Tương lai của hệ máy EOS R sẽ rất khó đoán định, nhưng khi mirrorless đang là xu thế mới, lấn át dần vai trò của DSLR thì đây sẽ là trọng điểm được Canon đầu tư nghiên cứu và phát triển. Hãy cùng nghe các kĩ sư của Canon nói gì về sản phẩm này.

Đây có lẽ là đợt ra mắt sản phẩm cuối cùng của Canon trong năm nay, nhưng cũng sẽ là lớn nhất, sáng giá nhất với con cưng EOS R, như một chiến thư mang theo tham vọng rất lớn của Canon nhằm giành lại thị trường từ tay đối thủ lớn nhất là Sony.


EOS R – Trọng trách lớn trên đôi vai bé nhỏ

3 giờ chiều nay theo giờ Việt Nam, Canon đã làm lễ ra mắt loạt sản phẩm mới, và cũng có thể là đợt cuối cùng trong năm nay. Số sản phẩm trong kì này bằng nhiều hơn toàn bộ từ đầu năm đến nay cộng lại, bao gồm:

  • Thân máy EOS R
  • Báng pin BG-E22
  • Ống kính RF 24-105mm f/4L IS USM
  • Ống kính RF 35mm f/1.8 IS Macro STM
  • Ống kính RF 50mm f/1.2L USM
  • Ống kính RF 28-70mm f/2L USM
  • Ống kính EF-M 32mm f/1.4 IS STM
  • Ống kính EF 400mm f/2.8L IS III USM
  • Ống kính EF 600mm f/4L IS III USM

Danh sách các sản phẩm ra mắt không khác với những gì đã được rò rỉ từ cách đây 1 tuần và đã được chúng mình tổng hợp lại tại đây, với EOS R thì chúng ta thấy rõ cuộc chơi mirrorless đang được đẩy đến kịch tính hơn bao giờ hết khi chỉ trong 2 tuần mà liên tiếp 3 hãng ra mắt các sản phẩm khả năng cao sẽ trở thành chủ lực, Nikon với Z6/Z7, Canon với EOS R hôm nay và Fujifilm vào ngày mai với X-T3.

Nhỏ gọn, nhưng sức mạnh chưa từng có

Danh sách sản phẩm dài là thế, nhưng nổi bật nhất và cũng thu hút được nhiều sự chú ý nhất chắc chắn không gì khác ngoài chiếc máy ảnh mirrorless fullframe EOS R.

Canon ra mắt chính thức mirrorless fullframe đầu tiên EOS R | 50mm Vietnam
“trâu cày” tốt nhất của Canon vào thời điểm hiện nay. Ảnh: digital trends

Một phần các thông số cơ bản đã được rò rỉ từ cách đây một tuần, tuy nhiên, cho tới giờ khi tất cả đã được công bố chính thức thì chúng ta mới có được cái nhìn toàn diện về sức mạnh của sản phẩm này, có thể coi như một chiếc EOS 5D Mk IV thu nhỏ.

Dáng vẻ bên ngoài

Thiết kế ngoài cùng bố trí nút bấm vẫn duy trì được “dáng” quen thuộc mà Canon đã thực hiện từ các máy SLR cho tới giờ, nếu những ai đã từng “sống” với các máy Canon tầm trung hoặc cao cấp thì khi chuyển sang EOS R sẽ rất nhanh chóng làm chủ được máy.

Canon ra mắt chính thức mirrorless fullframe đầu tiên EOS R | 50mm Vietnam
Touch bar – chi tiết lần đầu tiên xuất hiện trên máy ảnh, khiến EOS R trở nên linh hoạt hơn rất nhiều so với các sản phẩm khác.

Một điều rất đáng chú ý ở mặt sau chiếc máy này có một “thanh cảm ứng”: người dùng có thể “di di” trên thanh này, và giá trị thông số sẽ thay đổi, tùy theo ý muốn của người dùng. Việc này khiến cho quá trình sử dụng được linh hoạt hơn, bên cạnh màn hình cảm ứng cũng như một các nút điều chỉnh có sẵn.

