Nikon D5500A: Gắn “điều hòa” lên và chụp thiên văn nào!

Nikon D5500A: Gắn điều hòa lên và chụp thiên văn! | 50mm Vietnam

Với những người đam mê nhiếp ảnh, họ sẽ sẵn sàng tùy biến thiết bị của họ lên đến mức tối đa, với mục đích duy nhất là tạo ra những bức ảnh đẹp nhất có thể. Nhưng PrimaLuceLab đã làm một điều vượt quá sức tưởng tượng, đó là chế tạo một hệ thống tản nhiệt đặc biệt, để gắn vào chiếc Nikon D5500 bình thường, tạo ra một chiếc máy đặc biệt dành cho những nhiếp ảnh gia thiên văn, một chiếc máy ảnh vô cùng kì dị có tên Nikon D5500A Cooled

D5500A có gì khác biệt với D5500?

Nikon D5500A: Gắn điều hòa lên và chụp thiên văn! | 50mm Vietnam

Đầu tiên, cảm biến CMOS tiêu chuẩn đã được gỡ bỏ, thay thế bằng một cảm biến CCD cùng kích thước. So với CMOS, loại cảm biến CCD tuy lỗi thời nhưng vẫn có những ưu điểm riêng như : khả năng nhạy sáng cao, có thể tái hiện những bức ảnh có độ phân giải lớn, thể hiện được các dải màu liên tục. Tuy vậy, chúng lại có những hạn chế như: giá cao, tốn năng lượng và tỏa nhiệt lượng lớn khi hoạt động. Chính nhiệt năng này sẽ gây ra những nhiễu hạt khó chịu trên bức ảnh của bạn.

Nikon D5500A: Gắn điều hòa lên và chụp thiên văn! | 50mm Vietnam

Vì lý dó đó, PrimaLuceLab đã quyết định đưa một hệ thống tản nhiệt đặc biệt vào bên trong máy. Hệ thống tản nhiệt này giúp giảm tới 27 độ C so với nhiệt độ bên ngoài của cảm biến, giúp giữ cho sensor luôn mát và hoạt động bền bỉ sau thời gian dài, đặc biệt là giảm noise và giữ dynamic range.

Nikon D5500A: Gắn điều hòa lên và chụp thiên văn! | 50mm Vietnam
Bức ảnh được chụp ở cùng ISO 6400, so sánh giữa khi bật (Âm 2 độ C) và khi tắt hệ thống làm mát (20 độ C). Kết quả thật đáng kinh ngạc!

Tuy nhiên, hệ thống này không phải là không có nhược điểm. Giông như chiếc điều hòa ở nhà các bạn vậy, hệ thống làm lạnh này sẽ luôn để lại hơi nước, vậy nếu hơi nước này đọng lại trên cảm biến, hay trên ống kính thì thật là nguy hiểm. Để khắc phục điều đó, hãng đã thêm một bộ phận giúp chống đọng sương, giúp loại bỏ hoàn toàn việc đọng sương mà hệ thống làm mát gây ra.

Nikon D5500A: Gắn điều hòa lên và chụp thiên văn! | 50mm Vietnam

Không dừng lại ở đó, hãng còn thêm một Filter hồng ngoại, giúp chụp được sắc thái đỏ ( quang phổ H-alpha ) hơn gấp nhiều lần các máy ảnh thông thường và giúp cho người chụp dễ dàng bắt được các hình ảnh đẹp về thiên văn mà không cần phải trải qua nhiều bước hậu kỳ. Loại filter này cũng xuất hiện trên một mẫu máy ảnh chuyên thiên văn khác, đó là chiến Nikon D810A.

Và để cung cấp năng lượng cho cả máy ảnh và hệ thống làm mát trong thời gian dài, hãng đã quyết định cho chiếc máy này chạy bằng nguồn điện 12V cấp từ bên ngoài, giúp chiếc máy có thể chạy mà hoàn toàn không cần pin

“Sức mạnh của một cảm biến CCD được thiết kế đặc biệt, nằm trong sự đơn giản của một chiếc DSLR, hoàn toàn có thể đem lại cho bạn những bức ảnh tuyệt vời về thiên hà và các hành tinh.”PrimaLuceLab tự tin tuyên bố.

Nikon D5500A: Gắn điều hòa lên và chụp thiên văn! | 50mm Vietnam

Các Canonian cũng có tin vui

Không chỉ dành cho các Nikonian, các Canonian cũng rất vui mừng với chiếc Canon EOS 700D cũng được đem ra biến đổi hoàn toàn để phục vụ cho mục đích chụp ảnh thiên văn.

Nikon D5500A: Gắn điều hòa lên và chụp thiên văn! | 50mm Vietnam

Mức giá gây choáng

Với chiếc máy ảnh đặc chế này, chúng ta sẽ có những bức ảnh tuyệt vời về vũ trụ và các dải thiên hà. Tuy nhiên, mức giá của chúng cũng khiến cho chúng ta phải suy nghĩ thêm. Để xứng đáng với những nâng cấp trên, cái giá mà hãng đưa ra là €2,190 ( tương đương 53 triệu đồng!).

Và nếu như các bạn chưa biết, giá của một chiếc Nikon D5500 bình thường chỉ có €590 (khoảng 13 triệu). Tuy nhiên, so với mức giá lên đến €3,463 (84 triệu đồng) của chiếc Nikon D810A, có lẽ đây là một món hời và cũng phải nói thêm là D810A không hề có bộ tản nhiệt đặc chế như này.

Tóm lại, chiếc Nikon D5500A này là một tuyệt tác về mặt kĩ thuật, lại đặc biệt dễ sử dụng như một chiếc DSLR Nikon bình thường. Sự lựa chọn, hoàn toàn là ở bạn. Chiếc máy này,sinh ra không chỉ để bạn sử dụng, mà còn cho mọi người thấy bạn đang sử dụng nó.