Kỷ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 1)

Kỉ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 1) | 50mm Vietnam

Tháng 3 này, Canon chính thức kỉ niệm 30 năm hệ thống Canon EOS ra đời. Dù bạn có thích hay không thích thương hiệu này, một sự tôn trọng dành cho hãng máy xứ mặt trời mọc này là không thể chối cãi.

Canon EOS System – Mạo hiểm để thay đổi

(Đã bao giờ, các người chơi ảnh cầm trên tay một ống kính Canon và tò mò về anh em họ hàng của nó, cũng như những câu chuyện liên quan, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, phấn khích vì thấy trên TV các nhiếp ảnh gia thể thao mang theo những ống kính trắng to như tên lửa vác vai, hay vì băn khoăn lựa chọn mà lạc lối giữa rừng EF? Nếu có thì câu truyện sau đây chắc chắn sẽ rất thu hút bạn.)

Kỉ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 1) | 50mm Vietnam

(Đầu tiên, nếu bạn có lần nào đó tìm đọc thông tin về thương hiệu Canon, chắc chắn sẽ biết hãng này phải có lịch sử tồn tại đến gần trăm năm, tuy nhiên, trong rất nhiều năm truóc một sự kiện đặc biệt, Canon cùng với những chiếc ống kính lẫn máy ảnh của mình đều không đạt được quá nhiều thành tựu, đặc biệt là nếu so vỡi những tên tuổi lớn trên thế giới như Carl Zeiss, Leica, Voigtlander hoặc thậm chí cả anh bạn đồng hương, Nikon hay Minolta.)

Ngược dòng lịch sử lại cả gần trăm năm trước, Canon là một tên tuổi kém nổi trong giới ảnh, đặc biệt khi đặt hãng này cạnh những tên tuổi như Carl Zeiss, Leica hoặc Voigtlander. Thậm chí ngay cả khi đứng cạnh các anh bạn đồng hương như Nikon hay Minolta, Canon vẫn chỉ là một cái tên khó nhớ. Ở thời điểm đó, Canon không gặt hái được quá nhiều thành tựu cũng như không có gì nổi bật hơn trong dàn hãng máy ảnh.

Vào cuối thập niên 80, Canon đã đưa ra một quyết định vô cùng táo bạo. Quyết định này đã làm thay đổi số phận của hãng một cách toàn diện. Tháng 3 năm 1987, Canon chính thức “hạ sinh” EOS System gồm hệ ống kính ngàm EF hoàn toàn mới cùng các thiết bị phụ trợ đi kèm.

Kỉ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 1) | 50mm Vietnam
Logo Canon qua những thời kì

EOS (Electro Optical System) mang trong mình rất nhiều kì vọng. Hệ thống EOS được kỳ vọng sẽ thay thế hệ ngàm FD vốn đã có tuổi và là tương lai của cả một tập đoàn sau này. Cái tên EOS trên thực tế cũng chính là tên của nữ thần bình minh trong thần thoại Hy Lạp, tượng trưng cho một kỷ nguyên mới đang chờ đón Canon.

Kỉ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 1) | 50mm Vietnam
Hệ thống lens FD thời đó của Canon

Quyết sách đã ra, hệ thống đã làm, những ống kính và máy ảnh mới đã được ra đời và lúc này, Canon cũng vấp phải rất nhiều khó khăn. Rất nhiều người dùng đã cho rằng, quyết định thay thế này là một sự phản bội”Nguyên do phần nhiều là vì những ống kính ngàm FD mà họ đầu tư vào bỗng dưng bị bỏ rơi

Họ cảm thấy việc những khoản tiền đầu tư của họ vào một hệ thống ống kính ngàm FD giờ bỗng dưng bị thay thế, làm lại hoàn toàn mới và chả liên quan gì đến những thứ họ đang sở hữu là một điều không thể chấp nhận. Và cứ thế khó khăn vẫn nối tiếp nhưng Canon vẫn cắn răng tiếp tục bước đi trên con đường mới.

Cùng lúc đó, anh bạn đồng hương Nikon vẫn trung thành với chiếc ngàm F nguyên thủy và vẫn chưa bị thay thế, thậm chí còn có rất nhiều thành tựu cho đến tận ngày nay.

