Nằm trên những ngọn đồi vùng Tuscany, Siena thật là một nơi thích hợp đễ những con người sáng tạo cùng nhau gặp mặt. Và chính vì lẽ đó, vào ngày 29/10/2016, những nhiếp ảnh gia hàng đầu thế giới đã cùng gặp mặt tại lễ trao giải nhiếp ảnh quốc tế SIPA (Siena International Photo Awards)
“Chúng tôi đã đạt những thành tựu đáng kể khi hội tụ được các nhiếp ảnh gia trên thế giới tại Siena, và tất cả được đều kết nối bằng tình yêu nhiếp ảnh” – Trích lời nhà sáng lập và giám đốc nghệ thuật của SIPA, ông Luca Venturi.
Ở giải năm nay, giải đặc biệt đã được trao cho nhiếp ảnh gia người Pháp Greg Lecoeur, với bức ảnh dưới nước, được chụp ở vùng bờ biển Nam Phi. Với nhan đề “Sandine Run” (tạm dịch: Sự chạy trốn của bầy cá mòi). Bức ảnh miêu tả hình ảnh hàng trăm con cá đang trong quá trình di cư, đồng thời cũng phải trốn chạy những loài săn mồi khác đang kiếm ăn. Với nhiều năm sinh sống và gắn bó với vùng biển này, Lecoeur đã sáng tạo nên những bức ảnh độc đáo từ nơi đây, nhờ đó ông đã đạt được nhiều giải thưởng có tên tuổi.
Nhiếp ảnh gia đến từ Na Uy, Audun Rikardsen, tuy không đạt được giải đặc biệt những lại đạt được 2 giải nhất ở 2 hang mục khác nhau.
Bức ảnh với chủ đề Thiên Nhiên, “Sharing Resources” (tạm dịch: Chia sẻ tài nguyên), là một bức ảnh đầy cảm hứng được chụp ở vùng biển mùa đông Na Uy. Bức ảnh miêu tả một con cá voi bơi ngay dưới một chiếc thuyền đánh cá, Rikardsen đã sử dụng một chiếc máy ảnh có vỏ chống nước để lặn bên dưới con tàu để có thể bắt lấy khoảnh khắc này.
Hạng mục thứ 2 Rikardsen đoạt giải là Thể Thao, với bức ảnh “‘Arctic urban skiing” (tạm dịch: Trượt tuyết ở Bắc cực ). Bức ảnh được chụp trong một điều kiện ánh sáng có thể coi như là tối hoàn toàn, và với sự kết hợp của một bức ảnh phơi sáng và sử dụng đèn flash một cách tài tình đã tạo nên tính kịch tích cho bức ảnh. Với những nỗ lực này cùng với việc đứng thứ 3 trong mục “Cốt truyện”, ông đã vinh dự nhận giải “Tác giả xuất sắc nhất”.
Người đạt giả nhất tại hạng mục “Cốt truyện” đó là người con của xứ Scandinavian, một nhiếp ảnh gia đến từ Đan Mạch: Jacob Ehrbahn. Với loạt ảnh phóng sự mang tên ‘Refugee stream’ (tạm dịch: dòng chảy di cư), thể hiện hành trình của những người di cư di từ Trung Đông đến hòn đảo Địa Trung Hải Lesbos. Đầy khắc khoải, bức ảnh tạo cho người xem một âm hưởng sâu sắc.
Nhiếp ảnh gia người Malaysia, Danny Yen Sin Wong, đạt giải nhất ở hạng mục “Open Color“: ‘Phan Rang Fishing Net Making’ ( tạm dịch: Gỡ lưới ở Phan Rang), tác phẩm của ông miêu tả cảnh một người phụ nữ đang ngồi vá lưới đánh cá. Với những làn lưới bao xung quanh, ta có cảm tưởng người phụ nữ đang được bao bọc trong những làn sóng bí ẩn. Chủ đề này từng được nhiếp ảnh gia Phạm Tỵ tại Việt Nam khai thác và được giải quốc tế. Tuy nhiên bức ảnh đó đã dấy lên những tranh cãi về môi trường rất lớn khi xuất hiện hình ngư dân Việt Nam sử dụng lướt bắt cá có mắt quá nhỏ, gây tận diệt môi trường sinh thái biển
Người chiến thắng tại hạng mục “Ảnh đen trắng”, bức “A man feeding swans in the snow” (tạm dịch: Người đàn ông cho thiên nga ăn trong tuyết) đã cho thấy sức mạnh thuần túy của một góc máy hoàn hảo. Marcin Ryczek, nhiếp ảnh gia đến từ Ba Lan, đã chụp một khoảng khắc đời thường trong một hoàn cảnh quyến rũ, với sự hòa hợp giữa các mảng màu đen trắng, bức ảnh tạo ấn tượng mạnh hơn bao giờ hết.
