận biết khi người dùng lia máy theo chiều dọc hoặc ngang.
  • Nắm 1999, IS được trang bị cho các ống từ 300mm f/2.8L USM cho tới 600mm f/4L USM có khả năng nhận biết khi ống được lắp lên tripod.
  • Năm 2001, IS thế hệ 2 được trang bị trên phiên bản 70-200 f2/8L IS USM, ổn định tới 3 stop.
  • Năm 2006, IS thế hệ 3 trang bị trên phiên bản 70-200 f/4L IS USM, ổn định tới 4 stop.
  • Năm 2008, IS thế hệ 4 trang bị trên phiên bản 200mm f/2L IS USM, ổn định tới 5 stop.
  • Năm 2009, ống EF 100mm f/2.8L Macro IS USM là ống đầu tiên trang bị Hybrid IS
  • Năm 2011, Mode 3 lần đầu được trang bị cho 2 ống 300mm f/2.8L IS II USM400mm f/2.8L IS II USM.

9. Lớp phủ thấu kính – Coating

Tiếp nối truyền thống từ hệ ống FD, tất cả các ống EF sau đó đều được Canon trang bị lớp tráng phủ lên mặt thấu kính, chưa kể họ còn tiếp tục nghiên cứu, cho ra đời các công nghệ tráng phủ khác tân tiến hơn.

Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 2) | 50mm Vietnam
SSC (Super Spectra Coating)

Thời điểm hiện tại, Canon đang có 4 công nghệ lớp phủ ống kính:

  • SSC (Super Spectra Coating), di sản có từ thời FD
  • SWC (Sub Wavelength Coating)
  • ASC (Air Sphere Coating)
  • Flourine

Để cạnh tranh với Nikon có công nghệ phủ Nano “thần thánh”, năm 2008, Canon cho ra mắt một phiên bản Nano của riêng mình, mang tên Sub Wavelength Coating, là cấu trúc hình nêm với kích cỡ nano, ngăn chặn ánh sáng tản mạn, dẫn đến triệt tiêu hiện tượng lóe hình. So với SSC truyền thống, SWC có hiệu quả lớn hơn nhiều.

Vào năm 2014 , công nghệ tráng phủ Nano trên thế giới tiếp tục có bước tiến dài. Và Canon đã đặt tên cho lớp tráng phủ Nano thế hệ mới của họ là Air Sphere Coating, cho hiệu quả còn lớn hơn SWC.

Bên cạnh những lớp tráng phủ chống phản xạ, Canon (và các đối thủ sau này còn thêm có lớp tráng phủ nhằm tăng độ bền cho bề mặt thấu kính, hạn chế sự bám bụi, vân tay, đọng nước…với tên Flourine. Không giống những lớp tráng phủ chống phản xạ, vốn được áp dụng lên bề mặt hầu hết các thấu kính, lớp tráng phủ flourine chỉ được áp dụng lên bề mặt ngoài của hai thấu kính trước và sau của ống kính.

Tạm kết

Một bài viết thực sự rất dài về những thành tựu của Kỷ nguyên EOS phải không nào? Hi vọng rằng các Canonian sẽ cảm thấy hiểu được thêm về những thiết bị nhiếp ảnh Canon mà mình đã, đang và sẽ sở hữu.

Hãy cùng đợi chờ phần cuối của series Kỷ Nguyên EOS nhé! Đừng quên ghé thăm fanpage của chúng tớ tại; http://facebook.com/50mmVietnam


Hãy cùng chờ đón những thông tin rò rỉ mới nhất của tất cả các hãng máy ảnh trên website của 50mm Vietnam. Và cũng đừng quên kết nối với chúng mình qua fanpage để theo dõi những thông tin thú vị nhất về nhiếp ảnh nhé