Ba mươi năm nhảy vọt

Liều lĩnh là thế, khó khăn bày ra trước mặt như vậy, nhưng cá tính can trường và sự hiểu biết khoa học kĩ thuật của con người Nhật Bản đã thực sự làm nên điều thần kì. Trong 3 thập kỉ tiếp theo dày công nghiên cứu, cải tiến, EOS System từ vị thế của kẻ bị la ó, nay đã là “đứa con cưng” của Canon nói riêng và giành được sự tin tưởng, yêu mến từ giới chuyên nghiệp cũng như người dùng phổ thông nói chung.

Kỉ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 1) | 50mm Vietnam

Thậm chí, sự phát triển thần tốc này còn giúp Canon được ghi tên vào sách kỉ lục Guinness vào tháng 2-2014 với việc ống kính ngàm EF và EF-S thứ 100 triệu của hãng này xuất xưởng. 100 triệu ống kính chỉ trong  27 năm bắt đầu từ lúc chuyển đổi sang EOS System, con số quá đỗi ấn tượng phải không nào?

Kỉ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 1) | 50mm Vietnam
Số lượng các ống kính ngàm EF của Canon (đỏ) và ngàm F của Nikon (xanh), tính tới lúc Canon tuyên bố họ đã sản xuất được 100 triệu ống (Nguồn: Wikipedia)

Đồng thời lúc này, Canon cũng đã chính thức có những bước vượt hơn người bạn đồng hương Nikon mà trước đây họ luôn phải xếp dưới.

Lịch sử

Trước tiên, chúng ta hãy cùng quay ngược thời gian về tháng 2-1987, tại xứ sở hoa anh đào.

Hệ ngàm chuẩn của Canon lúc đó là FD, tuy không chiêm được phần lớn thị phần nhưng cũng có lượng người dùng của riêng mình. Tất cả các ống ngàm FD đều các ống lấy nét thủ công (chúng ta thường gọi là ống quay tay), việc lấy nét tự động được thực hiện bằng motor bên trong thân máy. Bởi vậy khi xuất hiện tin đồn Canon sẽ sản xuất ống kính tích hợp motor AF thì người dùng hi vọng rằng chúng vẫn sử dụng ngàm FD. Tuy nhiên ban giám đốc Canon lại không nghĩ vậy.

Kỉ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 1) | 50mm Vietnam
Minolta A7000 – Một trong những lí do giúp Canon thay đổi

Sự thật vào những năm 85-87, việc Minolta cho ra mắt được chiếc máy ảnh A-7000 có thể lấy nét tự động được vào tháng 2, năm 1985, và sau đó đến lượt Nikon với chiếc F-501 vào năm 1986, nhu cầu của việc sử dụng máy ảnh đã ngày càng tăng cao từ thị trường nội địa cho đến bên ngoài đất nước nhỏ bé này. Canon thời đó cũng không chịu thua kém khi ra mắt mẫu máy ảnh T80 vào tháng 4 năm 1985, cũng có thể lấy nét tự động trên máy. Tuy nhiên, ngay lập tức ban giám đốc Canon đã nhận ra rằng T80 không thể nào là đối thủ trên mặt trận lấy nét của những MinoltaNikon, nên họ cần phải thay đổi.

Kỉ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 1) | 50mm Vietnam
Chiếc máy ảnh đầu tiên của kỉ nguyên EOS, Canon EOS 650

Tháng 3-1987, nhân dịp kỉ niêm 50 năm thành lập công ty, Canon ra mắt hệ máy mới: EOS System mà chúng ta đang dùng hiện nay. Một hệ thống mới sẽ phải có những thiết bị mới, điều này cũng dẫn đến việc xuất hiện hệ máy ảnh và ống kính mới có motor lấy nét tích hợp, điều khiển khẩu độ điện tử, dùng ngàm EF.

Sản phẩm đầu tiên là thân máy EOS 650, ra đời cùng 3 ống kính ‘EF 35-70mm f/3.5-4.5‘, ‘EF 35-105mm f/3.5-4.5‘, và ‘EF 50mm f/1.8

Tính tương thích

Điểm khác biệt của dòng EF so với dòng FD là mô-tơ lấy nét đặt trong ống kính, chỉ có các chấu tiếp xúc đến máy để lấy điện vận hành ống kính và nhận tín hiệu điều khiển từ thân máy. Do đó, mô-tơ sẽ được thiết kế cho phù hợp với loại ống kính, trên thân ống kính chỉ còn nút chỉnh bật tắt giữa lấy nét tự động và lấ nét tay, khác hẳn so với các đối thủ hiện thời đều sản xuất các thân máy với motor AF tích hợp. Ngày nay, phần lớn các ống kính máy ảnh hiện đại được sản xuất ra đều đặt motor AF ở trong, một minh chứng cho tầm nhìn của Canon.