Công nghệ vượt trội chưa từng có

Đối với công nghệ bên trong, có thể nói rằng đây là sự thay đổi rất lớn của Canon, mà đầu tiên phải kể đến cảm biến.

EOS R có độ phân giải 30,3mpx và nếu như các bạn còn nhớ thì EOS 5D Mk IV cũng có độ phân giải này. Điều đó làm chúng ta không khỏi băn khoăn, liệu EOS R có được thừa kế cảm biến đó không. Nếu có thì chắc chắn rằng EOS R hoàn toàn có khả năng chụp những bức ảnh phong cảnh tuyệt vời cũng như những bức ảnh chi tiết tốt trong điều kiện thiếu sáng.

Bên cạnh đó, không thể không kể tới khả năng AF của “R”, theo như lý thuyết có thể xuống đến mức -6EV (lưu ý khi lắp theo ống kính 50mm f/1.2L USM), nếu điều đó là thực, thì đây sẽ là chiếc máy ảnh có khả năng hoạt động trong tối tốt nhất hiện nay.

Để hình dung cụ thể hơn về con số -6 EV, các bạn hãy nhớ lại những lúc đứng ở những nơi mà chỉ có ánh trăng tròn chiếu rọi, chắc chắn các bạn đều thấy là tối om đúng không. Và mức sáng trong hoàn cảnh đó chỉ là -3EV (!)

Canon ra mắt chính thức mirrorless fullframe đầu tiên EOS R | 50mm Vietnam

Vùng AF bây giờ bao phủ khá lớn trong cảm biến, lên tới 88% theo chiều ngang và 100% theo chiều dọc (tức 88% diện tích khung hình), tạo cho người dùng sự linh hoạt rất lớn trong quá trình chụp, có thể chọn điểm nét lệch xa về trái hay phải khung hình. Kết hợp với màn hình cảm ứng có tính năng touch shutter (chạm chụp trên màn hình), chúng ta có thể chọn tới 5655 điểm khác nhau.

Canon ra mắt chính thức mirrorless fullframe đầu tiên EOS R | 50mm Vietnam

Eye AF lần đầu tiên xuất hiện trên EOS M50, và giờ đến lượt EOS R. Một điều đáng chú ý là người dùng có thể bật/tắt tính năng này. Có vài người dùng Sony nói rằng trước thích máy hãng khác lắm, nhưng vì Sony có Eye-AF nên mới chuyển sang Sony, liệu giờ Canon EOS R có Eye-AF thì có quay lại?

Canon ra mắt chính thức mirrorless fullframe đầu tiên EOS R | 50mm Vietnam

Một chi tiết đáng chú ý ở sản phẩm này nữa là chế độ chụp mới FV: flexible-priority. Chế độ này gần giống như chế độ P, khi người dùng chỉnh một thông số, máy sẽ tự điều chỉnh 2 thông số còn lại sao cho giữ nguyên mức phơi sáng của bức ảnh.

Đây là một chiếc máy all-in-one vừa chụp ảnh và quay phim tốt!

Ở thời hoàng kim của DSLR, khi Canon EOS 5D Mark III vẫn đang là bá chủ, người ta nói đến Canon là một hãng máy ảnh có khả năng làm ra các sản phẩm All-In-One vừa chụp ảnh, vừa quay phim rất tốt. Trong đó thì Nikon có khả năng chụp ảnh vượt hơn nhưng khá năng quay phim thì khá là đáng buồn. Còn Sony Nex? vẫn còn là những chiếc máy ảnh nhỏ gọn, có thể thay đổi ống kính, trông có vẻ mang tính chụp du lịch nhiều hơn.

Rồi chỉ sau đó độ vài năm và kéo dài đến tận bây giờ. Nikon vẫn giữ được phần nào phong độ của mình ở mảng chụp ảnh, Sony thì với A7 Series của mình đã chính thức đoạt ngôi vương của Canon, trở thành một thế lực all-in-one bậc nhất ở thời điểm này.

