Steve McCurry: “Tôi không phải là phóng viên ảnh”

Steve McCurry và scandal photoshop
MILAN, ITALY - NOVEMBER 02: Photographer Steve McCurry attends 'Che Tempo Che Fa' TV Show on November 2, 2013 in Milan, Italy. (Photo by Stefania D'Alessandro/Getty Images)

Đây là phản ứng của huyền thoại sống của làng nhiếp ảnh, Steve McCurry sau khi được tờ Time phỏng vấn về scandal những bức ảnh chỉnh sửa bằng Photoshop bị phát hiện gần đây. Vậy Steve đã nói gì và giải thích gì với giới truyền thông về những tấm ảnh kia? hãy cùng 50mm Vietnam tìm hiểu và bàn luận nhé?

Hơn bốn thập kỷ lăn lộn với với nghề, nhiếp ảnh gia Steve McCurry luôn được dân trong nghề đánh giá cao và xếp ông vào hàng biểu tượng (icon) vì những đóng góp vượt qua mọi rào cản về ngôn ngữ, định kiến. Đối với Steve, ông đã có cho mình những tác phẩm được nhiều nhiếp ảnh gia ưa chuộng, đối với nhân loại, ông đã để đem đến những hình ảnh vô giá mà phải rất lâu nữa, mới có người thay thế được.

Steve McCurry: "Tôi không phải là phóng viên ảnh" | 50mm Vietnam
Ảnh: Getty Images

Cũng vì ở ngôi “đức cao trọng vọng” là thế, khi bị khui ra hàng loạt những nghi án ảnh bị photoshop quá tay, Steve đã nhận được sự quan tâm rất nhiệt tình. Và kết quả là trong thời gần đây, một loạt những tác phẩm khác của ông đã bị lôi ra “đấu tố” vì đã được qua chỉnh sửa, cắt ghép.

Steve McCurry: "Tôi không phải là phóng viên ảnh" | 50mm Vietnam
Ảnh: PetaPixel
Steve McCurry: "Tôi không phải là phóng viên ảnh" | 50mm Vietnam
Ảnh: PetaPixel
Steve McCurry: "Tôi không phải là phóng viên ảnh" | 50mm Vietnam
Ảnh: PetaPixel
Steve McCurry: "Tôi không phải là phóng viên ảnh" | 50mm Vietnam
Ảnh: PetaPixel

Steve McCurry – Tôi chỉ là một người kể chuyện bằng hình ảnh!

Nếu ai hâm mộ Steve chắc hẳn cũng đều biết rằng, khi mới vào nghề, ông khởi đầu như một phóng viên ảnh, đây là một nghề luôn đề cao tính chân thực, đã có những trường hợp, các phóng viên ảnh bị sa thải, tước giấy phép hành nghề vì đưa ảnh đã qua chỉnh sửa cho Tổng Biên Tập. Và lần này, đối mặt với những cáo buộc không hay ho gì, đã có người nói Steve McCurry không xứng đáng làm tấm gương cho người khác và vị trí của ông hiện tại trong làng ảnh cũng không còn thuyết phục mọi người nữa.

Trả lời tờ Time, Steve có nói:

“Tôi luôn cố gắng để cho những bức ảnh tự kể câu chuyện, nhưng hiện tại, tôi hiểu được rằng, người xem đang muốn tôi chỉ rõ được phạm trù đang theo đuổi, và hôm nay tôi có thể nói rằng, tôi chỉ là một người kể chuyện bằng hình ảnh (visual storyteller).” “Những năm tháng tại các mặt trận xung đột đã trôi qua lâu rồi. Trừ việc có một thời gian ngắn cộng tác với một tờ báo địa phương tại Pensylvania, còn đâu tôi chưa bao giờ là một người làm báo, phóng viên ảnh hay đại loại vậy. Tôi luôn luôn là một người làm nghề tự do“.