Kỉ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 1) | 50mm Vietnam

Kể từ khi ra mắt vào năm 1987, EF là ngàm ống kính có đường kính lớn nhất (54mm ở phần bên trong) cho các máy ảnh film định dạng 35mm, thậm chí là cho đến tận khi các máy dùng cảm biến full-frame thay thế cho film. Do đó, việc chế tạo các ống kính có khẩu độ rất lớn, lên tới f/1.2 sẽ trở nên dễ dàng. Nhờ thiết kế đường kính lớn và khoảng cách từ thấu kính cuối tới film/cảm biến lên tới 44mm nên ngàm EF có thể tương tích với nhiều ống kính khác nhau không do Canon sản xuất bằng việc sử dụng ngàm chuyển, nhưng sẽ không thể chỉnh khẩu độ từ máy hoặc lấy nét tự động.

Kỉ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 1) | 50mm Vietnam
Body Canon nhưng lens Nikon nhé!

Đối với các ống kính ngàm FD của Canon sẽ không tương thích với các máy dòng EOS, trừ khi có ngàm chuyển có các thấu kính, vì các thân máy dùng ngàm FD có khoảng cách từ thấu kính cuối tới film chỉ 42mm. Thực tế thì người dùng ngàm chuyển FD-EF khá hiếm, vì khi dùng ống FD trên thân máy EOS, người dùng sẽ phải lấy nét tay, chỉnh khẩu độ trên ống kính và đo sáng theo khẩu độ đã cài đặt trên ống kính luôn. Điều này thực sự bất tiện khi so sánh với ống ngàm EF, khi máy sẽ thực hiện điều chỉnh khẩu độ và lấy nét tự động, khép khẩu khi chụp, khi đo sáng thì máy sẽ thực hiện ở khẩu độ lớn nhất để thu được kết quả chính xác.

Kỉ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 1) | 50mm Vietnam

Với việc ra mắt dòng máy không gương lật EOS-M năm 2012 thì lần đầu tiên các ngàm rẻ tiền có thể sử dụng hết tính năng, gồm lấy nét ở vô cực cho các ống FD và FL. Tuy nhiên, nếu người dùng sử dụng phương pháp đảo đầu ống kính (cho các trường hợp chụp macro) thì sẽ không thể thực hiện lấy nét ở vô cực.

EF-S là gì? EF và EF-S khác nhau ra sao?

Kể từ khi ra mắt năm 1987, EF là ngàm ống kính tiêu chuẩn cho tất cả các thân máy SLR cũng như DSLR. Tuy nhiên do kích cỡ của phim 35mm và sau này là cảm biến Full-frame lớn nên các ống kính phải được sản xuất với kích thước tương xứng, dẫn đến tốn kém về nguyên liệu, cũng như cấu trúc phức tạp, làm cho giá thành thân máy cũng như ống kính rất đắt, và không nhiều người có đủ tiền để mua được máy ảnh. Một lần nữa, Canon lại đứng trước một thách thức lớn để làm sao để phổ biến máy ảnh cho thị trường.

Kỉ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 1) | 50mm Vietnam
Bên trái: EF-S 17-85mm f/3.5-5.6 IS USM, bên phải: EF 17-40mm f/4L USM

Năm 2003, Canon ra mắt chiếc EOS 300D, với định hướng phân khúc giá rẻ, cùng lúc là hệ ống kính với ngàm mới EF-S (S là viết tắt của Small image circle). Cũng kể từ thời điểm này, các thân máy tầm trung (xxD) và tầm thấp (xxxD hoặc xxxxD) đều được trang bị cảm biến CMOS APS-C 1,6x hay còn gọi là Crop (ngoại lệ là dòng 7D cũng sử dụng cảm biến này).