Không thế ở kèo dưới quá lâu, Canon EOS R ra mắt như một lời khẳng định, một chiến thư cho chiếc Nikon Z6 vừa ra mắt hay Sony A7 Mark III đang thống trị các bảng xếp hạng về full-frame mirrorless hay người chơi phổ thông thì gọi là best p/p (price/performance) camera.

Với khả năng quay phim 4K/30fps (480mbps), Full HD 60fps, có C-Log và output 10 bit 4:2:2.

Khi so sánh nhanh thì EOS R đang thua hai chỗ:

  • Thông số quay Full HD 120fps so với chiếc Sony A7 Mark III hiện tại cũng như Z6 của Nikon.

  • Khi quay 4K thì bị crop 1.7x so với 1.2x của Sony ở 30fps.

Điểm hơn chính là:

  • Output 10 bit 4:2:2 so với 8 bit 4:2:2

  • Khả năng AF cực tốt thông qua DPAF

  • Có tính năng trap tracking (trước đây chỉ có trên các máy quay).

Với những cố gắng trên, có vẻ như Canon đã thực sự muốn “khô máu” cho phen này.

Hãy xem một pha “đốt tiền” của Canon với Filmmaker nổi tiếng Devin Graham

Một số tính năng khác

Thêm nữa, khi người dùng tháo ống kính ra, màn trập sẽ tự hạ xuống để bảo vệ cảm biến khỏi các tác nhân bên ngoài. Đây là điểm cộng cực lớn cho chiếc máy này, vì trước giờ cảm biến các máy mirrorless rất dễ bị tổn thương khi tháo ống kính.

Ngoài ra, EOS R còn có thể sạc thông qua cổng USB, với điều kiện người dùng phải lắp bộ chuyển PD-E1. Thiết bị này người dùng cần phải mua riêng chứ không có sẵn trong hộp máy. Mặc dù không được tiện lắm khi phải mua rời, nhưng đây vẫn là điều đáng hoan nghênh, bởi nếu như người dùng bỏ quên cục sạc pin rời ở nhà thì người dùng vẫn có thể yên tâm khi tháo phích cắm sạc điện thoại và nối máy ảnh vào đó.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng EOS R chỉ có thể sạc qua cổng USB khi sử dụng pin LP-E6N (pin đi kèm máy).

Thế còn các sản phẩm khác thì sao

Cùng với thân máy, Canon ra mắt cùng lúc 4 ống kính hệ ngàm RF. Nhìn qua thì chúng ta thấy rõ ràng Canon định hướng sản phẩm này đến đối tượng người dùng có tài chính cũng như có kinh nghiệm.

Canon ra mắt chính thức mirrorless fullframe đầu tiên EOS R | 50mm Vietnam

Một điều chúng ta để ý thấy ở cả 4 ống, đó là bên cạnh vòng nét (hoặc cả vòng zoom với ống zoom) thì xuất hiện thêm 1 vòng nữa ở đầu ống, cho phép người dùng tùy chỉnh thay đổi khẩu, tốc, ISO, bù sáng ngay trên ống kính,.

Canon ra mắt chính thức mirrorless fullframe đầu tiên EOS R | 50mm Vietnam

Đối với những ai không sử dụng ống kính RF mà chỉ dùng ống ngàm EF, người dùng có thể lắp vào EOS R qua 3 ngàm: 1 ngàm thông thường (trái), 1 ngàm có tích hợp vòng xoay chức năng (do các ống EF không có vòng xoay tương tự như ống RF, nằm giữa), 1 ngàm có sẵn filter ở đuôi ống kính (, ngoài cùng bên phải, đặc biệt hữu ích khi lắp các ống kính góc cực rộng như 11-24, ống kính trượt TS-E, ống kính siêu tele).

Với 4 ống kính trên đã đủ bao phủ ở tiêu cự “vừa phải” cho người dùng. Tuy nhiên, việc phát triển thêm cả một hệ ống mới đòi hỏi tốn thêm rất nhiều công sức và thời gian. Trong khi đó Canon đã có di sản ống kính EF hùng hậu suốt 31 năm qua (tương tự Nikon với lịch sử còn dài hơn nữa), do đó họ có thể tận dụng lại, mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như hiệu suất hoạt động.