Steve McCurry: "Tôi không phải là phóng viên ảnh" | 50mm Vietnam
Ảnh: petapixel

Đã có nhiều năm, Steve làm việc trong lĩnh vực quảng cáo nhưng ông không lấy một đồng tiền công nào, hoàn toàn phi lợi nhuận. Tâm sự thêm với Time, ông chia sẻ:

“Thực sự có nhiều tác phẩm của tôi được xếp vào hàng nghệ thuật, chúng đang được trưng bày tại nhiều bảo tàng và bộ sưu tập tư nhân trên thế giới. Tôi hiểu rằng rất khó có thể phân định được mình chuyên về lĩnh vực nào, bản thân truyền thông thì liên tục biến đổi, những công việc liên quan đến nói cũng vậy”.

Steve McCurry: "Tôi không phải là phóng viên ảnh" | 50mm Vietnam
Ảnh: Time

Theo như giám đốc nhiếp ảnh của tờ National Geographic – Sarah Leen có nói, chưa có bức ảnh nào được yêu thích và công nhận bởi đông đảo người đọc như những tác phẩm của Steve trong thời gian cộng tác với tạp chí. Bà có nói thêm “Chúng tôi rất tự hào về những bức ảnh đó”. Như để bảo vệ danh tiếng cho Steve, bà Sarah có lên tiếng về cách làm việc của tạp chí National Geographic “Chúng tôi nhận tất cả những tác phẩm đều là file RAW, người phụ trách biên tập ảnh của của tạp chí sẽ soi xét kĩ từng khung hình và chúng tôi sẽ tự chỉnh sửa màu sắc. Tôi thực sự không biết về bất cứ ấn phẩm nào có quy trình làm việc khắt khe hơn thế”.

Hiện tại, Steve McCurry đang khiến rất nhiều người dùng tranh cãi trong các tác phẩm đã qua Photoshop, cuối  cùng chính ông đã phải ra một thông báo “Tôi xin cam kết rằng tôi chỉ dùng phần mềm chỉnh sửa ít nhất có thể, kể cả những tấm hình trong những chuyến đi riêng của mình”. Ông có nói thêm “Mặc dù tôi có thể hậu kì những bức ảnh theo ý mình, nhưng bây giờ, tôi đã hiểu được rằng rất nhiều người nghĩ tôi là một phóng viên ảnh nên việc này trở nên rắc rối thế này”.Về phía bà Leen, bà có đáp lại về trường hợp trên “Đã 42 năm rồi, lúc đó thời đại khác bây giờ” “chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa”.

Khi được hỏi về việc sử dụng Photoshop trong làm việc, nhiếp ảnh gia huyền thoại Steve McCurry đã nói về một ấn phẩm của NatGeo vào năm 1984 có sử dụng hình ảnh của ông. “Tôi nhớ có một bức ảnh khổ ngang (landscape) ghi lại hình ảnh một thợ may người Ấn Độ trong mùa mưa, tác phẩm này được xuất bản thành trang bìa của NatGeo lúc đó. Tôi đã phải vẽ thêm nước để bức ảnh theo chiều dọc (portrait).”. “Việc sử dụng Photoshop giúp giữ nguyên giá trị truyền tải thông tin của bức ảnh. Nhiều người nói điều đó là sai nhưng tôi nghĩ nó hợp lí vì tính chân thật trong bức ảnh không bị thay đổi”.

Qua sự việc này, vấn đề về minh bạch trong nhiếp ảnh được dấy lên cao hơn bao giờ hết. Trong khi việc nhiếp ảnh báo chí luôn phải tuân theo những quy tắc bất di bất dịch, nhưng nhiếp ảnh nghệ thuật và thương mại thì không như vậy. Việc vượt quá ranh giới giữa những thể loại này đã gây ra không ít những rắc rối và có thể ảnh hưởng tới người gây ra nó cả về công danh lẫn sự nghiệp. Từ đây ta có thể thấy được rằng dù trong lĩnh vực nào thì sự chân thực luôn luôn là điều cần thiết và được công chúng đón nhận nhiệt thành nhất.

Theo Time