Leyla Emektar đưa quê hương mình lên tầm quốc tế trong hạng mục ảnh du lịch. “Strawberry Greenhouse” (tạm dịch: Dâu trồng trong nhà kính) cho thấy cảnh tượng thú vị của những dãy lều đa sắc ở một vùng nông thôn Thổ Nhĩ Kỳ gần Nazilli. Một công nhân với giỏ dâu trên vai tưởng chừng lạc trong những dải màu cầu vồng vô tận.
“Mother and son” (tạm dịch: Mẹ và con trai) là bức ảnh đoạt giải nhất trong hạng mục ảnh ” Chân dung con người”. Thay vì tư thế con trai ngủ trong vòng tay của mẹ mà ta thường thấy trên các tạp chí, ở đây Jiming Lv, nhiếp ảnh gia đến từ Trung Quốc, lại đặt đứa trẻ đang ngủ lên lưng người mẹ. Chủ thể, cùng trong trạng thái “trần trụi”, nhưng vẫn rất yên bình – một bức ảnh của tình yêu thương bình dị; mà không hề quá ngọt ngào, quấn quít.
Thoáng nhìn ta nghĩ ngay đây là một vụ nổ hạt nhân, tuy nhiên thực tế lại là cơn thức tỉnh của một ngọn núi lửa. Bức ảnh ‘Sensazioni, Etna in eruzione’ (Sensations, Etna erupting) đã bắt được một khoảnh khắc quý giá, nó đã cho ta thấy được sức tàn phá của thiên nhiên trong một hoàn cảnh không kém hoành tráng và hùng vĩ. Giuseppe Mario Famiani là chủ nhân của tác phẩm này, và nhờ đó, ông đã chiến thắng ngay tại hàng mục “Thiên nhiên”. Được biết, bức ảnh nay được chụp lại trong vụ phun trào núi Etna trong năm 2015, lúc đó con thịnh nộ của mẹ thiên nhiên đã tạo nên một cột khói bụi cao tới vài kilomet.
Thật là thú vị khi mà chúng ta thấy một bức ảnh chụp chuyển động lại nằm trong hạng mục ảnh Kiến trúc. Mike Holleman, một nhiếp ảnh gia đến từ New Zealand, đã chụp khoảnh khắc này khi đang đi trên tuyến tàu Yurikamome – Tokyo. Với thủ thuật phơi sáng, bức ảnh được tạo thành từ những vệt hoàn hảo và hoàn toàn chính xác với tiêu đề “Wrap Speed” (tạm dịch: Bao bọc bởi tốc độ)
“Joy of a farmer” (tạm dịch: Niềm vui một người nông dân) là một khoảnh khắc thầm lặng, mang đầy tính nhân văn. Một bức ảnh nẹ nhàng đã ghi lại giây phút tràn đầy niềm vui của một nông dân Rumani sau thu hoạch vụ nho, và nhiếp ảnh gia người Ý Gianluca De Bartolo – chủ nhân của tác phẩm đã giành giải thưởng ở hạng mục khác thường, “Rượu”.
Hạng mục cuối cùng – Student’s Prize dành cho những nhiếp ảnh gia ở tuổi dưới 20. Hạng mục này được lập nên nhằm tìm kiếm những nhiếp ảnh gia triển vọng, có thể nổi danh trong tương lai. Tuy nhiên, chúng ta thấy khá rõ rằng, nữ nhiếp ảnh gia Mexico, Krishna Vr, có vẻ không cần phải học thêm nhiều lắm. Bức ảnh mang đầy sự phá cách của cô “Ofelia” được lấy cảm hứng từ những bức họa mang đậm phong cách Gothic. Đây là điểm đã cho ta thấy được một sự phát triển mạnh mẽ của kỹ năng, kỹ thuật và sự quan sát trong con mắt nghệ thuậ của cô.
Ông Venturi nhận xét về sự thành công của những người tham gia: ” Cảm ơn sự họ (những nhiếp ảnh gia) và những đối tác đã giúp biến giấc mơ thành hiện thực, tổ chức một sự kiện mang tầm cỡ quốc tế, bao gồm hơn 300 con người đến từ khắp mọi nơi trên thế giới, tụ họp về đây trong 1 tuần”
Với mục tiêu tôn vinh những giá trị thuần túy của nhiếp ảnh, giải thường nhiếp ảnh SIPA 2016 thực sự đã tạo nên mọt sân chơi đầy tính nghệ thuật, hội tụ được những tác phẩm mang tính hàn lâm cao, nhưng không kém phần dung dị và đời thường. Nhiếp ảnh luôn găn bó chặt chẽ với đời sống và con người, những nhiếp ảnh gia đạt giải năm nay thực sự đã đem đến những bức ảnh xuất sắc, đi vào tâm trí người xem và tạo nên được giá trị riêng cho giải thưởng nhiếp ảnh SIPA.
Để xem đầy đủ các album ảnh, các bài dự thi xuất sắc và tìm hiểu về lễ hội, bạn hãy truy cập vào trang web của SIPA