So sánh với EOS 5D Mk IV

Dưới đây là một số so sánh giữa EOS R và EOS 5D Mk IV, mặc dù các thông số cơ bản là khá gần nhau, tuy nhiên, EOS R vẫn có những điểm mạnh khác, mạnh hơn và thiên về khả năng quay phim nhiều hơn.

EOS R EOS 5D Mk IV
Độ phân giải 30,3mpx 30,4mpx
Điểm AF 5655 điểm AF 61 điểm, với 41 cross-type
Chụp liên tiếp lên tới 5 hình/giây với AF liên tục, 8 hình/giây với khóa AF/đo sáng lên tới 7 hình/giây với OVF, 4,3 hình/giây với live view
Thẻ nhớ 1 thẻ SD UHS-II 1 thẻ SD UHS-I, 1 thẻ CF
Quay video 4K 30p, FHD 60p 4K 30p, FHD 60p
Canon Log Tích hợp Tùy chọn
Focus peaking Có, cả trong quay video lẫn chụp hình Không có
Kết nối không dây Wifi, Bluetooth Wifi, NFC, GPS
Pin LP-E6/LP-E6N, có thể sạc qua cổng USB với pin LP-E6N LP-E6/LP-E6N
Màn hình Cảm ứng xoay lật Cảm ứng, cố định

Vậy bao giờ chúng ta có thể mua?

Hiện tại thì chưa rõ chính xác khi nào chúng ta có thể mua tuy nhiên người dùng có thể đặt mua trước kể từ 12/9. Về giá thì hiện tại Canon đã niêm yết ở mức 2300$ cho thân máy, một mức giá khá ổn cho chiếc máy nằm ở phân khúc tầm trung.

Theo đánh giá từ 50mm Vietnam, có thể thấy đây là chiếc máy mang theo rất nhiều tham vọng của Canon trong việc giành giật lại thị phần, để đối thủ làm mưa làm gió suốt nhiều năm qua. Nhìn qua quá trình phát triển mirrorless của Canon trong thời gian qua, có thể thấy hãng đã đat được nhiều bước tiến quan trọng. Trước đây khi sử dụng ống kính EF thông qua ngàm chuyển với các máy như EOS M3, M5 thì việc AF vẫn có độ trễ, dù rằng M5 đã khá hơn. Nhưng tất cả đã được cải thiện với EOS M50.

Nếu như chúng ta để ý về những thông số của EOS M5, M50R, thì chúng ta có thể thấy M5 và M50 là những bước thử nghiệm cho sự xuất hiện của R vào ngày hôm nay. Trong khi M5 không được người dùng để ý lắm do thông số không quá ấn tượng so với đối thủ, cũng như mức giá khá cao, thì M50 lại bán rất chạy nhờ thể hiện hiệu suất rất tốt trong một mức giá khá vừa.

Cuộc chơi mirrorless mới chỉ thực sự bắt đầu kịch tính, chương trình vẫn còn dài ở phía trước. Các bạn hãy chờ đón review của 50mm Việt Nam về EOS R.

Để tham khảo chi tiết hơn về các sản phẩm trên, các bạn có thể tham khảo trang web của Canon USA.

Hình ảnh mẫu

Canon ra mắt chính thức mirrorless fullframe đầu tiên EOS R | 50mm Vietnam

Canon ra mắt chính thức mirrorless fullframe đầu tiên EOS R | 50mm Vietnam

Canon ra mắt chính thức mirrorless fullframe đầu tiên EOS R | 50mm Vietnam

Canon ra mắt chính thức mirrorless fullframe đầu tiên EOS R | 50mm Vietnam

Canon ra mắt chính thức mirrorless fullframe đầu tiên EOS R | 50mm Vietnam

Sau nhiều ngày im hơi lặng tiếng, không phản đối hay bác bỏ, Canon đã ngầm xác nhận sự xuất hiện của một loạt sản phẩm mới vào ngày 5-9 tới đây, trong đó có chiếc mirrorless fullframe đầu tiên mang tên EOS R.


Siêu phẩm lộ diện?

