Sau mỗi lần tác nghiệp, chắc hẳn photographer nào cũng muốn “làm phép” một chút với tác phẩm của mình, nhưng phải chọn định dạng file ảnh nào cho chuẩn đây? cách cshVới hơn 25 loại định dạng khác nhau để chọn thì trông cũng khá là hoa mắt phải không? Đừng lo nhé! Trong bài viết này, 50mm Việt Nam sẽ chọn ra 5 định dạng cơ bản nhất và giúp bạn hiểu hơn về điểm mạnh và điểm yếu của từng loại định dạng.
Định dạng file ảnh #1: JPEG
JPEG vốn là định dạng file phổ biến nhất với vai trò là chuẩn mực của việc lưu trữ ảnh. Dù bạn định chia sẻ bức ảnh của mình trên mạng xã hội hay đem đi in, JPEG luôn là loại định dạng có khả năng tương thích cao nhất bởi máy tính nào cũng có thể đọc và hiểu được.
Mặc dù vậy, JPEG vẫn có một vài điểm yếu.
Đầu tiên, JPEG không hỗ trợ việc tạo nền trong suốt. Chất lượng hình ảnh cũng là một vấn đề tốn nhiều giấy mực. Một vài người cho rằng lưu ảnh dưới định dạng file JPEG với chất lượng cao nhất sẽ cho ra kết quả chấp nhận được, nhưng cách này có lẽ vẫn chưa đủ để thuyết phục top người khó tính hơn.
Mục đích chính của định dạng file ảnh JPEG: chia sẻ ảnh qua mạng.
Định dạng file ảnh #2: PSD
Những file ảnh với đuôi ‘PSD’ là loại file mặc định khi bạn muốn lưu giữ quá trình làm việc của bạn với Photoshop. Định dạng này cũng tương thích với nhiều phần mềm khác của Adobe như Illustrator, InDesign, Premiere, and After Effects. Đây là một trong số ít định dạng file giúp người dùng giữ được mọi tuỳ chỉnh đã tạo ra trước đó trong Photoshop như các lớp layer hay hiệu ứng đã được áp dụng.
Mặc dù file PSD cho phép bạn lưu trữ quá trình làm việc của mình với Photoshop, định dạng file này không hiệu quả cho mục đích chia sẻ, bởi người nhận sẽ cần có phần mềm của Adobe để mở được ảnh bạn gửi. Trong đa số trường hợp, định dạng file ảnh với đuôi PSD chỉ phù hợp ở mức độ công việc.
Mục đích chính: lưu trữ quá trình làm việc để tiếp tục chỉnh sửa sau đó.
Định dạng file ảnh #3: PNG
PNG là một định dạng file ảnh không-gây-hao-tổn. Điều này có nghĩa bức ảnh sẽ không bị giảm chất lượng khi lưu trữ. Định dạng này dựa trên định dạng file GIF, tuy nhiên nó lại cho chất lượng ảnh tốt hơn rất nhiều và giúp tạo nền trong suốt cho bức ảnh, cũng như hạn chế tối đa hiện tượng viền răng cưa. PNG là định dạng file ảnh hoàn hảo nhất khi bạn muốn hiển thị ảnh trên website.
Điểm yếu của định dạng file ảnh PNG là dung lượng file khá lớn. Điều này làm cho PNG không phải là lựa chọn số 1 khi chia sẻ hình ảnh lên mạng. Bạn nên dùng loại file này khi cần tách nền của bức ảnh. Việc lạm dụng ảnh PNG trên một trang web sẽ khiến người dùng khó chịu bởi website load quá chậm. Hơn nữa điều này sẽ làm tăng phí sử dụng đường truyền cho chủ website.
Mục đích chính: dùng cho những bức ảnh cần tạo nền trong suốt trên cho website.
Định dạng file ảnh #4: TIFF
TIFF (Tagged-Image File Format) là một định dạng file cực kì tiện dụng cho mục đích in ấn. Mọi phần mềm chỉnh sửa ảnh hiện này đều có thể đọc được file TIFF. Hơn thế nữa, định dạng file này còn hỗ trợ rất nhiều các hệ màu khác nhau cho in ấn và hiển thị trên màn hình.
Cũng giống như PNG, bạn cũng có thể tạo nền trong suốt cho bức ảnh đối với TIFF. Định dạng cũng có thể lưu lại những lớp layer và tuỳ chỉnh đã đc thực hiện trong Photoshop để tiện cho việc chỉnh sửa sau này.
Định dạng file TIFF có thể chứa khá nhiều thông tin, cũng chính vì vậy dung lượng file sẽ khá lớn. Mặc dù, bạn có thể chỉnh sửa file TIFF bằng rất nhiều phần mềm những không phải trang web nào cũng có thể hiển thị định dạng file này. TIFF sẽ là lựa chọn tốt nhất khi bạn cần giữ chất lượng ảnh cao khi lưu trên máy tính.
Mục đích chính: lưu trữ ảnh với chất lượng cao.
Định dạng file ảnh #5: GIF
Định dạng GIF cũng góp mặt trong danh sách này bởi chúng tôi muốn khuyên bạn tránh xa nó. GIF là loại định dạng file có độ nén tối đa được dùng để tăng tốc độ hiển thị trên Internet.
Ảnh GIF chỉ nên được dùng trên những website chỉ yêu cầu chất lượng đồ họa thấp và cần đến ảnh động. Định dang file này hỗ trợ rất ít màu sắc và không nên dùng để lưu ảnh với chất lượng cao. Mặc dù vậy, trong vài trường hợp loại file này cũng phù hợp để lưu ảnh mang tính giải trí.
Mục đích chính: Ảnh với dung lượng nhỏ cho website.
50mm ơi! Vậy bọn mình chọn định dạng nào bây giờ?
Mỗi loại đều có điểm mạnh và yếu riêng, tuy nhiên nếu chúng ta lựa chọn đúng định dạng vào thời điểm thích hợp thì rõ ràng là sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều với việc lúc nào cũng chỉ là JPEG. Các bạn hãy nhớ nhé, JPEG là định dạng phổ biến nhất, PSD để lưu trữ quá trình làm việc, PNG cho chất lượng cao, TIFF thuộc hàng cực phẩm nhưng đồng thời tốn nhiều bộ nhớ và đừng dùng GIF cho các project chuyên nghiệp cần chất lượng cao.