Canon lấn sân sang lĩnh vực không gian?

Mới đây, đại gia của làng nhiếp ảnh thế giới Canon vừa có quyết định sẽ “đá” sang mảng vũ trụ: họ sẽ tự sản xuất vệ tinh cho riêng mình, bên trong được trang bị 1 máy ảnh dựa trên thiết kế của dòng 5D.

canon5dspace

Theo đó, vệ tinh này được bộ phận Canon Electronics phát triển, nguyên mẫu đầu tiên sẽ được gửi sang tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ để lắp vào tên lửa đẩy, bãi phóng tên lửa nằm tại Satish Dhawan, nằm ở đông nam Ấn Độ. Nguyên mẫu thứ hai. cũng đang được nghiên cứu, và sẽ được đưa ra không gian trong 3 năm nữa.

Vệ tinh tí hon này sẽ được đưa lên quỹ đạo ở độ cao 500km và mỗi ngày quay 15 vòng xung quanh Trái Đất. Với các thiết bị quang học nó mang theo thì nó có thể chụp được các vật thể có kích thước tối thiểu 1m, như vậy thì có thể dùng cho nông nghiệp, thương mại, giám sát, hoặc hình ảnh về các thảm họa từ trên quỹ đạo.

typhoon_haiyan_viewed_from_international_space_station
Bão Haiyan được chụp từ ISS. Không chính thức, theo cách tính của Cơ quan quản trị đại dương và khí quyển Mỹ NOAA thì Haiyan mạnh hơn cả siêu bão Tip năm 1979, được công nhận mạnh nhất lịch sử.

Vệ tinh này sẽ được trang bị các công nghệ quang học và điện tử tốt nhất của Canon, trong đó có 1 thiết bị quang học gắn cố định và thiết kế dựa theo dòng 5D. Kích thước của vệ tinh là 85 x 50 x 50 cm, khối lượng khoảng 65kg.

Dự kiến nó sẽ bắt đầu hoạt động từ tháng 3-2017. Canon hi vọng họ sẽ nhận được nhiều yêu cầu về sử dụng vệ tinh, tăng lợi nhuận hằng năm thêm hàng trăm triệu USD.

Minh họa cho số lượng phương tiện vũ trụ mà con người đã phóng lên quỹ đạo.

Ước tính từ 2016 tới hết 2022 sẽ có tới 3000 vệ tinh tí hon, khối lượng 50kg trở xuống được phóng vào quỹ đạo. Các vệ tinh ban đầu thường được dùng cho truyền hình, viễn thông, thời tiết, một số ít cho các mục đích quân sự.

 Các vệ tinh tí hon có giá cả không quá lớn, và do đó chúng tăng thêm tính thương mại của thiết bị này. Lợi ích từ việc sử dụng số lượng lớn vệ tinh là không thể phủ nhận, tuy nhiên khi hết hạn sử dụng thì chúng sẽ trở thành rác vũ trụ. Trong môi trường không trọng lực, chúng bay với tốc độ hàng trăm km/h, và sẽ thật khủng khiếp nếu chúng đâm phải các phương tiện vũ trụ có người bên trong, ví dụ như trạm vũ trụ quốc tế ISS.

Dù sao, việc một đại gia nhiếp ảnh sản xuất vệ tinh cũng là điều thú vị, chúng ta hãy cùng chờ xem các bức ảnh từ trên quỹ đạo của Canon.

Theo thời báo Nikkei