 

Trong lúc cả thiên hạ đang sôi sục lên về bộ đôi mới Z6 Z7 của Nikon, cũng như những cuộc tranh cãi về sự hơn thua của bộ đôi này với các sản phẩm tương tự từ Sony, thì Canon ngầm xác nhận một loạt sản phẩm sẽ xuất hiện trước kì Photokina tới đây, mà cụ thể là vào ngày 5-9 (chọn đúng ngày khai giảng :v ), trong đó có chiếc mirrorless fullframe đầu tiên mang tên EOS R.

Danh sách các sản phẩm này bao gồm:

  • Body EOS R
  • Báng pin cho máy BG-E22
  • Ống kính RF 35mm f/1.8 IS Macro STM (nặng 306g)
  • Ống kính RF 50mm f/1.2L USM (50mm f/1.8 hay f/1.4 thì chưa thấy đâu mà đã có luôn f/1.2)
  • Ống kính RF 28-70mm f/2L USM (ống zoom chuẩn fullframe f/2 đầu tiên của Canon)
  • Ống kính RF 24-105mm f/4L IS USM
  • Ống kính EF-M 32mm f/1.4 STM
  • Ống kính EF 400mm f/2.8L IS III USM
  • Ống kính EF 600mm f/4L IS III USM
  • Ngàm chuyển EF – EOS R
  • PD – E1 (chưa rõ đây là thiết bị gì).

Nhìn qua thì chúng ta có thể thấy rõ Canon sẽ ra mắt các sản phẩm từ dòng phổ thông cho tới hàng chuyên nghiệp có giá trăm triệu, ít nhất là làm hài lòng cho giới nhà báo, những người đang dùng các máy dòng M, nhưng lại không có ống kính DSLR nào cho người dùng phổ thông (hơi buồn).

Nóng: Canon lộ hình chiếc máy ảnh mirrorless fullframe đầu tiên mang tên EOS R | 50mm Vietnam
RF 24-105L
Nóng: Canon lộ hình chiếc máy ảnh mirrorless fullframe đầu tiên mang tên EOS R | 50mm Vietnam
RF 35mm
Nóng: Canon lộ hình chiếc máy ảnh mirrorless fullframe đầu tiên mang tên EOS R | 50mm Vietnam
RF 50mm f/1.2L

Về dòng sản phẩm mrl mà chúng ta đã ầm ầm lên mấy ngày qua, bên cạnh thân máy, chúng ta đã thấy Canon đã “chế” sẵn 4 ống kính cho chiếc EOS R, đáng kể nhất trong đó là ống 50mm f/1.2L và 28-70mm f/2L. Có vẻ 50mm f/1.2L giờ là đặc sản của Canon, khi mà f/1.8 hay f/1.4 còn chưa thấy đâu thì đã có ngay f/1.2. Dù sao thì đối tượng khách hàng khi đã có đủ tiền mua được máy này thì chắc chắn chả thiếu tiền đầu tư cho ống kính, nên một chiếc ống f/1.8 ban đầu cũng không cần thiết lắm.

Nóng: Canon lộ hình chiếc máy ảnh mirrorless fullframe đầu tiên mang tên EOS R | 50mm Vietnam

Bên cạnh đó là ống kính zoom chuẩn f/2 đầu tiên kia. Chắc chắn rằng giá cho chiếc ống 28-70 kia sẽ không nhẹ nhàng chút nào, có lẽ sẽ rơi vào mức 35-40 triệu khi về tới Việt Nam.

Nóng: Canon lộ hình chiếc máy ảnh mirrorless fullframe đầu tiên mang tên EOS R | 50mm Vietnam
Màn hình phụ của EOS R. Nút bắt đầu/kết thúc quay video đặt phía trên, không được tiện lắm.

