Cách phơi sáng giúp người mới biến hình thành “dân chơi”

Phơi sáng là một “môn nghệ thuật” tạo ra những bức hình tuyệt vời với hiệu ứng siêu ảo. Hãy cùng 50mm Việt Nam tìm hiểu về cách phơi sáng “đúng chuẩn” và về môn nghệ thuật đặc biệt này nhé.

Vậy chúng ta cần những gì để có được những bức ảnh phơi sáng ấn tượng?

Câu trả lời rất đơn giản: một chiếc máy ảnh cho phép chỉnh tốc độ màn chập hoặc có chế độ B (Bulb) và một chiếc chân máy vững chắc. Chiếc chân máy sẽ giúp ổn định máy ảnh, tránh rung lắc và giúp chi tiết trong ảnh không bị mờ. 

Về cơ bản, tốc độ chụp càng lâu, màn chập mở ra càng lâu thì tấm ảnh càng sáng. Để có được một tấm ảnh phơi sáng đúng chuẩn, tuỳ vào hoàn cảnh, tốc độ chụp thường dao động từ 1 giây, 2 giây cho đến hàng tiếng đồng hồ.

Và trong bài này, 50mm Việt Nam sẽ giới thiệu với bạn một vài hoàn cảnh/ phong cách phơi sáng cơ bản cùng hướng dẫn đặt thông số cụ thể cho từng phong cách đó. 

1. Cách phơi sáng với vòng đu quay

  • Bước đầu tiên, hãy chuẩn bị một ống kính góc rộng để lấy được nhiều chi tiết nhất có thể. Sau khi đến đủ gần với chủ thể, đặt máy ánh lên chân máy rồi chỉnh góc máy. Nếu bạn muốn mọi chi tiết đều nét, lời khuyên là hãy chọn một khẩu độ nhỏ từ f/11 đến f/16.
  • Hãy đặt máy ảnh về chế độ Chỉnh tay (Manual) hay Tv (Ưu tiên tốc độ), điều này sẽ giúp bạn chỉnh được tốc độ màn chập (từ 1 đến 30 giây) dựa trên tốc độ của vòng đu quay hoặc tùy vào phong cách bạn đang theo đuổi.
  • Tiếp theo, để tránh cho máy ảnh bị rung trong quá trình phơi sáng, bạn nên dùng chế độ hẹn giờ (2 hoặc 10 giây) hay điều khiển từ xa của máy.
  • Xong xuôi, bạn sẽ có một bức phơi sáng đầy những vệt sáng trên bầu trời mà vẫn giữ được độ nét tại tâm vòng đu quay.

Đu quay Sun Wheel Đà Nẵng - Kĩ thuật phơi sáng đêm cho người mới

(Ảnh chụp bởi: KIMDE)

2. Cách phơi sáng với vệt sao (Star trails)

Một bức ảnh phơi sáng chụp bầu trời sao luôn gây ấn tượng bởi các vệt sáng được tạo ra bởi những ngôi sao được kéo dài nhờ vòng quay của Trái Đất. Để tạo điểm nhấn cho bức ảnh, đừng chỉ chụp mỗi bầu trời, bạn có thể thêm một vài cái cây vào trong khung hình chẳng hạn.

  • Đầu tiên, đặt máy ảnh của bạn lên chân máy và lấy nét vào bầu trời (lấy nét vô cực). Một lần nữa, lời khuyên là hãy dùng điều khiển từ xa để tránh mọi sự rung lắc tới máy ảnh.  
  • Chuyển máy ảnh về chế độ Manual hoặc chế độ B (Bulb -Chế độ chụp phơi sáng bắt đầu khi ta bấm nút và kết thức khi người chụp thả nút bấm)
  • Đặt khẩu độ từ f/2.8 đến f/4.
  • Thêm vào đó, bạn nên đặt ISO ở mức vừa phải để hạn chế độ nhiễu của bức ảnh nhưng vẫn đủ sáng cho ảnh.
  • Cuối cùng, ấn nút điều khiển để bắt đầu chụp, sau khi đạt đủ thời gian bạn mong muốn (từ 15 phút đến khoảng vài giờ), ấn nút điều khiển lần nữa để đóng màn chập và thế là bạn đã có bức ảnh phơi sáng với những vệt sao dài.

Phơi sáng với vệt sao - Phơi sáng đêm cho người mới

(Ảnh chụp bởi: Nguyễn Đức Long)

3. Cách phơi sáng với đèn phương tiện giao thông

Những ánh đèn từ xe cộ trên đường sẽ làm nên một bức ảnh phơi sáng tuyệt vời và cũng khá dễ thực hiện.