Kích thước đường chéo của cảm biến APS-C nhỏ hơn cảm biến Full-frame 1,6 lần, do đó, kích thước hộp gương chỉ bằng 2/3 hộp gương các máy có cảm biến Full-frame, giá thành của chúng cũng rẻ hơn. Tất cả các thân máy sử dụng cảm biến APS-C đều tương thích với ống kính ngàm EF cũng như EF-S, tuy nhiên không thể lắp các ống EF-S lên các máy có cảm biến Full-frame dòng 1D, 5D, 6D.

Kỉ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 1) | 50mm Vietnam
Tương quan kích cỡ cảm biến APS-C (Crop) và Full-Frame của Canon

Ống kính EF-S có khoảng cách đến cảm biến ngắn hơn so với ống kính EF. Đặc điểm này khiến Canon có thể sản xuất các ống kính góc rộng rẻ hơn thích hợp với các cảm biến nhỏ của máy ảnh tầm trung và thấp, vì độ khó khi chế tạo các ống kính góc rộng mà khoảng cách giữa thấu kính cuối và cảm biến là quá lớn như trên hệ EF sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí. Ví dụ như ống kính EF-S 10-22mm f/3.5-4.5 USM sử dụng với các máy có cảm biến APS-C sẽ cho góc nhìn gần tương tự ống kính EF 16-35mm f/2.8L USM có giá đắt hơn rất nhiều.

Sau 14 năm kể từ khi ra đời, Canon đã cho ra mắt khá nhiều các ống kính EF-S, từ những ống chất lượng rất tốt như EF-S 17-55mm f/2.8 USM có giá tới gần ngàn đô, siêu kit 15-85mm f/3.5-5.6 IS USM, hay những ống kit giá “rẻ như cho” 18-55mm f/3.5-5.6 thần thánh.

Vậy những thân máy nào có thể lắp được các ống EF-S?

Kỉ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 1) | 50mm Vietnam
Những máy sử dụng cảm biến nhỏ như EOS 350D thì hỗ trợ cả EF và EF-S (chấm đỏ và trắng trên vành ngàm), còn 5D Mark II với cảm biến full-frame thì chỉ tương thích với EF (Ảnh: Wikimedia Commons)

Có thể dễ dàng quan sát: bất kì các thân máy nào có chấm đỏ trên ngàm thì có thể gắn tất cả các ống EF, còn các thân máy có cả chấm đỏ và trắng trên ngàm thì có thể gắn cả ống EF cũng như EF-S. Bạn cũng có thể nhớ điều này bằng một cách khác: Tất cả các thân máy sử dụng cảm biến APS-C, mà chúng ta thường gọi đơn giản là “máy crop” thì có thể gắn được cả ống EFEF-S. Còn các máy Full-frame thì chỉ dùng hệ EF mà thôi.

Tiếp theo là một vấn đề mà mọi người rất quan tâm đó là: Hệ số crop khi bạn sử dụng ống kính EF trên thân máy full-frame so với thân máy sử dụng cảm biến APS-C, hoặc so với ống kính EF-S lắp trên máy crop. Ví dụ với một ống kính EF 50mm f/1.8, trên hệ cảm biến Full-frame, bạn có góc đúng thực là 50mm, tuy nhiên, với hệ máy cảm biến APS-C, nó lại cho góc nhìn tương đương khoảng 80mm cơ.

Làm sao để phân biệt ống EF và EF-S?

Kỉ nguyên Canon EOS: Chặng đường 30 năm (phần 1) | 50mm Vietnam
Từ trái sang: EF-S 17-55mm f/2.8 IS USM, 17-85mm f/4-5.6 IS USM, 18-55mm f/3.5-5.6 IS (Ảnh: The Digital Picture)

Cách dễ nhất chính là đọc thông tin trên ống. Thường các thông tin này sẽ được ghi ở thân ống hoặc phần đầu của ống kính khi tháo nắp trước ra. Bạn sẽ đọc được các kí hiệu như EF hoặc EF-S trên thân ống.

Tạm kết

Ở trên là phần 1 những điều chúng tôi muốn điểm qua về 30 năm chặng đường phát triển của kỷ nguyên Canon EOS System. Sẽ còn rất nhiều điều thú vị chờ bạn những phần tiếp theo đấy.

Hãy share thật mạnh tay để chúng tôi biết bạn thích những bài viết thế này để còn cho ra các phần kế tiếp nhanh hơn nữa nhé!

Đừng quên ghé thăm fanpage chúng tớ tại: www.facebook.com/50mmVietnam nhé!