Thế EOS R có thông số ra sao

Về chiếc mirrorless FF đầu tiên của Canon, cho tới thời điểm này, các thông số cơ bản nhất đã được biết như sau:

  • Tên: EOS R (không hiểu tại sao lại là R).
  • Cảm biến CMOS FF 30,3 mpx (có khả năng là dùng chung cảm biến với EOS 5D Mk IV), với Dual Pixel CMOS AF, độ bao phủ tối đa 100% chiều dọc x 88% chiều ngang.
  • Có thể AF ở -6 EV (tối mù, -3 EV là đã tương đương điều kiện chỉ có ánh trăng. Phải lắp các ống kính f/2.8 trở lên mới có thể AF ở mức -6).
  • Khả năng quay video 4K (Không rõ có ở mức 4K 60p không).
  • Màn hình cảm ứng xoay lật.
  • Wifi, Bluetooth
  • Khung thân Magie, chống bụi, nước.
  • Pin: LP-E6N.
  • Báng pin: BG-E22.
  • Kích thước: 136mm chiều dài x 98mm chiều cao.
  • Nặng: 580g (tương đương body entry EOS 750D).
Nóng: Canon lộ hình chiếc máy ảnh mirrorless fullframe đầu tiên mang tên EOS R | 50mm Vietnam
Ngàm khá to so với máy.
  • Ngàm: đường kính trong 54mm, khoảng cách từ thấu kính cuối đến cảm biến: 20mm; 12 chấu điện tử.
  • Ngàm chuyển: EF – EOS R, “control ring mount EF – EOS R” (không rõ là gì).
  • Ống kit: RF 24-105mm f/4L IS USM (107mm x 83mm, 689g; so với EF 24-105mm f/4L IS II USM 118mm x 83mm, 795g)

Nhìn qua các thông số kể trên, có thể cảm thấy máy này đánh vào phân khúc khách hàng bán chuyên, cao cấp, khi các thông số nghe đều khá mạnh. Chắc chắn rằng Canon đang kì vọng rất nhiều vào đứa con này, sẽ giúp giành lại một phần đáng kể khách hàng đã rời bỏ để chuyển sang sản phẩm mang nhãn hiệu Nikon hoặc Sony, mà ở đây chủ yếu là Sony, với A7 III.

Nóng: Canon lộ hình chiếc máy ảnh mirrorless fullframe đầu tiên mang tên EOS R | 50mm Vietnam
EOS R gắn ống kính 100-400L IS II USM với ống nhân tiêu cự 2x thông qua ngàm EF – EOS R. Lưu ý rằng bên dưới cổng mic là cổng tai nghe, vốn chỉ có trên các máy bán chuyên và flagship 1DX.

Bên cạnh đó, có một đặc điểm khiến mình tin R sẽ đánh vào đối tượng khách hàng “có kinh nghiệm” là việc được trang bị cổng tai nghe, vốn là đặc điểm riêng có của các máy bán chuyên và “đỉnh”, bao gồm: EOS 80D, EOS 5D Mk III/IV, EOS-1D X Mk II/1D C.

Nóng: Canon lộ hình chiếc máy ảnh mirrorless fullframe đầu tiên mang tên EOS R | 50mm Vietnam
EOS R khi so sánh với EOS 5D Mk IV.

 

Bao giờ thì các sản phẩm này được bán

Điều này thì chúng ta chưa được rõ, tuy nhiên, nhanh nhất thì chắc phải cuối tháng 9 hoặc sang giữa tháng 10 chúng ta mới biết. Đối với chiếc EOS R, khả năng giá niêm yết sẽ ở mức 50 triệu, khi thực tế về đến nước ta chắc sẽ thấp hơn ~7 triệu. Dù sao, với thực tế chiếc M50 khi gắn ngàm chuyển vào không làm giảm tốc độ lấy nét thì có thể tin ở EOS R, người dùng vẫn thoải mái dùng ống kính DSLR mà không lo AF chậm.

Bên cạnh đó, mình đoán có thể Canon Marketing Vietnam sẽ trưng bày các sản phẩm này trong kì Canon Photomarathon tới đây, nên nếu có thể thì các bạn hãy tham gia cuộc thi này, vừa tăng cường khả năng sáng tác nhanh, cũng như có thêm trải nghiệm sản phẩm mới.

50mm Vietnam sẽ tiếp tục cập nhật tới các bạn ngay khi có thông tin mới về sản phẩm trên.

Theo Canon Rumors