  • Bước đầu tiên, hãy chọn một con phố đông đúc với nhiều phương tiện qua lại.
  • Tiếp đến, đặt máy ảnh lên chân máy và chỉnh góc máy để có được cái nhìn bao quát cả con phố. Bạn nên chọn khẩu độ nhỏ (khoàng f/16) để có được độ sâu trường ảnh sâu hơn, điều này cũng giúp mọi chi tiết trong bức ảnh nét hơn.
  • Cuối cùng, thời gian phơi sáng càng lâu sẽ làm cho những vệt sáng sẽ xuất hiện nhiều hơn và dài hơn.

Đường Xuân Thủy, Cầu Giấy - Phơi sáng đêm cho người mới

(Ảnh chụp bởi: Phùng Thành Trung)

4. Cách phơi sáng cảnh biển

Để có được bức ảnh phơi sáng chụp trời và biển đẹp nhất, bạn nên tận dụng ánh sáng của “khung giờ vàng” (một vài tiếng trước khi mặt trời lặn).

  • Chúng ta chỉ cần lặp lại những bước như đặt máy lên chân máy, chọn khẩu độ nhỏ nhất có thể và lấy nét về điểm xa nhất (lấy nét vô cực) trong bức ảnh.
  • Chọn chế độ Chỉnh tay (Manual) hay Bulb và chọn một tốc độ chụp chậm (5 đến 30 giây).
  • Đặt chế chụp hẹn giờ hay dùng điều khiển để tránh làm rung máy ảnh và khiến ảnh bị mờ.
  • Một điều quan trọng nữa đó là đừng dùng flash bởi ánh đèn sẽ làm hỏng hiệu ứng trong bức ảnh.

Cát Bà, Hải Phòng - Phơi sáng đêm cho người mới

(Ảnh chụp bởi: Bùi Quang Huy)

5. Cách điều chỉnh thông số phơi sáng

Độ phơi sáng của bức ảnh đêm bạn chụp thường thay đổi dựa vào một vài yếu tố. Nếu có nhiều điểm sáng hơn, thời gian phơi sẽ ngắn hơn và ngược lại. Để chụp được những vệt sáng, bạn cần tốc độ chụp ngắn nhất là 1/15 giây, điều này cũng có nghĩa bạn luôn cần dùng đến chân máy. Ví dụ có những bức ảnh chụp một tòa nhà trên phố cần đến 6 giây để phơi sáng, một tốc độ chụp đủ chậm để chụp được những vệt sáng từ xe cộ. Thêm vào đó, khẩu độ nhỏ khoảng f/8 sẽ giúp cho chủ thể là ngôi nhà nét hơn.

Một lời khuyên cuối cùng 50mm Vietnam dành cho bạn đó là chỉ khi thực hành nhiều, bạn mới có thể quen với kĩ thuật chụp này và hiểu rõ bạn cần gì để có được một bức ảnh phơi sáng đẹp nhất có thể.

Tràng Tiền Plaza

(Ảnh chụp bởi: Phạm Gia Tùng)

Những thông số nên đặt 

Điều quan trọng nhất mà bạn luôn cần nhớ: hãy chọn độ phơi sáng phù hợp để bức ảnh có thể lưu lại cả vùng tối (shadows) và vùng sáng (highlights) trên bức ảnh. Vùng tối trên bức ảnh là yếu tố quan trọng hơn cả giúp bạn có được một bức ảnh đêm đẹp.

Đối với chụp phơi sáng, để có được hiệu ứng như mong muốn bạn cũng cần chọn được một tốc độ chụp phù hợp. Nếu tốc độ chụp quá chậm, bạn sẽ làm mất chi tiết của những ánh đèn xung quanh chủ thể, điều này có thể dẫn đến việc làm chủ thể bị mờ. Nếu bạn muốn chụp đươc những vệt sáng, tốc độ chụp phải kéo dài ít nhất 1 giây, chính vì vậy bạn sẽ luôn cần đến chân máy. Hãy đặt máy ở chế độ ưu tiên tốc độ và thử với tốc độ chụp là 1 giây, nếu những vệt sáng quá ngắn, hãy thử với tốc độ chụp là 2 giây và rồi kéo dài dần tốc độ chụp để có được hiệu ứng bạn muốn. Còn nếu bức ảnh của bạn bị quá mờ, có lẽ bạn sẽ cần giảm tốc độ chụp xuống một chút.

 


Đừng quên theo dõi những thông tin nhiếp ảnh mới nhất cũng như những lời khuyên thú vị, bổ ích về thiết bị, về cách chụp hình, quay phim trên website và fanpage của 50mm Việt Nam nhé!